Tiểu luận Thái độ học tập của sinh viên

Mục lục

 

I. Phần mở đầu.

1.Lý do chọn đề tài.

2. Đối tượng nghiên cứu.

II. Tổng quan các nghiên cứu về thái độ học tập của sinh viên.

1.Nghiên cứu thái độ học tập ở nước ngoài.

2.Nghiên cứu thái độ học tập ở Việt Nam.

III.Các khái niệm cơ bản

1.Hoạt động học tập của sinh viên

1.1.Đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên.

1.2. Định nghĩa hoạt động học tập :

1.5.Đặc điểm của hoạt động học tập của sinh viên.

2.Thái độ học tập của sinh viên .

2.1.Thái độ

2.2.Thái độ học tập:

2.3.Thái độ học tập của sinh viên:

IV. Kết luận và kiến nghị.

1. Kết luận:

2. Kiến nghị:

Danh mục tài liệu tham khảo

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 37767 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thái độ học tập của sinh viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức, phương pháp, đào tạo phù hợp nhằm phát huy năng lực sở trường cử sinh viên . +) Phương tiện hoạt động thực tiễn của sinh viên được mở rộng và phong phú với các thư viện, tài liệu từ phòng đọc, phòng thực nghiệm ... +) Phương pháp học tập mới được coi à nhiệm vụ rất quan trọng mà sinh viên phải tìm ra .Bởi có phương pháp học tập phù hợp thì mới đạt dược kết quả học tập tốt. Sự phát triển động cơ học tập của sinh viên. Động cơ học tập là nội dung tâm lý của hoạt động học tập.Động cơ học tập bị chi phối bởi những yếu tố tâm lý(hứng thú, tâm thế, niềm tin...),hay những yếu tố nằm ngoài bản thân chủ thể(yêu cầu của gia đình xã hội)hay do chính hoạt động và những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của hoạt động mang lại(nội dung, phương pháp dạy học...) Với sinh viên, việc học tập của họ bị chi phối bởi nhiều động cơ như động cơ liên quan đến sự tự khẳng định, tự ý thức về năng lực, phẩm chất của người thanh niên trưởng thành,những động cơ có tính xã hội...Lĩnh vực động cơ của sinh viên cũng chịu sự chi phối của các cán bộ giảng dạy trong việc tổ chúc hoạt động dạy học. Việc phát triển những động cơ tích cực của hoạt động học tập ở sinh viên phụ thuộc vào một số điều kiện sư phạm nhất định. Đời sống xúc cảm-tình cảm của sinh viên. Theo B.G.Ananhev va một số nhà tâm lý học khác, tuổi sinh viên là thời kì phát triển tích cực nhất của những loại tình cảm cao cấp như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức,tình cảm thẩm mỹ.Trong đời sống sinh viên những tình cảm này được biểu hiện rất phong phú. +)Tình cảm trí tuệ:ngoài học tập ở giảng đường, ở thư viện thì sinh viên không ngừng nâng cao và tìm hiểu kiến thức bằng nhiều cách:học thêm ở khoa khác, trường khác, học trên các phương tiện thông tin đại chúng...Nhờ đó mà lượng tri thức của sinh viên được tích lũy ngày càng nhiều. +)Tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ:Khi yêu thích cái gì thì họ có thể lý giải, phân tích một cách có cơ sở. Vì thế mà cách cảm, cách nghĩ có phong cách kiến trúc, hội họa ...của sinh viên mang những nét đặc trưng riêng +)Tình bạn cùng giới, khác giới:phát triển theo chiều sâu và chiếm vị trí quan trọng trong đời sống sinh viên.Nhờ có tình bạn mà tâm hồn cũng như nhân cách của sinh viên phong phú hơn rất nhiều. +)Tình yêu nam nữ: là tình cảm đặc biệt và cao cấp của con người, nó chín vào độ tuổi mà sinh viên trải qua.Nói chung, tình yêu thời sinh viên rất đẹp, lãng mạn và đầy thi vị.Song trong lĩnh vực này, sinh viên cũng gặp phải những mâu thuẫn nội tại. Vì thế, nhiều sinh viên đã chọn con đường tập trung học tập, học nghề trong thời gian học Đại học, Cao đẳng. Cách này đã đem lại cho họ kết quả học tập cao cũng như sự vững vàng và chín chắn hơn trong cuộc sống. Sự phát triển một số nhân cách của sinh viên . +) Đặc điểm về tự đánh giá, tự ý thức, tự giáo dục ở sinh viên. Tự đánh giá là một trong những phẩm chất quan trọng,một trình độ phát triển cao của nhân cách.Tự đánh giá có ý nghĩa định hướng,điều chỉnh hoạt động, hành vi của chủ thể nhằm đạt được mục đích, lý tưởng sống một cách tự giác.Nó giúp con người không chỉ biets người mà còn “biết mình”.ở thời kì sinh viên,tự đánh giá phát triển mạnh với những biểu hiện phong phú và sâu sắc.Tự đánh giá tuổi sinh viên là một hoạt động nhận thức, trong đó đối tượng nhận thức chính là bản thân chủ thể, là quá trình chủ thể thu nhập, xử lý thông tin về chính mình, chỉ ra được mức độ nhân cách tồn tại ở bản thân, từ đó có thái độ hành vi, hoạt động phù hợp nhằm tự điều chỉnh, tự giáo dục để hoàn thiên và phát triển........ Đặc điểm tự đánh giá ở sinh viên mang tính chất toàn diện và sâu sắc.Biểu hiện của nó là sinh viên không chỉ đánh giá hình ảnh bản thân mình có tính chất bên ngoài, hình thức mà còn đi sâu vào các phẩm chất, các giá trị của nhân cách.Tự đánh giá của sinh viên vừa có ý nghĩa tự ý thức vừa có ý nghĩa tự giáo dục. Tự ý thức là một trình độ phát triển cao của ý thức, nó giúp sinh viên có hiểu biết về thái độ, hành vi, cử chỉ của mình để chủ động hướng hoạt động của mình đi theo những yêu cầu đòi hỏi của tập thể, của cộng đồng xã hội.Những nghiên cứu của V.X.Merlin và E.I.Ilin đã cho thấy sinh viên rất quan tâm đến mức độ đánh giá tốc độ phản ứng của mình trong học tập, trong giao tiếp – phản ứng đung svaf nhanh các đòi hỏi của hoàn cảnh bên ngoài là một năng lực của nhân cách và rất có ý nghĩa đối với hoạt động của sinh viên.Tóm lại, những phẩm chất nhân cách: tự đánh giá, lòng tự trọng, tự tin, sự tự ý thức đều phát triển mạnh mẽ ở tuổi sin viên. +) Sự phát triển về định hướng giá trị ở thanh niên sinh viên. Định hướng giá trị là những giá trị được chủ thể nhận thức, ý thức và đánh giá cao, có ý nghĩa định hướng điều chỉnh thái độ, hành vi, lối sống của chủ thể nhằm vươn tới nhũng giá trị đó.Định hướng giá trị có nhiều tầng bậc, phạm vi khác nhau .Định hướng giá trị có tính bền vững tương đối.Định hướng giá trị phát triển mạnh vào cuối tuổi thiếu niên đầu tuổi thanh niên khi họ phải đúng trước việc chọn nghề, chọn các chuyên nghành khác nhau trong việc thi vào các trường ĐH- CĐ.Trong thời kì mở cửa của nền kinh tế thị trường, những định hướng giá trị của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng cũng đã có những thay đổi, những sự phân hóa nhất định.Định hướng giá trị của sinh viên liên quan mật thiết đến xu hướng nhân cách và kế hoạch đường đời của họ.Với sinh viên, những ước mơ, hoài bão, những lí tưởng của tuổi thanh xuân dần dần được hiện thực, được điều chỉnh trong quá trình học tập ở trường đại học.Sinh viên không chỉ đặt ra kế hoạch đường đời của mình mà còn tìm cách để thực thi kế hoạch đó.Họ không ngần ngại tìm việc làm thêm để thỏa mãn những yêu cầu học tập ngày càng cao và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hành n ghề sau này. 1.2. Định nghĩa hoạt động học tập : - Để tìm kiếm và nắm vững các tri thức kĩ năng, kĩ xảo mới có rất nhiều con dường và cách hoc.Nhưng khi noi sđến hoạt động học tập đúng với nghĩa tâm lí học chỉ nảy sinh và được hình thành ở trẻ em từ sáu tuổi nhờ có phương pháp của nhà trường .Hoạt động này tạo ra sự biến đổi ngay chính chủ thể của hoạt động là học sinh hay sinh viên Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động học tập: - L.B.Enconhin nêu lên việc lĩnh hội tri thức là nội dung cơ bản của hoạt động học tập và được xác định bởi cấu trúc và mức độ phát triển của hoạt động học tập. - I.B.Intenxon xác định học tập là loại hoạt động đặc biệt của con người có mục đích nắm vững những tri thức, kĩ năng kĩ xảo và các hình thức nhất định của hành vi.Nó bao gồm cả ý nghĩa nhận thức và thực tiễn. - A.N.Leonchiev, P.Ia.Ganperin và N.P.Taludina xem quá trình học tập xuất phát từ mục đích trực tiếp và từ nhiệm vụ giảng dạy được biểu hiện ở hình thức tâm lí bên ngoài và bên trong của hoạt động đó. - N.V.Cudomina coi học tập là loại hoạt động nhận thức cơ bản của sinh viên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng dạy.Trong quá trình đó, việc nắm vững nội dung cơ bản các thông tin mà thiếu nó thì không thể tiến hành được hoạt động nghề nghiệp tương lai. Qua các định nghĩa trên chúng tôi nhận thấy giữa các tác giả có sự chưa thống nhất về định nghĩa hoạt động học tập vì vậy chúng tôi xin đưa ra quan điểm, cách hiểu của mình về hoạt động học tập.Hoạt động học tập được định nghĩa như sau: “ Hoạt động học tập là loại hoạt động đặc biệt của con người với mục đích đã được đề ra từ đầu là nhằm tiếp thu tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo và thái độ tương ứng.Nhờ có hoạt động học tập mà tâm lí nhân cách của người học ngày càng phát triển. Bản chất của hoạt động học tập. Đối tượng của hoạt động học tập là những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và thái độ tương ứng của nó. Cái đích mà hoạt động học hướng tới là chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và thái độ thông qua sự tái tạo của cá nhân.Việc tái tạo này sẽ không thể thực hiện nếu người học chỉ là khách thể bị động của những tác động sư phạm, nếu tri thức chỉ được tiếp n hận một cách thụ động.Muốn học có kết quả, người học phải tích cực tiến hành các hoạt động học tập bằng chính ý thức tự giác và năng lực trí tuệ của bản thân mình. .Mục đích của hoạt động học là hướng vào làm thay đổi chính bản thân người học ( trong khi các hoạt động khác hướng vào làm thay đổi khách thể ) .Chủ thể hoạt động học là người học ( nhân vật chính của hoạt động học) sẽ chiếm lĩnh tri thức mà loài người đã tích lũy - đối tượng của hoạt động học.Nhờ có sự chiếm lĩnh này mà tâm lí chủ thể mới có thể được thay đổi và phát triển.Người học giác ngộ mục đích này càng sâu sắc thì sức mạnh vật chất và tinh thần của họ càng được huy động trong quá trình học tập, do đó tâm lí ngày càng phát triển. Hoạt động học tập là hoạt động được điều khiển một cách có ý thức nhằm tiếp thu tri thức, kĩ năng kĩ xảo.Sự tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong hoạt động học mang tính tự giác cao.Đối tượng tiếp thu đã trở thành mục đích của hoạt động học.Những tri thức cũng được chọn lọc tinh tế và tổ chức thành hệ thống. Hoạt động học không chỉ nhằm tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà còn hướng vào việc tiếp thu tri thức của chính bản thân hoạt động, nói cách khác là tiếp thu cả phương pháp giành lấy tri thức ( phương pháp học ). Công cụ, phương tiện của hoạt động học tập. Công cụ, phương tiện chính là những tri thức mà người học đã được học và đã nắm vững. Công cụ, phương tiện là trình độ phát triể trí tuệ của người học từ trước đến nay. Công cụ, phương tiện là toàn bộ nhân cách, phẩm chất tốt đẹp của người học. 1.5.Đặc điểm của hoạt động học tập của sinh viên. Sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người .Họ là lớp người giàu nghị lực, giàu mơ ước và hoài bão.Họ luôn cố gắng phấn đấu để trở thành những chuyên gia, những tri thức hữu dụng cho bản thân, gia đình, đất nước.Về cơ bản, hoạt động học tập của sinh viên mang bản chất của họat động học tập nói chung.Có thể định nghĩa hoạt động học tập của sinh viên “Hoạt động học tập của sinh viên là một loại hoạt động được tổ chức một cách có ý thức nhằm tiếp thu những tri thức khoa học chuyên sâu chuẩn bị cho họ trong tương lai trở thành những chuyên gia phát triển toàn diện và có trình độ nghiệp vụ cao trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định.” Hoạt động học tập của sinh viên có những đặc điểm chung sau đây: Mục đích của hoạt động học tập của sinh viên là tiếp thu các tri thức khoa học chuyên sâu trong một lĩnh vực nhất định, hình thành những kĩ năng kĩ xảo nghề nghiệp và thái độ tương ứng, phát triển những phẩm chất nhân cách người chuyên gia về một lĩnh vực trong tương lai.Để đạt được mục đích đó, sinh viên phải tiếp thu được một khối lượng kiến thức vừa rộng vừa chuyên sâu, bao gồm cả những kiến thức cơ bản, cơ sở và những kiến thức chuyên nghành.Vì vậy, hoạt động học tập của sinh viên là hoạt động thường xuyên diễn ra với nhịp độ cao. Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập trí tuệ cao .Khác hẳn với nhà trường phổ thông, việc học tập ở bậc đại học đòi hỏi người sinh viên phải là người chủ động trong việc tổ chức, định hướng, cụ thể hóa quá trình học tập của mình.Người sinh viên phải giải quyết nhiệm vụ học tập do giảng viên và do chính bản thân đề ra.Trong quá trình học tập ở bậc đại học, sinh viên phải lập kế hoạch học tập, tự kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch đã đề ra.Ngoài ra, để đạt được mục đích học tập của mình sinh viên phải hình thành cho mình cách học mang tính khoa học và đem lại hiệu quả cao.Hoạt động học tập ở bậc đại học còn đòi hỏi sinh viên tích cực trao đổi với giảng viên, với bạn bè về các vấn đề học tập, độc lập nghiên cứu tài liệu, có óc phê phán, có chính kiến riêng..... Hoạt động học tập của sinh viên còn gắn bó chặt chẽ với hoạt động nghiên cứu khoa học.Hoạt động nghiên cứu khoa học giúp sinh viên làm quen với tác phong làm việc của người nghiên cứu, phát triển tối ưu tư duy sáng tạo và các đặc điểm nhân cách. Phương tiện của hoạt động học tập của sinh viên đòi hỏi phải có một hệ thống thư viện, tài liệu,phòng thực nghiệm...phong phú và hiện đại. 2.Thái độ học tập của sinh viên . 2.1.Thái độ 2.1.1.Định nghĩa thái độ: Thái độ là một khái niệm tương đối phức tạp.Hiện nay đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thái độ. Trước hết chúng tôi nêu qua một số định nghĩa trong các từ điển: Theo cuốn Đại từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, thái độ được hiểu như sau: + Tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài ( bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động ) của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hay đối với sự việc nào đó. + Cách nghĩ, cách nhìn hoặc cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình. Tuy nhiên, đây chưa phải là cách định nghĩa của khoa học tâm lí.Vì vậy, định nghĩa thái độ theo hướng này chưa nhấn mạnh được thái độ là cái tâm lí bên trong của mỗi người. Từ điển tâm lí học của Nguyễn Khắc Viện : “ Trước một đối tượng nhất định, nhiều người thường có phản ứng tức thì, tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn, đồng tình hay chống đố như đã có sẵn trong cơ cấu tâm lí tạo ra định hướng cho việc ứng phó.Từ thái độ sẵn có, tri giác về đối tượng cũng như bị tri phối, về vận động thì thái độ gắn liền với tư thế.”Theo chúng tôi, cách định nghĩa này vẫn chỉ tập trung nhấn mạnh thái độ là những phản ứng bên ngoài của con người. Trong từ điển các thuật ngữ tâm lí và phân tâm học xuất bản tại NewYork năm 1966 : “ Thái độ là một trạng thái ổn định bền vững, do tiếp thu được từ bên ngoài, hướng vào sự ứng xử một cách nhất quán đối với một nhóm đối tượng nhất định, không phải chúng ra sao mà chúng được nhận thức ra sao.Một thái độ được nhận biết ở sự nhất quán của những phản ứng đối với một nhóm đối tượng .Trạng thái sẵn sàng cao có ảnh hưởng trực tiếp lên cảm xúc và hành động có liên quan đến đối tượng”.Theo chúng tôi, đây là một định nghĩa khá đầy đủ về thái độ . Trên thực tế, lần đầu tiên định nghĩa thái độ được đưa vào là năm 1918 bởi hai nhà tâm lí học người Mỹ W.I.Thomas và F.Znaniecki, hai ông cho rằng : “ Thái độ là trạng thái tinh thần ( state of mind ) của cá nhân đối với một giá trị .” Định nghĩa này chú trọng đến yếu tố chủ quan của cá nhân đối với một giá trị này hay một giá trị khác làm cho cá nhân có hành động này hay hành động khác mà được xã hội chấp nhận. Sau thời gian đó bắt đầu hàng loạt các nghiên cứu về thái độ xã hội được tiến hành.Trên những bình diện khác nhau về mặt lí luận và thực tiễn của các mối quan hệ xã hội, các tác giả đưa ra các quan niệm khác nhau về thái độ với những hạt nhân hợp lý cơ bản riêng. Năm 1935,nhà tâm lý học người Mỹ là G.Allport đã định nghĩa: “Thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm, có khả năng điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động đối với phản ứng của cá nhân hướng đến các khách thể và tình huống mà nó quan hệ.” Sau này Newcome cũng cho rằng thái độ của cá nhân đối với một đối tượng nào đó là “ thiên hướng hành động, nhận thức, tư duy, cảm nhận của anh ta với khách thể liên quan.” Gần đây, J.W.Kalat đưa ra định nghĩa : “ Thái độ là sự thích ứng hay không thích ứng một sự vật hoặc một người nào đó của cá nhân, có ảnh hưởng tới hành vi của anh ta khi ứng xử với sự vật hoặc con người đó.” Trên đây là những định nghĩa về thái độ theo tâm lí học phương Tây,còn theo tâm lí học Macxít ( đại diện là V.N.Miaxisev) thì cho rằng : “ Thái độ là khía cạnh chủ quan bên trong, có tính chọn lọc của các mối liên hệ đa dạng ở con người với các khía cạnh khác nhau của hiện thực.Hệ thống này diễn ra trong toàn bộ lịch sử phát triển của con người,biểu thị kinh nghiệm cá nhân và qui định nội hàm hành động cũng như các trải nghiệm của họ .”Khái niệm’’ thái độ”là khía cạnh tiềm năng của các quá trình tâm lý,liên quan đến tính tích cực chủ quan, có chọn lọc của nhân cách. Qua cách định nghĩa trên,chúng tôi nhận thấy, giữa các tác giả chưa có sự thống nhất về định nghĩa thái độ.Định nghĩa thái độ của mỗi tác giả đưa ra đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Từ việc tìm hiểu, xem xét, phân tích các quan điểm về thái độ nêu trên, thái độ có thể được định nghĩa như sau:Thái độ là một thuộc tính của nhân cách, tạo ra tâm lý sẵn sàng phản ứng lại các tác động khách quan;sẵn sàng hoạt động của chủ thể với đối tượng theo một hướng nào đó, được biểu hiện ra bên ngoài thông qua nhận thức, xúc cảm-tình cảm và hành vi của chủ thể đối với đối tượng trong những tình huống, điều kiện nhất định. 2.1.2.Đặc điểm của thái độ. Năm 1935,G.W.Allport đã đưa ra 5 đặc điểm chung của thái độ dựa trên sự tổng kết 17 định nghĩa khác nhau: +Thái độ la trạng thái nhất định của tinh thần và hệ thần kinh. +Thái độ thể hiện sự sẵn sàng phản ứng. +Thái độ là trạng thái có tổ chức. +Thái độ dựa trên kinh nghiệm tiếp thu trước đó. +Thái độ có ảnh hưởng, tác đông và điều chỉnh hành vi. Theo định nghĩa chung về thái độ, thái độ có những đặc điểm sau: +Thái độ bao giờ cũng hướng tới một đối tượng nào đó.Chính đối tượng này tạo thành nội dung của thái độ. +Thái độ là một thuộc tính cốt lõi của nhân cách, vì vậy có thể nói rằng thái độ có tính ổn định tương đối. +Thái độ qui định sự sẵn sàng hành động của chủ thể với đối tượng theo một hướng nhất định .Khi con người có thái độ nào đó đối với đối tượng, họ sẽ chủ động, sẵn sàng hành động với đối tượng một cahcs nhan chóng theo một hướng thống nhất. + Thái độ khi đã được hình thành có tác dụng điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người. + Ba mặt biểu hiện của thái độ : nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Sự thống nhất giữa ba mặt này quy định mức độ phát triển cao hay thấp của thái độ. 2.1.3.Cấu trúc của thái độ Mặc dù có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về thái độ, nhưng khi bàn đến cấu trúc của thái độ thì hầu hết các nhà tâm lí học lại đều nhất trí với nhau ở cấu trúc ba thành phần của thái độ do M.Smith đưa ra năm 1942 là :nhận thức ; xúc cảm – tình cảm ; hành vi. Nhận thức : Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lí con người ( nhận thức, tình cảm và hoạt động ).Quá trình nhận thức về đối tượng là quá trình cá nhân tìm tòi, khám phá những thuộc tính bề ngoài và cả những thuộc tính bản chất của đối tượng. Trong cấu trúc của thái độ, nhận thức là sự hiểu biết của cá nhân về đối tượng của thái độ ( cho dù hiểu biết đó đúng hay sai ) .Khi một sự vật, hiện tượng tác động đến cá nhân, để có thái độ nhất định đối với sự vật hiện tượng thì trước hết cá nhân phải có hiểu biết về sự vật hiện tương đó.Chính vì vậy, nhận thức là “ điều kiện cần”, là cơ sở cho việc hình thành thía độ. Xúc cảm – tình cảm : Xúc cảm – tình cảm là sự rung cảm của chủ thể đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu và động cơ của họ .Trong cấu trúc thía độ, tình cảm thể hiện ở các cảm xúc của cá nhân đối với đối tượng của thái độ.Tình cảm là thành phần vô cùng quan trọng trong cấu trúc thái độ.Với tình cảm tích cực có thể kích thích chủ thể hành động tích cực, từ đó hình thành nên thái độ tích cực và ngược lại tình cảm tiêu cực có thể kìm hãm tính tích cực hoạt động của chủ thể. Hành vi : Hành vi là hành động mà chủ thể ứng xử với đối tượng .Thái độ và hành vi luôn có sự quy định lẫn nhau, hành vi là một thành phần cấu thành nên thái độ, thái độ muốn biểu hiện ra bên ngoài phải thông qua hành vi .Vì vậy, hành vi là hình thức biểu hiện cụ thể nhất của thái độ. Ba thành phần trên trong cấu trúc thái độ quan hệ chặt chẽ với nhau, sự thống nhất giữa chúng tạo nên một thái độ xác định của chủ thể.Đứng trước một sự vật hiện tượng, để có thái độ với sự vật hiện tượng đó con người phải tuân theo quy luật sau: Trước hết, phải nhận thức ( hiểu biết ) về đối tượng nhằm tìm tòi, khám phá bản chất của đối tượng .Nhận thức là cơ sở định hướng làm xuất hiện những xúc cảm – tình cảm đối với đối tượng ( yêu – ghét, thích – không thích ..........) .Cuối cùng, với nhận thức và tình cảm nhất định với đối tượng, cá nhân sẽ có những hành vi cụ thể với đối tượng đó.Cấu trúc ba thành phần thái độ chính là cơ sở cho việc xây dựng các thang đo thái độ.Có thể mô hình hóa cấu trúc của thái độ theo sơ đồ sau đây: Sơ đồ số 1 : Cấu trúc thái đô: Nhận thức Xúc cảm – tình cảm Hành vi 2.1.4.Chức năng của thái độ: Các nhà tâm lí học nghiên cứu về thái độ đã chỉ ra rằng, sở dĩ con người có khả năng ứng xử trong các tình huống tâm lí khác nhau theo một cách thức nhất định phần lớn là nhờ khuôn mẫu các thái độ xã hội đã được hình thành ở mỗi người.Điều này đóng vai trò tổ chức rất lớn trong đời sống tâm lí của chúng ta.Tổng kết ý kiến của các nhà nghiên cứu, thái độ có một số chức năng sau : Chức năng thích nghi : Thái độ hướng con người tới các đối tượng có thể giúp họ đạt được mục đích đề ra .Nếu cá nhân có thái độ được mọi người chấp nhận, ủng hộ thì cá nhân đó dễ dàng đạt được mục đích của mình hơn, dễ được thưởng và tránh bị phạt hơn. Chức năng kiến thức :Thái độ giúp chúng ta hiểu được thế giới chúng ta đang sống và tạo ra những gì đang xảy ra xung quanh.Thái độ làm rõ và giải thích cho chúng ta về ý nghĩa các sự kiện.Nhờ có các khuôn mẫu thái độ xã hội có sẵn, cá nhân chỉ việc thực hiện dập khuôn theo một cách hết sức đơn giản, đồng thời tiết kiệm được thời gian, sức lực. Chức năng biểu hiện giá trị : Thông qua sự đánh giá một cách có chọn lọc về đối tượng, qua biểu lộ xúc cảm, hành động cũng như sẵn sàng hành động, cá nhân thể hiện giá trị nhân cách của mình. Chức năng tự bảo vệ: Trong những tình huống xung đột ( giữa các suy nghĩ, niềm tin, có khi là giữa thái độ và hành vi ........ ) chúng ta thường tìm cách tự bào chữa, tìm lí do giải thích thậm chí tìm một người nào đó chịu trách nhiệm thay mình hoặc hợp thức hóa hành vi của mình.Quá trình này dẫn đến sự thay đổi thái độ tương ứng. Chức năng điều chỉnh hành vi :Đây là chức năng quan trọng được các nhà nghiên cứu quan tâm hơn cả nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của thái độ tới hành vi cá nhân như thế nào. 2.1.5.Cơ chế hình thành thái độ: Hai nhà tâm lí học người Đức : N.Hipso và M.Forvec đã đưa ra bốn cơ chế hình thành thái độ: Cơ chế bắt chước, cơ chế đồng nhất hóa, cơ chế giảng dạy và cơ chế chỉ dẫn . Cơ chế bắt chước :Thái độ có thể hình thành bằng con được tự phát trong đó con người học cách phương thức hành vi mà không cần sử dụng những kĩ thuật giáo dục theo một phương hướng nào đó. Cơ chế đồng nhất hóa : Đó chính là sự bắt chước một cách tự phát, có ý thức.Đồng nhất hóa là quá trình chủ thể thống nhất bản thân mình với các cá nhân khác của nhóm này hay nhóm khác dựa trên mối liên hệ cảm xúc và qua đó chuyển những chuẩn mực, những giá trị vào thế giớ nội tâm của mình.Đồng nhất hóa là sự nhìn nhận, hình dung của chủ thể về người khác như sự kéo dài của chính bản thân mình,gán cho người đó những đặc tính, tình cảm, mong muốn của mình; tự đặt mình vào người khác, chuyển dịch bản thân mình vào phạm vi không gian và hoàn cảnh của người khác dẫn đến việc đồng nhất hóa ý nghĩa cá nhân của người đó. Cơ chế giảng dạy : Là một hình thức hình thành thái độ trong đó cá nhân được người khác tác động đến một cách chủ động, có mục đích bằng cách trực tiếp thông báo, truyền thụ những vấn đề cần thiết .Giảng dạy là một cách đặc biệt cả truyền đạt thông tin. Cơ chế chỉ dẫn :Đây là hình thức hình thành thái độ đòi hỏi chủ thể phải tiến hành hành động một cách tích cực theo sự hướng dẫn nào đó. Quá trình hình thành thái độ trong thực tế không hẳn được tách biệt theo từng cơ chế riêng biệt mà có sự hòa trộn, đan xen giữa các cơ chế với nhau.Tùy vào từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể mà cơ chế này hay cơ chế khác chiếm vị trí chủ đạo trong việc hình thành thái độ. 2.2.Thái độ học tập: Để theo kịp với trào lưu tiến bộ của xã hội loài người thì mục tiêu của quá trình dạy học ngày nay không chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho người học những tri thức, kĩ năng kĩ xảo mà còn có nhiệm vụ hình thành ở người học thái độ học tập phù hợp, thái độ ứng xử hài hòa có văn hóa với xã hội và đối với bản thân. Đã có rất rất nhiều quan điểm khác nhau về thái độ học tập .Theo tác giả A.A.Xmirmov đã căn cứ vào đối tượng của thái độ mà phân chia chúng thành các nhóm sau : Thái độ đối với xã hội, tập thể và mọi người; thái độ lao động ( làm việc )và thái độ đối với bản thân.Theo cách phân loại này, thái độ học tập thuộc loại thái độ làm việc hay thái độ lao động – ở đây là lao động học tập, một hoạt động chủ yếu của học sinh, sinh viên .G.Witzlack cũng khẳng định về cơ bản thái độ học tập và thái độ làm việc thống nhất với nhau. Tác giả N.P.Levitop cho rằng : thái độ học tập tích cực của học sinh, sinh viên biểu hiện ở chỗ học sinh, sinh viên chú ý, hứng thú và sẵn sàng gắng sức vượt khó khăn.Tác giả đã phân tích tỉ mỉ những mặt biểu hiện này trên hành vi học tập của sinh viên trong giờ học trên lớp cũng như tự học. G.Witzlack đã phân tích thai sđộ học tập trong các hình thức học tập khác nhau ( thái độ học tập trên lớp, thái độ tự học trong giờ tự học ........ ).Trong các hình thức học tập ấy, tác giả đưa ra những “ điểm tựa” cho sự đánh giá thái độ học tập như : sự nỗ lực nhận thức, sự sẵn sàng hết mình thực hiện những nhiệm vụ học tập, đặt ra những yêu cầu cao về thành tích học tập của bản thân, phản ứng với những thể nghiệm thành công hay thất bại trong học tập, có tinh thần vận dụng kiến thức .Tác giả cũng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThái độ học tập của sinh viên.doc
Tài liệu liên quan