Tiểu luận Tìm hiểu về tư tưởng thân dân của chủ tịch Hồ Chí Minh so với các bậc tiền bối. Vấn đề này được Đảng và nhà nước hiện nay giải quyết như thế nào

Tư tưởng dân chủ dân là chủ của đất nước của nhà nước của xã hội chủ vận mệnh của chính mình là tư tưởng mới mẻ chưa có trong tư tưởng truyền thống của dân tộc ta, càng chưa có trong tư tưởng nho giáo. Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh xuất hiện và được khẳng định sau khi nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng tiến hành cách mạng tháng Tám 1945 thành công.

Cách mạng tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mưới thế kỷ đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm đã đưa chính quyền lại cho nhân dân đã xây nền tảng cho nước Việt Nam dân chủ cộng hòa độc lập tự do hạnh phúc. Đó là công cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử nước ta. Cách mạng tháng Tám thắng lơi đã làm cho chúng ta trở nên một bộ phận trong đại gia đình dân chủ thế giới.

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4506 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về tư tưởng thân dân của chủ tịch Hồ Chí Minh so với các bậc tiền bối. Vấn đề này được Đảng và nhà nước hiện nay giải quyết như thế nào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thủy nêu lên một bài học phản diện về An Dương Vương chủ quan mất cảnh giác, chỉ dựa vào vũ khí, không dựa vào sức mạnh của dân để chống giặc ngoại xâm thì kết cục là mất nước và dòng họ cũng tuyệt diệt. Khi dân đã bất mãn, “nổi can qua” – nghĩa là đứng lên khởi nghĩa, làm cách mạng thì có thể lật dổ một triều đâị, một chế độ xã hội, không chỉ làm cho “con vua thất thế phải ra quét chùa” mà còn đưa chính nhà vua lên đoạn đầu đài như trường hợp của Cách mạng Anh thế kỷ XVII và Cách mạng Pháp thế kỷ XVIII. Sức mạnh của dân không chỉ thể hiện ở lực lượng vật chất mà còn cả ở tinh thần, ở tư tưởng, ở dư luận. “Miệng dân sóng bể” nghĩa là dư luận của quần chúng từ người này, chỗ này sang người khác, chỗ khác và tư tưởng của nhân dân thể hiện trong văn học dân gian ( folklore) – truyền từ đời nọ sang đời kia, có sức mạnh như những đợt sóng bể có thể nâng dỡ hoặc nhấn chìm một viên quan, một ông vua hoặc một triều đại nào đó. Mỗi triều đạt phong kiến Việt Nam thời kỳ đang lên và hưng thịnh đều có quan điểm về dân và mối quan hệ với dân đúng đắn, tích cực nên đã được dân ủng hộ, tập trung được sức mạnh của dân, đánh thắng được giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng được đất nước, đồng thời cũng củng cố được vương triều đó vững mạnh. Nhà Trần thế kỷ XVIII đã ba lần đại thắng quân xâm lược Nguyên – Mông hung hãn. Nguyên nhân cơ bản của thắng lợi đó, như Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã ghi rõ “ Vua tôi đồng tâm, anh em hòa thuận, cả nước góp sức”. “Cả nước góp sức” chính là sức mạnh của toàn dân đã được huy động. Trần Quốc Tuần còn nêu lên một tư tưởng đặc sắc khi ông khuyến tấu vua Trần: “ Khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước”. Đầu thế kỷ XI, Hồ Quý Ly chuẩn bị kháng chiến chống quân Minh xâm lược, xây dượng lực lượng thường trực khá đông, có súng thần cơ, có nhiều chiến thuyền, nhưng không đoàn kết được toàn dân, long dân ly tán, nên đã thất bạ, cha con Hồ Quý Ly đều bị giặc Minh bắt. Đúng như Hồ Nguyên Trừng đã: “ Tôi không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi.” Nguyễn Trãi, một nhà văn hóa lớn, một anh hung của dân tộc ta thế kỷ XV, đã nêu ra những tư tưởng sâu sắc về vai trò và sức mạnh của dân. Sauk hi cùng Lê Lợi lãnh đạo cuộc kháng chiến 10 năm chống quân Minh thắng lợi, ông viết bài “Bình Ngô đại cáo” hung tráng với hai câu mở đầu về tư tưởng an dân thì trước hết phải trừ bạo ngược: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” Và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh đã được Nguyễn Trãi chỉ ra là do đoàn kết được tướng sĩ, tập hợp lực lượng dân chúng khắp nơi: “ Nên hiệu gậy làm cờ, tập hợp khắp bốn phương dân chúng. Thiết quân rượu hòa nước, dưới trên đều một hạng cha con”. Nói về sức mạnh của dân, ông đã tiếp thụ và nêu lên tư tưởng tiến bộ, ví dân như nước, các triều đại phong kiến như những con thuyền; thuyền nỗi được là nhờ nước. Nước có tác dụng chở thuyền nhưng cũng có sức mạnh lật thuyền: “Chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân”. Ông còn nêu lên tư tưởng ơn dân rất mới mẻ đối với thời đại lúc bấy giờ: “ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”. “Kẻ cấy cày” chính là nhân dân lao động, là nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư trong một nước nông nghiệp. Kế tục tư tưởng của Trần Quốc Tuấn, ông yêu cầu vua quan triều đình phải biết “Thương yêu dân chúng, nghĩ làm những việc khoan dân”. Ông khẳng định tư tưởng về thái bình thịnh trị: “Cái gốc của nhạ là ở thôn vắng không có một tiếng giận hờn oán sầu”. Ông chỉ rõ trách nhiệm của người cầm quyền: “Phàm người có chức vụ coi quan trị dân đều phải theo phép công bằng… đổi bỏ thói tham ô, sửa trừ tệ lười biếng, coi công việc của quốc gia là công việc của mình; lấy điều lo của dân sinh là điều lo thiết kỳ”. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của quan niệm “Thiên nhân tương cảm”, nhiều triều đại phong kiến Việt Nam coi lòng dân là ý trời và rất quan tâm tới việc kết hợp lòng dân với ý trời. Họ quan niệm lòng dân tức là ý trời được thể hiện ở các điềm lành (mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt) hay điềm dữ (bện tật, mưa bão, lũ lụt, mất mùa…) Người cầm quyền cai trị có đức, làm việc tốt, hợp lòng dân thì trời xuống điềm lành; không có đức, ăn chơi xa xỉ, hoang phí, hại dân, dân oán thì trời xuống điềm dữ để răn bảo. Khi đã có điềm tai dị của trời tức là dân oán, thì các quan đại thần, những nhà trí thức của các triều đại, am hiểu về “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” biết thương xót dân chúng thường dân sớ khuyên nhủ vua chúa sửa lỗi để không giáng tai họa nữa. Trạng nguyên Giáp Hải, quan đại thần đời Mạc Mậu Hợp, thấy chính sách của nhà Mạc ngày một kém, điềm tai biến ngày một nhiều, gặp khi có bão lớn, ông dâng sơ lên vua Mạc, nói rằng: “Trời ra tai không phải vô cớ, chính ở người mà ra. Tai biến về gió bão là trời hiện điềm để răn bảo…Vậy xin bệ hạ lấy sự biến của trời là đáng sợ, coi nhân sự là cần phải sửa…thi hành mọi điều khoan tất cho dân; ban ra ân dụ để tha những dân vô tội bị ức hiếp; đặc biệt sai quan sở tại thăm nom giúp đỡ luôn. Có thế, ơn của trên ban xuống mới thấm đến kẻ dưới. Lòng người đã vui, tai trời sẽ hết…Xin bệ hạ tôn trọng gốc nước, cố kết lòng dân, hậu đãi mà đừng làm khốn dân; giúp đỡ mà đừng làm hại dân, dè dặt chứ không dùng hết sức của dân, nhẹ bớt cho dân những việc phục dịch tức là chính sách của vương đạo đó”. Tiến sĩ Nguyễn Duy Thì thời Lê – Trịnh, khi đi sứ về, thường thấy tai dị, đã dâng khải tâu Chúa, nói về trách nhiệm của triều đình và tố cáo bọn quan lại tham nhũng ở các địa phương làm cho dân khốn khổ: “dân dân đều một lẽ, lòng dân vui thì thuận ý trời. Nên người giỏi trị nước phải yêu dân như cha mẹ yêu con: nghe thấy dân đói rét phải lo, trông thấy dân vất vả phải thương, cấm chính thể hà khắc tàn bạo, cấm việc tự tiện thu thuế, để dân được sinh sống thỏa mái, không có tiếng sầu giận thở than. Đó mới là biết đạo trị nước. nay thánh thượng để ý đến dân, ra một chính sách gì là cốt để nuôi dân, thi hành một lệnh gì là cốt ngừa sự nhiễu dân; lòng yêu dân thật như độ lượng của trời đất cha mẹ. Đại thần Ngô Đình Chất tố cáo bọn quan lại các địa phương chỉ chăm làm việc cay nghiệt, vét hết của cải của dân khiến dân sầu khổ, ông dâng bản điều trần bề trên thương dân, nuôi dân một mảy may nào tiện cho dân cũng nên làm, một mối tệ hại cho dân nào cũng nên bỏ. Lại càng nên ban nhân chính cho dân. Như thế thì người dân đội ơn mà mừng, người xa nghe tiếng mà đến ấy là được lòng dân. Đại thần Ngô Trí Hòa đã cùng đại thần Lê Tri Bật vào năm 1618 làm tờ khải dâng chúa Trịnh điều trần về chính sách trị dân của triều đình gồm có sáu việc có lợi cho dân. Cuối thế kỷ thứ XX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, trong khi vua quan nhà Nguyễn dâng đất và ký hiệp ước đầu hàng, thì những người dân ấp dân lân đã anh dũng đứng lên chống giặc, bảo vệ quê hương đất nước. tinh thần đó đã được ca ngợi trong bài “văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của nhà thơ bình dân Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Đình Chiểu quả là trường hợp điển hình của một con người nhờ tin yêu nhân dân sâu sắc mà đã chiến thắng được những hạn chế khắc nghiệt của bản thân: mù lòa, học vấn dở dang, sống nghèo khổ trong hoàn cảnh nước mất. Sự nghiệp văn học của ông vượt xa những người đương thời. Đó không phải nhờ học vấn cử nghiệp mà nhờ lòng tin vô hạn của ông vào nhân dân lao động. Đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đã đặt được ách thống trị nên đất nước ta phong trào yêu nước của nhân dân ta vẫn bùng nên mạnh mẽ, như phong trào Cần Vương, Đông kinh nghĩa thục, khởi nghĩa Yên Thế, đặc biệt là phong trào vận động cách mạng của hai nhà chí sĩ họ Phan. Hai cụ đã thẳng thắn vạch trần bọn quan lại nịnh hót, chỉ biết có vua mà không biết có dân, muốn giữ mãi địa vị của mình, túi tham được đầy mãi. Cụ khẳng định: “ ai coi nước nhà như một món của riêng mình thì ví như bọn trộm cướp, còn ai cậy quyền mà áp chế nhân dân thì ví như quân phản nghịch”. Phan Bội Châu, một chí sĩ yêu nước nồng nhiệt, đã từng sang tầu, sang Nhật tìm đường cứu nước cứu dân và viết những là thư đầy tâm huyết gửi quốc dân đồng bào. Cụ đã có một quan niệm sâu sắc, chí lý về dân, về nước, thể hiện tư tưởng “khinh quân trọng dân”; “ái quốc, ái quần” rất rõ rệt. Cụ thẳng thắn tỏ rõ thái độ của mình đối với vua, đối với quan và đối với dân. Cụ cho rằng kẻ làm vua chẳng qua là người đứng đầu một làng, là viên quản lý một công ty mà thôi. Nếu vua chết đi thì làng và công ty vẫn còn. Vua cũng chỉ là một phần số người trong một nước, có hay không có một phần số người này, đối với một nước thì cũng không thêm bớt một phần đáng kể nào. Như vậy Phan Bội Châu đã từ bỏ tư tưởng tôn quân của hệ tư tưởng phong kiến, đã coi dân là gốc của nước. trong các tác phẩm của cụ dân chúng đã xuất hiện như lực lượng có ý thức về trách nhiệm cao cả của mình. 3, Những luận điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về thân dân. Quan điểm của Hồ Chí Minh về dân rất nhất quán và sâu sắc trên cơ sở kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa của nhân loại, mà đỉnh cao là học thuyết Mác- Lênin. Chính những quan điểm đó đã chỉ ra tính chất, đặc điểm và nội dung của mối quan hệ giữa Đảng với dân. Hơn nữa, những quan điểm đó đang trở thành những định hướng cơ bản, những yêu cầu bức thiết cho công cuộc đổi mới và chỉnh đốn Đảng ta hiện nay. Cần khẳng định rằng, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, dân là một phạm trù rất rộng nhưng vẫn bao hàm và thể hiện tính giai cấp rõ rệt. Hồ Chí Minh thường dùng khái niệm dân bên cạnh các khái niệm: nhân dân, quần chúng nhân dân, đồng bào…tùy lúc, tùy nơi, tùy từng quan hệ cho thích hợp. Đó là những khái niệm đồng nghĩa, có cùng nội hàm để chỉ mọi người Việt Nam yêu nước không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu nghèo, không phân biệt tôn giáo, tầng lớp – trong đó công nông chiếm tuyết đại đa số. Khái niệm dân hay nhân dân, quần chúng, đồng bào mà Hồ Chí Minh sử dụng rất dung dị, mộc mạc, dễ hiểu nhưng cũng rất tinh tế, uyển chuyển trong chiều sâu tư tưởng của Người. Chúng ta biết rằng, chủ nghĩa Mác – Lenin khi bàn về phạm trù nhân dân thường giới hạn trong phạm vi của mối quan hệ giai cấp, giữa giai cấp vô sản với giai cấp nông dân, các tầng lớp bị áp bức bóc lột, mở rộng ra là các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Hồ Chí Minh đã kế thừa toàn bộ tư tưởng đúng đắn và cách mạng đó của học thuyết Mác – Lenin khi bàn về phạm trù dân. Hơn thế nữa trong điều kiện của một nước thuộc địa nửa phong kiến, muốn giành được độc lập cho tổ quốc, ấm no hạnh phúc cho nhân dân cần phải có một quan niệm về nhân dân rộng rãi hơn, phù hợp với đặc điểm, truyền thống yêu nước, sự gắn bó cộng đồng và tinh thần cách mạng của nhân dân Việt Nam. Thấu hiểu bài học lịch sử về sức mạnh quần chúng nhân dân, dưới ánh sang của chủ nghĩa Mác Lê Nin, đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh đã phát triển, làm phong phú thêm nội hàm của khái niệm dân phù hợp với điều kiện thời đại và đặc điểm của dân tộc. Sự phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh là: Thứ nhất, Người quan niệm dân là người trong cùng một cộng đồng, một quốc gia, một lãnh thổ thống nhất. Người gọi nhân dân là “quốc dân”, là “đồng bào”, là “người trong một nước”,… Thứ hai, dân có chung một nguồn, “đều chung một tổ tiên”, là con “cùng một bọc”, là “con Lạc cháu Hồng”, “đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt”. Vì vậy, “chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”. Thứ ba, dân còn là các tầng lớp, các thế hệ, các giới, các đoàn thể. Thứ tư, theo tinh thần “bốn phương vô sản đều là anh em”, dân còn bao hàm cả nghĩa quốc tế, nhân loại. Đó là “đại gia đình giai cấp công nhân toàn thế giới” là bạn bè năm châu bốn biển, là nhân dân các châu lục đang đấu tranh chống lại sự nô dịch, bất công để giành độc lập, tự do, tiến bộ và hòa bình chung trên hành tinh. Thứ năm, dân còn dùng để chỉ những người yêu nước, xây dựng đất nước là lực lưỡng cách mạng. Sự mở rộng nhận thức về dân, làm tăng nội hàm của khái niệm dân ở Hồ Chí Minh không có gì trái với quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, mà chỉ làm cho phạm trù đó trở nên phong phú, đa dạng, vừa mang tính cách mạng, tính giai cấp vừa mang tính dân tộc, càng làm nổi tính chỉnh thể của phạm trù dân. Đây là nét nổi trội và xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Khái niệm về dân mà Người dùng, một mặt thể hiện quan điểm giai cấp, quan điểm quần chúng của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, mặt khác lại mang tính sang tạo, tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và bản sắc dân tộc ta. Điều đó đã dẫn đến khả năng to lớn trong việc thuyết phục, thu phục mọi lực lưỡng, mọi khả năng của cả dân tộc vào khối đại đoàn kết toàn dân nhằm hướng lực lưỡng vào mục tiêu giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Chính vì vậy, tư tưởng về dân của Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng chỉ đạo cho việc xây dựng mặt trận thống nhất cho các thời kỳ cách mạng Việt Nam. Trên thực tế, Mặt trận đã qui tụ được mọi giai cấp, đảng phái, tầng lớp, thành phần, tôn giáo… nghĩa là tất cả những ai có lòng yêu nước, tán thành độc lập dân tộc và cùng chung xây dựng một nước Việt Nam tự do và hạnh phúc. Nhưng Mặt trận vẫn luôn lấy công – nông – trí làm nòng cốt. Như vậy, khái niệm dân của Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành cơ sở tư tưởng đại đoàn kết. Tư tưởng đó vượt khỏi khuôn khổ tư tưởng thuần túy của một con người, trở thành một chiến lược cách mạng của Đảng ta. Tư tưởng về dân của Hồ Chí Minh rất phong phú nhưng ở đây có thể khái quát thành những luận điểm lớn như sau: 3.1: Thứ nhất, dân là gốc của nước, của cách mạng: “Dân là gốc của nước”, “ nước lấy dân làm gốc” là tư tưởng vốn có trong nho giáo trong học thuyết của Khổng Mạnh. Hồ Chí Minh từng nói trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng, song những điều hay trong đó chúng ta phải học. “Nước lấy dân làm gốc” là một trong “những điều hay” là một tư tưởng sâu sắc của Nho giáo mà ông cha ta đã kế thừa và vận dụng ở những thời kỳ hưng thịnh của các vương triều trong quá trình dựng nước và giữ nước suốt mấy nghìn năm lịch sử. Tư tưởng đó đã được Hồ Chí Minh trân trọng tiếp thu và thường xuyên vận dụng trong cả cuộc đời hoạt động của Người, đặc biệt là từ sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, người trở thành vị chủ tịch đầu tiên của Việt Nam dân chủ cộng hòa và cũng là chủ tịch Đảng. Nho giáo mà Hồ Chí Minh sử dụng là thứ nho giáo đã Việt Nam hóa vì ngôn ngữ Nho giáo đã quen thuộc với dân tộc ta nên Hồ Chí Minh thường dùng các mệnh đề Nho giáo nhưng đã chắt lọc cho phù hợp với yêu cầu mới của cách mạng. Cũng là chữ trung hiếu, ở Khổng Tử là trung với vua và hiếu với bố mẹ ở Hồ Chí Minh là “trung với nước hiếu với dân”. Dân với nước gắn bó với nhau như cá với nước. Trước hết phải có một địa bàn lãnh thổ (điều kiện tự nhiên) nhất định thì dân mới có thể làm ăn sinh sống, phát triển thành một cộng đồng xã hội được. Nhưng tự thân một vùng đất đai tự nhiên nào đó chưa thể gọi là “nước” được, mà phải có công lao khai phá xây dựng của dân có tổ chức xã hội thì mới thành Nước. Nước phải có dân và do dân lập nên. Không có dân thì không có Nước, do đó dân là gốc của Nước. “Gốc” là cơ sở quan trọng nhất của một sự vật, như ta thường nói: Tài liệu gốc, chứng từ gốc, kinh tế là gốc của chính trị và quân sự,… thay đổi tận “gốc” là thay đổi sự vật một cách triệt để. Mất “gốc” là mất cái gì căn bản nhất, làm cho một sự vật biến chất không còn là nó nữa. Nước là một quốc gia, một vùng lãnh thổ có chủ quyền của những cộng đồng dân cư mà bao giờ cũng có những người cầm quyền mang danh đại diện. Dân là gốc là nền của một nước nhưng không phải ai cũng nhận rõ vai trò đó của dân. Hồ Chí Minh đã từng thẳng thắn vạch ra sai lầm đó. Người cho rằng một pho tượng hay một lâu đài cũng phải có cái nền rất vững chắc mới đứng vững được. Nhưng người ta dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài mà không chú ý đến cái nền như thế là chỉ thấy cái ngọn mà quên mất cái gốc. Hồ Chí Minh không những nhận thức sâu sắc mà còn phát triển những nội dung mới làm phong phú thêm tư tưởng dân làm gốc của nước của cách mạng. Người khẳng định vai trò của lao động của nhân dân là những người lao động đã làm ra mọi của cải vật chất và giá trị văn hóa nuôi sống bộ máy nhà nước và toàn thể xã hội làm cho xã hội tồn tại và phát triển. Người nói “xã hội có cơm ăn áo mặc, nhà ở là nhờ người lao động. Xây nên giầu có tự do dân chủ cũng là nhờ người lao động. Trí thức mở mang cũng là lao động. Vì vậy lao động là sức chính của sự tiến bộ loài người”. Người nhắc nhở những người được hưởng thụ của cải tiêu dùng phải biết ơn trả ơn những người đã làm ra những thứ đó: “cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân. Đó chính là tư tưởng ơn dân uống nước nhớ nguồn một đạo lý cao đẹp của dân tộc ta. Hồ Chí Minh còn khẳng định dân là lực lượng chủ yếu, là gốc của các cuộc cách mạng. Hồ Chủ tịch đã nhận rõ sự nghiệp cách mạng là của quần chúng nhân dân đông đảo, trước hết là của những tầng lớp nghèo khổ nhất bị áp bức bóc lột nhiều nhất của công nhân, và nông dân. Do tính chất và nội dung của cách mạng là rất phức tạp, phải thay thế chế độ cũ bằng chế độ mới, nên Hồ Chí Minh đã thấy rõ và nhiều lần khẳng định vai trò quyết định của quần chúng nhân dân: Cách mạng là do nhân dân tự làm lấy đảng chỉ là người lãnh đạo; sự nghiệp cách mạng rộng lớn và khó thực hiện nó không thể do 1 người 1 nhà làm mà tốt được; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng chứ không phải là của cá nhân anh hùng nào; cá nhân anh hùng thì dù cho những cá nhân ấy anh dũng thế nào cũng không đi đến kết quả. Đương nhiên người cũng thấy rõ mối quan hệ giữa cá nhân lãnh tụ với quần chúng nhân dân nhưng vai trò quyết định vẫn là quần chúng nhân dân; cán bộ không đội viên lãnh đạo không có quần chúng thì không làm gì được. Qua nghiên cứu về các cuộc cách mạng của các nước đặc biệt là cách mạng Nga Hồ Chí Minh rút ra một bài học kinh nghiệm quan trọng: cách mạng thì phải đoàn kết dân chúng bị áp bức để đánh đổ cả cái giai cấp áp bức mình, chứ không phải chỉ nhờ năm, bày người giết hai, ba anh vua, chín mười anh quan mà được. Hai đảng ấy tuy hy sinh hết nhiều người, làm được nhiều sự ám sát oanh liệt nhưng vì đi sai đường cách mệnh không có sức dân chúng làm nên cho nên bị chính phủ trị mãi đến nỗi tan. Ở nước ta trong những năm 20 của thế kỷ XX cả dân tộc đang sống dưới ách thống trị của thực dân phong kiến, nhưng Hồ Chí Minh đã thấy được ý trí sức mạnh của nhân dân. Trong thư gửi Khải Định vào tháng 8 năm 1922 Nguyễn Ái Quốc đã thẳng thắn phê phán sự ươn hèn và lố lăng của ông vua bù nhìn, đồng thời ca ngợi ý trí và sức mạnh của nhân dân:ngài sẽ thấy rằng ý trí của nhân dân một ý trí đã được hun đúc trong nghèo đói và khổ cực, một ý chí còn mạnh hơn và dẻo dai hơn sóng cả cuối cùng sẽ khoét hổng dần và đánh bật tảng đá bề ngoài có vẻ vững chắc là sự áp bức bóc lột kia đi. Nhận định ấy còn được Nguyễn Ái Quốc nhắc lại trong tác phẩm Đường Cách mệnh: dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại được. Vì áp bức mà sinh ra cách mệnh cách mệnh muốn thắng lồi phải dựa vào dân chúng trong đó phải lấy công nông làm gốc Hồ Chí Minh đã lý giải vì sao lại như vậy: Một là vì công nông bị áp bức nặng hơn; hai là công nông đông nhất cho nên sức mạnh hơn hêt; ba là vì công nông là tay không chân rồi nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới cho nên họ gan góc. Vì những cơ ấy nên công nông là gốc cách mệnh. Dân không những có lực lượng đông mà còn rất cần cù thông minh khéo léo có nhiều kinh nghiệm khéo léo. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn mau chóng đầy đủ mà những người tài giỏi những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra. Dân có lực lượng đông đảo có trí tuệ tập thể có khả năng và kinh nghiệm để giải quyết công việc lớn nhỏ. Vì vậy, Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở nếu biết dựa vào nhân dân thì việc gì cũng xong dân chúng đồng lòng việc gì làm cũng được, dân chúng không ủng hộ việc gì làm cũng không nên. Hồ Chí Minh đã khẳng định trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của toàn dân … trong xã hội không có gì tốt đẹp vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Đây là một tư tưởng tổng quát có tính triết lý sâu xa thể hiện một thế giới quan khoa học một quan niệm nhân sinh đúng đắn đầy ý nghĩa nhân văn cao cả. 3.2: Thứ hai, dân là chủ của đất nước của xã hội là chủ vận mệnh của chính mình. Tư tưởng dân chủ dân là chủ của đất nước của nhà nước của xã hội chủ vận mệnh của chính mình là tư tưởng mới mẻ chưa có trong tư tưởng truyền thống của dân tộc ta, càng chưa có trong tư tưởng nho giáo. Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh xuất hiện và được khẳng định sau khi nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng tiến hành cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Cách mạng tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mưới thế kỷ đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm đã đưa chính quyền lại cho nhân dân đã xây nền tảng cho nước Việt Nam dân chủ cộng hòa độc lập tự do hạnh phúc. Đó là công cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử nước ta. Cách mạng tháng Tám thắng lơi đã làm cho chúng ta trở nên một bộ phận trong đại gia đình dân chủ thế giới. Tư tưởng dân chủ chính là cái cốt lõi nhất bản chất nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân. Nước ta là nước dân chủ, chế độ ta là chế độ dân chủ là những câu Hồ Chí Minh không chỉ nói một lần mà người đã nhắc lại nhiều lần trong nhiều hoàn cảnh khác nhau ở những tác phẩm khác nhau. Dân chủ theo Hồ Chí Minh nghĩa là dân là chủ nhân dân là người chủ. Điều đó Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói rõ nước ta là nước dân chủ địa vị cao nhất là dân vì dân là chủ chế độ ta là chế độ dân chủ tức là nhân dân là người chủ. Nước ta là nước dân chủ được lấy là tiêu đề của một trong bốn phần của tác phẩm dân vận một tác phẩm rất ngắn chỉ khoảng 600 chữ nhưng hàm chứa nhiều khái niệm quan trọng nhiều tư tưởng lớn về dân trong đó có tư tưởng dân chủ. Ở đây Hồ Chí Minh đã trình bày một cách rất cô đọng và sang tỏ nội dung cơ bản tư tưởng dân chủ bằng 7 câu rất ngắn gọn mà đặc sắc như những danh ngôn. “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân Chính quyên từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” Dân chủ nghĩa là dân là chủ, dân là chủ vì dân có quyền hạn, có quyền hành tức là có khả năng thực tế quyết định định đoạt điều hành những tổ chức, những công việc do mình làm chủ. Nhiều người lầm tưởng rằng quyền hành là ở các tổ chức nhà nước do những cán bộ có chức có quyền nắm giữ. Thực ra đó là quyền lực được nhân dân giao phó ủy thác. Khi những người đó thôi giữ chức vụ đại diện cho quyền lực của nhân dân thì họ cũng hết quyền. Chính vì quyền hành là của dân nên dân mới có thể cử ra chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương và mới có thể tổ chức nên đoàn thể từ trung ương đến xã. Và cũng vì thế mà Hồ Chí Minh đã từng khẳng định dân là chủ thì chính phủ là đấy tớ… nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ. Dân có quyền vì dân có lực lượng, lực lượng của dân là vô cùng vô tận đã tạo ra mọi của cải vật chất và mọi giá trị tinh thần của xã hội trong mọi thời đại và mọi hoàn cảnh. Dân là chủ có quyền hành lợi ích thì đương nhiên cũng có nghĩa vụ trách nhiệm đối với mọi công việc từ kháng chiến kiến quốc đến xây dựng đổi mới đất nước. Hồ Chí Minh đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này kêu gọi các tầng lớp nhân dân làm tròn nghĩa vụ của người công dân làm chủ nước nhà. Người nói rằng dân làm chủ thì dân phải có trách nhiệm của người làm chủ, dân có quyền lợi làm chủ thì có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân giữ đúng đạo đức công dân. Theo Hồ Chí Minh, trách nhiệm và bổn phận công dân không chỉ là việc chấp hành đầy đủ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước mà nhân dân còn phải tham gia vào việc xây dựng các chủ trương chính sách, tham gia xây dựng Đảng, thẩm định sự đúng đắn của một đường lối, một chủ trương. Muốn làm được điều đó dân cũng cần phải tự nâng cao trình độ để xứng đáng với tư cách người làm chủ. Với những quan điểm trên, Hồ Chí Minh đã hoàn thiện về mặt nhận thức vai trò, vị trí của nhân dân trong cách mạng. Những quan điểm đó chính là sự kế thừa, phát triển sang tạo học thuyêt Mác về vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử và trong tư tưởng “nước lấy dân làm gốc” của ông cha ta. Nét độc đáo trong quan niệm về quyền lực nhân dân của Hồ Chí Minh là ở chỗ nó tuân theo phép biện chứng một cách triệt để và người nhấn mạnh vai trò của nhân dân trong việc làm nên những thành quả cách mạng cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước. 3.3: Thứ ba, dân có lực lượng to lớn, tiềm năng vô tận, nhưng không thuần nhất mà có nhiều tầng lớp khác nhau, cần phải được giác ngộ, tổ chức, lãnh đạo đúng đắn. Hồ Chí Minh quan niệm dân chúng không nhất luật như nhau trong dân chúng có nhiều tầng lớp khác nhau trình độ khác nhau ý kiến khác nhau . Quan niệm như vậy là rất phù hợp với thực tế và rất cần thiết để có phương pháp ứng xử thích hợp với từng đối tượng cụ thể trong dân chúng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBX880.doc
Tài liệu liên quan