Sau năm 1975, đất nước chuyển từ trạng thái thời chiến sang thời bình. Chiến tranh là một trạng thái đời sống bất thường, trái khoáy, phi lý đối lập với trạng thái sống, suy nghĩ, cảm xúc bình thường của con người. Từ đó hình thành nên một hệ thống giá trị thời chiến, văn hóa thời chiến, những tâm lý, thói quen mang rõ dấu hiệu của thời chiến. Mục đích cao nhất là độc lập, tự do. Còn những gì không có ích trực tiếp đều tạm thời bị loại bỏ. Sau năm 1975, đất nước hòa bình nhưng lâm vào cuộc khủng hoảng khác, khủng hoảng sau chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, phơi lộ những bi kịch của đói nghèo. Trước tình hình đó, đổi mới là một yêu cầu sống còn, phá bỏ những cái cũ, lạc hậu, công cuộc đổi mới thật sự bắt đầu từ năm 1986 với điểm tựa là tinh thần dân chủ và phương châm nhìn thẳng vào sự thật, nói thẳng, nói thật.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2070 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thi pháp tiểu thuyết truyền thống phương tây và thi pháp tiểu thuyết L.Tônxtôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa văn học
---------------
Môn : Thi pháp tiểu thuyết truyền thống phương tây và thi pháp tiểu thuyết L.Tônxtôi
Giảng viên : PGS.TS Nguyễn Trường Lịch
Học viên thực hiện : Nhóm 4
Lớp K51 : Cao học lý luận văn học
Hà Nội, tháng 11-2007
1. Tiểu thuyết có khủng hoảng hay không?
Sự khủng hoảng của bất kỳ một thể loại nào đều phải xét đến ba yếu tố: đội ngũ sáng tác, chất lượng tác phẩm và thị hiếu người đọc.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã khiến con người có những bước tiến vượt bậc. Nhịp điệu cuộc sống trở nên gấp gáp hơn. Thời gian được sử dụng để làm rất nhiều việc mà dung lượng của một cuốn tiểu thuyết thường lớn, dẫn tới tâm lý “ngại đọc”. Đó chính là sự khủng hoảng về người đọc. Chất lượng người đọc cũng là điều đáng bàn. Có một nghịch lý nào không khi thời đại này là thời đại của kinh tế tri thức mà văn hóa đọc lại giảm sút? Báo chí, truyền hình, đặc biệt là internet ra đời đã làm thay đổi cách tiếp nhận thông tin của con người. Khối lượng thông tin khổng lồ hàng ngày đến với chúng ta thật lớn, nhưng chưa được chọn lọc, đồng thau lẫn lộn. Những cuốn sách chất lượng thấp dễ làm vùn mòn năng lực tiếp nhận những tác phẩm văn chương có giá trị ở người đọc. Người ta dễ đọc, dễ quên và dường như cũng chẳng có thời gian để suy ngẫm về giá trị, tư tưởng của tác phẩm văn hóa.
Ngôn ngữ đời sống ngày nay cũng đã thay đổi nhiều. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết nói riêng và ngôn ngữ văn chương nói chung nhiều khi không còn phù hợp với một bộ phận công chúng. Nhiều người đã phân vân về việc khó tìm được cốt truyện mới. Đây là vấn đề chung của các ngành nghệ thuật khác như điện ảnh, sân khấu. Song điều quan trọng nhất đối với văn nghệ không phải là nói cái gì, mà là nói như thế nào. Không phải không có những tìm tòi mới về kỹ thuật viết văn nhưng dường như vẫn còn chưa đủ để khám phá đời sống đa diện con người hiện đại với biết bao phức tạp, biết bao cung bậc và biến đổi.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của ngành xuất bản, tiểu thuyết vẫn dàn hàng ngang trên giá sách song rất khó có thể tìm được một cuốn “để đời?” Nguyên nhân không đâu khác ngoài bản thân các nhà văn. vấn đề “tài” và “tâm” của người cầm bút lại đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết.
Vậy, một câu trả lời thành thực cho vấn đề đặt ra là sự khủng hoảng của tiểu thuyết là có thật. Đó là sự khủng hoảng trên cả ba phương diện: đội ngũ sáng tác, chất lượng tác phẩm và thị hiếu người đọc.
Nhìn rộng ra thế giới, ta cũng thấy tình trạng chung. Nhà văn Nga Sôlôkhốp chắc chắn rằng tiểu thuyết không chết. Câu hỏi còn hay không tiểu thuyết với các nhà văn Xô Viết cũng đơn giản như câu hỏi “gieo hay không gieo lúa mì “đối với người nông dân. Còn Carpenchier lại khẳng định sự khủng hoảng của tiểu thuyết tâm lý: “Đúng là có khủng hoảng nhưng đó là khủng hoảng của tiểu thuyết tâm lý đã để lộ dấu hiệu tàn lụi vào những năm 20 là khủng hoảng của những tiểu thuyết dựa trên xung đột tình cảm đã xáo mòn. Tuy nhiên cũng có những ý kiến bi quan hơn “Tiểu thuyết không chết. Nó chỉ bị chôn (Salman Rushdie).
Nhà văn Naipaul đã chỉ ra nguyên nhân: “Tiểu thuyết đã chết. Điều đó muốn ám chỉ rằng các nhà văn chuyên nghiệp hiện nay đều giống như khuôn đúc sẵn về kết cấu, thiên thuyện, về nhân vật, sự kiện và tuân theo đó một mớ ngôn ngữ từ rẻ tiền”. Vậy để phục sinh cho tiểu thuyết thì không còn cách nào khác là chính các nhà văn phải tự đổi mới mình, tác phẩm từ đó cũng đổi mới theo. Sau đó mới tính đến chuyện sao để những tác phẩm ấy đến được với người đọc, và làm thay đổi một chút gì đó trong tư tưởng quan niệm của họ.
2. Đánh giá tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ 1976 đến nay.
Trước hết, có thể liệt kê ra hàng loạt tiểu thuyết ít nhiều gây được sự chú ý trong ba mươi năm trở lại đây (sắp xếp không theo trật tự thời gian, không phụ thuộc vào tiếng tăm của tác giả: Thủy hỏa đạo tặc (Hoàng Minh Tường), Mối tình hoang dã (Trần Huy Quang), mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Bến không chồng (Dương Hứng) Lọc rừng (Trung Trung Đỉnh), Ăn mày dĩ vãng, Khúc bi tráng cuối cùng (Chu Lai), Đám cưới không có giấy giá thú, Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Sóng ở đáy sông, Thời xa vắng (Lê Lựu), Cơ hội của chúa (Nguyễn Việt Hà), Lão Khổ, Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh), cháy đến giọt cuối cùng (Nguyễn Thị Anh Thư), Những đứa trẻ chết già (Nguyễn Bình Phương), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Những đứa con bất trị (Triệu Huấn), Người cha ở trên đời (Nguyễn Tham Thiện Kế), Đất nóng (Nguyễn Hồng Thái), (Quỳnh Linh), Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái), Bão biển (Chu Văn), Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), gặp gỡ cuối năm (Nguyễn Khải), Mẫn và tôi (Phan Tứ), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Thanh)…
2.1. Bối cảnh lịch sử và những tiền đề văn hóa thẩm mĩ của quá trình đối với văn hóa Việt Nam sau 1975.
Sau năm 1975, đất nước chuyển từ trạng thái thời chiến sang thời bình. Chiến tranh là một trạng thái đời sống bất thường, trái khoáy, phi lý đối lập với trạng thái sống, suy nghĩ, cảm xúc bình thường của con người. Từ đó hình thành nên một hệ thống giá trị thời chiến, văn hóa thời chiến, những tâm lý, thói quen mang rõ dấu hiệu của thời chiến. Mục đích cao nhất là độc lập, tự do. Còn những gì không có ích trực tiếp đều tạm thời bị loại bỏ. Sau năm 1975, đất nước hòa bình nhưng lâm vào cuộc khủng hoảng khác, khủng hoảng sau chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, phơi lộ những bi kịch của đói nghèo. Trước tình hình đó, đổi mới là một yêu cầu sống còn, phá bỏ những cái cũ, lạc hậu, công cuộc đổi mới thật sự bắt đầu từ năm 1986 với điểm tựa là tinh thần dân chủ và phương châm nhìn thẳng vào sự thật, nói thẳng, nói thật. Về mặt kinh tế- đất nước đã chuyển từ cơ chế kinh tế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Văn chương nghệ thuật cũng bị quy định bởi kinh tế. Cơ chế thị trường là cơ chế kinh tế mà ở đó giá trị cá nhân lên ngôi. Quy trình sản xuất theo kế hoạch không phải là chỗ đích thực khẳng định giá trị cá nhân, ý thức cá nhân được kích thích phát triển, in dấu vào trong văn học. Văn học chuyển từ tiếng nói của cái ta cộng đồng, phát ngôn nhân danh cộng đồng sang tiếng nói của cá nhân, phát ngôn nhân danh kinh nghiệm cá nhân. ý thức cá tính được kích thích phát triển, in dấu vào trong văn học. Nếu như văn học thời chiếu coi trọng tính cộng đồng thì văn học thời đất nước đổi mới sẽ coi trọng những ý kiến cá nhân, coi trọng tư tưởng riêng của mỗi nhà văn. Văn học chuyển dần từ truyền thống miêu tả trình bày hiện thực, phản ánh bức tranh hiện thực sang một xu hướng mới là nghiền ngẫm, suy nghĩ về hiện thực, bày tỏ thái độ, sự đánh giá về hiện thực.
Trong công cuộc đổi mới để phát triển đất nước, giao lưu mọi mặt được mở ra theo nhiều hướng, nhiều chiều, đem lại nhiều kinh nghiệm mới lạ. Từ đó đã kích thích, làm thay đổi không nhiều thì ít kinh nghiệm quen thuộc của chúng ta.
Sự đổi mới của đất nước tất yếu kéo theo đổi mới về văn chương nghệ thuật. Hay nói cách khác, sự đổi mới về văn học, cụ thể là đổi mới về tiểu thuyết diễn ra trên quỹ đạo sự đổi mới toàn diện của đất nước.
2.2. Tiểu thuyết có dung lượng lớn nên lợi thế hơn các thể loại khác ở khả năng phản ánh rộng. Song nhiều tiểu thuyết của ta vẫn chưa đi xa hơn hiện thực, một số tiểu thuyết chỉ thuần túy dựa vào chuyện có thực. Nếu tiểu thuyết chỉ có vậy thôi thì báo chí và đời sống còn biết nhiều hơn. Tuy vậy, vẫn còn những tác phẩm có giá trị như “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường. Một vài lý luận đặt ra: Mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị như thế nào? Phản ánh hiện thực là thuộc tính hay nhiệm vụ của văn nghệ? Có hay không chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa? Bởi thực sự có những tác phẩm đi xa hơn phản ánh hiện thực thuần túy như “Nỗi buồn chiến tranh” (Bảo Ninh), “Đám cưới không có giấy giá thú” (Ma Văn Kháng), “Những mảnh đời đen trắng” (Nguyễn Quang Lập)… Những tác phẩm như thế này đã gây một cú sốc thật sự trong cách đọc văn học truyền thống, cho người đọc cảm giác “sợ” chứ không đơn thuần chỉ yêu, ghé.
Những nỗ lực đổi mới tiểu thuyết nghiêng về hình thức hơn là về nội dung. Người ta thấy xuất hiện nhiều thể nghiệm mới. Tiểu thuyết ngắn (Như “Thiên thần sám hối” của Tạ Duy Anh chỉ vẻn vẹn mấy chục trang sách) thể hiện cái nhìn có tính phân mảnh về thế giới; tiểu thuyết sử thi lại có tham vọng dựng nên bức tranh toàn cảnh về thế giới; tiểu thuyết lịch sử lại có dạng thức mới như Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo). Trong những tiểu thuyết lịch sử này, văn đã át sử. Lịch sử trong tiểu thuyết là sự hoài nghi về lịch sử và suy ngẫm lại lịch sử.
Bên cạnh những thể nghiệm về các tiểu loại, tiểu thuyết còn có sự thể nghiệm của những bút pháp tự sự mới: Siêu tiểu thuyết - không có tính cách, không có nhân sự như “Trong sương hồng hiện ra”, “Thoạt kỳ thủy” (Nguyễn Kỳ Phương), “Người sông mê” (Châu Diên)…
Mười năm đầu khi hòa bình lặp lại, tiểu thuyết nằm trong vòng quay chung của văn học, về cơ bản trượt theo quán tính cũ, phản ánh theo cảm hứng ngợi ca, khẳng định tính hợp lý của hiện thực. Quan niệm về con người, hiện thực, cách thức xây dựng tác phẩm, xử lý chất liệu nghệ thuật cơ bản là như cũ. Nhưng càng về sau tiểu thuyết càng li khai khỏi tinh thần sử thi mà phản ánh sự tự nhận thức, đặc biệt là ở đề tài chiến tranh và người lính, với các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, “Đất trắng”), “Lửa từ những ngôi nhà” (Nguyễn Trọng Oánh)… chiến tranh đang được soi chiếu nhiều hơn thông qua số phận con người. Trước đây viết về chiến tranh thư viết về một biến cố lịch sử trọng đại. Chủ nghĩa anh hùng được khẳng định, đạo lý chính nghĩa được khẳng định. Bây giờ, lịch sử ở trong con người. Bởi vậy mà chiến tranh có gương mặt ít nhiều khác. Nhân vật trung tâm của “Miền cháy” là bà mẹ Êm, các tên đối lập với cuộc đời đầy sóng gió của mẹ. Chưa đi trọn con đường trần thế, bà đã bốn lần mất chồng. Chiến tranh đã đem lại bất hạnh cho con người. Bi kịch của chiến tranh và cùng là bi kịch của đời người. Bốn đời chồng nhưng thực chất luôn sống kiếp vọng phu. Bà mẹ bốn lần mất chồng và nhiều lần mất con ấy đã nhận một đứa con nuôi hai tuổi - con trai của kẻ bắn chết người con trai cuối cùng của bà mẹ. Một cái chết đầy ám ảnh. Bà mẹ chủ động bước đến sự hòa hợp. Nguyễn Minh Châu viết một lời cầu nguyện cho khát vọng hòa bình, dẹp bỏ hận thù quá khứ. Thằng bé tên Sinh - dự cảm về những chuyện phức tạp dài lâu sẽ còn trên đất nước nhiều đau khổ. Tài năng của Nguyễn Minh Châu là ở đó - Nhìn ra và nhìn trước thấy cái phức tạp, lắt léo của cuộc đời.
“Lửa từ những ngôi nhà” lại đặt người lính vào trong môi trường của đời sống hòa bình, trong trạng thái đời thường. Hóa ra có những chân lý, những giá trị của chiến tranh hoàn toàn không có ý nghĩa với đời sống bình thường. Khác với “lửa từ những ngôi nhà”, “Đất trắng” lại chọn thời điểm khốc liệt của chiến tranh làm bối cảnh. Lần đầu tiên sự tổn thất trong chiến tranh được tô đậm đến thế. Mất mát đau thương cũng chính là hiện thực của cuộc chiến, thì không có lý gì nó không được phản ánh vào văn học. Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Trọng Oánh đã muốn được trung thực hơn hiện thực chiến tranh. Hướng nhìn hiện thực đã được bổ sung thêm hiện thực ít tính lý tưởng, thậm chí phi lý tưởng bên cạnh hiện thực lý tưởng.
“Hai người lính trở lại trung đoàn” của Thái Bá Lợi từng bị cho là bôi nhọ hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ. Nhà văn đã vi phạm vào quan điểm lý tưởng hóa nhân vật anh bộ đội lần đầu tiên đặt ra câu hỏi: Văn học có thể viết về con người phi lý tưởng được không? Các nhà văn đã khẳng định con người không phải là thánh, xin đừng phong thánh cho con người. Cái tốt không phải là bách chiến bách thắng. qua đó cho thấy tính hữu hạn, tính bất toàn của con người. Nhưng lòng tin vào con người không hề vơi giảm, con người sở dĩ bé nhỏ bất toàn vì bị chi phối bởi cái tất yếu và cái ngẫu nhiên đầy tính may rủi. Người ta đã nói đến cái chết của nhân vật chính. Trong nhiều tư cách, con người là chúa tể, bách chiến bách thắng, nhưng con người lại thua cái ngẫu nhiên của số phận.
Tiểu thuyết “Cha và con” (1979) của Nguyễn Khải là cái mốc đánh dấu chặng đường sáng tác mới của nhà văn này. tác phẩm nói về sự rạn vỡ niềm tin của những người công giáo. Sự khủng hoảng của lý tưởng Thiên Chúa giáo ở ngay trong bản chất. Kết thúc tiểu thuyết, vị linh mục đã nhận ra con đường đúng, một cái kết giả định mang tính dân chủ bước đầu. Nguyễn Khải đã nhìn thấy khả năng chung sống lâu dài của một lý tưởng tôn giáo. Có lẽ, văn chương chỉ là một phán đoán, một dự cảm về cuộc sống. “Cha và con” chính là nét chạm đầu tiên chuyển biến tư tưởng Nguyễn khải. Sau này, trong “Thời gian của người” (1985) Nguyễn Khải cũng bộc lộ quan điểm tôn giáo cũng như thơ ca, nghệ thuật, nó sinh ra từ chính con người. Con người tự tạo ra hình ảnh lý tưởng về mình, và luôn khao khát cái tuyệt đối.
Bên cạnh đề tài chiến tranh, tôn giáo là đề tài thế sự. “Mùa lá rụng trong vườn” đã báo hiệu sự rạn vỡ các mối quan hệ gia đình, báo động tâm lý thực dụng, vụ lợi nảy sinh từ cuộc sống thiếu thốn, khó khăn. Việc không coi trọng đúng mức cá tính của mỗi cá nhân sẽ dẫn tới sự nổi loạn. Như vậy tiểu thuyết đã từ chối cái nhìn lý tưởng, nhìn con người từ góc độ thế sự, cá nhân với rất nhiều đa đoan, đa sự; nhìn con người bên cái tất yếu là cái ngẫu nhiên may rủi để thấy tính hữu hạn của con người.
Hướng tiếp cận hiện thực của các nhà viết tiểu thuyết đã thay đổi. Khi nhà văn tiếp cận từ góc độ thế sự thì mỗi sự kiện, hiện tượng sẽ bộc lộ những ý nghĩa mới. Hiện thực được tiếp cận vì thế sẽ mang tính đa chiều và giúp cho văn học thoát khỏi cái nhìn đơn giản một chiều. Cái nhìn thế sự sẽ mở đường cho cảm hứng về cái hài và cái bị trở lại với văn học.
Có thể nói một trong những người viết tiểu thuyết gây sốc nhất là Phạm Thị Hoài. Phạm Thị Hoài quan niệm tiểu thuyết là một cuộc chơi, chơi kết cấu, chơi nhân vật, và văn chương là một cuộc chơi vô tăm tích. Thế giới của người là thế giới phủ thảm, thế giới của giả dối. Nhà văn đã nhặt nhạnh những mảnh vỡ của huyền thoại để nhào nặn nên một huyền thoại mới. Nhà văn cũng không chủ ý kể một câu chuyện giống thật để người đọc tin. Các nhân vật của Phạm Thị Hoài như một niềm tin bị nghề nghiệp ngờ. Mỗi nhân vật sử thi được tái tạo rồi bị phá hủy. Vấn đề nhà văn đặt ra: Con người chỉ sống bằng ý chí có hợp tự nhiên không?
Quan niệm văn chương như một trò chơi đã xúc phạm đến những người đọc truyền thống. Với Phạm Thị Hoài, cuộc đời là một sân khấu và mỗi nhân vật đều có cuộc chơi.
Phản ánh cuộc sống một cách đa diện nên tiểu thuyết cũng khước từ thứ ngôn ngữ sạch sẽ đầy chất thơ mà thô nhám, góc cạnh, trần trụi, giọng điệu đầy mỉa mai, trêu cợt, tự vấn.
3. Nhìn lại tiểu thuyết Việt Nam ba mươi năm qua, bên cạnh những non nớt chúng ta vẫn thấy những giá trị được tạo nên bởi những nỗ lực đổi mới một nền tiểu thuyết Việt Nam của các nhà văn Việt Nam. Bằng cái nhìn đa chiều về hiện thực, con người, bằng quan niệm dân chủ, đời thường về văn chương, tiểu thuyết đã mở rộng cảm hứng về cái bi và cảm hứng về cái hài. tiểu thuyết cũng dung nạp rộng rãi các yếu tố nghịch dị, huyền ảo, sử dụng, thử nghiệm nhiều kĩ thuật viết văn mới. Một nhãn quan mới về ngôn ngữ đang hình thành, ngôn ngữ đầy tính suồng sã, gây hấn, nhưng cũng đầy vẻ đẹp.
Tóm lại, câu trả lời thành thật cho tiểu thuyết Việt Nam đương đại, có khủng hoảng hay không là “có”. Nhưng đó là sự hết thời của lối tiểu thuyết tả chân, lý tưởng hóa với kỹ thuật viết cổ điển. Không phải không có những khủng hoảng ở những thể nghiệm mới. Nhưng cái mới là yêu cầu bắt buộc của một nền tiểu thuyết đang tìm đường phát triển và đến với công chúng.
Synthesis and size control of Pt Nanocubes with
High selectivity using the additive
Effect of naI
Mami yamada, syuaku kon, and mikio miyake*
Sohool of madeals science, japan Idvance Institute of science
And techuology, 1-1 Asahidai, Nomi-shi, Ishikawa 923-1993.
The sythesis and size contvol of Pt nanocubes stabilized by PAA weve take placed by vanjing the veactiar temperatures and the grown rate between the {111} and {100} faces with the addition NaI: result the shape selectivity was about 70-80% and cubic bize was controllable between 7,5 - 10,5nm.
Fuel cells possess veny high energy conversian efficiency withont emitting environmental pollutants and Co2, in placed of thermal power generation sytems. EFC is expected to use the most wide because of its low operating temperature (elow 1000CV). However, the cost of Pt nanoparticles used as an electrocle castalyt in FEFCs must be veduced Phis can be done by dereloping Pt nanopaticles eith higher catalytic actirity.
The catalytic zctivity of Pt nano particles clepends depends on their shapeand size. Cubic Pt nanoparticles have higher catolytic activity than spherical particles. Cubic partieles are compsed of only (100) facets, with more defective and a ctive si tes accompanied by dissolution and surface veconstriction {111} facets. Risulat of
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VHDOCS 60.doc