Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản kiến nghị UBND tỉnh xử lý nghiêm hành vi xả nước gây ô nhiễm môi trường của hai công ty đóng trên địa bàn huyện Định Quán.
Đó là công ty Công ty cổ phần mía đường La Ngà và Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam
35 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3043 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thanh tra và kiểm toán môi trường - Một số vụ vi phạm hành chính luật bảo vệ môi trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn : Dương Thị Thanh Hà Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm X Thái Nguyên, 2009 Một số vụ vi phạm hành chính Luật BVMT Việt Nam Dương Thanh Tú Dương Thị Hằng Danh sách nhóm X Hoàng Thị Lan Anh Trần Tiến Đạt Phạm Thị Tâm Mở đầu Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Đặc biệt là việc quản lý môi trường ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Trong nội dung bài này chúng tôi xin đề cập tới một số ví dụ điển hình như: Vi phạm môi trường của nhà máy bia Hà Nội, công ty Công ty cổ phần mía đường La Ngà và Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam, vụ vi phạm môi trường nghiêm trọng tại Hà Nội. Vi phạm nhà máy bia Hà Nội Kết quả thanh tra Hình thức, mức độ xử phạt Thẩm quyền xử phạt Tình tiết vụ việc Kết quả thanh tra Qua thanh tra, kiểm tra nhà máy bia Hà Nội đoàn thanh tra Sở TNMT Hà Nội đã phát hiện ra nhà máy đã có hành vi vi phạm hành chính là xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lầ trở lên (COD=937mg/l, TCCP =80mg/l), trong trường hợp lượng nước thải từ 50m3/ngày đến 5000m3. Hình thức xử phạt Với hành vi này, Nhà máy bia Hà Nội đã vi phạm vào khoản 11, điều 10 của Nghị định số 81/2006/NĐ-CP, ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT. Nghĩa là nhà máy bị phạt tiền trong mức từ 31 triệu đến 33 triệu đồng. Sáng 5/5, Giám đốc điều hành Nhà máy, ông Nguyễn Thanh Phong đã phải ký vào Biên bản Vi phạm hành chính về lĩnh vực BVMT do Thanh tra Sở TN&MT Hà Nội lập. Ngày 7/5/2009, Chánh thanh sở TN&MT Hà Nội, bà Trịnh Thị Mai Huyền đã khẳng định với báo chí thông tin trên là hoàn toàn chính xác. Bà Trịnh Thị Mai Huyền cho biết, theo quy định hiện hành thì mức phạt dưới 10 triệu đồng có thể do Cảnh sát môi trường thực hiện. Tiếp theo, ở mức độ vi phạm nặng hơn, mức phạt đến 20 triệu đồng do Sở TN &MT quyết định. Tuy nhiên, vi phạm của Nhà máy bia Hà Nội đã vượt thẩm quyền xử phạt của cả hai cấp này, vì vậy thanh tra sở đang hoàn tất hồ sơ gửi lên UBND TP Hà Nội đề nghị xử phạt với mức đề xuất của sở TN&MT là 32 triệu đồng Thẩm quyền xử phạt Vụ việc bắt đầu từ khi PC 36 phối hợp với Trung tâm quan trắc môi trường HN, công an Quận Ba Đình và chính quyền địa phương lấy 3 mẫu nước thải (vào ngày 4/12/2008) tại vị trí cống xả của công ty trước khi thải ra môi trường mương Đại Yên, nằm trong địa phận ngõ 173 Hoàng Hoa Thám (người dân ở đây vẫn gọi là mương thối) với những khoảng thời gian khác nhau. Tình tiết vụ việc Kết quả phân tích của Trung tâm quan trắc với những mẫu này cho thấy, các chỉ số môi trường đều vượt gấp nhiều lần cho phép. Đến ngày 12/1/2009, PC36 đã có công văn gửi Chánh thanh tra Sở TN&MT, kết luận Nhà máy bia Hà Nội đã “vi phạm nghiêm trọng luật Môi trường” và đề nghị đơn vị này tiến hành xử lý. Cũng trong và sau thời gian này, người dân sống xung quanh khu vực xả thải của Nhà máy bia Hà Nội liên tục phản ánh với VnMedia về tình trạng ô nhiễm môi trường ở đây. Giải thích về việc lập biên bản và đề nghị xử phạt sau... gần 4 tháng có kết luận Nhà máy bia Hà Nội vi phạm nghiêm trọng Luật môi trường và đề nghị xử lý của Cảnh sát môi trường Hà Nội, bà An Thị Minh Suốt, Phó Chánh thanh tra sở cho biết: - Đến sáng ngày 5/5/2009, bà mới nhận được hồ sơ vi phạm của Nhà máy bia Hà Nội và đã nhanh chóng thành lập đoàn xuống nhà máy lập biên bản vi phạm hành chính trong buổi chiều cùng ngày. - Còn trước đó hồ sơ được để đâu thì bà không hay biết?! Cống xả của nhà máy bia Hà Nội Khu vực xử lý nước thải nhà máy Vi phạm của 2 công ty gây ô nhiễm hồ Trị An Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản kiến nghị UBND tỉnh xử lý nghiêm hành vi xả nước gây ô nhiễm môi trường của hai công ty đóng trên địa bàn huyện Định Quán. Đó là công ty Công ty cổ phần mía đường La Ngà và Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam. Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam Với việc xả nước gây ô nhiễm hồ Trị An, Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam bị thanh tra Sở TN-MT kiến nghị buộc tạm ngưng hoạt động, xử phạt 32 triệu đồng (do đã có hành vi vi phạm hành chính) cho đến khi thực hiện xong cam kết bảo vệ môi trường. Cụ thể, Sở TN-MT yêu cầu công ty này phải hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo nước thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn theo quy định. Cống xả nước thải vẫn xả liên tục ra hồ Trị An trên sông La Ngà. Trước đó, thanh tra Sở TN-MT đã phát hiện hệ thống xử lý nước thải trước khi xả ra hồ Trị An của công ty này không đảm bảo chất lượng, nước thải vượt ngưỡng về độ màu gần 23 lần, chỉ tiêu COD vượt 5,7 lần… Ngoài gây ô nhiễm nguồn nước, Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam còn đối mặt với đơn kiện của hàng trăm hộ dân thuộc các cấp 1, 3 và 4 (xã La Ngà), do công ty này xả khí thải gây ô nhiễm nghiêm trọng toàn khu vực. Công ty cổ phần mía đường La Ngà Trong đợt kiểm tra đột xuất Công ty cổ phần mía đường La Ngà chuyên sản xuất mía đường, ván ép và phân vi sinh, Thanh tra Sở phát hiện công ty có lượng nước thải trung bình 450 m3/ngày đêm, nhưng chất lượng nước thải sau xử lý có độ màu vượt chuẩn 5,5 lần, hàm lượng COD vượt 1,5 lần, Fe vượt 2,7 lần. Thanh tra Sở TN-MT kiến nghị xử phạt 22 triệu đồng và buộc công ty phải cải tạo lại hệ thống xử lý nước thải. Hệ thống xả nước thải của cty La Ngà đổ ra Hồ Trị An Làng cá bè La Ngà vắng lặng sau đại nạn cá chết. (Ảnh: PLTPHCM) Lượng nước thải hàng ngày hai Cty này xả ra là cực lớn. Cty La Ngà xả 450m3/ngày đêm, Cty AB Mauri Việt Nam xả 1.400m3/ngày đêm. Tổng cộng lòng hồ Trị An mỗi ngày tiếp nhận gần 2.000m3 nước thải không đạt chuẩn từ hai Cty này. Được biết, hai công ty này cũng chính là “thủ phạm” gây ra vụ làm cá chết hàng loạt trên hồ Trị An vào ngày 5/3/2008. Tổng số thiệt hại theo thống kê của Sở TN-MT và huyện Định Quán (nạn nhân là 27 hộ nuôi cá bè) lên tới 288 tấn cá, số tiền thiệt hại lên tới hơn 7 tỷ đồng. Tuy nhiên, gần một năm nay, mặc cho nông dân và chính quyền địa phương quyết liệt yêu cầu, hai công ty trên vẫn chỉ hứa hẹn mà chưa thực hiện đền bù, nên nhiều nông dân kéo lên trụ sở Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam gây áp lực. Cá bè chết hàng loạt do nguồn nước ô nhiễm từ hai công ty TNHH AB Mauri Việt Nam và Cty cổ phần mía đường La Ngà xảy ra vào ngày 5/3/2008. Phát hiện vụ vi phạm môi trường nghiêm trọng tại Hà Nội Sáng ngày14/8/2008, đội 2 phòng Cảnh sát môi trường - Công an Thành phố phối hợp với trung tâm quan trắc – Bộ Tài nguyên Môi trường ập vào kiểm tra xưởng sản xuất thực nghiệm Phát Đạt (tại thôn Trung, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh) đã phát hiện nhiều sai phạm về môi trường hết sức nghiêm trọng. Theo đánh giá của phòng Cảnh sát Môi trường thì đây là vụ việc vi phạm lớn nhất được phát hiện từ trước đến nay trên địa bàn Hà Nội. Trên diện tích hơn 1.000 m2 nhà xưởng nằm sâu trong khuôn viên nhà máy bê tông Đông Anh, tổ công tác chẳng những phát hiện rất nhiều can chứa axit không được bảo quản trong điều kiện kỹ thuật cho phép. Đội kiểm tra còn tìm thấy nhiều loại rác thải công nghiệp nằm trong danh mục cấm. Được biết, đây là dây chuyền sản xuất tách kim loại nặng từ bùn thải thu mua tại các nhà máy công nghiệp hoàn toàn thủ công. Ngoài ra, xưởng thực nghiệm còn thu mua nhiều loại rác công nghiệp nằm trong danh mục cấm như bo mạch, vi mạch điện tử để từ đó cho qua các bể điện phân không đủ điều kiện về an toàn môi trường nhằm bóc tách kim loại. Chủ xưởng sản xuất là Công ty Cổ phần Phát Đạt, trụ sở ở Nam Hồng, Đông Anh. Công ty này không xuất trình được giấy phép kinh doanh cũng như không thể lí giải được hàng tấn bùn thải ra trong suốt thời gian hoạt động từ năm 2006 đến nay đi đâu. Hình thức xử phạt Trước mắt chủ cơ sở phải tạm đóng cửa chờ cấp phép và sẽ bị xử lý hành chính theo đúng luật định. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!!!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tiểu luận môn thanh tra và kiểm toán môi trường.ppt