Tiểu luận Trình bày mối quan hệ giữa truyền thông bạo lực và sự phát triển ở trẻ em

Có thể trả lời trẻ em có xu hướng trở nên bạo lực hơn, ta có thể lý giải hiện tượng trẻ em bạo lực hơn như sau: Như chúng ta đã biết thì sự nhận thức của trẻ em còn hạn chế, chúng chỉ hiểu được những gì thể hiện rõ nhất đối với chúng mà trong truyện tranh thì hình ảnh có nhiều hơn là lời nói lời văn. Chính vì vậy mà khi đọc trẻ em thường chú ý tới hình ảnh nhiều hơn và kèm theo hình ảnh minh họa đó là những tiếng va chạm được phát ra như Vu Choang Binh bốp v.v và điều này ảnh hưởng đến trẻ em nhiều hơn. Hơn nữa, đối với trẻ lúc này thì sự phân biệt giữa thiện ác còn rất mơ hồ nên trẻ hầu như không quan tâm tới điều đó. Mặt khác, trong truyện tranh mặc dù nhân vật suy nghĩ hành động theo công lý bảo vệ công lý (songoku trong Bảy viên ngọc rồng, Đại trong dấu ấn rồng thiêng) nhưng khi thể hiện lại bằng hành động bạo lực chém giết vì vậy trẻ em có xu hướng hành động theo.

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3051 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Trình bày mối quan hệ giữa truyền thông bạo lực và sự phát triển ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trình bày mối quan hệ giữa truyền thông bạo lực và sự phát triển ở trẻ em. TRẢ LỜI: Theo yêu cầu đề bài: chúng tôi cần giải quyết truyền thống và sự phát triển nhân cách trẻ em. Về mặt lý luận chúng tôi thấy: Trường hợp 1: Truyền thông đóng vai trò gì và như thế nào đối với xã hội con người. Truyền thông giúp con người về những vấn đề với yếu tố gì, để đưa đến sự phản hồi. Trường hợp 2: Sự phản hồi từ phía công chúng tới quá trình truyền thông như thế nào và theo hướng nào. Qua các yếu tố về: Mục đích, sở thích, công việc. Nhưng trên thực tế, câu hỏi đặt ra không chỉ đơn giản là nêu ra mối quan hệ giữa người đưa tin, truyền tin, phát tin và nghe tin. Vấn đề ở đây chỉ ra được sức mạnh của truyền thông mà ở đây là “bạo lực”. Trong nhiều năm gần đây và đặc biệt hiện nay trên thị trường có đầy dẫy các phương tiện đặc biệt phục vụ nói chung là “đa phương tiện” cho người sử dụng. Theo đà đó thị trường phim và truyện phục vụ cho các lứa tuổi đang ồ ạt “chạy sô” đôi khi sự ảnh hưởng của nó đáng cân nhắc. Ở độ tuổi “học mà chơi, chơi mà học” đó, truyền thông tạo ra nhiều các chương trình vui chơi giải trí như: game, chat rồi phim hành động, bạo lực và hơn nữa là tình yêu tuổi học đường v.v… Nhìn vào nó không phải xấu, nhưng trên thực tế do sự sa đà và mải mê với thứ đó đã đưa tới những hành động ngấm ngầm đi vào nhân cách - tính cách trẻ thơ. Thứ nữa cũng hoặc vì sự ảnh hưởng một phía từ gia đình chẳng hạn, khi trẻ em phải chịu những hành động bạo lực thì trong gia đình và sự lan rộng ra toàn xã hội thì sao? … Lại còn có nhiều khi niềm vui và nỗi buồn của các em xảy ra chúng biết chia sẻ với ai?… Có một câu nói rất nổi tiếng của nhà văn Pháp, ông nói: “Để có được niềm vui - phải biết chia sẻ; hạnh phúc sinh ra từ hai điều ấy”. Ta cũng vậy, khi vui cần phải cùng người khách hưởng cùng niềm vui đó, nhưng ta thử đặt một trong nhiều trường hợp thường thấy và hay suy ra rằng, một trong những người thân của ta không định lượng thì sao?… Thành thử những lúc đó nỗi buồn dâng cao thì ảnh hưởng của hành động gì đấy sẽ không nhỏ đặc biệt ở trẻ em. Từ nhiều năm vừa qua trên các nguồn tin, thông tin báo chí đăng cho thấy những hình ảnh cuộc sống về trẻ thơ thật ngậm ngùi cho những bậc làm cha và mẹ. Cứ theo quan niệm vững bền thì gia đình luôn là môi trường đầu đời của mỗi ai đã từng đi qua tuổi thơ đó, nó chính là điểm dừng chân, điểm đến và là điểm đi của mỗi người, hãy để cho nơi đó được bình yên và hạnh phúc trong lòng chúng ta. Theo sự tiếp nhận thông tin trên báo, đài, và truyền hình, tôi thấy tỉ lệ phần trăm thiếu nhi được sống trọn tuổi thơ dưới sự chở che của cha mẹ là rất ít. Ví dụ: cha mẹ không thuận hòa, kết hôn cưỡng ép, công việc tác động, kết hôn sớm tuổi v.v… Chính vì vậy, đôi khi ta thử hình dung rằng khi trẻ em phải sống trong gia đình cha mẹ suốt ngày cãi vã nhau, bố mẹ đi làm suốt ngày để con ở nhà muốn làm gì thì làm, hay gửi nhà trẻ từ sáng đến tối về đón. Nếu như vậy thì sao?… Nói chung, không thiếu những em bé được trải qua tuổi thơ của mình trong “thiên đàng búp bê”, được cha mẹ trang bị thật chu đáo cho bước đường ngày mai của mình, nhưng chúng ta cũng phải thực tế thấy rằng đó chỉ là những con số thật khiêm tốn, vì những em bé không hề có tuổi thơ, ngày ngày lê bước trên đường phố, đi tìm một tình thương, một hơi ấm, một niềm vui, những em bé bị xem như là vật để người khách làm giải trí mua vui, kiếm sống… Vâng, các em đã không thể tự chọn cho mình một số phận, một cuộc đời và càng không thể chọn cho mình một kiếp lầm than. Biết đến bao giờ chúng ta mới có thể rút ngắn lại khoảng cách giữa dư thừa và thiếu thốn, giữa bất hạnh và hạnh phúc giữa niềm vui và nỗi buồn của cùng một tuổi thơ ấy…? Một yếu tố nữa là ngày nay các truyện dân gian, tiểu thuyết, các câu truyện cổ tích đang vắng bóng bởi số lượng độc giả tìm đến với nó rất ít. Nhưng thay vào đó là hàng loạt những trang truyện có nội dung và hình ảnh bạo động, đã và đang hấp dẫn độc giả trẻ tuổi. Ví dụ: Cônan, bảy viên ngọc rồng, truyền nhân Alula v.v.. Tiếp đến các độc giả nhỏ tuổi không mấy thích những câu truyện từ xa xưa của ông cha song nó lại chứa đựng một kho tàng những giá trị triết lí về con người, về cuộc sống. Những câu truyện giúp các độc giả về cách ăn nét ở, cách ứng xử với người đồng loại, giờ đây không còn đi vào thế giới đọc của bạn trẻ, mà hàng loạt những câu truyện với nội dung hình ảnh thì có mấy khi đề cập đến việc dạy bảo độc giả những điều hay lẽ phải. Mà đại đa số là những lời truyện kèm theo những tranh ảnh về vũ khí, bạo lực thể hiện qua tiếng động. Ví dụ: binh, bốpm bùm v.v… lại thường được in đậm to, điều này đánh trúng tâm lý tò mò, hiếu động của trẻ do vậy mà nó tạo dấu ấn trong bộ nhớ của trẻ dẫn đến gây sự chú ý của trẻ. Đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo thì khả năng bắt trước những hành động của người lớn hoặc những hành động cuảthế giới xung quanh nó được phát triển mạnh mẽ. Như vậy, hành động của các nhân tố trong môi trường sống của trẻ đã ảnh hưởng đến sự hình thành những phẩm chất tâm lý trẻ. Việc bắt chước hành động nhân vật nào đó trong truyện khiến cho thái độ của trẻ đối với sự vật có hành động mà nó bắt chước. Nhân vật này yêu thích cái gì thì trẻ em cũng yêu thích cái đó, làm cái gì nó cũng làm theo. Mà thường những cảnh bạo lực trong truyện tranh là những cảnh nhân vật chính diện chiến đấu, hay hành động vì lẽ phải, điều thiện nên có thể nói hành động tác động của trẻ có thể ý hướng thiện nhiều hơn nhưng trong vô thức nó vẫn là những hành động bắt chước. Vậy câu hỏi đặt ra là trẻ em khi đọc những truyện tranh có nhiều hình ảnh bạo lực thì bản thân nó trở nên bạo lực hơn hay ít bạo lực hơn. Có thể trả lời trẻ em có xu hướng trở nên bạo lực hơn, ta có thể lý giải hiện tượng trẻ em bạo lực hơn như sau: Như chúng ta đã biết thì sự nhận thức của trẻ em còn hạn chế, chúng chỉ hiểu được những gì thể hiện rõ nhất đối với chúng mà trong truyện tranh thì hình ảnh có nhiều hơn là lời nói lời văn. Chính vì vậy mà khi đọc trẻ em thường chú ý tới hình ảnh nhiều hơn và kèm theo hình ảnh minh họa đó là những tiếng va chạm được phát ra như Vu… Choang… Binh bốp v.v… và điều này ảnh hưởng đến trẻ em nhiều hơn. Hơn nữa, đối với trẻ lúc này thì sự phân biệt giữa thiện ác còn rất mơ hồ nên trẻ hầu như không quan tâm tới điều đó. Mặt khác, trong truyện tranh mặc dù nhân vật suy nghĩ hành động theo công lý bảo vệ công lý (songoku trong Bảy viên ngọc rồng, Đại trong dấu ấn rồng thiêng) nhưng khi thể hiện lại bằng hành động bạo lực chém giết vì vậy trẻ em có xu hướng hành động theo. Ta có thể xem là một chuỗi các hình ảnh và hành động của các nhân vật trong truyện là một chuỗi các kích thích tác động vào bộ óc của trẻ em thông qua các giác quan đến dây thần kinh từ đó thể hiện những hành động bắt chước (phản ứng). Vậy trong truyện tranh đã có những hình ảnh hành động của nhân vật ắt sẽ có sự bắt chước của trẻ em. Như vậy, trẻ có xu hướng hành động theo những nhân vật mà mình thích. Vì vậy, cần có sự hướng dẫn của người lớn để trẻ nhận biết được các hành vi trong truyện. Một vấn đề nữa đó là ở lứa tuổi của mình trẻ em cũng đã tự ý thức được mình (trong tâm lý học gọi là ý thức bản ngã) vì vậy mà chúng có nhu cầu hoạt động, nhu cầu thể hiện mình trước người khác. Chính vì thế mà khi đọc xong một cuốn truyện tranh có những chi tiết hấp dẫn thì trẻ thường có ý muốn kể câu truyện mình đọc được cho người khác nghe và thể hiện hành động của nhân vật mà mình thích cho người khác thấy. Nhưng sự phản ứng của mọi người xung quanh hoặc là khen, khuyến khích hoặc là chê khuyên không nên làm theo điều dẫn đến áp lực của trẻ, nếu khen thì trẻ càng hưởng ứng và nếu chê thì lại ấm ức và muốn thể hiện với người khác nữa. Sylvie Manson một nhà tâm lý học đã phân tích như sau: “Trước hết các em sẽ bắt chước tự xem mình là người hùng một cách ý thức hay vô thức; sau đó là giai đoạn thẩm thấu vô thức trẻ em vô tình có lời nói cử chỉ giống nhân vật hư cấu mà vẫn tưởng bình thường. Giai đoạn thứ ba là phản xạ bạo hành của trẻ em nhanh và dễ dàng nêu điều kiện cho phép và sau đó các em cho việc bạo động là việc bình thường không hề tỏ ra xúc động hay ăn năn sau khi đã phạm tội”. Sơ đồ Phim Truyện tranh bạo lực Hành vi bắt chước Hành động bạo lực Qua việc trình bày trên đây, chúng ta thấy: Từ các hướng tiếp cận khác nhau ở trên chúng tôi đưa ra một số vấn đề thảo luận. Vấn đề đặt ra ở đây là liệu truyện tranh có ảnh hưởng đến hành vi bạo lực của trẻ em hay không? Chắc chắn là có nhưng nó còn phụ thuộc vào cá nhân trẻ và môi trường sống của trẻ. Chúng ta phải làm sao để cho các em thấy truyện tranh bạo lực không phải là thế giới thực tế cần tránh cho các em thấy cuộc sống bên ngoài giống như ý tưởng của nhà viết truyện. Điều này rất nguy hiểm vì các em sẽ có những phản ứng như những nhân vật anh hùng trong truyện và xa dần thực tế. Ví dụ: Có em khi nhìn thấy những người có dung nhan xấu xí đều cho đấy là ác ma và tự coi mình là hiệp sĩ cần phải diệt trừ ác ma. Một hiện tượng phổ biến hơn đó là việc các em đòi mua các đồ chơi giống như vũ khí của các nhân vật trong truyện như đao kiếm gậy dao súng. Tuy nhiên khoảng cách từ kiếm gỗ đến kiếm thuật còn khá xa. Chúng ta cũng cần chú ý đến độ tuổi của các em, càng nhỏ do tư duy còn chưa phát triển hành vi bắt chước càng nhiều sự phân biệt giữa hiện thực bậc 1 và hiện thực bậc 2 chưa rõ. Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ bằng quan sát đơn giản hàng ngày chúng ta có thể biết được rằng rung cảm và suy nghĩ của chúng không giống với người lớn. Tình cảm của trẻ nhỏ có thể rất mãnh liệt nhưng có thể tắt ngay chỉ vì một nguyên nhân nào đó. Cái mà hôm nay nó thiết tha quyến luyến hôm sau lại có thể quên khuấy đi. Trẻ chưa thể hiện được những suy luận trừu tượng của người lớn nhưng nó lại hiểu sự vật xung quanh nó theo cách riêng của nó. Muốn phát triển tâm lý và hình thành nhân cách cho trẻ thì nhất thiết phải đưa chúng vào những hoạt động nhất định. Hoạt động với các dạng khác nhau phải là các phương tiện cơ bản. Nói cách khác giáo dục trước hết phải là quá trình tổ chức hoạt động tích cực của trẻ em qua đó mà chiếm lĩnh nền văn hóa của dân tộc và nhân loại. Vai trò của cha mẹ rất quan trọng không những họ phải kiểm tra kiểm soát các loại truyện cho con mà quan trọng hơn phải hướng dẫn giải thích tranh luận với chúng để phân biệt cái hay điều dở. Theo nhà tâm lý trị liệu Serge Tisseron thì khung cảnh gia đình rất quan trọng và nó có ảnh hưởng lớn tới hành động của trẻ. Vì thế, để tránh cho các em có những ảnh hưởng xấu sau này các bậc cha mẹ phải có sự quan tâm đúng mức tới con em mình. Tuy nhiên, chúng tôi không phủ nhận hoàn toàn tác động của các trò chơi mang tính bạo lực. Bên cạnh vai trò là một phương tiện giải trí mà trẻ em đặc biệt yêu thích thì truyện tranh còn giúp các em yêu cái thiện sự công bằng và ghét cái ác sự bất công. Các em thấy trong truyện, cái ác phải trả giá những anh hùng hiệp sĩ luôn giành chiến thắng bảo vệ lẽ phải sự công bằng và các em cũng muốn trở thành những hiệp sĩ như vậy. Đặc biệt, tình đồng đội bạn hữu giúp đỡ nhau xuất hiện rất nhiều trong truyện tranh. Các hiệp sĩ anh hùng không đơn độc trên con đường tìm công lý mà luôn có bạn bè bên cạnh giúp đỡ thậm chí là hy sinh để bảo vệ bạn bè mình trên con đường tiêu diệt cái ác. Chính vì vậy mà điều quan trọng không phải là cấm đoán các em đọc truyện tranh mà phải giáo dục chỉ cho các em thấy cái gì nên và cái gì không nên. Trách nhiệm này thuộc về gia đình, nhà trường và xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrình bày mối quan hệ giữa truyền thông bạo lực và sự phát triển ở trẻ em.doc