Tiểu luận Thực địa Ninh Bình

 

Lời mở đầu 2

I. Giới thiệu chung 3

I.1 Nhà thờ đá Phát Diệm 5

I.2 Tam Cốc 12

I.3 Bích Động 14

I.4 Rừng Quốc Gia Cúc Phương 18

II Khả năng khai thác du lịch ở Ninh Bình 22

III Giải pháp về các vấn đề còn tồn tại: 24

Lời Kết 25

Tài liệu tham khảo 26

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2043 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực địa Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iáo phận Phát Diệm từ năm 1865) và các giáo dân Công giáo trong hơn 30 năm. Theo ông Nguyễn Văn Giao, hướng dẫn viên phục vụ nhà thờ cho biết: "Nói công trình này giống đình chùa là rất đúng. Cha Trần Lục - kiến trúc sư của công trình có mong muốn rằng, qua công trình này nói lên tính chất hòa hợp và sự hội nhập giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc cũng như sự hòa hợp giữa Công giáo với các tôn giáo khác ở Việt Nam; nói lên tính đoàn kết". Nhà thờ được xây dựng với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19. Từ hướng Nam đi vào nhà thờ Phát Diệm gồm các phần: Ao hồ, Phương Ðình, Nhà thờ lớn, ba hang đá nhân tạo và nhà thờ đá. Hình 1: Sơ đồ quần thể nhà thờ đá Phát Diệm Kiến trúc: Quần thể nhà thờ Phát Diệm gồm ao hồ, phương đình (gác chuông), 1 nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ (trong đó có 1 nhà thờ bằng đá tự nhiên, được gọi là nhà thờ đá). Ao hồ: Một hồ nước hình chữ nhật, rộng khoảng 4ha, được kè đá xung quanh, nằm trực diện với con đường từ thị trấn Phát Diệm dẫn vào nhà thờ. Giữa hồ là 1 hòn đảo nhỏ trên có bức tượng Chúa. Hình 2: Toàn cảnh ao hồ và mặt tiền Phương Đình Phương Đình: là một công trình kiến trúc bề thế cao 25m, rộng 17m, dài 24m gồm ba tầng được xây dựng bằng đá phiến, lớn nhất là tầng dưới cùng được xây dựng bằng đá xanh. Trên 4 đỉnh tháp có 4 pho tượng bốn vị Thánh Sử, mà từ đường nét, tư thế đến đường mây nếp áo khiến ta dễ lầm với các pho tượng trong các đền chùa Việt Nam. Các vòm cửa bằng đá được lắp ghép đến trình độ tinh xảo. Giữa Phương Ðình đặt một sập làm bằng đá nguyên khối, phía ngoài và bên trong là những bức phù điêu được khắc chạm trên đá hình ảnh chúa Jêsu và các vị thánh với những đường nét thanh thoát. Tầng thứ hai của Phương Ðình treo một trống lớn. Tầng ba treo một quả chuông cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần 2000 kg. Quả chuông này đã được đúc từ năm 1890 trước 9 năm khi Phương Đình được xây dựng xong, để đưa được quả chuông lớn lên gác chuông này giáo dân đã phải đắp đất thành đường dốc và lăn chuông lên. Chuông ở Phương Đình không phải loại chuông Tây kéo mà nó được đánh bằng vồ. Một tiếng chuông vang xa được ví như cả 3 tỉnh (Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa) nghe thấy. Mái của nhà thờ Phát Diệm không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ khác mà là mái cong thấp cổ kính như mái đình, mái chùa. Mộ Cụ Sáu: Ngay sau Phương Đình tại sân giữa mặt tiền nhà thờ Chính Tòa là ngôi mộ Linh mục Phêrô Trần Lục- người có công đầu trong việc thiết kế và xây dựng nên công trình nhà thờ Phát Diệm này. Ông tên khai sinh là Trần Hữu quê ở huyện Nga Sơn- Thanh Hóa. Ông còn có tên khác là Trần Chiêm song mọi người vẫn quen gọi ông là Cụ Sáu bởi trước khi được sắc phong làm Linh Mục năm 1860 ông đã giữ chức Phó Tế ( chức thứ 6 trước khi lên cấp Linh Mục). Ông là người tài giỏi, hiền đức đã được 4 đời vua tin dùng, ngoài việc chăm lo coi sóc giáo phận ông còn là tác giả của nhiều bài thơ ca, vè được nhiều giáo dân tin yêu kính trọng. Mộ của ông không được đặt trong gian cung thánh của Nhà Thờ Lớn do quy định chỉ có Giám mục khi qua đời mới được mai táng ở đó. Nhưng để thể hiện lòng tôn kính và biết ơn công lao của ông các giáo dân đã cho xây dựng mộ ông tại mặt tiền Nhà thờ Lớn. Hình 3: Mộ Cụ Sáu tại sân trước Nhà thờ Lớn Nhà Thờ Lớn: Hình 4: Kiến trúc trạm trổ-mặt tiền Nhà thờ Lớn Hình 5: Gian Cung Thánh Nhà thờ chính được xây dựng năm 1891 với tên chính thức là Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi, nay là nhà thờ Chính tòa của vị Giám mục Phát Diệm. Nhà thờ lớn dài 74m, rộng 21m, cao 15m, có bốn mái và có năm lối vào dưới các vòm đá được chạm trổ hình ảnh hoa sen, hoa đào, hoa cúc, cuốn thư, nậm rượu, được chạm khắc cách điệu rất tinh xảo. Đặc biệt bức phù điêu khổng lồ ở chính giữa với hình ảnh 17 vị thiên thần trong vườn hoa Mân côi mang dáng dấp các nhân vật trong tranh dân gian Thất đồng. Trong nhà thờ có 6 hàng cột gỗ lim (48 cột) nguyên khối, hai hàng cột giữa cao tới 11m, chu vi 2,35m, mỗi cột nặng khoảng 10 tấn. Gian thượng của thánh đường có một bàn thờ lớn làm bằng một phiến đá nguyên khối dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m, nặng khoảng 20 tấn. Mặt trước và hai bên được chạm trổ các loài hoa đặc trưng của bốn mùa làm cho bàn thờ như được phủ một chiếc khăn màu thạch sáng. Trên tường gian Thượng có bức phù điêu hình 12 vị thiên thần tóc đen. Thánh cung rực rỡ vàng son chính giữa là tượng Đức Mẹ bế Chúa con, ở hai bên có các tượng, hình vẽ các Thánh, Đức Chúa và các thiên thần… Gian này cũng là nơi an nghỉ của 6 vị Giám mục là người đứng đầu giáo phận. Nhà thờ cũng sử dụng lối kiến trúc Gothique của Pháp được thể hiện ở vòm mái cuốn cong tháp nhọn. Nhưng nét độc đáo của kiến trúc nơi này là ở sự kết hợp hài hòa Đông- Tây, khi vào Thánh Đường ta phải bước qua ngưỡng cửa cao, những hàng cột trụ bằng gỗ lớn, kiểu cửa gỗ truyền thống kết hợp với kiến trúc mái cong và thấp đã tạo cho nhà thờ Phát Diệm nét đẹp cổ kính thấp thoáng dáng vẻ của đình chùa Việt Nam xen kẽ với lối kiến trúc cổ của Pháp. Đó là sự kết hợp hài hòa tạo nên nét đẹp riêng có ở Nhà Thờ Phát Diệm. Nhà thờ lớn được xây dựng năm 1891, nhưng công việc chuẩn bị kéo dài cả mười năm trước đó. Gỗ lim được lấy từ Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Tây. Có những cây gỗ nặng tới 7 tấn, những phiến đá nặng tới 20 tấn đã được vận chuyển bằng phương tiện bè, mảng rất thô sơ thời đó… Về chân móng, gồm hàng triệu cọc tre trên nền đất phù sa bồi. Công trình thánh đường Phát Diệm do đồng bào giáo dân của vùng Bà Chu - Phát Diệm tự nguyện xây dựng hàng chục năm đã làm nên một kỳ tích, một quần thể kiến trúc đặc sắc, độc đáo và đồ sộ bậc nhất Việt Nam, là một di sản quý báu của dân tộc. Thánh đường nơi đây đã tồn tại hơn 100 năm, đã trải qua không ít những biến cố của khí hậu, thời tiết, sự xói mòn của thời gian và chiến tranh tàn phá. Nhân dân đã góp sức trùng tu, tôn tạo toàn thể thánh đường. Năm 1998, nhà thờ lớn Phát Diệm được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa. Nhà Thờ Đá: Tên nguyên thủy là nhà thờ Trái tim Vô nhiễm nguyên tội Đức Mẹ, còn được gọi là nhà thờ đá vì tất cả mọi thứ ở nhà thờ này đều được làm bằng đá cẩm thạch từ năm 1883, từ nền, tường, cột, chấn song cửa... Phía trong được chạm nhiều bức phù điêu đẹp, đặc biệt là bức chạm tứ quý: tùng, mai, cúc, trúc, tượng trưng cho thời tiết và vẻ đẹp riêng của bốn mùa trong một năm. Ðường nét khắc họa những con vật như sư tử, phượng sống động đến lạ thường. Bằng bàn tay tài hoa các nghệ nhân đã chạm khắc các phiến đá theo phong cách thông phong, kiểu chạm khắc đòi hỏi kỹ thuật cao. Nhờ đó chất liệu đá đã thoát hình khỏi cái nặng nề vốn có để hóa thân vào nhân vật, dáng hình toát lên nét khỏe khoắn, nhưng cũng rất uyển chuyển, sống động. Nơi đây thờ Đức Mẹ Maria (mẹ của Chúa Jêsu). Ban thờ Đức Mẹ có đặt tượng Chúa Jêsu bị hành hình trên cây thánh giá ngoài ra trên ban thờ được trang trí bằng những hình điêu khắc rất ý nghĩa như “trái tim có lưỡi gươm đâm qua”- đây là biểu tượng rút ra từ kinh Thánh, nói lên nỗi đau đớn của Đức Mẹ Maria khi chứng kiến cảnh đứa con của mình bị đóng đinh vào cây thánh giá. Cây thánh giá vốn là biểu tượng của sự chết, của hình phạt mà đế chế La Mã dùng để cai trị con người thì giờ đây Thánh giá là biểu trưng của chiến thắng- Thượng đế ( Chúa Jêsu) dám chết để minh chứng cho tình yêu của mình với con người. Hang đá nhân tạo: Theo con đường dẫn kiệu được lát những phiến đá xanh đến với ba hang đá nhân tạo ở phía bắc khu nhà thờ Phát Diệm, 3 hang đá cách nhau khoảng 100m được tạo bằng những khối đá lớn nhỏ nhác nhau giữ nguyên dáng vẻ tự nhiên bên trên đều đặt những pho tượng chúa to và đẹp. Hình 5-6: Nhà Thờ Đá với kiến trúc trạm khắc bên trong Hình 7: Hang Lộ Đức Hình 8: Núi Sọ Tóm lại, Nhà thờ Phát Diệm là một công trình kiến trúc độc đáo có một không hai ở Việt Nam với nét kiến trúc nguy nga, tráng lệ nhưng hài hòa với cảnh vật thiên nhiên, mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông. Qua đây chúng ta thêm khâm phục bàn tay khối óc, trí tuệ siêu phàm của các nghệ nhân cũng như vị Linh mục Trần Lục và bà con giáo dân Kim Sơn- Ninh Bình đã cho ra đời 1 công trình nghệ thuật điêu khắc đá bậc nhất Việt Nam. I.2 Tam Cốc Điểm dừng chân tiếp theo sau nhà thờ Phát Diệm đó là Tam Cốc. Tam Cốc được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long trên cạn”, quần thể núi đá vôi Tam Cốc nằm tại thôn Văn Lâm xã Ninh Hải huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Tam Cốc có nghĩa là "ba hang", gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả ba hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi.Hàng nghìn hòn núi đá vôi nằm dọc sông tạo nên phong cảnh rất hùng vỹ. Cấu tạo địa chất cho thấy cách đây hàng trăm triệu năm, nơi này là vùng biển. Trải qua thời gian dài, đất lấn biển hình thành nên địa thế như ngày nay. Sóng biển bào mòn núi, đã tạo ra hình dáng các hang động thiên nhiên  kỳ thú. Du khách khi đi thuyền có thể thấy rõ dấu vết xâm thực của nước biển trên các dãy núi đá vôi.Từ bến đò, đi chừng 1,5 km sẽ đến hang Cả dài 127 m, rộng chừng 20 m đây là hang dài nhất. Tiếp đó đi chừng 1 km nữa sẽ đến hang Hai dài 60 m, rộng 18 m. Hang Hai đặc biệt có rất nhiều nhũ đá với hình thù kỳ ảo, từ trần hang rủ xuống lô nhô óng ánh như châu ngọc. Nằm cách hang Hai chừng 500 m là hang Ba dài 43 m, rộng 18 m. Trần hang như một vòm đá, thấp hơn so với hai hang kia. Du khách thăm Tam Cốc chỉ có một con đường thủy duy nhất, đi bằng thuyền nan từ bến đò, vào và ra mất khoảng hai tiếng đồng hồ. Dọc hai bên sông Ngô Đồng, người dân sống ở đây vẫn cấy lúa, trồng rau... Trên núi có những đàn dê được nuôi hoang dã. Người dân thả dê trên núi, cho dê đi ăn các loại lá cây tự nhiên. Cách chế biến thịt dê của người dân cũng rất khéo, khiến cho thịt dê nơi này trở thành một đặc sản nổi tiếng mà du khách đến đây không thể bỏ qua! Thịt dê tái chanh hoặc thịt dê hấp ăn cùng với các loại rau sống như đinh lăng, ngổ, lá mơ, rau thơm… cuốn bánh tráng chấm tương bần thật ngon miệng. Ngoài ra, người ta cũng chế biến nhiều món ăn đặc sắc khác từ thịt dê. Hình 1: Vào Tam Cốc theo sông Ngô Đồng Hình 2: Hang cả Hình 3: Hang hai Hình 4: Nhũ đá trong hang hai Hình 5: Hang ba Hình 6: Lúa được trồng trên sông Ngô Đồng I.3 Bích Động Bích Động nằm cách bến Tam Cốc 2 km, trên dãy núi đá vôi Trường Yên, tên có nghĩa là "động xanh", là tên do tể tướng Nguyễn Nghiễm, thân phụ của đại thi hào Nguyễn Du đặt cho động năm 1773. Đây là một trong những thắng cảnh nằm trong nhóm được người xưa gọi là "Nam thiên đệ nhất động", cụ thể Bích Động được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhị động" tức động đẹp thứ nhì trời Nam [đứng sau động Hương Tích (Nam thiên đệ nhất động) ở Hương Sơn và đứng trước động Địch Lộng (Nam thiên đệ tam động) ở Kẽm Trống]. Phía trước động là dòng sông Hoàng Long uốn lượn bên sườn núi, bên kia sông là cánh đồng lúa. Chùa Bích Động là một ngôi chùa cổ gắn với núi đá mang đậm phong cách Á Đông. Chùa được dựng từ đầu đời nhà Hậu Lê. Trong chùa có quả chuông lớn đúc từ thời vua Lê Thái Tổ, mộ tháp các vị hòa thượng có công xây dựng chùa. Thời Lê Hiển Tông (1740-1786) chùa được trùng tu mở rộng thêm, bao gồm Chùa Hạ, Chùa Trung, Chùa Thượng, trải ra trên ba tầng núi. Chùa Bích Động là một công trình kiến trúc cổ nên cũng như những ngôi chùa khác được xây dựng bằng gỗ lim, mái lợp bằng ngói ta không có mấu, mũi lượn tròn, các góc của mái đều có đầu đao cong vút lên như hình lưỡi đao, hoặc như hình cái đuôi con chim phượng, làm cho mái uốn lượn, uyển chuyển như sóng nước thuỷ triều, nhìn bán diện như hình một chiếc thuyền rồng ngoạn mục trôi trên nước hoặc như hai cánh chim đang dang rộng bay lên. Chùa Bích Động được xây dựng theo kiểu chữ "Tam" Hán tự, ba toà không liền nhau, tam cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành 3 ngôi chùa riêng biệt: Hạ, Trung và Thượng. Điều độc đáo của chùa Bích Động là núi, động và chùa bổ sung cho nhau, lại ẩn hiện giữa những cây đại thụ xanh biếc, làm cho chùa hoà nhập với cảnh trí thiên nhiên ngoại mục. Toàn cảnh như một bức tranh núi rừng hùng tráng, dát lên một phù điêu gồm 3 ngôi chùa cổ kính, mái ngói rêu phong, có đủ 8 cảnh đẹp mà người xưa đã gọi là Bích sơn bát cảnh, ba chùa lại được xây trên sườn núi cao, dưới gầm lại có động Xuyên Thuỷ. Chùa Hạ Chùa Hạ có 5 gian xây trên một nền cao dưới chân núi. Trong chùa thờ phật, kiến trúc chùa theo kiểu chữ Đinh. Vì kèo, xà ngang, xà dọc cũng bằng gỗ lim. Mái chùa là hai tầng mái uốn cong, gồm 8 mái. Các cột đá ở chùa hạ đều bằng đá liền một khối, không chắp nối, cao hơn 4m, làm được những cột đá thư thế là một kỳ công. Tại chùa Hạ, một bức Đại tự bằng chữ Hán ở chính giữa có ghi “Thanh thản cổ mộ” để nói lên cái tâm chính của chùa là thanh bạch từ xưa đến nay. Trên cùng là tòa tam thế. Tương truyền ba vị này là người biết trước được mọi việc ở ba thế giới khác nhau là Thượng giới, Hạ giới và Âm giới. Kế đến là ba vị Phật, ngồi chính giữa là đức Phật Di Đà, bên phải là Quan Âm Bồ Tát, bên trái là Đại Thế Trí Bồ Tát. Vị ngồi hàng thứ ba, đầu đội vương miện là bà chúa Ba - Công chúa thứ ba đời vua Diệu Trang Vương đi tu đắc đạo thành Phật (còn gọi là Phật Bà nghìn mắt nghìn tay). Vị đứng thứ tư mặc áo đỏ, tay chỉ thiên, tay chỉ địa là Thích Ca Mâu Ni (còn gọi là Phật Tổ Như Lai). Người mặc võ phục đứng bên phải là Bát Đại Kim Cương, đứng bên trái là đại diện cho tứ trực công tào- coi xét việc chính sự trong giới nhà Phật. Cuối cùng là ba vị ngồi bên trái là Chí Kiên, Chí Thể và Chí Tâm đã có công thành lập và xây dựng nên chùa Bích Động. Hai tượng Phật đá bên ngoài là Nam Tào - Bắc Đẩu, coi xét sổ sanh tử. Tấm bia lớn bằng đá bên phải là tên những người đóng góp xây dựng chùa Bích Động. Chùa Trung Từ chùa Hạ bước lên 120 bậc theo đường hình chữ S tới lưng chừng dãy núi Ngũ Nhạc là chùa Trung. Ngay phía trước là hai chữ Bích Động tạc vào vách núi. Đây là một chùa rất độc đáo, ít nơi có được, một nửa gắn vào hang động, một nửa lộ thiên, chùa có 3 gian thờ phật. Lễ Phật xong ở Thượng điện, bước lên 21 bậc đá là đến Động tối. Đây là động chính, thâm nghiêm, tĩnh mịch, thiên nhiên đã miệt mài bao đời chau chuốt tỉ mỉ vô cùng tinh tế sắc sảo đến từng chi tiết nhỏ để tạo nên những ông tiên, cô tiên, tiểu đồng, rồng lượn, rùa bơi, voi chầu, hổ phục... Chùa này đã trải qua ba thời kỳ có tên khác nhau: thời kỳ đầu (1428) có tên là chùa Động, đến 1740, đời vua Lê Hiển Tông, chùa này được mở mang, xây dựng thêm và được đặt tên là: Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng. Đến thế kỷ 19 dưới thời vua Tự Đức được đặt tên là chùa Bích Động. Phía trên của mái chùa có mười chữ Hán màu vàng là: Giá Lam Thần Đại Hùng Bảo Điện Nam Thiên Tổ - nghĩa là tất cả các vị sư tổ ở trời Nam này đều xuất phát từ chùa Bích Động ra đi. Về mặt bài trí ở chùa Trung, Phật Tổ Như Lai có cửu long phù giá. Hai tượng ngồi phía ngoài là Vân Thù Bồ Tát, bên trái là Phổ Hiền Bồ Tát, bên trong chính cung là Thánh hiền v.v... ở chùa Trung còn có đường lên Động Tối. Ngay trước cửa động, một chiếc chuông đồng cổ kính với những đường nét chạm trổ rất tinh xảo. Nhìn ra phía ngoài là cầu Giải Oan. Hầu hết khách qua đây thường "thỉnh" lên ba tiếng chuông ngân nga như để "giải oan" cho tâm hồn mình ở nơi cửa Phật được thanh thản. Trong động có ba pho tượng đá sừng sững uy nghi. Chính giữa là đức Phật Di đà, bên phải là Vân Thù Bồ Tát, bên trái là Quan Âm Thị Kính và hình tượng Lão Thọ bằng đá, biểu tượng cho sự trường tồn bất tử v.v... Chùa Thượng Lên chùa Thượng, du khách phải bước tới gần 40 bậc đá theo sườn núi. Chùa Thượng còn gọi là chùa Đông, chùa thờ phật bà Quan Âm . Đây là ngôi chùa nằm ở vị trí cao nhất, gần đỉnh núi Bích Động. Bích Động là một ngôi chùa độc nhất vô nhị ở Việt Nam, không nơi nào có thế đất, thế núi như vậy. Chùa Thượng có hai miếu hai bên: bên phải thờ Thổ Địa, bên trái thờ Đức Sơn Trần. Cạnh chùa có một bể nước gọi là "bể nước Cam Lô" của Phật Bà Quan Âm. Phía trước là cánh đồng Ngũ Môn. Đứng trên chùa Thượng có thể phóng tầm mắt bao quát được toàn bộ cảnh đẹp của chùa Bích Động, không những đẹp về phong cảnh duyên dáng hữu tình, về nghệ thuật văn hóa- kiến trúc, mà nơi đây còn mang ý nghĩa là một di tích lịch sử của tỉnh Ninh Bình. Hình 1: Chùa hạ Hình 2: Chùa Trung Hình 3: Chùa Thượng Hình 4: Đường vào Bích Động Hình 5: Chuông Minh Bia trong Động Tối Hình 6: Phong cảnh tại Bích Động I.4 Rừng Quốc Gia Cúc Phương Vườn Quốc gia Cúc Phương thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, giáp gianh giữa ba tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình và Thanh Hoá, cách Hà Nội hơn 100km về phía tây nam. Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, thành lập vào tháng 7/1962. Vườn quốc gia Cúc Phương có một quần thể hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo. Vườn có diện tích 22.000ha, trong đó 3/4 là núi đá vôi cao từ 300 đến 600m so với mặt biển. Tại đây có đỉnh Mây Bạc cao 648,2m. Khí hậu ở Cúc Phương thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,7ºC . Địa hình phức tạp, rừng ở dạng nguyên sinh chứa nhiều bí ẩn, và cảnh quan độc đáo. Tại đây có rất nhiều hang động với cảnh quan kỳ thú và ẩn chứa những chứng tích văn hoá lịch sử lâu đời như động Trăng Khuyết, động Chúa, động Thuỷ Tiên, động Người Xưa, hang Con Moong, động San Hô... Trong vườn còn có suối nước nóng 38ºC. Hệ thực vật rất phong phú với 1.944 loài thuộc 908 chi và 229 họ. Đặc biệt có cây chò xanh, cây sấu cổ thụ đều trên dưới 1.000 năm tuổi, cao từ 50-70m. Riêng hoa phong lan có tới 50 loài, có loài cho hoa và hương thơm quanh năm. Hệ động vật đa dạng bao gồm 71 loài thú, hơn 300 loài chim, 33 loài bò sát và 16 loài lưỡng cư. Nhiều loài thú quí như: gấu, ngựa, lợn lòi, hổ, báo, chồn, sóc, khỉ... Khu chăn nuôi nửa tự nhiên với các loài hươu sao, nai, khỉ vàng, voọc quần đùi, sóc bay... là nơi phục vụ công tác nghiên cứu của các nhà khoa học và du khách có dịp chiêm ngưỡng như khi sống trong rừng tự nhiên. Cúc Phương còn là quê hương của hàng trăm loài chim, bướm đẹp và lạ. Hiện nay,vườn quốc gia Cúc Phương đã trở thành một trung tâm cung cấp các loài thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho các chương trình trồng rừng trong khu vực và trên cả nước. Nơi đây đã có những khu gây giống tự nhiên đạt kết quả cho các loài chò chỉ, chò xanh, kim giao... Trong tương lai vườn còn xây dựng và mở rộng thêm cơ sở thực nghiệm để cung cấp giống nhiều loài cây thuốc, cây cảnh quý hiếm cho những nơi có nhu cầu Động Người Xưa: Đến với Cúc Phương du khách sẽ thấy ngạc nhiên bởi khu bảo tồn này không chỉ là một khu rừng thiên nhiên kỳ vĩ, mà còn có rất nhiều các hang động kỳ thú. Động Người Xưa là một di tích cư trú và mộ táng của người tiền sử, là trang văn hoá độc đáo trong lịch sử phát triển của nhân loại, nơi được cho là mang dấu ấn sự sống của thuở bình minh loài người và là một di sản quý giá nằm trong đối tượng bảo vệ của VQG Cúc phương. Con đường dẫn ta vào Động Người Xưa được làm từ năm 1968 để đón Bác vào thăm, nhưng lúc đó Bác đã quá yếu, niềm mong ước một lần được đến chiêm ngưỡng thiên nhiên nguyên thủy của Người đã không toại nguyện. Từ đường ô tô đi bộ trên cây cầu dài hơn 100 m, đến chân dẫy núi đá vôi, leo lên với độ cao 45 m, vượt qua hơn 200 bậc thang đá và sắt là du khách đã đến Động Người Xưa.  Đường vào động rất cao, khúc khuỷu nhưng các bậc đá được kè cẩn thận nên khá dễ đi. Từ chân núi lên đến cửa hang động, du khách sẽ có dịp tìm hiểu chứng kiến những điều khá kỳ lạ của thiên nhiên. Đây là khu vực tập trung rất nhiều hệ thống cây leo, cây xẻ đá. Trên vách núi cao những loài cây với bộ rễ to vẫn sống khỏe mạnh, bộ rễ của những loài cây này xuyên qua từng thớ đá để sinh sống và trường tồn, điều này gây sự tò mò với nhiều du khách khi lần đầu tiên đến với Cúc Phương, mọi người sẽ cảm thấy rất thú vị với những thông tin mà mình mới biết về cuộc sống của những loài thực vật ở đây. Động có cửa quay về hướng Tây Nam, cao ráo, thoáng mát và chia làm 3 ngăn. Ngăn ngoài cùng rộng, sáng và thoáng, nơi có dấu tích của người tiền sử. Vào năm 1966 Viện khảo cổ Việt nam phối hợp với VQG Cúc phương, được sự giúp đỡ của chuyên gia Cộng hoà dân chủ Đức, đã tiến hành khai quật hang động này. Trong quá trình khai quật đã thu được các loại rìu đá, mũi nhọn xương, dao cắt bằng đá, vỏ ốc và nhiều xương thú,  răng thú, đặc biệt đã phát hiện được 3 ngôi mộ cổ với các bộ xương người đã hoá thạch còn khá nguyên vẹn. Bằng phương pháp các bon phóng xạ 14 các nhà khoa học đã xác định những bộ xương này cách ngày nay khoảng 7.500 năm. Thi hài người chết được chôn trong tư thế nằm co, xung quanh kè đã hộc, đáy lót đá dăm và xung quanh rắc thổ hoàng. Đây là lối cấu trúc mộ cổ lần đầu tiên phát hiện được trong các di chỉ thuộc nền văn hoá Hoà bình, gợi lại những ý niệm sơ khai về tín ngưỡng tôn giáo nguyên thuỷ .        Ngăn giữa hẹp, tối và ẩm thấp không có dấu tích của người xưa, nhưng đặc biệt có rất nhiều dơi, chính vì vậy trước đây nhân dân địa phương đặt tên cho hang động này là Hang Đắng (Đắng theo tiếng Mường có nghĩa là dơi). Qua điều tra các nhà khoa học đã nhận định đây là hang động có số lượng loài dơi sinh sống nhiều nhất trên thế giới với 19  loài .        Ngăn trong cùng cũng tối và ẩm nhưng có hệ thống nhũ đá rất đẹp. Du khách tới đây có thể thả sức mà tưởng tượng nào là buồng cô dâu, mẹ bồng con và rất nhiều nhũ đá có hình thù muông thú... Đặc biệt có nhũ đá được ví như bộ đàn đá, bởi khi ta gõ nhẹ du khách như đang được thưởng thức âm thanh của đêm hội cồng chiêng,  làm cho hang động thêm huyền ảo và thơ mộng. Trên đường trở ra du khách có thể qua 3 cầu thang sắt để lên tầng trên của động được gọi là “cổng trời” và sẽ không khỏi ngạc nhiên trước một điều hiếm thấy trong các hang động. Đó là trên vách đá, vòm hang có nhiều đốm trắng, tròn và sáng, làm ta liên tưởng đến bầu trời đầy ánh sao khuya... Đây là nơi hút gió vào toàn bộ hang nên không khí rất dễ chịu. Có lẽ đó cũng là lý do tại sao những người tiền sử sống cách chúng ta hàng ngàn năm đã chọn hang động này làm nơi sinh sống. Động Người Xưa là một dấu ấn sự sống thủa bình minh của lịch sử loài người, đây là một khu di tích nằm trong sự bảo vệ và gìn giữ của không chỉ ban quản lý VQG Cúc Phương mà cũng là trách nhiệm của khách du lịch tới thăm. Cây chò ngàn năm: Cây đại thụ này cao 45m, đường kính 5m và có chu vi hơn 20 người ôm mới hết. Từ trung tâm theo một con đường mòn trong rừng già để đến cây chò. Du khách sẽ gặp trên đường dây leo bàm bàm khổng lồ với đường kính gốc 0,5m, chạy dài 1km vắt ngang rừng và loài Đa bóp cổ. Hạt đa nảy mầm trên các hốc cây khác. Khi rễ của chúng đã bám đất phát triển rất nhanh, dần bóp chết cây chủ. Du khách còn được chiêm ngưỡng những cây Chò chỉ cao tới 70m, thân thẳng, tròn đều. Hình 1: Cổng rừng Cúc Phương Hình 2: Nhũ đá trong Động Người Xưa Hình 3: Mộ Cổ trong Động Người Xưa Hình 4: Cổng trời nơi lấy gió làm động luôn khô ráo Hình 5: Cảnh rừng rậm rạp với nhiều loài cây và chằng chịt dây leo Hình 6: Gốc cây chò nghìn năm tuổi II Khả năng khai thác du lịch ở Ninh Bình Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Địa danh này nằm ở vị trí cửa ngõ cực nam của tam giác châu thổ sông Hồng và miền Bắc, nơi có nhiều danh lam thắng cảnh gắn với vùng đất là kinh đô của Việt Nam thế kỷ X với nhiều di tích lịch sử. Trong quy hoạch phát triển vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ, Ninh Bình được ưu tiên phát triển thành một trung tâm du lịch. Ninh Bình cùng với Hạ Long là 2 đỉnh cạnh đáy của tam giác đồng bằng sông Hồng, với địa hình karstơ được các biến đổi địa chất theo thời gian và phù sa bồi đắp tạo cho Ninh Bình một "Hạ Long trên cạn" với vô số các hang động, đầm hồ, núi ngập nước có giá trị phát triển du lịch. Ninh Bình hội tụ đầy đủ các yếu tố của một Việt Nam thu nhỏ: có rừng, núi, sông, biển với các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới... Ninh Bình là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch văn hóa vì đây từng là kinh đô của Việt Nam ở thế kỷ X, nơi phát tích ba triều đại Đinh - Lê - Lý mà bằng chứng để lại là hàng loạt các đền chùa, đình đài, di tích lịch sử. Trong kháng chiến chống ngoại xâm nơi đây có phòng tuyến Tam Điệp, chiến khu Quỳnh Lưu, Phát Diệm và là địa bàn trọng yếu của chiến dịch Hà Nam Ninh lịch sử. Ngoài ra, Ninh Bình có lợi thế về địa lý: cửa ngõ miền Bắc, nằm trên hệ thống giao thông xuyên Việt với nhiều dự án cao tốc được triển khai. Ninh Bình nằm gần địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc với tuyến hành lang Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Sự phát triển du lịch Ninh Bình nằm trong tổng thể phát triển du lịch của Việt Nam sẽ tạo đà hình thành một tứ giác tăng trưởng du lịch: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Ninh Bình qua quốc lộ 1A, quốc lộ 10 và các sân bay Cát Bi, Nội Bài, hệ thống cảng biển, cảng sông. Thủ đô Hà Nội là một trong những đầu mối của du lịch Việt Nam. Ninh Bình có ưu thế rõ rệt về không gian và thời gian của vùng phụ cận Hà Nội nên không bị tính mùa vụ trong du lịch chi phối. Sức ép đô thị mạnh mẽ của Hà Nội và các tỉnh châu thổ sông Hồng cũng tạo cho Ninh Bình một lợi thế to lớn phát triển du lịch cuối tuần. Thực trạng tại một số điểm du lịch ở Ninh Bình Nhà thờ đá Phát Diệm- một kỳ quan thiên chúa giáo ở Ninh Bình là một điểm du lịch văn hóa- lịch sử. Nơi đây thu hút khá nhiều khách tham quan du lịch văn hóa, tôn giáo. Do

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22132.doc
Tài liệu liên quan