Phần mở đầu
I. Phần nội dung
I.1. LPG
1, LPG là gì ?
2, Phân loại
3, Nguồn gốc
4, Thành phần của LPG
5, Tính chất cơ bản của LPG
6, Chỉ tiêu đánh giá chất lượng LPG
7, Ưu – nhược điểm của LPG
8, So sánh tính năng của LPG với các loại nhiên liệu khác
9, Ứng dụng
10, Thị trường LPG Việt Nam và thế giới
11, Các phương pháp sản xuất LPG chính
12, Các vấn đề thường gặp trong sử dụng GAS và khắc phục
I.2. LNG
1, LNG là gì ?
2, Phân loại
3, Nguồn gốc
4,Thành phần của LNG
5,Tính chất cơ bản của LNG
6, Chỉ tiêu đánh giá chất lượng LNG
7,Ưu – nhược điểm của LNG
8, Các công đoạn chính trong sản xuất LNG
9, Các công nghệ sản xuất hiện nay
10, Ứng dụng
11, Thị trường LNG
12, Lịch sử phát triển LNG
I.3. CNG
1, CNG là gì ?
2, Phân loại
3, Nguồn gốc
4,Thành phần của CNG
5,Tính chất cơ bản của CNG
6,Ưu – nhược điểm của CNG
7, Ứng dụng
8, Thị trường CNG Việt Nam và thế giới
9, An toàn trong sử dụng CNG
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
46 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 10905 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu khí hóa lỏng LPG, LNG và CNG, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LPG được pha trộn thêm chất tạo mùi Mercaptan với tỉ lệ nhất định để có mùi đặc trưng nên có thể nhận biết bằng khứu giác).
+LPG là loại nhiên liệu dễ cháy khi kết hợp với không khí tạo thành hỗn hợp cháy nổ. Đạt tới giới hạn nồng độ cháy, dưới tác dụng của nguồn nhiệt hoặc ngọn lửa trần sẽ bắt cháy làm phá hủy thiết bị, cơ sở vật chất, công trình.
+LPG tồn tại ở nhiệt độ thường với áp suất khá cao nên cần phải được bảo quản ở nơi có áp suất cao. Vì vậy đòi hỏi các thiết bị chứa phải có độ bền cao
8, So sánh tính năng của LPG với các loại nhiên liệu khác Sản lượng khí dầu mỏ hóa lỏng trên thế giới đạt 130 triệu tấn trong năm 1995 và trong năm 2000 con số này tăng lên đến trên 200 triệu tấn. Khí dầu mỏ hóa lỏng đã được phát triển và thương mại hóa từ những năm 1950. Trước đây, chúng được dùng chủ yếu cho công nghiệp và sinh nhiệt gia dụng. Việc nghiên cứu sử dụng LPG trên phương tiện giao thông vận tải mới được tiến hành trong những thập niên gần đây. Để góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường không khí, một số nước đã áp dụng chính sách thuế đặc biệt để khuyến khích người dân sử dụng khí LPG chẳng hạn như Hà lan, Ý, Hàn quốc …Hình bên dưới giới thiệu tỉ lệ ôtô sử dụng LPG tại một số quốc gia trên thế giới.
Tỷ lệ ôtô sử dụng LPG tại một số nước trên thế giới
Quá trình cháy của LPG diễn ra thuận lợi hơn nhiều so với xăng do hỗn hợp được hòa trộn tốt. Mặt khác LPG ở thể khí trong điều kiện khí trời nên không có lớp nhiên liệu lỏng ngưng tụ trên thành xy lanh hay thành đường ống nạp do đó giảm thành phần các chất khí chưa cháy trong khí thải động cơ. Thực nghiệm cho thấy ôtô chạy bằng LPG dễ dàng thỏa mãn những tiêu chuẩn khắt khe nhất của luật môi trường hiện nay. Trong điều kiện hoạt động bình thường, ôtô LPG có mức độ phát ô nhiễm giảm 80% đối với CO, 55% đối với HC và 85% đối với NOx so với động cơ xăng cùng cỡ. Ngoài ra sử dụng nhiên liệu LPG cũng góp phần làm đa dạng hóa nguồn năng lượng sử dụng cho giao thông vận tải. Do LPG có các đặc tính kỹ thuật như có tính chống kích nổ cao, không có chì (khi so với xăng pha chì) nên sản phẩm cháy không có muội than, không có hiện tượng đóng màng nên động cơ làm việc với LPG ít gây kích nổ hơn, ít gây mài mòn xy lanh, piston, segment, và các chi tiết kim loại khác trong động cơ.
So sánh khí thải của các xe chạy bằng xăng, diesel và LPG
So sánh khí thải của một số loại xe chạy bằng Diesel, xăng và LPG
Nguồn sản xuất và đặc tính khí thải động cơ sử dụng Propane
Qua các nghiên cứu thực nghiệm quá trình cháy của động cơ sử dụng LPG, từ các kết quả thực nghiệm các nhà nghiên cứu đã rút ra được những kết luận sau :
· Tốc độ cháy của hỗn hợp LPG – không khí lớn hơn tốc độ cháy của hỗn hợp xăng – không khí và phụ thuộc vào tốc độ động cơ. Do đó cần điều chỉnh lại góc đánh lửa sớm khi chuyển động cơ xăng sang LPG.
· Hỗn hợp LPG – không khí có thể cháy ổn định ở giới hạn dưới của độ đậm đặc.
Vì vậy có thể thiết kế động cơ làm việc với hỗn hợp loãng để nâng cao tính kinh tế và giảm ô nhiễm môi trường.
9,Ứng dụng
LPG được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như sau:• Dân dụng: các hộ gia đình sử dụng LPG làm nhiên liệu, chất đốt trong sinh hoạt theo hình thức sử dụng bình gas 12kg. (tỷ lệ propan :butan = 30 :70 hoặc 40 :60)• Thương mại: chủ yếu là các khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí… sử dụng bình gas 45kg. (tỷ lệ propan :butan = 30 :70 hoặc 40 :60)• Tiêu thụ công nghiệp: các nhà máy sử dụng LPG làm nhiên liệu để phục vụ sản xuất như nhà máy sản xuất gốm, sứ, thủy tinh, gạch men, chế biến thực phẩm, nông sản, thủy sản… Đây là nguồn tiêu thụ LPG quan trọng ở Việt Nam. (LPG có tỉ lệ propan :butan = 50 :50)• Giao thông vận tải: sử dụng LPG thay thế cho các nhiên liệu truyền thống như
xăng, dầu; và “xanh hóa” nhiên liệu. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay việc sử
dụng LPG trong giao thông vận tải còn khiêm tốn. Đi ngoài đường thỉnh thoảng
chúng ta bắt gặp những chiếc taxi “xanh” với nhiên liệu LPG của hãng Petrolimex.
Kết quả thử nghiệm sử dụng bộ chuyển đổi LPG cho xe taxi sẽ tiết kiệm được
khoảng 25-29% chi phí so với chạy xăng. Việt Nam cũng bắt đầu ứng dụng LPG
làm nhiên liệu thay xăng cho xe gắn máy.
Thống kê từ cơ sở dữ liệu sáng chế (SC), trên thế giới, từ năm 1955 đến nay có 4.259 SC về khí hóa lỏng và các ứng dụng của nó. Ba nước dẫn đầu số lượng sáng chế LPG là Hàn Quốc (1.181 SC), Trung Quốc (1.155 SC) và Nhật Bản (834 SC). Các doanh nghiệp châu Á cũng là những đơn vị sở hữu nhiều sáng chế LPG nhất như Hyundai (371 SC), Kia (106 SC), Toyota (98 SC)… Tại Việt Nam số lượng sáng chế về LPG có khoảng hơn 10 SC, chủ yếu là các SC ứng dụng LPG vào làm nhiên liệu cho động cơ xe, trong đó GS. TSKH. Bùi Văn Ga (Giám đốc Đại học Đà Nẵng) có 5 SC.
10,Thị trường LPG Việt Nam và thế giới
Thị trường LPG Việt Nam
• Nguồn cung LPG
Những năm gần đây chúng ta đã có quá nhiều chuyện để nói về công nghiệp dầu khí Việt Nam. Vào những năm 70 của thế kỷ trước, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô đã bắt đầu có những điều tra cơ bản và quy mô về tiền năng dầu khí ở Việt Nam. Khởi đầu thất bại đã khiến nhiều người cho rằng Việt Nam tuy sở hữu 1 thềm lục địa dài và rộng nhưng không hề tồn tại các mỏ dầu khí. May mắn và 1 chút kiên nhẫn đã phát lộ tiềm năng dầu khí Việt Nam. Tuy nhiên thực tế rằng những gì ngành dầu khí làm được từ đó đến nay vẫn chỉ là việc xuất khẩu dầu thô để thu ngoại tệ và lại đem ngoại tệ đó để mua các sản phẩm dầu mỏ đã qua chế biến với giá chắc chắn là cao hơn. Tất nhiên không thể 1 sớm 1 chiều đưa nền CN dầu khí VN lên 1 đẳng cấp mới được, nhưng thật sự việc chờ đợi đã khiến nhiều người mất kiên nhẫn trong vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh bền vững, ổn định an ninh quốc phòng... LPG do nhà máy xử lý khí Dinh Cố (Bà Rịa-Vũng Tàu) sản xuất đáp ứng khoảng 30% nhu cầu thị trường LPG Việt Nam. Sản lượng LPG dự kiến năm 2009 sẽ đạt khoảng 270.000 tấn. Dự kiến sản lượng LPG Dinh Cố sẽ đạt khoảng 230.000 tấn vào năm 2010, giảm dần xuống còn 173.000 tấn vào năm 2015, tăng trở lại mức 279.000 tấn vào năm 2020 và đạt mức 230.000 tấn vào năm 2025 (số liệu báo cáo đầu tư dự án Kho LPG lạnh Thị Vải của PVGAS). Sản phẩm LPG của nhà máy Dinh Cố đã được Quatest 3 cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ASTM D 1835-03. Kể từ năm 2009, thị trường LPG Việt Nam có thêm nguồn cung LPG mới từ nhà máy lọc dầu Dung Quất. Từ tháng 7/2009, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã chính thức cung cấp LPG cho thị trường với sản lượng khoảng 130.000 tấn (năm 2009), các năm tiếp theo sẽ cung ứng cho thị trường khoảng 340.000 tấn/năm. Sản lượng LPG sản xuất nội địa trong năm 2009 đạt khoảng 400.000 tấn, đáp ứng khoảng 42% nhu cầu cả nước. Hàng năm, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thêm LPG từ các quốc gia lân cận như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nguồn cung LPG cho thị trường Việt Nam từ các nước trong khu vực Đông Nam Á ngày càng trở nên khan hiếm và không ổn định. Dự kiến trong tương lai, nguồn cung LPG nhập khẩu cho thị trường Việt Nam sẽ chủ yếu từ các nước thuộc khu vực Trung Đông. Cả nước hiện có khoảng 60 doanh nghiệp tham gia thị trường kinh doanh LPG, và cũng có chừng ấy thương hiệu. Trong các thương hiệu LPG ấy, có nhiều thương hiệu cố tình gian lận thương mại như sang chiết gas trái phép, nhái bao bì mẫu mã, sử dụng vỏ bình gas không bảo đảm quy chuẩn an toàn và chính người tiêu dùng bị ảnh hưởng quyền lợi trực tiếp. Cách đây hơn 10 năm, Thái Lan cũng là nước loạn thương hiệu LPG như Việt Nam. Sau đó, ngành LPG Thái Lan đã tổ chức quy hoạch sắp xếp lại. Đến nay, ở Thái Lan chỉ còn 5 thương hiệu dù nhu cầu tiêu thụ LPG của Thái Lan cao gấp 4 lần Việt Nam.
Hiện nay, ở Việt Nam có thể tạm chia ra 4 cụm khai thác khí quan trọng. - Cụm khí thứ nhất nằm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, gồm nhiều mỏ khí nhỏ, trong đó có Tiền Hải - Thái Bình, trữ lượng khoảng 250 tỷ m3 khí (?), được bắt đầu khai thác năm 1981 phục vụ cho công nghiệp địa phương. - Cụm khí thứ 2 thuộc vùng biển Cửu Long, gồm có 4 mỏ dầu Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Ru Bi. - Cụm thứ 3 ở vùng biển Nam Côn Sơn gồm mỏ Đại Hùng đang khai thác và các mỏ khí đã phát hiện khu vực xung quanh Lan Tây, Lan Đỏ, Hải Thạch, Mộc Tinh. - Cụm mỏ thứ 4 tại thềm lục địa Tây Nam gồm có mỏ BungaKewa - Cái Nước. Công nghiệp khí đòi hỏi phải có công nghệ đồng bộ từ khai thác, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ. Nguồn tiêu thụ đầu tiên là dự án khai thác và dẫn khí vào bờ cho các nhà máy điện Phú Mỹ I và Phú Mỹ II, nhà máy sản xuất phân đạm. Cùng với nó, ngày 1/1/1995 nhà nước đã quyết định cho nhà máy điện Bà Rịa - Vũng Tàu sử dụng khí đồng hành thay diezen, đồng thời xây dựng nhà máy khí Dinh Cố tại Bà Rịa với công suất thiết kế là vận chuyển vào bờ 3 triệu m3 khí/ngày và sẽ được nâng lên 3,5 - 4 tỷ m3 khí/năm. Đây là nhà máy xử lý khí đầu tiên của nước ta đã chính thức hoạt động, cung cấp LPG phục vụ cho công nghiệp và dân dụng.
LPG được sản xuất tại Dinh Cố sử dụng nguồn nguyên liệu là khí đồng hành được vận chuyển từ các mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng. Khí đồng hành tại các mỏ này có hàm lượng H2S và CO2 rất thấp (0,4 - 4%) rất thuận lợi cho chế biến và sử dụng (khí ngọt). Dầu mỏ Bạch Hổ có tỷ xuất khí hòa tan trung bình là 180m3/tấn nghĩa là cứ một tấn dầu trong điều kiện mỏ có áp suất lớn hơn áp suất bão hòa khi khai thác lên có thể tách ra 180m3 khí. Đây là một nguồn nguyên liệu rất dồi dào thúc đẩy nhanh ngành công nghiệp chế biến khí của nước ta, đồng thời thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp khác có liên quan. Tài nguyên dầu khí có hạn trong khi đó CN dầu khí – hóa dầu VN vẫn hầu như chưa có gì nên bên cạnh việc phát hiện, khai thác dầu khí với sản lượng ngày càng tăng thì đây cũng chính là 1 sự lãng phí tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
• Nhu cầu LPGMiền Nam vẫn được xem là thị trường lớn nhất và có nhu cầu tiêu thụ cao nhất, chiếm khoảng 66% nhu cầu LPG của cả nước, miền Bắc và miền Trung chiếm khoảng 30% và 4%.Theo số liệu dự báo mới nhất, nhu cầu tiêu thụ LPG của Việt Nam đến những năm 2010 sẽ đạt khoảng 1,3 triệu tấn với mức tăng trưởng bình quân mỗi năm là 10%. Đến năm 2015 nhu cầu LPG khoảng 2 triệu tấn. Với dự báo trên, thị trường LPG Việt Nam hứa hẹn tiềm năng phát triển to lớn.
Thị trường LPG thế giới
Giá LPG thế giới 2 năm qua dao động với biên độ khá rộng. Tháng 6/2008, giá propan giao ngay tại khu vực Bắc Âu trung bình là gần 950 USD/tấn nhưng tới tháng 12/2008 nó đã giảm gần 340 USD/tấn. Tháng 3/2010, giá propan giao ngay trung bình đã trở lại mức giá 700 USD/tấn.
Đặc biệt trong năm 2009, sản xuất LPG thế giới giảm sút xuống mức kỷ lục, mức tăng trưởng của thị trường chỉ là 0.1%, nếu so sánh với mức tăng trưởng trung bình 0.6% - 6.5%/năm trong suốt giai đoạn 25 năm về trước thì rõ ràng là rất tồi tệ.Tuy nhiên sự phục hồi của nền kinh tế thế giới và việc giá dầu hạ nhiệt đã tác động nhiều tới thị trường LPG trong năm nay. Và đó cũng chính là những nhân tố quan trọng tác động tới cung, cầu và giá LPG trong giai đoạn tiếp theo. Ngoài ra, sự tiến bộ của khoa học công nghệ và các nguồn nhiên liệu mới, đã giúp nguồn cung LPG trở nên đa dạng hơn. Những yếu tố mang tính chất bất thường như thời tiết lạnh giá kéo dài tại Mỹ và Châu Âu 2009-2010 cũng là một trong những yếu tố tác động tới nhu cầu loại năng lượng này.
• Nguồn cung LPG thế giới. LPG và các loại khí hóa lỏng khác đều là sản phẩm của công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí. Vì vậy, bất cứ một sự thay đổi lớn nhỏ nào trong quá trình khai thác và chế biến dầu khí đều có những ảnh hưởng nhất định tới thị trường LPG. Hiện nay, khoảng 35% LPG là sản xuất ra từ khí thiên nhiên, 24% từ nguồn khí đồng hành và khoảng 41% còn lại là sản phẩm từ quá trình lọc hóa dầu. Năm 2008, các nước OPEC sản xuất khoảng 45% lượng dầu thô thế giới. Năm 2009, tổng nhu cầu dầu thô thế giới sụt giảm khoảng 1.7% đã làm cho sản lượng khai thác của OPEC sụt giảm khoảng 3.8 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, các nước ngoài OPEC dù nỗ lực gia tăng sản lượng khai thác, nhưng tổng sản lượng khai thác dầu thô toàn thế giới vẫn giảm khoảng 2.7 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 3.7% so với năm trước. Khai thác dầu thô suy giảm kéo theo đó sản lượng khí đồng hành sụt giảm là nguyên nhân khiến nguồn cung LPG sụt giảm 3.4% từ nguồn này. Cùng với đó, khủng hoảng kinh tế làm cho các nhà máy lọc dầu buộc phải cắt giảm hoạt động, nguồn cung LPG từ lọc dầu trong năm 2009 giảm khoảng 1.8%. Chỉ có LPG từ khí thiên nhiên là tăng lên trong năm 2009, bù đắp một phần lượng LPG sụt giảm từ các nguồn khác. Khai thác khí phục vụ cho việc sản xuất LPG tăng lên chủ yếu là từ khí dầu đá phiến ở khu vực Bắc Mỹ.
Uớc tính sản xuất LPG từ tất cả các nguồn trên thế giới trong năm 2009 là khoảng 235 triệu tấn, xấp xỉ mức sản lượng năm 2008. Mặc dù tăng trưởng thấp, nguồn cung LPG thế giới vẫn tăng khoảng 1.9% kể từ năm 2000, thời điểm mà nguồn cung thế giới đạt mức 198 triệu tấn. Dự báo nguồn cung LPG có thể đạt mức 269 triệu tấn vào năm 2013, mức tăng trưởng bình quân khoảng 3.4%/năm.Những nhân tố làm tăng nguồn cung là do nguồn khí đồng hành sẽ hồi phục do sản lượng khai thác dầu thô tăng lên, các nhà máy lọc dầu hoạt động với qui mô và công suất lớn hơn và không còn phải cầm chừng như trước do tác động của việc nền kinh tế thế giới hồi phục.
• Nhu cầu LPG thế giới Một nửa lượng LPG tiêu thụ trên thế giới hiện nay là dùng cho khu vực thương mại và dân dụng nhằm mục đích đun nấu và sưởi ấm. Nhu cầu của khu vực này rất nhạy cảm với những biến động của giá. Thông thường nhu cầu cơ bản đối với LPG thường có xu hướng hơi trễ so với nhu cầu trong một khoảng thời gian nhất định và thường duy trì mức thặng dư (khoảng 3-7% tổng lượng tiêu thụ) bằng lượng tiêu thụ từ ngành công nghiệp hóa chất. Năm 2009, nhu cầu cơ bản tăng khoảng 2.7%, lượng tiêu thụ đạt khoảng 119 triệu tấn. Khu vực tiêu thụ LPG lớn thứ 2 là công nghiệp hóa chất dầu khí, hàng năm tiêu thụ khoảng 54 triệu tấn. Nhu cầu tiêu dùng LPG trong công nghiệp hóa chất dầu khí là sản xuất Olefin, nhu cầu cho ngành này khoảng 10 triệu tấn/năm.Tiếp đến là thị trường nhiên liệu cho giao thông vận tải chiếm khoảng 22 triệu tấn trong năm 2009. Thị trường LPG cho nhiên liệu giao thông vận tải ở đây không tính đến lượng butan sử dụng trong các nhà máy lọc dầu để tổng hợp pha chế xăng hoặc ankyl. LPG sử dụng làm nhiên liệu trong giao thông vận tải là lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2000-2009, mức tăng trưởng trung bình hơn 4%/năm. Tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp hóa chất dầu khí, mỗi năm tiêu thụ của ngành này tăng trưởng trung bình khoảng 3%/năm. Lĩnh vực thương mại – dân dụng, tiêu thụ lớn nhất với khối lượng tăng lên khoảng 21 triệu tấn/năm tương ứng với mức tăng trưởng trung bình khoảng 2%/năm.
11, Các phương pháp sản xuất LPG chính
a. Phương pháp nén
Nguyên tắc của phương pháp là nguyên liệu được đưa vào tháp chưng sẽ tách ra các khí hydrocacbon chủ yếu từ C2 tới C4. Các khí này được đưa vào máy nén tới áp suất p = 1,2 – 1,5 MPa, hóa lỏng, rồi được đưa sang tháp tách etan và tháp tách propan. Sản phẩm của quá trình là etan, propan, butan
b. Phương pháp làm lạnh theo bậc
Nguyên tắc chung của phương pháp là dòng khí nguyên liệu được làm lạnh theo hai bậc (bậc thứ nhất tác nhân lạnh là propan, bậc thứ hai tác nhân lạnh là etan). Bằng các quá trình làm lạnh này, khí được hóa lỏng đi vào các tháp tách metan, tháp tách etan, tháp tách propan và tháp tách butan. Sản phẩm thu được sau mỗi tháp tách là metan, etan, propan, butan và xăng nhẹ.
c. Phương pháp làm lạnh bằng giãn nở khí
Nguyên tắc chung của phương pháp là sử dụng chu trình làm lạnh trong bằng phương pháp giãn nở, khí nguyên liệu sẽ được làm lạnh và hóa lỏng. Sau đó đi vào tháp tách metan, khí metan sẽ được tách ra và đưa đi làm khí đốt. Sản phẩm của quá trình là LPG và xăng tự nhiên.
d. Phương pháp hấp thụ
Nguyên liệu được đưa vào tháp chưng cất phân đoạn để thu các khí phục vụ quá trình chế biến. Khí được đưa qua máy nén rồi đi vào tháp tách etan; sản phẩm đáy tháp là LPG. Phân đoạn naphta của quá trình chưng cất được sử dụng làm tác nhân hấp thụ. Đi ra khỏi tháp hấp thụ là etan, naphta được tuần hoàn liên tục trong quá trình.
e. Thu hồi từ nhà máy LNG
Nguyên liệu là khí tự nhiên được đưa vào tháp tách metan, sản phẩm đỉnh tháp là metan đưa tới để hóa lỏng sản xuất LNG, sản phẩm đi ra từ đáy tháp được đưa vào tháp tách etan. Etan sẽ được tách ra trên đỉnh tháp tách etan, sản phẩm đi ra ở đáy tháp là LPG.
12, Các vấn đề thường gặp khi sử dụng GAS và cách khắc phục
Các hộ gia đình thường sử dụng bình GAS LPG làm nhiên liệu, chất đốt trong sinh hoạt theo hình thức sử dụng bình gas 12kg với tỷ lệ propan :butan = 30 :70 hoặc 40 :60.
Trong quá trình sử dụng thường gặp những vấn đề sau :
Các tình huống
Nguyên nhân
Cách xử lý
Không đánh được lửa
- Hết gas- Van bình gas bị khóa- Có quá nhiều không khí trong vòi hay ống điếu- Hết pin hoặc dây đánh lửa bị hư- Bộ chụp đầu dò và thân bếp bị lắp ráp không chính xác- Những lỗ gas trên bộ chụp đầu dò bị bít- Ống gas bị gấp khúc- Loại gas đang sử dụng không đúng với loại đã được chỉ định
- Thay bình gas mới- Mở van bình gas- Lặp lại quy trình đánh lửa
- Thay pin hoặc dây đánh lửa mới- Lắp ráp lại bộ chụp đầu lò và thân bếp cho chính xác- Làm sạch lỗ thông hơi gas bằng sợi kim loại hoặc bàn chải- Kéo thẳng ống hoặc thay ống mới- Thay thế đúng loại gas được chỉ định
Lửa tắt khi đang sử dụng
- Hết gas- Gió - Nước trào vào bộ phận đầu lò
- Thay bình gas mới
- Đặt bếp nới thông gió- Dùng vải khô lau bộ phận đầu dò
Lửa cháy không bình thường( lửa yếu, ngọn lửa màu vàng hoặc ngọn lửa bị phựt và không đều)
- Bộ phận chụp đầu lò và thân bếp bị lắp ráp không chính xác- Những lỗ gas trên đầu lò bị bít
- Lắp ráp lại bộ chụp đầu lò và thân bếp cho chính xác
- Làm sạch thông lỗ gas bằng sợi kim loại hoặc bàn chải.
Ngoài ra còn gặp một số tình huống khẩn cấp sau :
Nghi ngờ có rò rỉ gas - Chưa xác định được vị trí
1. Kiểm tra toàn bộ hệ thống để xem có dấu hiệu nào của gas rò rỉ như mùi, hoặc tiếng xì hơi.
2. Làm động tác thử với nước xà phòng, bôi nước xà phòng vào, bong bóng sẽ nổi lên ở chỗ xì.
-> Không dùng diêm quẹt hay mồi lửa để thử
3. Nối lại các chỗ nối và thử. Nếu gas xì ở trong nhà, cần phải quạt thông gió hoàn toàn cho gas xì thoát hết ra khỏi nhà trước khi bật bếp nấu ăn.
4. Không được làm hỏng bất kỳ bộ phận nào của một hệ thống cố định.
Gas xì - Chưa phát hỏa
1. Nếu có thể, chấm dứt việc xì gas bằng cách đóng van.
2. Thông gió toàn bộ khu vực xì gas cho đến khi không khí trong lành trở lại.
3. Nếu không thể khống chế việc xì gas, thận trọng đem bình gas đến chỗ thông thoáng an toàn. Giữ cho chỗ xì hướng lên trên để cho chỉ có khí gas xì ra mà lỏng không trào ra được.
4. Không để cho gas lỏng dính vào người.
5. Nếu không thể dời được bình gas đi nơi khác, cần phải xua gas đi bằng vòi xịt hơi nước và làm thông thoáng tối đa.
6. Đặt bình gas cách nguồn lửa ít nhất 20 mét cho tới khi gas thoát hết ra khỏi bình. Những nguồn lửa này có thể bao gồm các thiết bị điện không chịu lửa, ánh sáng flash của camera, điện thoại, radio, động cơ xe, và bất kỳ thiết bị điện nào có thể phát ra tia lửa.
Bình Gas bị đặt vào sức nóng quá mức
1. Đứng càng xa càng tốt, dùng vòi nước xịt để làm mát bình gas.
2. Di dời nguồn lửa nếu có thể.
Thiết bị hoặc bình gas bị rò rỉ - Đã phát hỏa 1. Trường hợp van chưa hỏng, đóng van nếu có thể và để cho lửa thoát ra ngoài. Không sử dụng lại bình gas hoặc thiết bị cho tới khi kiểm định lại.
2. Nếu không thể đóng van, gọi đội PCCC. Cần chú ý: - Vị trí của bình gas hoặc thiết bị.- Bạn đang dùng gas.- Kích cỡ bình gas.Nếu thấy nguy cơ bình gas bị chìm trong lửa, cần nhanh chóng thoát ra khu vực khác.
-> Vì sử dụng bình GAS hàng ngày nên đây là các yếu tố cơ bản nhất cần biết để ta có thể đảm bảo an toàn cho tính mạng cũng như tài sản của mọi người.
I.2. LNG
1, LNG là gì?
LNG (Liquefied Natural Gas) là khí thiên nhiên được hóa lỏng nhờ làm lạnh sâu đến -160 oC (- 256o F) ở áp suất khí quyển, sau khi đã loại bỏ các tạp chất. LNG có thành phần chủ yếu là Methane.
LNG chỉ chiếm 1/600 thể tích so với khí thiên nhiên thông thường, nhờ vậy nó có thể được vận chuyển dễ dàng bằng các phương tiện chuyên dụng nhue tàu, xe bồn…đến những khoảng cách rất xa hoặc đến những nơi có địa hình không phù hợp cho việc xây dựng đường ống dẫn khí. Sau khi được vận chuyển đến nơi tiêu thụ, LPG được chuyển trở lại trạng thái khí nhờ thiết bị tái hóa khí và có công dụng tương tự như khô.
LNG được sử dụng làm nhiên liệu cho các nhà máy không có khả năng tiếp cận đường ống dẫn khí và là nhiên liệu cho các phương tiện giao thông vận tải, đặc biệt là các phương tiện giao thông vận tải nặng.
2, Phân loại
LNG cũng như các loại khí hóa lỏng khác có sự phân biệt dựa vào thành phần của từng cấu tử tồn tại trong LNG. Nó được thường được phân biệt theo từng quốc gia với hàm lượng về các thành phần khác nhau:
Thành phần của một số LNG của các vùng và lãnh thổ
3, Nguồn gốc
LNG có thành phần chủ yếu là Methane nhưng cũng cả Ethane, Propane và các Hydrocacbon nặng hơn. LNG có các thành phần tồn tại trong các mỏ khí tự nhiên, các mỏ dầu (khai thác được cùng với các mỏ dầu thô – khí đồng hành), hoặc cũng có thể thu được trong các quá trình của nhà máy lọc dầu (quá trình Cracking nhiệt…). Tuy nhiên, thành phần chủ yếu là Methane (C1) nên nó được khai thác chủ yếu trong các mỏ khí tự nhiên.
Thành phần của khí thiên nhiên
4, Thành phần
LNG có thành phần biến dổi theo từng khu vực và từng quốc gia. Tuy nhiên thành phần LNG nói chung gồm chủ yếu là Methane (chiếm tới 95%) và một số khí khác (Ethane, Propane…)
Thành phần chủ yếu của LNG
5, Tính chất cơ bản
LNG là khí thiên nhiên được hóa lỏng nhờ làm lạnh sâu đến -160 oC (- 256o F) ở áp suất khí quyển (áp suất cao nhất trong chuyển hóa khoảng 25 kPa/3,6 psi) , sau khi đã loại bỏ các tạp chất ( nước – H2O, khí Cacbonic – CO2, khí Hydro Sunfua - H2S, …)
LNG có thể tích chỉ bằng 1/600 của khí thiên nhiên. Như vậy khí thiên nhiên chịu nén ép rất tốt và khá an toàn.
LNG là khí không màu, không mùi ,không ăn mòn, không độc…nên khá an toàn trong khi tàng chứa và vận chuyển.
LNG là khí sạch ít chứa tạp chất nặng , do vậy nó có khối lượng riêng chỉ bằng khoảng 45% khối lượng riêng của nước (tức vào khoảng 0.45kg/lit) .
LNG có nhiệt trị vào bằng khoảng 60% nhiệt trị của nhiên liệu Diesel ( khoảng 24 MJ/L). Nhưng thường thì với LNG có thành phần Methane > 90% thì vào khoảng 21 MJ/L.
6, Chỉ tiêu đánh giá chất lượng của LNG
Chất lượng của LNG là một chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá LNG thương mại. Một số khí không phù hợp với các chỉ tiêu cần có trong thương mại được gọi là “off-specification’ hay “off-quality”. Chất lượng thường được đánh giá theo một số tiêu chuẩn sau:
1-Để chắc chắn khí không ăn mòn và không độc, hạn chế mức cao nhất hàm lượng của H2S , tổng hàm lượng Sunphua, hàm lượng CO2 và Hg.
2 - Để bảo vệ chống lại sự hình thành của chất lỏng hoặc Hydrat trong đường ống vận chuyển (đường ống hoặc bồn chứa), qua tiêu chuẩn lượng nước lớn nhất và điểm sương (dewpoint)
3 - Để đặc trưng cho sự biến đổi của từng loai khí , qua khoảng dao động tối đa với thông số làm bốc cháy : Hàm lượng khí trơ, giá trị Calo, chỉ số Wobbe – Wobbe index (chỉ số tạo dao động nhiệt) , chỉ số Soot – Soot index (độ phủ muội) , hệ số cháy hoàn toàn – Incomplete Combustion Factor , chỉ số độ vàng của ngon lửa – Yellow Tip Index,…
Chất lượng của LNG được đo ở các điểm cấp phối bằng một thiết bị như máy sắc kí khí ( Gas Chromatograph).
Tính chất quan trọng nhất cảu khí là thành phần Sunphua, thủy ngân, và giá trị Calo.
Tuy nhiên, sự liên quan chính là giá trị nhiệt trị của khí. Khí thiên nhiên thương mại thường được phân chia theo 3 khoảng theo giá trị nhiệt trị:
+ Châu Á ( Japan, Korea, Taiwan) thì khí phân bố là giàu, với một GCV ( Generalized Cross Validation) cao hơn 43 MJ/m3 (n), tương ứng :1090 Btu/scf.
+ Ở Anh và Mỹ thì khí phân bố là nghèo , với một GCV thường thấp hơn 42 MJ/m3 (n) , tương ứng : 1065Btu/scf.
+ Liên Minh Châu Âu (EU) thì khí là chấp nhận được với một GCV khoảng dao động 39-46 MJ/m3 , tương ứng :900 tới 1160 Btu/scf.
7, Ưu – Nhươc điểm của LNG
-Ưu điểm:
+ LNG được làm lạnh ở áp suất khí quyển nên an toàn hơn các khí hóa lỏng ở áp suất cao.
+ Dễ vận chuyển hơn các chất khí hóa lỏng khác, có thể vận chuyển bằng đường ống hoặc các bồn bể chứa hoặc các thuyền chuyên chở tới mọi nơi trên thế giới.
+ LNG là nguồn năng lượng có hàm lượng khí thải vào không khí thấp hơn nhều so với nhiên liệu hóa thạch như là dầu hoặc than
+ LNG là khí không mùi, không màu, không ăn mòn, không độc. Điều này có ý nghĩa lớn về mặt thiết bị vì thiết bị sẽ an toàn hơn, giảm ăn mòn hay hỏng hóc.
+ LNG đã được kiểm chứng, tin cậy và an toàn cho động cơ, con người và môi trường. Nó là khí sạch nhất trong các loại nhiên liệu.
-Nhược điểm:
+ LNG được hóa lỏng ở nhiệt độ rất thấp vì vậy việc đảm bảo điều kiện để thực hiện quá trình là rất nghiêm ngặt.
+ LNG nhẹ hơn nước khoảng ½ nên dễ tạo ra các “
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khí hóa lỏng.doc