Tiểu luận Tiểu thuyết “Chốn xưa” - Lý Nhuệ

Với bút pháp lạnh lùng, bạo liệt, Lý Nhuệ vạch trần tường tận xã hội tàn bạo mà ông từng sống một cách không khoan nhượng: từ đầu đến cuối tác phẩm toàn là máu người. Mở đầu bằng những cái chết của 108 phần tử phản cách mạng, óc bắn tung trắng xóa điểm “lốm đốm trắng đỏ như sương mùa thu” trên bức tường đá; cuộc thảm sát 3.800 nông dân bạo động, người bị bắn người bị chặt đầu, máu nhuộm đỏ dòng Ngân Khê, 57 đảng viên cộng sản bị chém và bị bêu đầu ở cổng thành khắp năm huyện suốt một năm ròng, bêu cho đến khi thịt nát tóc rụng biến thành những cái xương sọ; 10 đội viên xích vệ nông dân bị trói vào cột gỗ, biến thành mười đống lửa kêu gào thảm thiết hai hôm sau, có người còn thấy mười cái thi thể cháy dở co rúm, run rẩy trên những cọc gỗ cháy đen.

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1947 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tiểu thuyết “Chốn xưa” - Lý Nhuệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vương tôn công tử cho đến người gánh nước thuê…tất cả cuối cùng đều trở thành vật hiến sinh cho những cuộc cách mạng, những cuộc thảm sát và tắm máu. Câu chuyện khép lại bằng hình ảnh Lý Kính Sinh, người con trai duy nhất còn lại của dòng họ Lý nhận được tin người bác ruột Lý Tử Vân đã chết trong một chung cư dành cho người già trên đất Mỹ. 2.2.Cuộc đời các nhân vật trong tiểu thuyết “Chốn xưa” Lý Nãi Chi sinh năm 1910 thời Tuyên Thống – vị hoàng đế cuối cùng. Lý Nãi Chi có hai người chị là Lý Tử Hận và Lý Tử Vân. Cha mẹ chết sớm, chị em Nãi Chi ở cùng với Lý Nãi Kính tộc trưởng họ Lý của Cửu Tư Đường. Năm 17 tuổi, Lý Nãi Chi chứng kiến cái chết của người thầy Triệu Bá Nho bị hành hình sau cuộc bạo động Thu Thu của nông dân, anh bị chấn động. Vậy là, cuộc thảm sát tháng 12 năm 1927 ở Ngân Thành đã tạo nên một thanh niên bi phẫn. Trong nhật ký anh viết: “….Tôi làm thế nào để thoát khỏi cái thế giới này?…Có cần thiết phải thay đổi cái thế giới bị tê liệt này không?…Sống như thế này không chút hứng thú, buồn thảm vô cùng! Đọc lại “Gào thét” của Lỗ Tấn, lẽ nào mọi người đều như kẻ ăn thịt người trong “Nhật ký người điên” cả hay sao?… Nghe chị Vân nói, tin tức trên tỉnh và ở các tỉnh khác, càng cảm thấy Trung Quốc thật sự vô vọng.” Rời Ngân Thành lên tỉnh học, Nãi Chi tham gia phong trào sinh viên biểu tình, diễn thuyết trên đường phố, rải truyền đơn chống Nhật. Cuối cùng, chỉ còn một tháng nữa tốt nghiệp, anh bị đuổi học. Nãi Chi bình thản từ chối tấm bằng đại học. Được Cách mạng móc nối anh tham gia hoạt động bí mật, lợi dụng là người nhà với dòng họ Cửu Tư Đường làm vỏ bọc, anh trở về Ngân Thành trà trộn với những người công nhân đào muối. Vì lý tưởng anh hiến dâng cả sự sống và tình yêu của mình. Nãi Chi từ chối mối tình của Bạch Thu Vân, đi hoạt động cách mạng cho đến khi bị Quốc dân đảng bắt giam kết án tử hình năm 1939. Nhờ người chị thứ hai: Lý Tử Vân – vợ của tướng Dương Sở Hùng (một vị tướng của Quốc dân đảng) can thiệp, trên pháp trường xử bắn, “ theo mật lệnh của Dương Sở Hùng, viên đạn lẽ ra phải xuyên tim anh thỉ chỉ bắn gãy xương sườn”, Nãi Chi được hai người chị cứu sống. Trốn thoát, anh được Bạch Thu Vân chăm sóc, nàng cùng anh tham gia cách mạng đến ngày thắng lợi. Nãi Chi sống ở Bắc Kinh và sau đó từ Cục trưởng anh lên Thứ trưởng, đúng lúc thời “Đại cách mạng văn hóa” loại bỏ những phần tử có lý lịch “tư sản tự do”. Vậy là, Lý Nãi Chi chỉ trong một đêm biến thành kẻ phản bội, gián điệp nằm vùng cùng mấy thứ trưởng được đưa lên Trường cán bộ 7/5, cải tạo lao động. Nãi Chi được phân công chăn bò trên nông trường giá lạnh. Vào một đêm giá rét, trong chuồng bò ở tỉnh Giang Tây, Lý Nãi Chi bị thổ huyết và chết lặng lẽ khi ngoài trời tuyết bay trắng xóa. Đến lúc chết Nãi Chi vẫn còn thảng thốt viết chi chít trên tờ Nhân dân nhật báo một từ: “…cách mạng, cách mạng, cách mạng, cách mạng… chữ dày ken, chữ nọ nối tiếp chữ kia. Không ai hiểu ông viết thế để làm gì, không ai hiểu tâm trạng ông khi viết những chữ ấy lên trang báo”. Nó vẫn còn là một dấu hỏi? Bạch Thu Vân là con gái của Bạch Thụy Đức, một nhà doanh nghiệp có thực lực tài chính hùng hậu ở Ngân Thành. Bạch Thụy Đức du học từ Mỹ về đem theo những kiến thức khoa học kỹ thuật làm thay đổi phương thức sản xuất lạc hậu. Ông là người đầu tiên đưa cơ giới vào khai thác muối, sản xuất muối theo phương thức hóa học, cũng là người đầu tiên ở Ngân Thành mua ô tô Ford bốn máy, xây biệt thự tráng lệ kiểu Tây phương. Gia đình Bạch Thu Vân và biệt thự Bạch Viên trở thành cảnh Tây trong con mắt người Ngân Thành. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thương gia giàu có nhưng Bạch Thu Vân là một tiểu thư khuê các có đầu óc cấp tiến, nàng được gia đình cho lên tỉnh học cùng trường với Lý Tử Vân chị của Lý Nãi Chi. Biết Nãi Chi yêu mình nhưng từ chối, Thu Vân đau khổ. Về sau, khi Lý Nãi Chi bị án tử hình vượt thoát, nàng lén trốn gia đình, bỏ học quyết tâm theo người yêu, không sợ gian khổ, hiểm nguy. Bạch Thu Vân và Lý Nãi Chi sinh được ba người con Lý Kinh Sinh, Lý Diên An và Lý Tiểu Nhược. Ngày chồng bị bắt cải tạo, họ để lại cho nàng một tờ “Mệnh lệnh”, bắt nàng phải “triệt để phân rõ ranh giới với tên phản bội, gián điệp, phải tố giác tội trạng, đồng thời trong một ngày gần đây sẽ phải tham gia đội lao động cải tạo lũ tà ma quỷ quái, nếu không sẽ chung số phận không đáng bãi cứt chó như Lý Nãi Chi”. Trương Tài, viên quản lý đội cải tạo lao động là một công nhân nông nghiệp, rất thô khỏe. Được làm đội trưởng đội cải tạo anh vui lắm, vì ngày nào cũng nắm trong tay các quan ông, quan bà. Trong đội, hắn đặc biệt rất khoái Thu Vân, đơn giản vì nàng là quan to nhất. Vợ thứ trưởng. Ngày đầu tiên, hắn phân công nàng đảo phân ở hai cái bể lớn để múc phân tưới rau, hành hạ nàng như một thú vui. “Hôm nay đội ta có thêm một nhân vật cỡ bự, bà phu nhân thứ trưởng, hãy nhìn đôi găng tay này, trắng qúa! Tôi nghe nói, hiện tại y không được phát lương nữa, tiền tiết kiệm cũng bị tổ chuyên án giữ, bây giờ thì chúng ta bình đẳng như nhau. Tôi làm lụng cả đời mà cũng không có nổi đôi găng tay này, vậy bà nghĩ bà là thứ của quý gì? Bà còn tỏ ra là lá ngọc cành vàng ở đây hay sao, bà cũng như những người kia, mẹ kiếp bà, bà cũng chỉ là đồ cứt chó!”. Bạch Thu Vân trải qua hai năm cải tạo lao động, trở thành một công nhân nông nghiệp đúng tiêu chuẩn, làm cỏ, cắt lúa, gánh nước, quạt thóc, hái bông, phun thuốc trừ sâu… việc gì cũng thạo. Đến một ngày mệt mỏi tận xương tủy, không chịu đựng được nữa nàng uống thuốc ngủ tự tử, mong lấy cái chết để chấm dứt cuộc sống tù túng, mòn mỏi và khốn khổ. Bé Lý Chi Sinh cháu trai của tộc trưởng Lý Nãi Kính khi vừa chào đời mẹ chết, lại đúng vào lúc cả gia tộc 32 người đàn ông nhà Cửu Tư Đường bị đem xử bắn “vì là bọn địa chủ phản cách mạng”. Mồ côi cha mẹ, Chi Sinh được Lý Tử Hận đem về nuôi. Cuộc “Đại cách mạng văn hóa” 1966 Chi Sinh mới là cậu bé vừa lên trung học, em bị lũ bạn cùng lớp đánh hội đồng vì là “chó con của nhà Cửu Tư Đường”. Hai hôm sau, lũ bạn học của Chi Sinh, tràn vào bắt “chó con” Chi Sinh lên cầu “Hồng Vệ” để “tẩy não”. Tất cả những ai bị gọi là “yêu ma quỷ quái”(từ của Mao chủ tịch viết trong cuốn cẩm nang) đều bị dẫn lên cầu, ném xuống sông Ngân Khê. Những ngày ấy, quần chúng cách mạng trống giong cờ mở đứng chật hai bờ sông. Bé Chi Sinh khóc lóc, kêu la thảm thiết cũng chẳng ích gì, em cũng bị lôi lên cầu và ném xuống sông. Ông Đông đầu bạc trắng – người gánh nước thuê cho gia đình Cửu Tư Đường – là tên nô lệ trung thành - vì nhảy xuống sông cứu Chi Sinh, nên bị đòn hội chợ máu me đầm đìa, ngất xỉu. Cả hai một trẻ một già đều bị ném trở lại dòng sông cuộn xiết, trong tiếng hò reo rầm trời. Lý Tử Hận chị cả của Lý Nãi Chi và Lý Tử Vân là một người đàn bà mang đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ phương Đông. Người con gái xinh đẹp, mảnh mai nhưng lại có một nghị lực phi thường. Nhẫn nhục hy sinh suốt cuộc đời vì người thân. Từ năm lên bảy, đã nhận trách nhiệm của người cha căn dặn trước khi ông mất: “ Tử Hận, con đã bảy tuổi, con là chị, có câu này cha dặn con phải nhớ: tất cả không là gì, chỉ có sự học là cao nhất. Các em con lớn lên, nhất thiết con phải để các em học hành nên người”. Bắt đầu từ đó nàng đã gánh trách nhiệm làm cha và cả làm mẹ dạy dỗ hai em. Năm hai mươi bốn tuổi, khi Lý Nãi Chi và Lý Tử Vân băn khoăn không muốn lên tỉnh học vì lo chị một mình ở quê nhà, Tử Hận đã dùng nhan châm tự hủy hoại nhan sắc của mình, ăn chay niệm Phật để cho hai em toàn tâm ý lên tỉnh học, không bận tâm về mình. Khi dòng họ Cửu Tư Đường 32 người từ già đến trẻ bị bắn chết, Tử Hận đem đứa cháu mới sinh mồ côi cha mẹ của dòng họ về nuôi cho đến ngày đứa trẻ bị ném xuống cầu “Tẩy nảo”. Lặng lẽ chôn cất người thân, Tử Hận sống âm thầm và sau đó chết trong ngôi nhà hoang vắng ở Cửu Tư Đường không một ai hay biết. Kết thúc tác phẩm là cái chết cô đơn của Lý Tử Vân vợ tướng Dương Sở Hùng – người cuối cùng của nhà Cửu Tư Đường – tại khu chung cư người già ở bang Virginia, nước Mỹ vào những năm cuối thập kỷ 80 thời Trung Quốc đổi mới. Thông qua những cái chết của hai dòng họ Lý, Bạch, tác giả phản ảnh rõ nét bi kịch con người trong dòng chảy lịch sử Trung Hoa suốt thế kỷ 20. 2.3.Ý nghĩa những cái chết trong tiểu thuyết “Chốn xưa” Trong một lần phỏng vấn người ta hỏi ông: “Trong tiểu thuyết của ông có nhiều người bị giết và nhiều cảnh giết người, ông định nói lên điều gì?”. Lý Nhuệ trả lời: “Một bộ lịch sử nhân loại cũng có thể coi đấy là một bộ lịch sử tàn sát. Thông thường, một nhóm người này muốn chứng tỏ và quán triệt một ý chí này, đã tàn sát một nhóm người khác; sau một thời gian, nhóm người kia muốn chứng tỏ và quán triệt ý chí, lại tàn sát nhóm người này. Cuối cùng, lịch sử sẽ vứt bỏ tất cả những cái gọi là ý chí thuộc về con người, để những số phận bị tiêu diệt tỏ rõ nỗi cô đơn, đau khổ và sự hoang đường vô lý… Hầu hết những nhân vật chính trong tiểu thuyết của tôi đều chết, họ không làm anh hùng để chết, họ chết trong dòng chảy của lịch sử…Không thể trốn chạy cái chết những năm tháng ấy, ý nghĩa của những cái chết và bao năm tháng cuộc đời mất đi khiến tôi cảm thấy sâu sắc nỗi đau của con người vì con người”. Thầy giáo Triệu Bá Nho – tượng trưng cho những nhà nho yêu nước làm cách mạng thời kỳ đầu say mê và tin tưởng vào lý tưởng của chủ nghĩa Mác mặc dù biết cuộc khởi nghĩa sẽ thất bại, bản thân không cho phép cậu học trò Lý Nãi Chi tham gia, nhưng vẫn lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân, bình thản lên pháp trường xử trảm. Trần Cẩu Nhi – tượng trưng cho tầng lớp nông dân tham gia bạo lực cách mạng rất nhiệt tình và hiệu quả do lòng đố kỵ và hận thù giai cấp mà không có chút khái niệm về lý tưởng chính trị nào, loại người có công với cách mạng nhưng kém hiểu biết cũng nhanh chóng trở thành tai họa của nhân dân. Lý Nãi Kính tộc trưởng nhà Cửu Tư Đường – tượng trưng cho thành phần Trung Hoa phong kiến cổ truyền – sống nhân nghĩa, trách nhiệm, khôn ngoan lèo lái cả gia tộc vượt qua bao thăng trầm binh biến, loạn lạc nhưng cuối cùng thời “Tập thể hóa ruộng đất” – dòng họ nhiều đời mở hầu bao cứu trợ, giúp đỡ biết bao người nghèo khổ học hành- lại bị cách mạng đem xử bắn vì được xem là thành phần địa chủ “phản cách mạng”. Lý Nãi Chi – một trí thức mới mang khát vọng lớn lao muốn thay đổi xã hội – dám từ bỏ mảnh bằng đại học, tham gia cách mạng những ngày đầu để cuối cùng trong “Đại cách mạng văn hóa” vì không chứng minh được lý lịch “trong sạch” của mình, phải đi cải tạo chăn bò và chết âm thầm trên nông trường lạnh giá. Lý Tử Hận – tượng trưng cho giá trị nhân văn cao cả của truyền thống Trung Hoa – hy sinh suốt cuộc đời vì người thân, rốt cuộc cũng không bảo vệ được đứa cháu đích tôn bị “quần chúng” vứt xuống sông “tẩy não”, sau đó chết âm thầm trong ngôi nhà Cửu Tư Đường không ai hay biết. Bạch Thu Vân, con gái một thương gia giàu có nức tiếng Ngân Thành – tượng trưng cho lớp nhà giàu mới, ảnh hưởng Tây học, sẵn sàng vì tình yêu theo chồng tham gia cách mạng, cuối cùng vẫn bị xem là “tiểu thư thối tha con nhà tư sản” bị đày ải lao động trên nông trường, mệt mỏi đói khổ đến cùng cực phải tự tử để thoát khỏi sự khổ ải của kiếp người. Đó là những bi kịch. Cái “chân lý” mà biết bao người hy sinh khi đi tìm, không ngờ đã lần lượt giết chết họ. Đầu thế kỷ 20, khi người Trung Hoa đang lúng túng đi tìm lối thoát cho một xã hội phong kiến đến thời suy tàn, họ phân vân giữa nhiều ngã đường – phóng tầm nhìn sang Nhật, sang Tây,…bất ngờ chạm đến chủ nghĩa Marx-Lenin, cứ ngỡ phát hiện ra “chân lý”, cái gọi là chân lý mang tính “khoa học” đó đã được Mao Trạch Đông bùa phép cho tham vọng cá nhân và chủ nghĩa dân tộc – biến Trung Hoa thành một chảo dầu sôi. Trãi qua bao biến động của đất nước, Lý Nhuệ thấm thía nhận ra điều cay đắng: “Tính vô lý của lịch sử đã tàn nhẫn dìm chết sinh mạng con người, khiến tôi thể nghiệm sâu sắc rằng lịch sử vô lý nhất lại được tạo ra từ nhân loại có lý tính nhất, con người tự tạo ra cảnh khốn cùng không thể giải thoát của chính mình. Đó là một bi kịch lớn, một nỗi đau vô cùng tận”. Đó còn là sự vô lý trong cách mà mỗi con người lao theo cái ác với toàn bộ ý chí một cách tự nguyện. Lưu Quang Đệ, nhân danh bước đi của lịch sử vì quyền lợi của giai cấp vô sản đạp lên tình nhà hủy hoại giá trị truyền thống Trung Quốc, xung phong bắn phát súng đầu tiên vào ông trẻ của anh là Lý Nãi Kính- được coi là phần tử “phản cách mạng”. Tại sao Lưu Quang Đệ người cháu ruột phải tỏ ra hồ hởi ra tay đối với chính người họ hàng của mình. Người thân tự tay giết người thân – người Trung Quốc giết người Trung Quốc, nhân danh tư tưởng đấu tranh giai cấp được du nhập từ phương Tây. Lý Diên An con gái Lý Nãi Chi, một cô gái xinh đẹp, giới trí thức thành phố. Xung phong ghi tên lên vùng núi Thiểm Bắc để “trở thành một điển hình”. Cô quyết “làm cho người lấm bùn đất, tay thành chai” để thay đổi thịt da xương cốt, cải tạo bản thân. Phân rõ ranh giới với bố là một Thứ trưởng. Tình nguyện lấy Lệch một nông dân chăn cừu, không biết chữ, cả đời không tắm, hôi thối bẩn thỉu – cốt sao để thế hệ sau của mình là thành phần nông dân ưu tú của cách mạng như lời Mao chủ tịch: “Sạch sẽ nhất là công nhân và nông dân, cho dù tay họ đen bẩn, chân họ giẫm vào phân bò thì vẫn còn sạch hơn giai cấp tư sản, tiểu tư sản và cả trí thức nữa”. Khi nghe tin mẹ chết, cha chết cô không về thăm, không chịu để tang. Diên An thản nhiên lý lẽ: “là đảng viên không làm điều lạc hậu, không để chuyện này ảnh hưởng đến công tác cách mạng xây dựng đồng ruộng Đại Trại của đội, hơn nữa đã phân rõ ranh giới với gia đình rồi, không về.” Một người ngu dốt như Lệch còn biết : “Người nhà quê rất xem trọng hai người: người sinh ra mình, người mình sinh ra. Cha mẹ chết mà không để tang chẳng hóa ra súc vật hay sao?” Tại sao một trí thức có học vấn như Diên An lại không hiểu đạo đức tối thiểu của một con người? Tất cả sản phẩm đó chính là hậu quả giáo dục con người mới xã hội chủ nghĩa của Mao Trạch Đông. Dưới thời Mao chủ tịch mọi giá trị truyền thống tốt đẹp của Trung Hoa đều bị đào tận gốc, trốc tận rễ, thay vào đó là tham vọng cá nhân và chủ nghĩa cơ hội. Những con người như Lưu Quang Đệ, Lý Diên An không phải là cá biệt, giai đoạn đó những người như họ là phổ quát (11) – họ sẵn sàng phá bỏ những vật cản, ngăn trở bước đường tương lai của họ, cho dù đó là cha mẹ, vợ chồng, anh em dòng họ. Tất cả những điều đó đã tạo ra một “xã hội mất gốc” đạo đức cổ truyền bị chà đạp, nhân phẩm con người suy đồi và tha hóa đến mức “Không có một công thức đạo đức giản dị nào mà nhà trường có thể chuyển tải”. Chính tác giả Lý Nhuệ cũng từng nhìn nhận: “Nửa thế kỷ trở lại đây, truyền thống văn hóa Trung Quốc bị tan rã khủng khiếp và thất bại thảm hại…(…)…Tôi cảm nhận được nỗi khổ về tinh thần của người Trung Quốc, và tôi dùng tiểu thuyết để biểu thị nỗi khổ ấy” Chốn xưa mổ xẻ mọi ung nhọt của chủ nghĩa Mao một cách thẳng thừng.Tác giả vạch rõ bản chất thật của những ngụy tín, hư ảo, sự ngu dốt của một thể chế đã phá nát nền tảng đạo đức của một đất nước, giết chết tâm hồn bao thế hệ, hậu quả di hại đến tương lai đời sau. Chương 3:Bút pháp nghệ thuật và quan niệm sáng tác của tác giả Với bút pháp lạnh lùng, bạo liệt, Lý Nhuệ vạch trần tường tận xã hội tàn bạo mà ông từng sống một cách không khoan nhượng: từ đầu đến cuối tác phẩm toàn là máu người. Mở đầu bằng những cái chết của 108 phần tử phản cách mạng, óc bắn tung trắng xóa điểm “lốm đốm trắng đỏ như sương mùa thu” trên bức tường đá; cuộc thảm sát 3.800 nông dân bạo động, người bị bắn người bị chặt đầu, máu nhuộm đỏ dòng Ngân Khê, 57 đảng viên cộng sản bị chém và bị bêu đầu ở cổng thành khắp năm huyện suốt một năm ròng, bêu cho đến khi thịt nát tóc rụng biến thành những cái xương sọ; 10 đội viên xích vệ nông dân bị trói vào cột gỗ, biến thành mười đống lửa kêu gào thảm thiết…hai hôm sau, có người còn thấy mười cái thi thể cháy dở co rúm, run rẩy trên những cọc gỗ cháy đen. Hãy xem tác giả miêu tả cái chết của đội trưởng Xích vệ Trần Cẩu Nhi và cái chết của thầy giáo Triệu Bá Nho với lối miêu tả tương phản gay gắt: Trần Cẩu Nhi lãnh đạo đội Xích vệ nông dân bị lột sạch quần áo, bị trói vào cọc gỗ, đao phủ cắt bộ phận sinh thực rõ to “đã từng được thưởng thức vô số các bà các cô khắp năm huyện” khi đội Xích vệ tạm thời chiếm được thành địa phương – Chỉ mới mấy tháng trước những người nông dân đời đời kiếp kiếp đói nghèo đón chào bạo động tưng bừng như đón Tết, Trần Cẩu Nhi như hung thần cầm lưỡi hái, đi đến đâu chém sạch đến đấy, “có rất nhiều đầu người đỏ máu buộc dây treo lủng lẳng, giống như đèn lồng treo khắp đường làng ngõ xóm vào mỗi dịp Tết đón xuân” – Cẩu Nhi mất cái của đàn ông, máu chảy đầm đìa, mắt nhìn miếng thịt không còn dùng được nữa bị vứt ra kia, anh ta kêu gào chửi bới…tiếng gào khản đặc, vỡ vụn không còn ra tiếng gào của con người. Tên đao phủ lại cắt lưỡi Cẩu Nhi, Cẩu Nhi không nói được nữa, vẫn trừng mắt, giãy giụa trên cái cọc gỗ, miệng phun từng búng máu –anh ta vẫn đang chửi, vẫn giãy giụa, cho đến khi tên đao phủ cầm trái tim còn nóng trên tay mới đột ngột dừng lại. Chỉ trong khoảnh khắc, tất cả mọi người có mặt tại hiện trường đều kinh ngạc, kẻ giết người và người xem giết người đều kinh hãi bởi sự phẫn nộ xung thiên của Trần Cẩu Nhi. (tr 17-20) Thầy giáo Triệu Bá Nho bước lên đoạn đầu đài, mặc áo dài, cái kính vẫn trên sống mũi, vẫn giản dị, nho nhã, dáng vẻ ung dung, bình tĩnh như mọi khi, thầy vuốt mái tóc rũ xuống trước mặt, lộ rõ khuôn mặt tiều tụy và nhợt nhạt của kẻ thất bại. Thầy chỉ vào biển người xem ông bị hành hình, nói: Không thể giết hết quần chúng lao khổ! Không thể giết hết những người cộng sản!; … Hãy nhìn thế giới ngày mai, phải là thế giới cờ đỏ! Tiếp theo, ba tên đao phủ nắm chặt hai cánh tay thầy giáo đẩy thầy nằm trên một thớt gỗ vừa to vừa bẩn, một tên giơ cao lưỡi búa to bản, chỉ nghe thấy một tiếp phập, chém phăng cái đầu chứa đầy kiến thức và lý tưởng, chứa đầy chủ nghĩa và chân lý, chứa đầy những câu thơ và ý nghĩ cháy bỏng. (tr 20-21) Lối viết tương phản, mang tính tượng trưng cao, còn thể hiện ở cái chết về mặt thể xác của Lý Tử Hận và cái chết về mặt tinh thần của Lý Diên An. Cái chết của Tử Hận là sự kết thúc của một giai đoạn lịch sử đã qua , nhưng giá trị tinh thần nhân văn của nó vẫn mãi trường tồn. Tử Hận chết nhưng “đức hy sinh” của cô vẫn là tấm gương đẹp cho người đời sau: “Hàng xóm nói, khi họ phá cửa vào thì thấy bộ xương nằm trên cái giường gỗ đàn hương có chạm khắc hoa văn, ruồi nhặng ào ào bay ra cửa, ruồi nhặng đen đặc, tưởng chừng xô ngã cả người.(…)…Tất cả vô cùng ngạc nhiên phát hiện, thi thể bà Sáu trong trang phục đẹp như cô dâu về nhà chồng. Xung quanh bà toàn lụa là gấm vóc, những tấm gấm hoa do bàn tay bà tự thêu. Mọi người cùng nín thở, lặng lẽ nhìn bộ xương được bọc trong gấm vóc, cùng nghĩ đến người đàn bà có một không hai ở Ngân Thành này. Không ai biết bà chết từ lúc nào, cũng không ai biết bà chết trong đau khổ hay sướng vui, càng không ai biết tại sao bà lại tô điểm cho cái chết đẹp như thế, khiến họ phải kinh ngạc và sợ hãi”. Đến đây, người đọc tinh tế sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh Lý Tử Hận hàng ngày ngồi bên khung cửa thêu những tấm gấm hoa rực rỡ, tấm áo cô dâu mà bất cứ người con gái nào cũng ao ước được một lần mặc trong đời. Thì ra, tuy đã tự mình dùng một bó nhang đang cháy đỏ đâm vào mặt, hủy hoại nhan sắc để cả đời không nghĩ đến chuyện lấy chồng, cho hai em toàn tâm toàn ý ăn học, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn Lý Tử Hận vẫn luôn ước mơ về hạnh phúc riêng tư, điều này càng làm tăng thêm ý nghĩa đẹp đẽ của sự hy sinh đó. Ước mơ “mặc áo cô dâu trong ngày cưới” đã được nàng thực hiện khi chết. Qua đó, người đọc càng thấm thía hơn sự chịu đựng âm thầm của Tử Hận suốt những tháng năm dài. Lẽ tự nhiên, bất cứ người con gái nào, sắc đẹp cũng là điều quan trọng nhất, có ai dám tự hủy hoại dung nhan xinh đẹp của mình? thế mà Tử Hận đã làm. Tôi nghĩ, tác giả Lý Nhuệ đã phải dụng công rất nhiều cho sự hy sinh “rất đẹp” này ngay từ những hình ảnh đầu tiên, người đọc tưởng chừng bình thường nhưng lại ẩn nhiều hàm ý – trong cái chết mục rửa về mặt thể xác ấy – lại sáng bừng lên một tâm hồn cao cả. Ngược lại với Lý Tử Hận là cái chết về mặt linh hồn của Lý Diên An . Đêm hợp hôn của Diên An và Lệch chính là đêm Diên An tự giết linh hồn mình. Nhà văn Lý Nhuệ đã rất tài tình khi miêu tả đám cưới và “đêm động phòng” có một không hai này, vì nó quá đặc biệt. Lần đầu tiên gặp Lệch, biết là anh chăn cừu, không biết chữ, thành phần bần cố nông thứ thiệt, hôm sau Diên An chủ động gặp và đề nghị cưới nhau để được …báo chí đưa tin “điển hình”. “Sau khi nhận giấy đăng ký kết hôn, Diên An đưa Lệch mười đồng và bộ đồ mới, nói Lệch đến nhà tắm công cộng tắm. Lệch vui lắm, mặt đỏ bừng vì cả đời Lệch chưa tắm bao giờ. Lệch đến nơi thì nhà tắm đang sửa chữa, tạm nghỉ. Đành lặn lội về thôn, bộ đồ mới vẫn kẹp nách vì biết rằng đây là bộ đồ động phòng. Hôn lễ đúng như Diên An nói, cách mạng hóa. Cô dâu chú rể cúc cung bái lạy Mao chủ tịch ba lạy, đọc hai đoạn lời dạy của Người, sau đấy ông bí thư nói: hai người hát bài Đông phương hồng. Hát xong, ông bí thư sốt ruột, vỗ tay: Xong rồi, nhập phòng đi thôi. Phòng ở là một cái hang khoét trong lòng đất trên cao nguyên hoàng thổ, tối đen. Cho đến khi ăn cơm tối xong, thắp đèn, trải giường trải chiếu. Lệch đành thú nhận chưa tắm được, xin lỗi vợ nếu mình sợ bẩn để tôi nấu chút nước rửa qua. Nhưng chậu nước nhỏ chỉ mới rửa được nửa thân trên. “Khi Diên An đẩy cửa bước vào, Lệch vội lấy tay che nửa người dưới, anh ta nói …Mình…Diên An ngước lên, rồi vội nhắm mắt lại. Cô không ngờ Lệch to khỏe và bẩn đến thế. Lệch nói: Mình xem, nửa chậu nước không đủ…Diên An đi sâu vào trong hang, thổi tắt đèn, lập tức bóng tối bao trùm như trong huyệt mộ bịt kín. Trong bóng tối dày dặc, Diên An cởi bỏ từng chiếc áo quần rồi nói: Em quyết làm việc này đến cùng”. Nhưng khi cái cơ thể to khỏe và rắn chắc bao bọc bởi hơi đàn ông và mùi gây của cừu dê đè xuống, Diên An đau như bị dao đâm, cô đẩy, đánh, kêu la, giãy giụa.(…) Thế nhưng, sáng hôm sau cô nhìn Lệch và nói: Em nghĩ kỹ rồi, em sẽ làm việc này đến cùng.” Tôi nghĩ, Lý Nhuệ đã cố tình miêu tả “điều ấy” diễn ra trong một hang sâu trong lòng đất, tối đen như huyệt mộ, làm người đọc liên tưởng đến hành động của những động vật cấp thấp. Đối với người con gái, điều thiêng liêng nhất là sự trong trắng. Bất cứ cô gái nào cũng mong muốn dâng hiến sự trong trắng của mình cho người đàn ông mà mình yêu thương, quý trọng. Thế nhưng, Diên An đã làm gì cuộc đời cô? Tôi nghĩ rằng giây phút hợp hôn chính là giây phút linh hồn cô đã chấm dứt, chính cô là người chủ động giết chết linh hồn mình. Thế nhưng, đọc kỹ lại trường đoạn đám cưới, có điều gì đó bi thảm hơn ẩn sâu từ ngữ lạnh lùng của tác giả, tôi phân vân: có thật Diên An không yêu quý tấm thân trong trắng của mình, có thật cô không hối tiếc khi tự dâng hiến đời mình cho một người đàn ông dơ bẩn, ngu dốt mà cô không hề yêu thương? Tôi không tin, bởi hình ảnh: “…dòng nước mắt trào ra nóng hổi, rơi lã chã trong đêm đông vắng lặng năm 1969” khi cô đứng ngoài hang chờ Lệch tắm? Tại sao cô phải cắn răng âm thầm khóc? Có điều gì đó còn kinh khủng hơn nếu không bằng mọi cách được là người “bần cố nông”. Đó chính là lời tố cáo khủng khiếp nhất về một thể chế đã biến con người sống không ra sống, chết không ra chết, hành động như một cỗ máy. Người xưa nói lịch sử tạo tính cách, quả không sai. Con người làm sao thoát nỗi dòng chảy của lịch sử. Chính lối miêu tả lạnh lùng, tương phản này đã gây hiệu ứng cảm xúc mạnh cho độc giả, tăng tính bạo liệt của sự việc. Bên cạnh đó, Chốn xưa có nhiều trường đoạn miêu tả lắng đọng như cảnh Thư ốc Trời Xanh tại Cửu Tư Đường của dòng họ Lý, hay vẻ thơ mộng và hùng tráng của dòng Ngân Khê xanh thẫm. Đặc biệt, trường đoạn mô tả nghề làm muối tại thành phố Ngân Thành vừa hoành tráng vừa bi thương: “Hai bờ sông Ngân Khê là những giá ròng rọc sừng sững, những đường ống dẫn muối dọc ngang, thuyền mua muối cắm sào đậu san sát nơi bến sông, nghe thấy điệu hát kéo xe quặn lòng của những người công nhân chở muối. Một trăm tám mươi đàn ông, vai gùi nặng, người cúi rạp đi về phía trước như những con ngựa thồ hàng. Theo tiết tấu bài hát, nước muối từ dưới sâu hơn trăm trượng múc lên mặt đất. Điệu hát bắt nguồn từ những gùi muối trên lưng tạo nên sức mạnh lay động lòng người. Ngồi bên xe lĩnh xướng là chị em được thuê ở viện Phù dung và lầu Hoa đào, việc các cô làm được gọi là “ngồi mâm xe”. Những ngày nắng nóng, các cô ngồi mâm xe để lộ bờ vai tròn lẳn và cặp đùi trắng nõn. Có lúc để an ủi những “ngựa” ở càng xe, chị em cất giọng thỏ thẻ hát điệu “khúc bài” hoặc điệu “áo hồng loan” hoặc “chuồn chuồn ngọc”, hát những bài mà các cô không làm nổi và vĩnh viễn không bao giờ làm nổi:Từ nay đoạn tuyệt lại qua/Khóa lầu ngọc, tẩy phấn son, không làm con hát/Lấy anh bán rau cùng vui cuộc sống/Bỏ mặc chuyện người, chuyên việc mình tôi.” ( tr 95-96) Với phương pháp lập đi lập lại sự kiện và các mốc thời gian: cuộc bạo động của nông dân 5 huyện thuộc Ngân Thành tháng 12 năm 1927: 3.800 nông dân bị bắn chết, 57 đảng viên bị chém bêu đầu, 57 bộ xương sọ; vào tiết sương giáng năm 1951: 108 người bị hành hình, 32 người đàn ông nhà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110901.doc
Tài liệu liên quan