Một trong những kỳ vọng lớn nhất về lợi ích của người mua cổ phiếu là quyền mua cổ phiếu phát hành tăng vốn. Đây là một khoản thu nhập, một khoản lợi lớn của người sở hữu cổ phiếu. Tuy nhiên, thông thường trước khi phát hành cổ phiếu tăng vốn, công ty tiến hành chốt danh sách cổ đông. Tại thời điểm đó, những ai sở hữu cổ phiếu nằm trong danh sách cổ đông của HĐQT sẽ được mua thêm cổ phiếu mới theo tỷ lệ được ấn định dựa trên số cổ phiếu đang sở hữu. Với những nhà đầu tư mới, người mua cổ phiếu mới trong giai đoạn giao thời, hoặc khi danh sách cổ đông đã được chốt, nếu không biết, tiền đã thanh toán cho người chuyển nhượng, mặc dù cổ phiếu mình đã nắm giữ, nhưng chưa làm xong thủ tục chuyển nhượng, nên mất quyền mua. Quyền mua cổ phiếu mới vẫn thuộc về người chuyển nhượng, trong khi người chuyển nhượng đã bán cổ phiếu của mình đi rồi theo giá thị trường tại thời điểm đó. Như vậy, các nhà đầu tư cổ phiếu trên thị trường OTC cần chú ý luôn luôn thỏa thuận bằng giấy, bằng hợp đồng chuyển nhượng với người chuyển nhượng cổ phiếu, ghi rõ ràng quyền lợi mua cổ phiếu mới tăng vốn thuộc về ai. Loại rủi ro này là phổ biến nhất trên thị trường OTC trong thời gian qua.
19 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 11752 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thị trường OTC tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m gia vào thị trường OTC đơn giản hơn so với thị trường chính thức. Các nhà đầu tư có thể dễ dàng trong việc truy cập, trao đổi thông tin. Do đó có thể tiết kiệm thời gian, chi phì và vẫn có thể thực hiện được việc giao dịch một cách suôn sẻ
1.3. Sự khác biệt giữa thị trường OTC và thị trường sàn giao dịch
Sự khác biệt cơ bản giữa thị trường OTC và thị trường sàn giao dịch có thể ghi nhận như sau:
Đặc điểm
OTC
Sàn giao dịch
Địa điểm kinh doanh
Phân tán
Tập trung
Cơ quan điều hành
Thường là do hiệp hội kinh doanh chứng khoán
Sở giao dịch
Xác định giá
Gút giá bằng thương lượng
Gút giá bằng đấu giá 2 chiều
Thị trường OTC là nơi ít kén CK giao dịch hơn thị trường sàn giao dịch. Tuy nhiên, CK giao dịch vẫn phải là loại đáp ứng các chuẩn mực và được phép giao dịch đại chúng. Đặc biệt, đây là thị trường đảm nhận vai trò bán ra các CK phát hành mới (new issues), kể cả chứng chỉ của các quỹ hỗ tương đầu tư (qũy mở - mutual - các quỹ hỗ tương đầu tư chỉ bán sơ cấp trong thị trường này, chứ không có mua bán thứ cấp, bởi với các chứng chỉ đó chỉ có thể được các quỹ này mua lại theo một cơ chế riêng.
Như ta biết, CK phát hành môi giới là loại do công ty chào bán ban đầu (giao dịch sơ cấp) để huy động vốn. Dù có thể việc mua đi bán lại (hoạt động thứ cấp) ngay lập tức, thì về nguyên tắc, các CK phát hành như vậy xem như được trao từ tay của chủ thể phát hành, thông qua các công ty CK bảo lãnh, đến tay người đầu tư. Đặc điểm này tồn tại cho đến khi đợt phát hành hoàn tất (thường là 90 ngày). Quá trình chào bán sơ cấp được dựa vào một giá tham khảo ban đầu (gọi là giá IPO - initial public offering price) và thường được thực hiện bán theo một kết quả chào đón (đặt mua) của các nhà đầu tư. Do đó mà cơ chế đấu giá hai chiều (double auction), giữa đại diện hai nhà đầu tư với nhau như trên sàn giao dịch, không thể áp dụng được đối với trường hợp phát hành lần đầu ra công chúng.
Tại thị trường sàn giao dịch, giá thị trường được xác lập dựa trên kết quả đấu giá của môi giới mua và môi giới bán, với sự can thiệp điều hoà, nếu cần, của các chuyên gia. Cũng ở thị trường OTC, giá thị trường cho bởi kết quả rao mua - chào bán cạnh tranh (bid - offer hay ask) liên tục giữa các nhà tạo giá. Các báo giá (quotations) đó được đưa vào và thể hiện trên hệ thống làm bật ra giá tốt nhất cho thị trường
Việc thương lượng để có giá tốt nhất do các công ty CK, các nhà tạo giá (market maker) thực hiện, họ có thể mặc cả với nhau trong một giao dịch. Mỗi thương vụ được đưa ra khảo giá giữa nhiều nhà tạo giá khác nhau để tỡm giỏ tốt nhất (giỏ thu vào cao hay thấp). Việc thông tin có thể bằng điện thoại, khi một công ty nhận được lệnh mua hay bán của khách hàng, họ sẽ gọi đến các nhà tạo giá đảm nhận loại CK đó để thương lượng giá giao dịch cho khách. Kết quả mua bán cũng được quy định bắt buộc phải thông tin.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG OTC TẠI VIỆT NAM
2.1. Thị trường OTC Việt Nam giai đoạn đầu
Cũng như các nước đang phát triển trên thế giới, khi thị trường chứng khoán trên sàn giao dịch chính thức phát triển mạnh mẽ thì thị trường OTC cũng dần khẳng định vị thế của mình. Tuy nhiên, thật không dễ để có thể có được một thị trường OTC vận hành một cách hiệu quả và tích cực, mang lại môi trường đầu tư ổn định như Nasdaq (Mỹ). Trong thời gian đầu hình thành và hoạt động, thị trường OTC tại Việt Nam cũng bộc lộ những đặc điểm nổi bật. Cụ thể:
2.1.1. Tồn tại nhưng chưa chính thức
Tính đến tháng 6 năm 2005, cả nước có gần 2000 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và trên 3000 công ty cổ phần. Tổng vốn điều lệ của các công ty này hơn hơn rất nhiều lần khối lượng vốn hoá trên thị trường chính thức. Không phải cổ phiếu của tất cả các công ty cổ phần đều được mua bán, trao đổi thường xuyên mà chỉ có một ít trong số đó được giao dịch. Có những loại cổ phiếu gần như không bao giờ được giao dịch, nhưng có những loại cổ phiếu tuy chưa được niêm yết trên thị trường chính thức trên sàn, nhưng chúng được giao dịch rất sôi động như cổ phiếu của các ngân hàng cổ thương mại cổ phần Á Châu, Sài Gòn Thương Tín, Bánh kẹo Kinh đô, Vinamilk. Đây chính là những cổ phiếu mà các nhà đầu tư có tổ chức, nhất là các quỹ đầu tư rất quan tâm. Tại thời điểm này, thị trường phi tập trung ở Việt Nam tồn tại là một thực thể khách quan. Tuy nhiên hoạt động của thị trường này còn rời rạc, tổ chức của thị trường này chưa được chặt chẽ, chưa có người tạo lập và dẫn dắt thị trường.Đồng thời chưa có tổ chức nào đứng ra quản lý và đưa vào khuôn khổ nhằm phát huy được tiềm năng và giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn đến từ thị trường OTC.
2.1.2. Dễ lũng đoạn thị trường
Với đặc điểm giá của chứng khoán được quyết định bởi các nhà tạo lập thị trường, thế nên sẽ không khó khi có một nhà định giá âm thầm liên hệ cùng người mua thoả thuận mức giá trần của cổ phiếu. Và ngay lập tức giá tham chiếu của cổ phiếu đó sẽ tăng lên trong ngày hôm sau. Chính vì thế, các nhà đầu tư rất khó có thể biết được giá trị thực của cổ phiếu. Giá cổ phiếu sau khi bị tác động không hoàn toàn phản ánh đúng ý của nhà đầu tư trên thị trường. Chính giá tham chiếu cũng không đủ khách quan để làm cơ sở đánh giá thị trường. Và tất nhiên là điều này gây bất lợi không nhỏ cho nền kinh tế.
2.1.3. Mất thời gian của nhà đầu tư
Một lý do nữa khiến nhà đầu tư và công ty chứng khoán không hào hứng với thị trường OTC bởi họ quá mất thời gian trong việc đàm phán lệnh và nhận lệnh khi giao dịch. Nếu như trên thị trường sơ cấp, giao dịch báo giá gần như khớp lệnh liên tục và người mua bán có thể nhận các thông số là quyết ngay việc mua bán cổ phiếu thì với cách thức thoả thuận, người muốn mua phải tự tìm ra ai muốn bán. Khi các nhà đầu tư muốn bán chứng khoán, họ phải nhờ công ty chứng khoán viết lệnh lên sàn, sau đó phải chờ môi giới tìm đối tác. Môi giới phải hỏi ra công ty chứng khoán nào có nhà đầu tư đang muốn mua (hoặc đợi người đến hỏi mua) rồi sau đó cũng phải đàm phán với người bán giá người mua muốn. Người mua sẽ đồng ý với giá thoả thuận không. Sự việc cứ diễn ra như thế cho đến lúc nào hai bên cùng thoả mãn với giá mua bán . So với sự biến động của thị trường vốn, thời gian đàm phán để hoàn tất một giao dịch thoả thuận có thể khiến giá cả trên thị trường đó thay đổi.
2.2. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ thị trường OTC
2.2.1. Tích cực
Cải thiện tính minh bạch trên thị trường
Có một điều ta có thể dễ dàng nhận thấy là việc quản lý OTC tập trung có áp dụng các chế tài cần thiết sẽ giúp cải thiện tính minh bạch trên thị trường. Cụ thể, các công ty đại chúng phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ và bất thường theo Luật Doanh nghiệp như: báo cáo tài chính năm có kiểm toán, thông tin bất thường... Điều đó sẽ giúp cho các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, điều đó chính là nhân tố quan trọng trong việc xem xét, định giá chính xác doanh nghiệp nhằm tránh những rủi ro trong quá trình giao dịch và tạo điều kiện bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư và tránh được các rủi ro trong quá trình giao dịch chứng khoán OTC.
Tạo điều kiện thực hành cho doanh nghiệp trước khi niêm yết
Khi sàn OTC chính thức hoạt động, các tổ chức đăng ký giao dịch tại sàn ngoài việc có thể dễ dàng huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, còn là một bước đệm tập dượt về công bố, quản trị, điều hành công ty trước khi chính thức niêm yết
cổ phiếu tại sàn HNX hoặc HoSE. Bên cạnh đó, đây cũng là một biện pháp PR hiệu quả và kinh tế nhằm nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trong mắt các nhà đầu tư, giúp doanh nghiệp sẽ có rất nhiều lợi thế khi tiếp tục phát hành cổ phiếu. Thị trường chứng khoán tập trung thật sự là một thử thách lớn đối với các doanh nghiệp, thế nên việc tạo nền tảng từ thị trường OTC càng mang lại cho doanh nghiệp nhiều kinh nghiệm và có được những tiền để vững chắc trước khi niêm yết.
Cơ hội tiềm năng cho các nhà đầu tư
Thị trường chứng khoán Việt Nam luôn là kênh đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài kể cả ở những thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu chựng lại. Dòng tiền tiềm năng đổ vào thị trường ở mức cao thể hiện qua số dư tiền gửi tại các công ty chứng khoán. Khó khăn lớn nhất trên thị trường OTC chính là khoảng trống thông tin về người có nhu cầu mua và bán. Và các dịch vụ mà các công ty chứng khoán đưa ra hiện nay chủ yếu nhằm khỏa lấp khoảng trống này, trong đó lập sàn giao dịch cổ phiếu OTC là một dịch vụ điển hình. Giảm thiểu rủi ro, tránh bị giá thao túng, và giao dịch bảo đảm là những cái được lớn nhất của nhà đầu tư OTC khi thực hiện giao dịch qua công ty chính thức.
2.2.2. Tiêu cực
2.2.2.1. Thị trường OTC vẫn còn “hỗn loạn” và cần được điều chỉnh
Hiếm có thị trường chứng khoán mới ra ràng nào trên thế giới lại có một thị trường OTC hoạt động thoải mái và thiếu kiểm soát như ở Việt Nam. Năm 2007, các công ty cổ phần thoải mái phát hành cổ phiếu vô tội vạ ra công chúng, cho hàng ngàn nhà đầu tư cá nhân không có một khái niệm lờ mờ về công ty mà mình mua. Độ nóng của thị trường cổ phiếu không chính thức đang ẩn chứa những rủi ro chờ ngày bùng phát khi mà người mua đang lờ đi những phân tích lý trí. Nhưng đây là chuyện đang diễn ra hàng ngày trên thị trường chứng khoán không chính thức của Việt Nam, khi nguồn vốn trong dân đang tiếp tục ồ ạt đổ vào những cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết và chưa biết bao giờ sẽ niêm yết. Song song với việc người giữ cổ phiếu bán cổ phiếu ra ngoài là việc tung các tin có lợi về công ty qua các kênh truyền thông chính thức hoặc truyền miệng khiến cho giá cổ phiếu tăng mạnh. Với cách này, nhiều người đang thu về mức lời trên vốn hàng chục lần, một mức lợi nhuận không tưởng nếu dựa trên hoạt động kinh doanh đơn thuần.
Những người bỏ tiền đầu tư đều ý thức được mức rủi ro, và sự thiệt hại khi những cổ phiếu không thực chất sụt giá hoặc những công ty mà họ mua sập tiệm là chi phí kỳ vọng mà họ sẽ phải trả. Hầu hết những người mua bán OTC đang làm cái chuyện giống như truyền lửa qua tay nhau, và ai cũng hy vọng rằng mình sẽ không phải là người cuối cùng cầm lửa trong tay. Xung quanh vấn đề thị trường OTC, Uỷ ban Chứng khoán chưa phát huy được công cụ hành pháp mạnh nhất mà cơ quan này đang có trong tay, Luật Chứng khoán vốn có hiệu lực từ đầu năm 2007. Sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán đang kéo rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ vào cuộc. Với hiểu biết hạn chế về kinh doanh cổ phiếu và cùng với việc thiếu thông tin đáng tin cậy, những nhà đầu tư này sẽ là những nạn nhân không tránh khỏi của những cổ phiếu dỏm. Việc mua bán trao tay trên thị trường OTC không có sự bảo trợ của pháp luật càng làm cho khả năng này lớn hơn, và có thể dẫn đến những hậu quả xã hội chưa lường trước được. Sự giám sát, điều chỉnh của các cơ quan có chức năng như Uỷ ban Chứng khoán và Bộ Tài chính trong lúc này là hết sức cấp thiết.
2.2.2.2. Thông tin thiếu chính xác làm giảm tính thanh khoản
Trong lúc đa số các cổ phiếu trên thị trường OTC giảm giá và tính thanh khoản rất thấp thì một số cổ phiếu bất động sản lại được thổi giá tăng mạnh. Thông tin của các doanh nghiệp đang rất mập mờ và thiếu sự trung thực nên đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các cổ phiếu trên thị trường OTC. Thị trường cổ phiếu OTC
hiện nay không còn hấp dẫn như trước nữa.
2.2.2.3. Sáu dạng rủi ro khi mua bán cổ phiếu trên thị trường OTC
Rủi ro luôn là người bạn đồng hành đối với các nhà đầu tư trên thị trường OTC, chính điều đó cũng mang lại nét đặt biệt cho thị trường này. Có thể phân thành các dạng rủi ro sau:
Một là, tranh chấp hay thiệt hại về quyền mua cổ phiếu mới tăng vốn.
Một trong những kỳ vọng lớn nhất về lợi ích của người mua cổ phiếu là quyền mua cổ phiếu phát hành tăng vốn. Đây là một khoản thu nhập, một khoản lợi lớn của người sở hữu cổ phiếu. Tuy nhiên, thông thường trước khi phát hành cổ phiếu tăng vốn, công ty tiến hành chốt danh sách cổ đông. Tại thời điểm đó, những ai sở hữu cổ phiếu nằm trong danh sách cổ đông của HĐQT sẽ được mua thêm cổ phiếu mới theo tỷ lệ được ấn định dựa trên số cổ phiếu đang sở hữu. Với những nhà đầu tư mới, người mua cổ phiếu mới trong giai đoạn giao thời, hoặc khi danh sách cổ đông đã được chốt, nếu không biết, tiền đã thanh toán cho người chuyển nhượng, mặc dù cổ phiếu mình đã nắm giữ, nhưng chưa làm xong thủ tục chuyển nhượng, nên mất quyền mua. Quyền mua cổ phiếu mới vẫn thuộc về người chuyển nhượng, trong khi người chuyển nhượng đã bán cổ phiếu của mình đi rồi theo giá thị trường tại thời điểm đó. Như vậy, các nhà đầu tư cổ phiếu trên thị trường OTC cần chú ý luôn luôn thỏa thuận bằng giấy, bằng hợp đồng chuyển nhượng với người chuyển nhượng cổ phiếu, ghi rõ ràng quyền lợi mua cổ phiếu mới tăng vốn thuộc về ai. Loại rủi ro này là phổ biến nhất trên thị trường OTC trong thời gian qua.
Hai là, tranh chấp hay thiệt hại về cổ tức.
Cổ tức của công ty được chia cho cổ đông dựa trên số lượng cổ phần cổ đông đang nắm giữ. Rủi ro là ở chỗ, khi mua cổ phiếu, người được chuyển nhượng không nắm bắt được thông tin, không thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng chuyển nhượng. Do đó người mua mặc dù nắm giữ cổ phiếu đúng tên mình rồi, nhưng không nhận được cổ tức.
Ba là, rủi ro trong mua bán cổ phiếu chưa được chuyển nhượng.
Có cổ phiếu theo quy định nội bộ công ty sau 1 năm mới được chuyển nhượng, nhưng nhiều nhà đầu tư không nắm được thông tin, mua loại cổ phiếu đó. Và trong thời hạn 1 năm chưa làm được thủ tục chuyển nhượng, thì các quyền lợi về quyền mua thêm cổ phiếu tăng vốn, chia cổ tức…, vẫn thuộc về người đứng tên sở hữu cổ phiếu, còn người đã bỏ tiền ra mua, đang nắm giữ cổ phiếu thì bị chiếm đoạt mất quyền lợi.
Bốn là, rủi ro trong mua bán cổ phiếu ở thời điểm phát hành.
Loại cổ phiếu này trong giới mua bán trên thị trường OTC còn gọi là cổ phiếu cũ và cổ phiếu mới, tức là thờinđiểm phát hành, kèm theo đó là quyền lợi mà nhà đầu tư có được: cổ tức, cổ phiếu thưởng, quyền mua cổ phiếu. Bởi vì, thông thường các công ty căn cứ vào năm phát hành cổ phiếu để phân phối quyền lợi cho cổ đông. Người sở hữu cổ phiếu chỉ được hưởng lợi ích tương ứng với số tháng mà cổ phiếu đó đã phát hành. Bởi vậy bỏ tiền ra mua cổ phiếu cùng với giá mua như nhau, nhưng quyền lợi giữa cổ phiếu cũ và cổ phiếu mới là khác nhau. Nhà đầu tư cần hết sức chú ý chi tiết này.
Năm là, rủi ro trong mua bán cổ phiếu khi biến động giá.
Thông thường để chắc ăn và “nắm đằng chuôi”, người bán luôn yêu cầu người mua cổ phiếu phải đặt cọc tiền một tỷ lệ nào đó. Khi đó nếu giá cổ phiếu giảm, buộc người mua phải mua số cổ phiếu với giá đã cam kết, nếu không bị mất tiền đặt cọc. Ngược lại, khi giá lên, người bán có xu hướng đánh tháo và dễ dàng đánh tháo, còn số tiền đã đặt cọc không phải lúc nào và trường hợp nào cũng lấy lại ngay được.
Sáu là, rủi ro trong giao dịch nhận chuyển nhượng quyền mua.
Trong các đợt phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn, cổ đông hiện hữu, cổ đông chiến lược, hay cán bộ nhân viên công ty được quyền mua cổ phiếu. Khi đó, nhiều người do không huy động được tiền hoặc vì nhiều lý do khác, bán quyền mua cổ phiếu của mình. Giá bán quyền mua thường thấp hơn giá thị trường OTC thời điểm đó. Nhà đầu tư mới thấy giá thấp, hấp dẫn thường chấp nhận mua. Nhưng từ khi nộp tiền để mua cổ phiếu cho đến khi nhận được cổ phiếu là cả một khoảng thời gian khá dài, nên đến khi nhận được cổ phiếu thì cổ phiếu vẫn đứng tên chủ sở hữu là người chuyển nhượng. Khi đó, nếu giá cổ phiếu đứng nguyên, giảm, hay gặp phải người nghiêm túc, đứng đắn, thì công việc làm thủ tục chuyển nhượng không vấn đề gì. Trong trường hợp gặp phải người không trọng chữ tín, dễ dàng bị đánh tháo và hứa hẹn trả lại số tiền trước kia đã nhận kèm với lãi suất tiền gửi ngân hàng.
2.3. Hoạt động của thị trường OTC Việt Nam giai đoạn 2005 – 2006
Ngay từ những ngày đầu năm 2005, Công ty Chứng khoán Vietcombank được giới chứng khoán khen ngợi khi bảo lãnh phát hành thành công 200 tỷ đồng cổ phiếu ngân hàng Eximbank với mức giá trung bình 1,13 triệu đồng. Vào thời điểm đó Eximbank vẫn còn là một ngân hàng nổi danh với khoản nợ xấu lên đến hơn 500 tỷ đồng, 5 năm không trả một đồng cổ tức và đang xoay xở để tăng vốn từ 300 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng.
2.3.1 Cổ phiếu ngân hàng luôn đóng vai trò chủ đạo
Thành tích nối tiếp thành tích, Eximbank tiếp tục mở đợt phát hành vào tháng 10 năm 2005, tăng vốn lên 700 tỷ đồng, với giá bán cho các cổ đông chiến lược lên đến 1,8 tỷ đồng/cổ phiếu. Vào lúc này Eximbank chỉ cần chưa đến 100 tỷ đồng nợ xấu và có khả năng trả cổ tức trong năm 2005.
Sacombank và ACB có một khởi điểm và danh tiếng hơn nhiều so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác. Vào năm 2003, Sacombank lần đầu tiên vượt qua ACB, ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất là 505 tỷ đồng. Vào cuối năm 2005, Sacombank đạt mức vốn 1.250 tỷ đồng và có kế hoạch tăng lên 2.000 tỷ đồng trong quý I/2006. Quy mô vốn điều lệ của ACB sau 2 năm cũng tăng xấp xỉ 2,5 lần trong khi thị giá cổ phiếu tăng gấp hai lần. Và ở tốp sau của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần như Quân Đội, Phương Nam, Đông Á, Techcombank…
2.3.2.Vẫn phát triển khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn
Năm 2005 là năm khó khăn đối với nhiều DN, nhiều ngành nghề… do ảnh hưởng theo kiểu “hội đồng” của lạm phát, giá xăng dầu, dịch cúm gia cầm. Thế nhưng, năm 2005 có thể xem là năm thành công nhất đối với các tay môi giới cổ phiếu OTC kể từ năm 2000, xét về thu nhập cũng như cơ hội khẳng định nghề nghiệp mới mẻ và đầy thử thách này. Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khiến cho thị trường cổ phiếu OTC tạo được sức hút lớn trong năm 2005. Trong đó lợi nhuận thu về rất lớn từ việc thị trường đánh giá lại giá trị của các cổ phiếu chưa niêm yết có thể xem là động lực lớn nhất.
Việc ANZ mua lại 10% cổ phiếu của Sacombank và việc ACB bán cổ phiếu cho Standard Chartered là hai sự kiện lớn và được quan tâm đặc biệt trong những hoạt động của ngành ngân hàng năm 2005. Có thể nói rằng, đằng sau việc thị giá cổ phiếu Sacombank (tăng hơn 120% trong năm 2005) có ảnh hưởng trực tiếp từ việc ANZ trả cao hơn nhà đầu tư trong nước 1,8 lần để mua cổ phiếu Sacombank. Tương tự cổ phiếu ACB ở mức giá 5,4 triệu đồng/cổ phiếu vẫn được nhiều nhà đầu tư xem là rẻ, vì nếu so sánh với mức giá gấp gần 4 lần mệnh giá của Techcombank thì cổ phiếu ACB có phần nặng ký hơn. Cơn sốt cổ phiếu ngân hàng đến hôm nay vẫn đang ở cao độ và vì thế tất cả các cổ phiếu ngân hàng đều có người quan tâm, lý do đơn giản vì đó là cổ phiếu ngân hàng.
Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng, thị trường cổ phiếu OTC năm 2005 ghi nhận những thành công vượt bậc của các cổ phiếu công ty dược như Dược Hậu Giang, Domesco, Dược 2 tháng 9, Dược 3 tháng 2…. Và các công ty ngành hàng tiêu dùng như Vinamilk, Dầu Tường An, Casumina…Trong khi phần lớn các cổ phiếu chưa niêm yết vẫn đóng băng, thành công của hai nhóm hàng hoá nói trên lại thể hiện rất tốt là tăng trưởng về giá trị và đảm bảo về tính thanh khoản.
Trong các ngành ưu tiên về lĩnh vực đầu tư, ngành dược và ngành hàng tiêu dùng được xem là có ưu thế đặc biệt trong năm 2005 đối với các nhà đầu tư có tổ chức. Bên cạnh các đợt tăng giá cổ phiếu Vinamilk, Dầu Tường An, Domesco…những nhà đầu tư tinh ý luôn có thể nhận thấy sức cầu không mới từ các tổ chức như Sacombank, Vietcombank, VinaCapital… đối với các loại hàng hoá này.
2.3.3. Thanh khoản hơn, thị trường hơn
Ghi nhận từ nhân viên môi giới của các công ty chứng khoán cho thấy tính đến giữa năm 2004, lượng nhà đầu tư trên TTCK chính thức có sở hữu cổ phiếu OTC ước khoảng dưới 30% các nhà đầu tư thường xuyên đến sàn, tỷ lệ này hiện nay là trên 50%. Vốn mang tiếng là loại hàng hoá khó mua khó bán, cổ phiếu OTC hiện nay hầu như có thể mua bán hàng ngày nếu đưa ra giá cạnh tranh, có thể cầm cố tại ngân hàng và có thể nhận được hỗ trợ đến khoảng 70% vốn từ một số công ty tài chính và công ty chứng khoán để mua và nắm giữ.
Trong năm 2005, hầu hết các công ty chứng khoán đó kết hợp với ngân hàng để cung cấp dịch vụ cầm cố chứng khoán, còn gọi là Repo cổ phiếu. Theo đó, mỗi công ty chứng khoán chọn ra danh sách 15-30 cổ phiếu, đưa ra giá mua vào và bán lại (đã tính lãi suất và phí dịch vụ) cho từng thời hạn. Theo đó, nhà đầu tư thay vì bán cổ phiếu thì cú thể chạy đến công ty chứng khoán để vay tiền với cam kết sẽ mua lại tại thời điểm và giá xác định sẵn trong tương lai.
Điều đáng mừng nhất cho thị trường cổ phiếu OTC là việc ngày càng có nhiều tổ chức đầu tư tham gia với mức độ sâu vào thị trường vốn được hình thành tự phát này. Sau một thời gian không làm hài lòng nhà đầu tư, Quỹ đầu tư VF1 hiện đó chuyển hướng đầu tư rất lớn vào cổ phiếu OTC. Trong các giao dịch trên thị trường, việc tham gia của các tổ chức tài chính như:VinaCapital, Indochine…chẳng còn là chuyện lạ trong khi các công ty quản lý quỹ mới mọc lên như nấm và có định hướng vào thị trường OTC, từ các công ty quản lý quỹ trực thuộc các tổ chức lớn như: Prudential, Vietcombank, Bảo Việt…đến các DN nhỏ hơn như Thành Việt.
2.4. Thị trường UPCOM – Giải pháp cho thị trường OTC
2.4.1. Sự ra đời thị trường UPCOM
Trong khi hướng giải quyết cho thị trường OTC còn đang bế tắt thì Chính phủ đã thành lập thị trường UPCOM (thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết) nhằm giải quyết những khó khăn từ thị trường OTC. Cụ thể ngày 20/11/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 108/2008-QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng (CtyĐC) chưa niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HaSTC). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc triển khai thị trường UPCoM. Việc quản lý và tạo môi trường thuận lợi cho việc mua bán, chuyển nhượng chứng khoán của các công ty đại chúng (CTĐC) chưa niêm yết và các loại hình doanh nghiệp được phép chuyển nhượng chứng khoán khác là vô cùng cần thiết. Trên cơ sở đó thị trường UPCoM ra đời khai trương vào tháng 6/2009. Phương thức giao dịch trên thị trường UPCoM là thỏa thuận, bao gồm hai hình thức:
Thỏa thuận điện tử là hình thức giao dịch trong đó đại diện giao dịch nhập lệnh với các điều kiện giao dịch đã được xác định và lựa chọn lệnh đối ứng phù hợp để thực hiện giao dịch.
Thỏa thuận thông thường là hình thức giao dịch trong đó bên mua, bên bán tự thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch nhập thông tin vào hệ thống đăng ký giao dịch để xác nhận giao dịch này.
Thị trường UPCoM ra đời tạo tiền đề cho HaSTC (nay đã trở thành sàn HNX ) xây dựng thị trường OTC có quản lý, góp phần thu hẹp thị trường tự do và hướng tới một thị trường OTC hiện đại. Đây cũng chính là sự mong đợi của nhiều nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý thị trường trong bối cảnh thị trường cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết còn thiếu minh bạch về thông tin doanh nghiệp, về cổ phiếu và đặc biệt là về môi trường đầu tư lành mạnh ẩn chứa nhiều tiềm năng lợi nhuận.
2.4.2. Hiệu quả từ thị trường UPCOM
2.4.2.1. Tác động đến thị trường OTC
Sau gần 1 năm triển khai sàn giao dịch UPCOM (thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết), chợ OTC đã bị thu hẹp. Việc mở sàn UPCoM trước kia là nhằm đưa thị trường OTC vào khuôn khổ, hạn chế những rủi ro cho nhà đầu tư như thông tin thật giả khó xác định, việc làm giá của nhà môi giới, việc tranh chấp khó giả quyết...; đồng thời cũng là để giúp cho thanh khoản của các cổ phiếu được tốt hơn. Chính việc ra đời của UPCOM đã khiến cho hoạt động của thị trường OTC bị thu hẹp. Quả thực hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh, chợ OTC tại nhiều công ty chứng khoán đã không còn, những “chợ lớn” như Đông Dương hay VN-Direct ngày trước mua bán tấp nập thì nay hoàn toàn vắng bóng nhà đầu tư. Hiện tại chỉ còn chợ Bản Việt hoạt động, tuy vậy không còn sôi động như trước đây. Số lượng cổ phiếu được giao dịch cũng đã giảm nhiều. Việc đóng cửa các chợ này là chủ trương của các công ty khi muốn hạn chế cảnh mua bán bát nháo.
Tuy vậy, theo một chuyên gia chứng khoán độc lập thì việc thu hẹp này không hẳn là do có thị trường UPCOM nên nhà đầu tư chủ động giao dịch trên sàn này, vì hiện tại giao dịch trên sàn UPCoM mỗi ngày không thể so sánh với giao dịch trên thị trường OTC. Tính trung bình, mỗi phiên trên UPCOM giao dịch được khoảng vài tỉ đồng, trong khi tại OTC có nhiều giao dịch cũng đã lên đến vài tỉ đồng.
Lý do chính của việc nhiều chợ OTC không còn sôi động. Còn một lý do nữa là việc mua bán cổ phiếu OTC hiện không còn mang lại lợi nhuận cao như trước do thị trường chứng khoán một năm trở lại đây ít có những đợt biến động mạnh, kéo theo sự ảm đạm trên thị trường OTC. Bên cạnh đó, khi thị trường đã xuống khá sâu thì cơ hội để nhà đầu tư tiếp cận các cổ phiếu tốt trên sàn là không khó. Do đó, nhiều nhà đầu tư đã chọn thị trường niêm yết thay cho thị trường OTC.
Để hỗ trợ tính thanh khoản của thị trường UPCoM, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chỉ đạo cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) điều chỉnh phần mềm hệ thống để chuyển từ phương thức giao dịch thỏa thuận điện tử sang hệ thống khớp lệnh tập trung. Bên cạnh đó, để hỗ trợ các công ty đại chúng lên thị trường UPCoM, ủy ban cũng đã trình Bộ Tài chính ban hành thông tư sửa đổi về quy chế giao dịch UPCoM. Theo đó, cho phép hủy bỏ quy định phải có 1 công ty chứng khoán bảo tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thị trường otc tại Việt Nam.docx