Tiểu luận Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng

Khoản 2 Điều 606 quy định: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình”. Như vậy, cùng một điều luật quy định về năng lực chịu trách nhiệm BTTH của người chưa thành niên nhưng lại có sự khác nhau cơ bản giữa trách nhiệm của người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi và người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi. Nếu người dưới mười lăm tuổi, trách nhiệm BTTH được đặt ra trực tiếp với cha, mẹ của cá nhân gây thiệt hại, cá nhân gây thiệt hại không có trách nhiệm bồi thường thì người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi lại phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho những thiệt hại do hành vi của mình gây ra.

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6664 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đủ các điều kiện trên, xét về cơ bản tâm sinh lí của họ đều đã phát triền một cách hoàn thiện. Họ hoàn toàn có đầy đủ khả năng để nhận thức về sự vật, sự việc, và tự quyết định về hành động của mình, hoàn toàn có khả năng nhận biết được thế giới khách quan. Họ có nghĩa vụ phải biết trước những hành vi của mình sẽ đem lại những hậu quả như thế nào, hành vi đó có xâm phạm đến lợi ích của các chủ thể khác hay không từ đó lựa chọn cách xử sự phù hợp, đảm bảo cân bằng giữa lợi ích cá nhân, lợi ích của các chủ thể khác và xã hội. Việc xác định người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải bồi thường cho những thiệt hại mà mình gây ra là hoàn toàn phù hợp. Bởi lẽ, người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đủ điều kiện tham gia vào các quan hệ pháp luật do vây, họ hoàn toàn có năng lực để tham gia và trở thành chủ thể của quan hệ BTTH và nếu là người gây thiệt hại thì họ hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện trách nhiệm bồi thường. Ở độ tuổi này, họ đã có khả năng lao động, có thể tạo ra thu nhập, hình thành khối tài sản riêng của mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một bộ phận không nhỏ trong số những người từ đủ mười tám tuổi trở lên là những người mới trưởng thành, họ vẫn còn đi học, chưa có công việc làm, chưa có thu nhập hay tài sản đáng kể, vẫn sống phụ thuộc vào cha, mẹ. Vậy, trong trường hợp những người từ đủ mười tám tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhưng không có tài sản riêng gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thuộc về ai? Nếu họ vẫn là những người phải chịu trách nhiệm BTTH thì họ phải thực hiện trách nhiệm đó như thế nào? Nếu họ không thực hiện được thì phải chăng họ phải gánh chịu những hậu quả pháp lí bất lợi và những người bị thiệt hại cũng không được bồi thường? Đây là một tình huống xảy ra khá phổ biến trong những vụ về xác định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Nếu Tòa án áp dụng một cách tuyệt đối và cứng nhắc những quy định của pháp luật thì sẽ phải hoãn việc thi hành án cho đến khi người gây thiệt hại là người mới trưởng thành có việc làm, có thu nhập. Tuy nhiên, việc làm này lại trái với nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời, không đảm bảo khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc khắc phục thiệt hại một cách nhanh nhất, đảm bảo cuộc sống ổn định cho người bị thiệt hại trước khi bị xâm phạm. Vậy nên chăng trong trường hợp này Toà án có thể chủ động giải thích, khuyến khích cha mẹ người thành niên đó tự nguyện bồi thường thiệt hại do người mới trưởng thành gây ra. Toà án có thể công nhận sự tự nguyện đó, những về mặt pháp lý, không thể quyết định cha mẹ họ phải bồi thường. Ngoài ra, trong trường hợp người thành niên có thu nhập, còn ở chung và chung kinh tế với cha mẹ, mà gây thiệt hại thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng phần thu nhập thường xuyên của bản thân và phần tài sản chung với cha mẹ. Toà án cần triệu tập cha mẹ họ đến phiên toà với tư cách là dự sự. Năng lực bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra Liên quan đến vấn đề năng lực BTTH của người đã thành niên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, theo ý kiến chủ quan, em xin được đề cập đến vấn đề BTTH ngoài hợp đồng do tài sản của vợ chồng gây ra. Trên thực tế, có không ít những trường hợp tài sản gây thiệt hại là tài sản thuộc sở hữu chung hoặc riêng của vợ chồng trong thời kì hôn nhân. Việc xác định trách nhiệm BTTH thuộc về ai trong những trường hợp này vẫn còn được ít được nhắc tới. Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành về tài sản, tài sản của vợ chồng bao gồm vật, tiền và các quyền tài sản. Tài sản của vợ chồng có thể là động sản hay bất động sản… Tất cả các tài sản này dựa vào các căn cứ khác nhau mà được phân thành tài sản chung và tài sản riêng; việc xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ, chồng là cơ sở để giải quyết các vấn đề liên quan đến trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng khi có thiệt hại xảy ra. Việc xác định trách nhiệm BTTH trong trường hợp thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra, bên cạnh việc xem xét các yếu tố để xác định trách nhiệm BTTH còn phải căn cứ vào các loại tài sản cụ thể để xác định trách nhiệm BTTH. Chính vì vậy, trách nhiệm BTTH do tài sản của vợ chồng gây ra cần phải được xem xét trên những khía cạnh sau: Thứ nhất, cần phải xác định có căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng hay không khi tài sản của vợ chồng gây thiệt hại. Điều này được xác định dựa trên các căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, cụ thể: có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi (không phải điều kiện bắt buộc). Thứ hai, cần xác định xem tài sản gây thiệt hại là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng. Đây là vấn đề quan trọng để chúng ta xác định trách nhiệm BTTH là trách nhiệm của một bên vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng. Chính vì thế, việc xác định một cách chính xác trách nhiệm của vợ chồng đối với việc BTTH trong trường hợp này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản của vợ chồng, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của người bị thiệt hại. Thứ ba, mặc dù là trách nhiệm BTTH được xác định là của một bên vợ, chồng nhưng bên kia đã tự nguyện dùng tài sản chung của vợ chồng để bồi thường hoặc có khi dùng tài sản riêng của mình để bồi thường cho phía bị thiệt hại, điều này hoàn toàn được chấp nhận, miễn là thiệt hại được bồi thường toàn bộ và kịp thời theo đúng quy định của pháp luật. Theo nguyên tắc trách nhiệm thuộc về chủ sở hữu tài sản, trong trường hợp tài sản gây thiệt hại là tài sản chung của vợ chồng thì trách nhiệm BTTH phát sinh là trách nhiệm của cả hai vợ chồng. Điều này hoàn toàn phù hợp vì đối với tài sản chung hợp nhất của vợ chồng thì vợ, chồng hoàn toàn bình đẳng về căn cứ tạo lập tài sản, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Vì lẽ đó, cả hai vợ chồng phải có trách nhiệm BTTH bằng tài sản chung của mình. Cũng theo nguyên tắc nói trên, khi vợ, chồng có tài sản riêng gây thiệt hại thì trách nhiệm BTTH lúc này chỉ phát sinh đối với một bên vợ, chồng. Tuy nhiên, trong đời sống hôn nhân gia đình, thiệt hại này cũng có thể được vợ chồng thỏa thuận bồi thường bằng tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp này được thể hiện khá rõ trong tình huống tài sản riêng của vợ, chồng là nguồn nguy hiểm cao độ nhưng lại do bên còn lại sử dụng và trong thời gian đó gây thiệt hại cho người khác. Khoản 2 Điều 623 quy định: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Cũng liên quan đến vấn đề này, Nghị quyết 03/2006/NQ – HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về BTTH ngoài hợp đồng bổ sung: “Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại”. Quan hệ giữa chủ sở hữu tài sản và người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp trong trường hợp này phải được thể hiện dưới dạng một hợp đồng thuê, mượn tài sản. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của quan hệ hôn nhân và gia đình, thông thường hai bên vợ chồng thường không có thỏa thuận cụ thể về vấn đề này mà một bên để mặc cho bên kia sử dụng tài sản này vì lợi ích chung. Thực tế, việc xác định trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ở đây rất khó. Vì vây, nên chăng trong trường hợp này nên xác định trách nhiệm BTTH là trách nhiệm chung của vợ chồng, trừ trường hợp người kia sử dụng tài sản riêng của một bên không vì nhu cầu chung của gia đình mà gây thiệt hại hoặc vợ chồng thỏa thuận người sử dụng tài sản sẽ phải BTTH khi tài sản gây thiệt hại cho người khác, bất luận tài sản đó là chung hay riêng. Xác định trách nhiệm BTTH của vợ, chồng trong các trường hợp tài sản của vợ, chồng gây thiệt hại cho đến nay còn khá nhiều phức tạp. Bình thường trong cuộc sống vợ chồng, ranh giới giữa tài sản chung và tài sản riêng rất mờ nhạt. Khi cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, người ta ít phân định “của anh – của tôi” mà thường “hòa làm một” vì lợi ích của gia đình. Tuy nhiên, khi động chạm đến quyền lợi, người ta lại ý thức rất rõ về cái chung, cái riêng để tránh thua thiệt. Vì vậy, việc xác định trách nhiệm BTTH khi tài sản của vợ chồng gây thiệt hại cần được xem xét một cách thấu đáo và đặt trong từng trường hợp cụ thể. III - Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên Điều 18 BLDS 2005 quy định: “Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên”. Người chưa thành niên là những người bắt đầu có sự nhận thức về hành vi của mình, tuy nhiên sự nhận thức này vẫn còn những hạn chế nhất định. Căn cứ vào độ tuổi và trình độ nhận thức và khả năng chịu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, pháp luật dân sự Việt Nam phân chia người chưa thành niên thành hai nhóm: những người dưới 15 tuổi và những người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi. Theo đó, năng lực chịu trách nhiệm BTTH của hai nhóm này cũng không giống nhau. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi Khoản 2 Điều 606 BLDS 2005 quy định: “Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 Luật này”. Như vậy, trách nhiệm BTTH do người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại trước tiên được xác định cho cha, mẹ của người đó. Căn cứ vào sự phát triển về khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của cá nhân dựa tên cơ sở về độ tuổi, người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi được phân thành hai nhóm: Cá nhân chưa đủ 6 tuổi. Những người thuộc nhóm tuổi này không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, được coi là những người không có năng lực hành vi dân sự. Họ không thể tự mình thực hiện các giao dịch dân sự do không nhận thức được hành vi của mình và hậu quả pháp lí của những hành vi đó. Vì vậy, giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Cá nhân ở độ tuổi này cũng ít có năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác và hầu như không có năng lực để thực hiện trách nhiệm BTTH do mình gây ra, vì vậy, cha, mẹ của những người ở độ tuổi này là những người đại diện đương nhiên với tư cách bị đơn dân sự trước tòa. Cá nhân từ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi là những người có năng lực hành vi dân sự một phần. Những người thuộc nhóm tuổi này chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tâm – sinh lí, trình độ nhận thức còn hạn chế vì vậy khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Pháp luật không quy định thế nào là giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi, tuy vậy, cần phải hiểu đó là những giao dịch có giá trị không lớn, nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập, sinh hoạt vui chơi trong một giới hạn tài sản nhất định phù hợp với điều kiện sinh hoạt tại địa phương nơi cá nhân đó sinh sống. Nếu cá nhân từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi tham gia các giao dịch dân sự có giá trị lớn, không được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật thì người đại diện theo pháp luật có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu. Như vây, ta có thể thấy, sự phụ thuộc của những người chưa thành niên trong độ tuổi này vào bố mẹ - người đại diện theo pháp luật hợp pháp vẫn còn rất lớn. Điều này một mặt xuất phát từ tính chất nhân đạo của pháp luật đối với những người chưa thành niên phạm tội hoặc gây những thiệt hại khác, mặt khác đề cao vai trò quản lí, giáo dục người chưa thành niên của cha mẹ. Cha me, hay nói một cách khái quát hơn là gia đình có vai trò rất lớn trong việc giáo dục, quản lí người chưa thành niên. Bên cạnh đó, đây cũng là đối tượng rất được sự quan tâm của nhà trường và toàn xã hội. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi, do chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất cũng như nhận thức nên thường là những đối tượng dễ uốn nắn, dễ bị ảnh hưởng, tác động từ bên ngoài. Sự giáo dục của cha mẹ trong giai đoạn này có tính chất quyết định đến việc định hình nhân cách của người chưa thành niên sau này. Người đó sẽ trở thành một công dân tốt hay xấu phần lớn phụ thuộc vào sự phát triển trong giai đoạn này. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định vấn đề BTTH do con dưới mười lăm tuổi gây ra tại Điều 40 như sau: “Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định tại Điều 611 của Bộ luật dân sự năm 1995”. Ngoài ra, Điều 17 Luật Bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em ngày 12/08/1991 cũng quy định: “Cha mẹ, người đỡ đầu phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự về những thiệt hại do hành vi của những đứa trẻ mình nuôi dạy gây ra”. Kết hợp với các quy định tại Điều 609 BLDS 2005 có thể thấy, pháp luật nước ta rất coi trọng trách nhiệm và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc BTTH do hành vi trái pháp luật của con từ dưới mười lăm tuổi gây ra. Chính vì thế, cha mẹ của những người gây thiệt hại trong độ tuổi này có tư cách bị đơn dân sự, có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ cho thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con, trong khi chính cá nhân gây thiệt hại lại hoàn toàn không có trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, pháp luật cũng dự liệu những trường hợp mà cá nhân gây thiệt hại là người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi, cha mẹ lại không có hoặc không đủ khả năng bồi thường. Trong trường hợp này, nếu con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường. Quy định này không nhằm loại trừ trách nhiệm của cha mẹ. Thực tế, dù cha mẹ có lấy tài sản riêng của con để bồi thường trong trường hợp tài sản của cha mẹ không đủ hoặc không có tài sản cũng không có nghĩa là trách nhiệm BTTH đã chuyển sang cho người con. Giả sử người con không có tài sản riêng để thực hiện nghĩa vụ cho phần còn thiếu thì trách nhiệm vẫn luôn thuộc về cha mẹ. Như vậy, trong mọi trường hợp gây thiệt hại trái pháp luật mà không có căn cứ loại trừ trách nhiệm BTTH theo quy định của pháp luật, người bị thiệt hại đều được bồi thường, vấn đề là trách nhiệm bồi thường đó thuộc về ai mà thôi. Cần phải nói thêm, một lí do tham khảo nữa khiến luật quy định như vậy là do người chưa thành niên ở độ tuổi này không có hoặc chưa có khả năng lao động. Pháp luật hiện hành quy định độ tuổi lao động từ đủ mười lăm tuổi trở lên, trừ những công việc liên quan đến năng khiếu, nghệ thuật như múa, xiếc,… thì mới có người lao động dưới mười lăm tuổi, nhưng hợp đồng lao động giữa họ và người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật cho họ. Chính vì thế, đa số người dưới mười lăm tuổi không có thu nhập hoặc tài sản riêng để thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi Khoản 2 Điều 606 quy định: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình”. Như vậy, cùng một điều luật quy định về năng lực chịu trách nhiệm BTTH của người chưa thành niên nhưng lại có sự khác nhau cơ bản giữa trách nhiệm của người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi và người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi. Nếu người dưới mười lăm tuổi, trách nhiệm BTTH được đặt ra trực tiếp với cha, mẹ của cá nhân gây thiệt hại, cá nhân gây thiệt hại không có trách nhiệm bồi thường thì người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi lại phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho những thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Quy định này trước hết xuất phát từ trình độ phát triển về mặt thể chất và nhận thức của những cá nhân ở độ tuổi này. Cùng ở trong lứa tuổi chưa thành niên nhưng những cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đã có sự phát triển hơn hẳn những cá nhân dưới 15 tuổi. Cụ thể, những người chưa thành niên ở lứa tuổi này đã có sự nhận biết khá hoàn chỉnh về thế giới khách quan, có khả năng nhận biết được hành vi nào không gây thiệt hại và hành vi nào gây thiệt hại cho xã hội, từ đó, lựa chọn cách xử sự hợp lí, phù hợp với lợi ích cá nhân và lợi ích của các chủ thể khác. Những người trong độ tuổi từ đủ 15 đến dưới 18 đã cơ bản hình thành về mặt nhân cách, nhận thức, không còn dễ uốn nắn và tác động như người chưa thành niên dưới 15 tuổi. Bên cạnh đó, người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có tài sản riêng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, ta có thể thấy, cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đã có sự độc lập tương đối so với cha mẹ - những người đại diện theo pháp luật. Một lí do nữa lí giải cho quy định này đó là người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, theo quy định của pháp luật hiện hành thì đã có khả năng lao động. Những người này, không chỉ về suy nghĩ, nhận thức đã có sự tách biệt tương đối với cha mẹ mà ngay cả tài sản cũng bắt đầu có sự độc lập, tuy sự độc lập này là không lớn. Cá nhân từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi đã có thể tự mình lao động, từ đó có thu nhập riêng, có tài sản riêng. Tài sản của họ phần nào đó đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ trong những giao dịch dân sự do chính bản thân họ xác lập và thực hiện, đồng thời, tạo điều kiện cho năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, do những người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi vẫn là những người chưa thành niên. Xét về mặt năng lực hành vi dân sự thì họ vẫn chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Vì vậy, trong trường hợp người chưa thành niên, chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ gây thiệt hại thì không thể loại trừ trách nhiệm của cha mẹ, người đại diện theo pháp luật. Khoản 2 Điều 606 còn quy định thêm người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. Quy định này, một mặt nhằm rằng buộc trách nhiệm pháp lí của cha, mẹ trong việc giáo dục, quản lí đối với con chưa thành niên, mặt khác, nhằm đảm bảo lợi ích cho người bị thiệt hại trong trường hợp người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gây thiệt hại nhưng không đủ khả năng bồi thường toàn bộ. III - Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người được giám hộ Điều 58 BLDS quy định: “Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ)”. Tuy nhiên, giám hộ ngoài việc thực hiện những nghĩa vụ theo luật định đối với người được giám hộ thì còn có trách nhiệm trong việc BTTH do hành vi trái pháp luật của người được giám hộ gây ra. Người được giám hộ theo khoản 2 Điều 58 bao gồm: “a. Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế quyền của cha ,mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu; b. Người mất năng lực hành vi dân sự”. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người được giám hộ là người chưa thành niên Người chưa thành niên theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 thì cần có người giám hộ. Do vậy, với người chưa thành niên vẫn còn cha, mẹ và cha, mẹ của họ không rơi vào các trường hợp nêu trên thì họ đương nhiên là đại diện cho con và thiệt hại do người chưa thành niên gây ra sẽ được cha mẹ bồi thường theo cách thức bồi thường phân tích ở mục 2. Nếu cha, mẹ của người chưa thành niên rơi vào các trường hợp nêu ở điểm a khoản 2 Điều 58, người chưa thành niên gây thiệt hại phải bồi thường thì trách nhiệm pháp lí trong khi thực hiện việc giám hộ của người giám hộ được đặt ra, trong đó có trách nhiệm BTTH. Người giám hộ được chia thành hai loại: giám hộ đương nhiên và giám hộ cử. Người giám hộ đương nhiên được xác định dựa trên mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng nhằm ràng buộc trách nhiệm giữa những người thân thích, ruột thịt trong gia đình với nhau. Người giám hộ đương nhiên không có quyền từ chối trách nhiệm giám hộ của mình, họ phải chịu trách nhiệm về những hành vi do người được giám hộ gây ra. Thứ tự các thành viên trong gia đình được pháp luật quy đinh làm người giám hộ đương nhiên cho người chưa thành niên, có nghĩa vụ chăm sóc, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ, có trách nhiệm trong việc để người được giám hộ gây thiệt hại phải bồi thường sẽ được thực hiện như sau: Trước hết là trách nhiệm của anh cả, chị cả đã thành niên đủ điều kiện làm người giám hộ. Nếu anh cả, chị cả không đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông, bà nội, ông, bà ngoại là người giám hộ. Trong trường hợp tất cả những người nêu trên không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ. Nếu không có người giám hộ đương nhiên thì sẽ phải cử người giám hộ. Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người đó để đảm bảo họ luôn thực hiện tốt trách nhiệm giám hộ trên tinh thần tự nguyện, tự giác. Theo quy định tại khoản 3 Điều 606 thì khi người được giám hộ gây thiệt hại cho người khác, người giám hộ có trách nhiệm dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường thiệt hại, chỉ trong trường hợp người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Quy định này được thực hiện để bảo đảm nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời, khôi phục thiệt hại của người bị thiệt hại, đồng thời ràng buộc trách nhiệm của người giám hộ trong việc giám hộ. Tuy nhiên, quy định về trách nhiệm BTTH của người chưa thành niên từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi có người giám hộ lại khác về cơ bản so với quy định về trách nhiệm BTTH của người chưa thành niên từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi còn cha mẹ. Ở trường hợp người gây thiệt hại là người chưa thành niên từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi còn cha mẹ thì trách nhiệm bồi thường trước tiên thuộc về người đó; nếu người đó không có tài sản hoặc tài sản không đủ để bồi thường thì trách nhiệm bồi thường mới được đặt ra với cha, mẹ. Ngược lại, ở trường hợp người gây thiệt hại là người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có người giám hộ thì trách nhiệm BTTH trước tiên lại thuộc về người giám hộ, sau đó mới là người chưa thành niên gây thiệt hại. Vậy phải chăng có gì đó không thỏa đáng trong tình huống này? Một điểm khác biệt nữa khi quy định về trách nhiệm BTTH do hành vi trái pháp luật của người chưa thành niên gây ra đó là: “nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường” trong khi đó vấn đề lỗi không được đặt ra đối với trường hợp người gây thiệt hại là người chưa thành niên còn cha mẹ, tức là cha mẹ vẫn phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi. Vậy trong trường hợp người gây thiệt hại là người chưa thành niên, không có tài sản hoặc tài sản không đủ để bồi thường, người giám hộ không có lỗi trong việc giám hộ thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về ai? Thực tiễn áp dụng trách nhiệm BTTH trong trường hợp này vẫn có những tình huống xảy ra mà luật không dự liệu trước, khiến cho các thẩm phán tại các tòa án gặp nhiều khó khăn trong công tác xét xử. Điều này được dẫn giải trong ví dụ sau: A là người chưa thành niên dưới 15 tuổi có cha mẹ nhưng cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự nên B là người giám hộ đương nhiên cho A trong các giao dịch dân sự. Một ngày, sau khi đi học về, A chơi đá bóng trên đường với một nhóm bạn cùng lớp. Trong lúc thể hiện chân sút đá bóng với các bạn, trái bóng của A đã bay thẳng vào cửa kính xe hơi của ông C làm kính vỡ tan. Thiệt hại ông C đi thay kính mới hết 8 triệu đồng. Trách nhiệm bồi thường cho ông C thuộc về B vì B có lỗi không quản lí A để A chơi đá bóng trên đường phố gây thiệt hại. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì sẽ lấy tài sản của A để bồi thường, nếu tài sản của A không đủ thì lấy tài sản của B để bồi thường phần còn thiếu. Tuy nhiên, cả A và B đều không có tài sản bồi thường cho ông C. Vậy thì theo luật, C sẽ phải chấp nhận rủi ro, không được BTTH? Giả sử bố mẹ của A mất năng lực hành vi dân sự nhưng lại được thừa kế số tiền là 100 triệu đồng thì có lấy số tiền đó của bố mẹ A để bồi thường cho ông C không, luật cũng không quy định rõ vấn đề này. Năng lực chịu trách nhiệm BTTH của người được giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự Người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, bị tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của người có quyền và lợi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.doc
Tài liệu liên quan