MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Gia đình với chức năng xã hội hóa
I. Những khái niệm liên quan
II. Chức năng xã hội hóa trong gia đình
Chương II: Gia đình Việt truyền thống với chức năng xã hội hóa
I. Tìm hiểu về gia đình Việt truyền thống
II. Chức năng xã hội hóa trong gia đình Việt truyền thống
Chương III: Sự biến đổi trong chức năng xã hội hóa của gia đình
I. Bối cảnh xã hội của sự biến đổi
II. Những biểu hiện và tác nhân làm biến đổi chức năng xã hội hóa gia đình
1. Bác bỏ những nội dung và phương pháp xã hội hóa của GĐ truyền thống
2. Xu hướng quá đề cao giáo dục xã hội thay vì giáo dục gia đình
3. Tình trạng không chuẩn mực chức năng xã hội hóa gia đình
Chương IV: Những thách đố và những giải pháp cho gia đình Việt
PHẦN KẾT LUẬN
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12651 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sự biến đổi chức năng xã hội hóa của gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cụ sản xuất thô sơ, lạc hậu, phù hợp với những đơn vị sản xuất nhỏ, đó là gia đình. Hơn thế nữa, đó là loại gia đình nhỏ, tức là những gia đình hạt nhân hay nửa hạt nhân hóa
+Xã hội hóa: (socialization): là 1 khái niệm, 1 phạm trù xã hội học, chỉ quá trình các cá thể tiếp thu, học tập của nền văn hóa xã hội mà anh ta được sinh ra và sống - tức là lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội, học những cái gì phải làm và những cái không được làm, học ngôn ngữ, học các chuẩn mực, giá trị xã hội để thích ứng được với xã hội.
+Xã hội hóa gia đình: mỗi cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết đi đều phải trải qua quá trình xã hội hóa. Và XHHGĐ là một chức năng quan trọng trong việc giáo dục và giúp cá nhân lĩnh hội các kinh nghiệm trong cuộc sống.
+Chức năng gia đình:Chức năng gia đình là một trong những khái niệm then chốt, một phạm trù quan trọng trong xã hội học gia đình,chức năng của gia đình chỉ phương thức biểu hiện hoạt động sống của gia đình gắn liền với những nhu cầu của xã hội đối với gia đình( với tư cách là thiết chế xã hội) và nhu cầu của cá nhân đối với gia đình( với tư cách là thiết chế xã hội) và nhu cầu của cá nhân đối với gia đình.
+ Các chức năng gia đình: xã hội hóa, kinh tế, tái sản xuất lao động, tâm lý tình cảm, thỏa mãn nhu cầu tình dục
CHƯƠNG I: XÃ HỘI HÓA – MỘT CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA GIA ĐÌNH
GIA ĐÌNH VỚI CHỨC NĂNG XÃ HỘI HÓA
Mỗi con người được sinh ra hai lần: đó là con người sinh học và con người xã hội.Quá trình biến đứa trẻ từ một thực thể tự nhiên thành con người xã hội được diễn ra nhờ quá trình xã hội hóa.Quá trình đó được ví như sinh ra lần thứ hai.Một đứa trẻ không được sự giáo dục, tách khỏi môi trường xã hội thì không bao giờ trở thành con người , dù nó được sinh ra từ con người.Theo cách nói của nhà xã hội học Mỹ:R.E.Park thì: Người ta sinh ra không phải đã là con người mà chỉ trở thành con người trong quá trình giáo dục(Dẫn theo Szezepanski, Những khái niệm cơ bản của xã hội học( bản dịch tiếng Nga) Nhà xuất bản Tiến bộ,M, 1969:49)
Nhờ có quá trình xã hội hóa mà nền văn hóa được truyền thụ, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. “Xã hội hóa bao gồm tất cả các quá trình tiếp biến
Gia đình không chỉ tái sản xuất ra con người về mặt thể chất mà còn tái sản xuất ra đời sống tình cảm, tâm hồn, văn hóa, tức là xã hội hóa- quá trình tiếp biến văn hóa, giao tiếp và học hỏi, qua đó cá nhân con người phát triển một bản chất xã hội và có khả năng tham gia đời sống xã hội
Trong xã hôi quá độ từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại, từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, hậu công nghiệp, vấn đề xã hội hóa càng trở nên phức tạp và cấp bách do xã hội biến đổi nhanh. Các khuôn mẫu xã hội cũ bị thay thế bằng các khuôn mẫu xã hội mới, đòi hỏi các thành viên phải học hỏi không ngừng để đáp ứng các nhu cầu xã hội
Xã hội hóa được phân chia thành hai cấp độ: xã hội hóa sơ cấp và xã hội hóa thứ cấp.
Xã hội hóa sơ cấp: là sự học hỏi đầu tiên trong đời, cung cấp nền tảng cho sự nhận thức bản thân và thế giới xung quanh để mở đường cho hàh động xã hội
Xã hội hóa thứ cấp: là những học hỏi của cá nhân nhằm mở rộng hiểu biết, kỹ năng, kiến thức..v..v. đáp ứng các mong đợi của xã hội, của cộng đồng, của nhóm..v..v
Chức năng tái sản xuất ra con người luôn luôn là chức năng quan trọng nhất của gia đình, đó là chức năng cố hữu, đặc thù, không một thiết chế xã hội nào có thể thay thế được. Nó thực hiện duy trì nòi giống, chuyển giao văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác – do đó nó là một trong hai nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của lịch sử nhân loại. Theo Ph.Ăng-ghen viết: “ Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, quy cho đến cùng là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt, ra thức ăn, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác là sản xuất ra chính bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những thiết chế xã hội trong đó con người của một thời đại lịch sử nhất định và một nước nhất định đang sống là do hai loại sản xuất đó quyết định: một mặt do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình.
Đặc điểm của quá trình xã hội hóa là các cá nhân không phải lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội ngay cùng một lúc mà dần dần. Cũng như vậy, các cá nhân không phải tiếp xúc với xã hội rộng lớn nói chung, không phải tham gia vào tất cả các tổ chức,môi trường xã hội mà thông qua những nhóm xã hội nhất định, trong những giới hạn nhất định.Xã hội hóa là quá trình đưa cá nhân vào các quan hệ xã hội. Những quan hệ đó lúc đầu còn hạn hẹp rồi ngày càng mở rộng ra. Những môi trường vi mô có ảnh hưởng và quyết định đối với việc hình thành nhân cách con người . Một trong những môi trường vi mô quan trọng nhất thực hiện các chức năng xã hội hóa là gia đình. Từ lúc sinh ra cho tới tuổi thiếu niên và ngay cả ở lứa tuổi trưởng thành, ảnh hưởng của gia đình vẫn rất quan trọng.
Chức năng xã hội hóa của gia đình không chỉ dừng lại ở giai đoạn xã hội hóa ban đầu( cung cấp các kinh nghiệm xã hội, nuôi nấng, chăm sóc, rèn luyện các thói quen, các kỹ năng từ khi còn nhỏ) mà còn diễn ra suốt cả cuộc đời con người với tư cách là một quá trình liên tục.Bởi vì suốt cuộc đời, người ta luôn phải học cách thích nghi với những hoàn cảnh, môi trường mới. Ở đó, gia đình là cái cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Gia đình tham gia vào tất cả các giai đoạn xã hội hóa trong chu trình sống của con người. Ở giai đoạn nào của gia đình cũng thể hiện rất rõ.
Ở giai đoạn tuổi ấu thơ, gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của đứa trẻ. Chỉ sau khi sinh ra không lâu, trẻ sơ sinh đã hướng về thế giới xung quanh và bắt đầu quá trình học hỏi. Các giác quan tai, mắt, mồm, da của đứa trẻ hoạt động thể hiện ở các cảm giác nghe nhìn, ăn , uống, cảm giác nóng lạnh..Sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình( mẹ, bố).. và các cách thức chăm sóc của họ như giờ giấc ăn ngủ, tập ăn các thức ăn ngoài sữa mẹ…đã giúp trẻ đào luyện các thói quen. Ở giai đoạn này gia đình hầu như là môi trường xã hội hóa và tác nhân xã hội hóa duy nhất
Ở giai đoạn mẫu giáo nhi đồng, cùng với việc tiếp tục luyện các thói quen, trẻ tập đóng các vai trò của người lớn. Chúng mô phỏng hoạt động và quan hệ xã hội của người lớn thông qua các trò chơi: đóng vai người bán hang. Mua hàng, người lái xe, tập xây nhà( xếp hình), tập nấu ăn và bầy các món ăn bằng bộ đồ chơi.
Ở lứa tuổi thiếu niên: trẻ tiếp xúc đa dạng với thế giới xung quanh, bước đầu hình thành những giá trị, chuẩn mực, thiết lập quan hệ với những người xung quanh, trước hết là với những người trong gia đình, thử sức với các quan hệ xã hội, tiến tới hình thành nhân cách độc lập, ở giai đoạn này gia đình giúp đỡ và cung cấp cho các em những kinh nghiệm xã hội quan trọng trong quan hệ và ứng xử với những người xung quanh, động viên, thông cảm nâng đỡ các em khi thất bại và nản chí, giúp các em những kiến thức, hiểu biết cần thiết để tự chủ ở giai đoạn tiền dậy thì khi cơ thể có những thay đổi lớn.
ở lứa tuổi trưởng thành, cá nhân phát triển bản sắc cái tôi, hình thành những kinh nghiệm xã hội ổn định, chuẩn bị bước vào những nhóm làm việc,những tổ chức xã hội hay cộng đồng mới. Ở giai đoạn này, xã hội hóa sơ cấp hầu như hoàn thành, nhân cách về cơ bản được xác định. Lúc này gia đình giúp cá nhân đã trưởng thành trả lời được ba câu hỏi:
1.Làm nghề gì để kiếm sống( định hướng nghề nghiệp)
2. Theo lối sống nào( định hướng giá trị)
3. Yêu ai( định hướng hôn nhân)
Ở giai đoạn chuẩn bị kết hôn và làm cha mẹ: vai trò của người vợ, người chồng, người mẹ, người cha đã được nhận thức từ trong gia đình qua cách ứng xử của cha mẹ đối với nhau và đối với con cái,Gia đình tạo động cơ và mong muốn đi tới kết hôn và giúp cho các cá nhân biết cách ứng xử khi họ kết hôn. Mô hình hôn nhân của cha mẹ có vai trò quan trọng đối với việc xã hội hóa vai trò hôn nhân và làm cha mẹ của con cái
Giai đoạn bước sang tuổi già: người trẻ tuổi có thể hình dung được cuộc sống của mình khi bước sang tuổi già sẽ diễn ra như thế nào chính là nhờ sự quan sát cuộc sống của những người già trong gia đình( ông bà, cha mẹ…). Do đó, người ta biết được cách chuẩn bị cho tuổi già. Nói cách khác người ta học được cách để trở thành người già, kể cả cách phải sống phụ thuộc vào người khác.Gia đình giúp mỗi người đương đầu với với tuổi già và cái chết. Do hiểu biết cuộc sống của người già trong gia đình mà người ta đã biết già đi một cách đẹp đẽ.
Ở giai đoạn cuối cùng của chu trình sống là chuẩn bị đón cái chết, gia đình cũng đã giúp các thành viên đón cái chết một cách thanh thản hơn vì họ đã có dịp chứng kiến cái chết của nhiều người thân khác
Xã hội hóa không chỉ cần thiết đối với con cái, cho trẻ em mà còn cần thiết đối với bố mẹ và người lớn tuổi. Đó là tính chất hai chiều của quá trình xã hội hóa( hay quá trình xã hội hóa trở lại). Xã hội hóa không chỉ gồm những điều cha mẹ truyền cho con cái mà còn cả những điều con cái mang lại cho cha mẹ mình. Quá trình tương tác giữa cha mẹ và con cái có thể làm thay đổi chuẩn mực ứng xử, cách thức, phương thức quan hệ do lớp trẻ tiếp cận nhanh chóng hơn với sự đổi mới về văn hóa và hệ thống giá trị, không dừng lại ở tiếp thu những chuẩn mực giá trị của những thế hệ trước đây. Quá trình xã hội hóa trở lại rất dễ dàng nhận thấy ở những xã hội đang diễn ra những sự biến đổi mạnh mẽ.
Như vậy xã hội hóa là một chức năng xã hội quan trọng của gia đình. Nó có vai trò lớn trong việc hình thành tính cách của thế hệ tương lai. Nó giúp người lớn tuổi, người già dảm nhận các vai trò xã hội của mình, đương đầu với những khó khăn,phức tạp, trong cuộc sống kể cả đương đầu với cái chết.
Xã hội hóa gia đình góp phần tạo ra sự bình ổn và trong sạch của môi trường sống, của sự phát triển xã hội. Nó có những ưu thế độc đáo trong sự phân công, hợp tác với các thiết chế xã hội hóa khác.
CHƯƠNG II: GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC CHỨC NĂNG XÃ HỘI HÓA
GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG
Gia đình Việt Nam truyền thống là hình thái gia đình gắn liền với các xã hội nông thôn,- nông nghiêp. Nói cách khác nó là con đẻ của xã hội nông nghiệp, ít biến đổi qua nhiều biến thiên của lịch sử. Ở Việt Nam, hình thái gia đình đó ít ra cũng chiếm vị trí độc tôn và tồn tại cho đến trước khi Việt Nam tiếp xúc với phương Tây, tức là tiếp xúc với văn minh công nghiệp và đô thị vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
2. Chức năng xã hội hóa của gia đình Việt Nam truyền thống: Nội dung giáo dục của gia đình Việt Nam truyền thống
a. Giáo dục đạo đức: trong giáo dục đạo đức đặc biệt chú ý tới giáo dục cách ứng xử với những người xung quanh, tức là cách sống, cách ăn ở, đi lại, nói năng, hành động. thái độ, hành vi…, đề cao quan hệ gia đình theo chiều dọc. Gia đình Việt Nam truyền thống đặc biệt chú ý tới việc giáo dục tôn ti trật tự và thứ bậc trong gia đình căn cứ vào ba yếu tố: thế hệ, lứa tuổi, và giới tính. Trong đó, cha mẹ, anh chị, là người trên, con, em là kẻ dưới. Con trai được ưu tiên hơn con gái, chồng có quyền hơn vợ, đặc biệt chú ý ý thức tôn kính và sùng bái đối với tổ tiên.
Thờ cúng tổ tiên có thể được coi là tôn giáo chính của gia đình người Việt, trách nhiệm của gia đình là phải tiếp nối tổ tiên
Giáo dục đạo hiếu: cũng là nội dung rất được coi trọng trong giáo dục đạo đức của gia đình Việt Nam truyền thống.
Sự chung thủy vợ chồng; là một giá trị đạo đức rất được gia đình Việt Nam truyền thống coi trọng. Trong xã hội truyền thống những kẻ “ bạc tình” bị lên án mạnh mẽ và lu hôn là điều không thể chấp nhận được. Nhưng trong gai đình truyền thống người ta đòi hỏi sự chung thủy ở ở phía người vợ nhiều hơn của người chồng.
Ứng xử trong họ: Họ là sự tiếp nối tự nhiên của gia đình theo quan hệ huyết thống. Nói cách khác đó là một tập hợp người theo huyết thống, ngay từ nhỏ, đứa trẻ sinh ra đã là thành viên của gia đình, dòng họ. Người ta giáo dục cho trẻ tình yêu thương đùm bọc và ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ đối với họ hàng.Cơ sở gắn bó dòng họ trước hết là ý thức về tổ tong, về cội nguồn, trẻ em trong gia đình Việt Nam truyền thống được quán triệt sâu sắc về tình cảm họ hàng. Trong ứng xử xã hội, quan hệ họ hàng rất được ưu tiên. Đứa trẻ học cách phân biệt đối xử giữa người trong họ với người ngoài họ. Người trong họ phải bênh vực và bảo vệ lẫn nhau dù đúng hay sai, bởi “ một giọt máu đào hơn ao nước lã”
Giáo dục ý thức về dòng họ, đạo đức, nguyên tắc ứng xử trong dòng họ cho mỗi thành viên là một trong những nội dung xã hội hóa quan trọng, chẳng những được từng gia đình mà còn cả dòng họ quan tâm. Để làm việc đó, chẳng những người ta giáo dục các thành viên trực tiếp hằng ngày, bằng lời, thông qua việc làm….mà còn thông qua các ‘ lệ họ” mà từng họ đặt ra
Ứng xử trong làng xã:
Trong nền kinh tế tự cung tự cấp khép kín với văn hóa riêng( lễ hội), tôn giáo riêng( thờ thần thành hoàng), luật pháp riêng(lệ làng) mỗi làng làm một thế giới riêng. Người dân ít khi đi đâu ra khỏi làng của mình. Làng vừa là đơn vị hành chính vừa là một tổ chức cộng đồng có nhiều chức năng. Một cá nhân trong cộng đồng làng xã có biết bao nhiêu các mối quan hệ phức tạp. Chính vì thế mỗi đứa trẻ khi mới ra đời, nên giáo dục gia đình lo trước hết là làm sao để đứa trẻ nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng làng xã. Nội dung xã hội hóa quan trọng của gia đình là dạy trẻ cung cách ứng xử trong cuộc sống cộng đồng làng xã. Dạy trẻ làm quen với những vai trò mà nó sẽ phải chú trọng trong tương lai. Càng thông thạo cách ứng xử với cộng đồng làng càng nhanh chóng có chỗ đứng trong cộng đồng.
Giáo dục lao động, nghề nghiệp:Một đặc điểm của xã hội Việt Nam truyền thống là chưa có sự phân công lao động nghề nghiệp rõ rang giữa các ngành nghề khác nhau trong lĩnh vực sản xuất. Trong phạm vi toàn xã hội có hai loại nghề nghiệp chính là nghề làm quan và nghề làm ruộng, ngoài ra còn có các ngành nghề khác như: dạy học, làm thuốc, ca hát, vẽ tranh…nhưng không được coi trọng như nghề nông. Những thầy giáo, thầy thuốc vẫn là thành viên của gia đình nông dân
Siêng năng, chăm chỉ cần cù lao động đi đối với ý thức tiết kiệm trong tiêu dùng và tích trữ( tiền bạc, thóc gạo, vật dụng) phòng khi mất mùa đói kém là những đức tính mà gia đình Việt Nam truyền thống quan tâm giáo dục con em. Đó cũng chính là hình ảnh của người sản xuất nhỏ trong nền kinh tế gia trưởng tự cấp, tự túc.
Giáo dục giới tính: Giáo dục giới tính là một bộ phận của giáo dục nhân cách. Giáo dục giới tính của gia đình Việt Nam truyền thống mang những đặc trưng hết sức đặc thù do sự ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng Nho giáo: giáo dục bản sắc giới tính và giáo dục giao tiếp giới tính
Có thể nói giáo dục tình dục một trong những nội dung cơ bản của giáo dục giới tính và căn bản không được đặt ra trong gia đình Việt Nam truyền thống.
Giáo dục bản sắc giới tính: là làm cho mỗi giới ý thức được bản sắc riêng của giới mình. Nữ là nữ, nam là nam,dựa trên cơ sở xã hội.
Giáo dục bản sắc giới tính ở đây là giáo dục cho người con trai thấy được vai trò của mình và làm cho người con gái thừa nhận dàn ông có quyền hơn mình, chấp nhận sự hi sinh, địa vị thấp kém trong gia đình và ngoài xã hội, coi đó là hợp tự nhiên.
Người con gái được giáo dục trong gia đình để trở thành người phụ thuộc vào đàn ông, con gái là đối tượng chịu sự giáo dục nhiều hơn cả.
Giao tiếp với người khác giới là bộ phận rất quan trọng trong giao tiếp giữa những người trong xã hội. Giáo dục giao tiếp giới tính là làm cho cá nhân giới này hiểu rõ bản sắc giới tính của giới kia tọa sự thuận lợi trong tiếp xúc, trao đổi quan hệ với người khác giới trong cuộc sống hằng ngày, biết tôn trọng những giá trị cùa người khác giới tạo ra văn hóa giao tiếp giữa những người khác giới.
Trong gia đình Việt Nam truyền thống về phương diện nào đó là giáo dục phản giao tiếp. Vì giáo dục đó không nhằm tạo ra sự thuận lợi sự hiểu biết lẫn nhau trong quan hệ khác giới, không đáp ứng nhu cầu giao tiếp khác giới mà ngược lại cản trở giao tiếp khác giới, tạo khoảng trống trong giao tiếp khác giới, làm cho giao tiếp khác giới trở thành một gánh nặng
CHƯƠNG III.
SỰ BIẾN ĐỔI TRONG CHỨC NĂNG XÃ HỘI HÓA CỦA GIA ĐÌNH
Bối cảnh của sự biến đổi
Gia đình Việt Nam truyền thống với ảnh hưởng của Nho giáo tồn tại bển vững hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến dựa trên sự bất bình đẳng nam nữ, với sự coi trọng các mối quan hệ gia đình theo chiều dọc và sự hy sinh của cá nhân cho gia đình lần đầu tiên đứng trước sự thử thách của lịch sử khi Việt Nam bị “ cưỡng bức” tiếp xúc với văn hóa phương Tấy qua sự xâm lược và đô hộ của thực dân Pháp. Ở các thành phố xuất hiện các những thành phần dân cư hết sức mới mẻ cùng với gia đình của họ, các gia đình mới ở thành phố tiếp thu lối sống Âu hóa.
Tuy nhiên trong thời kỳ Pháp thuộc, ảnh hưởng Âu hóa chỉ mới dừng lại ở một số thành thị với vài trăm dân số cả nước. Đại bộ phận dân cư Việt Nam vẫn sống ở nông thôn trong vòng tối tăm, lạc hậu. Xã hội Việt Nam về cơ bản vẫn là một xã hội nông nghiệp, gia đình vẫn là một đơn vị sản xuất tự cung tự cấp khép kín. Cơ cấu và chức năng của gia đình nông thôn hầu như không có gì thay đổi. Nó dường như hoàn toàn thờ ơ, xa lạ và bị cắt đứt với những giá trị mới của gia đình ở thành phố. Nó hoàn toàn theo truyền thống và như truyền thống.
Sự thay đổi quan hệ của gia đình nông thôn Việt Nam truyền thống có lẽ đã được bắt đầu từ thời điểm sau cách mạng tháng Tám 1945, đặc biệt là thời kỳ cải cách ruộng đất và xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp vào những năm 50-60.
Đây là những thời điểm lịch sử đảo lộn các quan hệ xã hội và đời sống gia đình ở Việt Nam.Đặc biệt là thời kỳ cải cách ruộng đất và xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp vào những năm 50-60 của thế kỷ XX ở miền Bắc.Cách mạng tháng Tám 1945 đánh dấu sự sụp đổ của chế độ thực dân phong kiến và sự ra đời của nước Việt Nam mới độc lập, có chủ quyền. Xã hội mới về nguyên tắc, phủ định ý thức hệ phong kiến, thực dân và tư sản, lấy chủ nghĩa Mác- Lenin làm nền tảng tư tưởng của xã hội, xấy dựng một nền kinh tế mới, văn hóa mới theo con đường chủ nghĩa xã hội
Sự phê phán đối với thiết chế gia đình cũ thể hiện trên hai phương bình diện: kinh tế và văn hóa- tư tưởng
Về phương diện kinh tế:
Gia đình cũ bị coi là đại diện cho phương thức sản xuất phong kiến tiểu nông lạc hậu, trong đó mỗi gia đình là một đơn vị sản xuất tự cấp, tự túc khép kín, và nông dân là những người tư hữu nhỏ( có xu hướng tự phát đi theo con đường tư bản chủ nghĩa). Cuộc cach mạng về quan hệ sản xuất đòi hỏi phải xóa bảo quan hệ sản xuất phong kiến, lạc hậu, ngăn chặn xu hướng tự phát tư bản chủ nghĩa, xây dựng mối quan hệ sản xuất mới XHCN
Về phương diện văn hóa- tư tưởng:
Cùng với việc xóa bỏ đơn vị sản xuất gia đình, xóa bỏ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, xã hội mới đồng thời tuyên vố xóa bỏ mọi bất công xã hội, mọi sự phân biệt đối xử nam nữ trong gia đình và ngoài xã hội,xây dựng luật hôn nhân và gia đình mới, khẳng định quyền tự do kết hôn , và tự do ly hôn, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái. Người phụ nữ được giải phóng khỏi luật pháp và ràng buộc của gia đình cũ, tham gia tích cực vào các quá trình sản xuất và hoạt động xã hội
Quan hệ họ hàng thân tộc vốn có vai trò chi phối đời sống của các thành viên, là hạt nhân cơ cấu làng xã trước đây cũng dần mất đi sức mạnh cổ truyền của nó. Các mối dây ràng buộc họ hàng của gia đình truyền thống ngày càng bị lới lỏng ra, trước hết là trong điều tiết các quan hệ hôn nhân và kiểm soát cộng đồng. Còn sự ràng buộc về kinh tế vốn đã không phải nét đặc trưng trong mối quan hệ thân tộc của gia đình Việt Nam lại càng trở nên mờ nhạt hơn khi chủ nghĩa bình quân về kinh tế đã lấy mất khả năng giúp đỡ của người này đối với người kia.
Tiểu kết:
Những sự kiện trên đây làm lung lay gốc rễ của gia đình truyền thống,. Sự giải thể gia đình cũ, những sự xáo trộn và những sự đứt đoạn của các quan hệ gia đình là một thực tế khách quan trong quá trình đi tìm sự ổn định mới. Trong bối cảnh như vậy, chức năng xã hội hóa của gia đình cũng có nhiều biến động. Đó là sự biến đổi hết sức phức tạp và mang đầy nghịch lý. Nó không hoàn toàn đi theo hướng xã hội mong muốn mà nhiều khi nó đi chệch hoặc rơi vào tình trạng khủng hoảng, mất phương hướng khiến cho tính liên tục của văn hóa gia đình đôi khi có những khoảng trống những sự đứt đoạn.
Những biểu hiện và tác nhân làm biến đổi
- Sự bác bỏ nội dung và phương pháp xã hội hóa của gia đình truyền thống:
Sự phủ định mối quan hệ gia đình cũ, những nội dung và phương pháp rèn luyện nhân cách, đào tạo con người của gia đình cũ có những lý do khách quan của nó.Do có sự nhận thức duy ý chí muốn xây dựng mô hình con người mới hoàn toàn khác với con người của xã hội cũ, thoát khỏi ảnh hưởng của gai đình cũ. Đó là mô hình “ Người cán bộ cách mạng”
Nội dung xã hội hóa của gia đình Việt Nam truyền thống đề cao quyền của người đàn ông, người chồng trong gia đình đã trở thành đối tượng phê phán của xã hội mới. Lần đầu tiên trong lịch sử xã hội Việt Nam, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong mối quan hệ xã hội và đời sống gia đình được xóa bỏ. Lần đầu tiên người phụ nữ Việt Nam được xã hội công khai thừa nhận có vị trí ngang hàng với nam giới ngoài xã hội cũng như trong gia đình.Điều này làm một đối lập tuyệt đối với xã hội cũ, gia đình cũ,là sự công khai chống lại Nho giáo, phủ định những mối quan hệ bất bình đẳng trong gia đình cũ. Người phụ nữ tham già tích cực năng động vào quá trình sản xuất và hoạt động xã hội. Xã hội mới giải phóng cho họ mọi áp bức, bất công và chính bản thân họ cũng đứng lên tự giải phóng cho mình, bắt đầu từ gia đình.
Khác với nội dung xã hội hóa của gia đình truyền thống là tạo ra những người phụ nữ cam chiuj với thân phận hèn mọn của mình, xã hội mới thừa nhận nhân cách người phụ nữ, chỉ riêng trong phạm vi gia đình hàng loạt quyền của phụ nữ trước đây chưa hề có trong xã hội cũ và gia đình cũ đã được thừa nhận. Đó là quyền tự do hôn nhân, thay vì cưỡng bức hôn nhân như trước đây, quyền ly hôn và tái giá, quyền thừa kế tài sản, quyền bảo vệ đứa con ngoài giá thú, quyền một vợ một chồng../
Sự thay đổi địa vị của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội là tiền đề dẫn đến sự thay đổi về chất các mối quan hệ trong gia đình cũng như thay đổi nội dung xã hội hóa gia đình,Người ta tập trung xây dựng con người mới theo mô hình người cán bộ cách mạng, hướng chức năng xã hội hóa gia đình vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội, đào tạo các công dân đá p ứng các nhu cầu chính trị. Gắn chức năng xã hội hóa gia đình với đạo đức công dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa
b.Xu hướng quá đề cao vai trò của giáo dục xã hội thay vì giáo dục gia đình:
Tăng cường hệ thống giáo dục xã hội để bổ sung và thay thế cho giáo dục gia đình. Hàng loạt các tổ chức cơ quan tham gia xã hội hóa trẻ em mà trước đây chưa từng có trong xã hội truyền thống đã ra đời.Trong xã hội Việt Nam truyền thống , giáo dục gia đình là cơ sở của giáo dục xã hội thì ngày nay giáo dục xã hội bao trùm lên giáo dục gia đình và đưa ra những nội dung, những mục tiêu, yêu cầu của giáo dục xã hội cho giáo dục gia đình
-Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan lieu bao cấp sang kinh tế thị trường sản xuất hàng hóa từ những năm 90 của thế kỷ XX, gia đình lại là đơn vị sản xuất. Các chức năng gia đình, đặc biệt là chức năng kinh tế và chức năng xã hội hóa bị coi nhẹ trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp được phục hồi và củng cố trở lại. Mô hình con người theo chủ nghĩa tập thể được nhìn nhận đúng mức hơn, sở hữu tư nhân và sản phẩm của nó là con người cá nhân được thừa nhận.
Hệ thống giáo dục của thời quan liêu bao cấp với tham vọng thay thế gia đình đào tạo con người làm chủ tập thể, nay dưới tác động của cơ chế thị trường đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết.Sự kỳ vọng, niềm tin của các bậc cha mẹ vào hệ thống xã hội trong việc rèn luyện đạo đức, nhân cách cho con em họ đã giảm đi rất nhiều so với trước đây do sự gia tăng của các hiện tượng tiêu cực xã hội và xuống cấp của nhà trường , của đạo đức xã hội
Tình trạng quá đề cao vai trò của giáo dục xã hội thay vì giáo dục gia đình
Tình trạng không chuẩn mực trong các mối quan hệ gia đình, trong nội dung và phương pháp xã hội hóa gia đình, ở một mức độ đáng kể phản ánh tình trạng không chuẩn mực trong các mối quan hệ xã hội, của đạo đức và lối sống xã hội. Nó làm cho gia đình rơi vào tình trạng hẫng hụt, mất phương hướng dẫn đến những phản ứng khác nhau xung quanh vấn đề giáo dục con cái. MỘt bộ phận gia đình muốn giáo dục con cái theo mô hình của xã hội truyền thống, một bộ phận khác có xu hướng quay lưng lại với giáo dục truyền thống. CẢ hai xu hướng này đều cho thấy sự lung túng của gia đình Việt Nam hiện đại trong chức năng xã hội hóa của gia đình và mỗi xu hướng đều có những cái giá phải trả do nó không tìm thấy một chuẩn mực thật sự cho giáo dục trẻ em trong một xã hội đang biến đổi.Biểu hiện sự bất lực, không thích ứng được của giáo dục gia đình trước những thử thách và yêu cầu của thời đại về giáo dục, xã hội hóa trẻ em.
Tình trạng không chuẩn mực trong chức năng xã hội hóa của gia đình
Tình trạng không chuẩn mực trong các mối quan hệ gia đình, trong nội dung và phương pháp xã hội hóa gia đình , ở một mức độ đáng kể, phản ánh tình trạng không chuẩn mực của các m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mamp212N TH7846Y TR7884NG.doc
- Bamp224i gi7919a k7923 mamp244n gia 273amp236nh hoamp224n ch7881nh.ppt