Tiểu luận Trình bày quan hệ cung cầu và cơ chế hình thành giá cả

Lượng cung tại một mức giá đã cho được biểu diễn bằng một điểm trên đường cung. Toàn bộ đường cung cho ta biết cung về hàng hoá hoặc dịch vụ cụ thể nào đó. Từ đó chúng ta phân biệt hai vấn đề cơ bản là sự thay đổi của cung và sự thay đổi của lượng cung.

Sự thay đổi của cung là sự dịch chuyển của toàn bộ đường cung. Sự thay đổi của cung là sự di chuyển dọc theo đường cung.

Nếu giá hàng hoá giảm xuống, các yếu tố khác không thay đổi thì có sự giảm của lượng cung đối ới hàng hoá đó ( sự dịch chuyển xuống phía dưới dọc theo đường cung S0). Nếu giá của hàng hoá tăng lên, các yếu tố khác không đổi thì có sự tăng lên của lượng cung đối với hàng hoá đó ( Sự di chuyên lên trên dọc theo đường cung S0). Khi bất ký các yếu tố nào khác giá của bản thân hàng hoá thay đổi sẽ làm toàn bộ đường cung dịch chuyển hay có sự thay đổi của cùng.

Ví dụ: Đường cung ban đầu là S0, giả sử có sự thay đổi về công nghiệp làm giảm lượng nguyên liệu để sản xuất ra hàng hoá đó thì cung sẽ tăng lên và đường cung dịch chuyển đến đường S2. Nếu chi phí sản xuất tăng lên cung sẽ giảm và đường cung dịch chuyển đến đường S1.

Như vậy cung cho chúng ta biết được ý muốn và khả năng của các nhà sản xuất.

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5715 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Trình bày quan hệ cung cầu và cơ chế hình thành giá cả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặt vấn đề Kinh tế học là môn học giúp cho con người hiểu về cách thức ứng xử của từng thành viên tham gia vào nền kinh tế nói riêng. Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học. Kinh tế học vi mô nghiên cứu các bộ phận hợp thành, các tế bào của nền kinh tế. Điển hình như cơ chế hình thành giá trên thị trường. Giá của hàng hoá chính là tín hiệu phối hợp các hoạt động của người tiêu dùng, người sản xuất và chủ các nguồn lực. Theo một quan điểm chung nhất, thị trường được hiểu là sự tương tác giữa cung và cầu. Trong một nền kinh tế thị trường tự do, các thành viên kinh tế phản ứng với giá do thị trường xác định. Giá cả có ý nghĩa quyết định đối với việc phân bổ các nguồn lực của xã hội. Đối với bất kỳ một Doanh Nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải nắm bắt được lượng cầu của thị trường để đưa ra lượng cung phù hợp. Cũng như là ta hiểu được thị hiếu của người tiêu dùng và khả năng thanh toán của người tiêu dùng, nhằm đưa ra sản phẩm phù hợp đáp ừng được thị hiếu của người tiêu dùng. Đây là vấn đề rất quan trọng của các Doanh Nghiệp. Vì không một Doanh Nghiệp nào có thể tồn tại nều như cầu đối với sản phẩm của nó là quá nhỏ hoặc không đủ. Xuất phát từ quan điểm đó, qua quá trình nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế em đã mạnh dạn chọn đề tài:" Trình bày quan hệ cung cầu và cơ chế hình thành giá cả. ứng dụng để bình luận vấn đề sau: " Có người nói rằng vào những ngày lễ tết giá hoa tươi sẽ đắt hơn ngày bình thường". Nội Dung 1. Khái niệm cung, cầu 1.1. Khái niệm cung Cung là số lượng hàng hoá mà người sản xuất muốn bán và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định ( các yếu tố khác không đổi). Cung thị trường là tổng hợp của các cung cá nhân. 1.2. Khái niệm cầu Cầu là số lượng hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định ( các yếu tố khác không đổi- Ceterts paribus) Có hai khái niệm liên quan là cầu cá nhân và cầu thị trường. Cỗu thị trường là tổng hợp của tấ cả cá nhân lại với nhau theo chiều ngang. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu. Sự di chuyển, dịch chuyển đường cung, cầu 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới cung - Thuế: Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước. Thuế có ảnh hưởng đến đường cung của Doanh Nghiệp vì rằng thuế là chi phí mà Doanh Nghiệp phải chịu. Khi thuế đánh vào hàng hoá thì đường cung dịch chuyển lên trên ( sang bên trái). - Công nghệ sản xuất: Công nghệ sản xuất có ảnh hưởng quyết định tới năng suất của Doanh Nghiệp và do đó có ảnh hưởng quyết định vào đường cung, công nghệ tiên tiến làm tăng khả năng sản xuất và do đó làm dịch chuyển đường cung xuống dưới. - Giá của các hàng hoá liên quan trong sản xuất: Khi giá của hàng hoá thay thế trong sản xuất tăng lên, các Doanh Nghiệp có xu hương sản xuất nhiều hàng hoá đó là như vậy làm đường cung của hàng hoá xem xét dịch chuyển lên trên ( cung giảm) và ngược lại. Còn đối với hàng hoá bổ sung, tác động sẽ ngược lại. Nếu giá của hàng hoá bổ sung tăng lên thì cung của hàng hoá kia cũng sẽ tăng. - Giá của các yếu tố đầu vào: Giá cả của các yếu tố đầu vào tác động rất lớn với quyết định cung của Doanh Nghiệp. Nếu giá của đầu vào giảm xuống thì Doanh Nghiệp sẽ sản xuất nhiều hơn- cung tăng. Đường cung dịch chuyển ra bên ngoài và ngược lại. - Số lượng người sản xuất: Số lượng người sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng hàng hoá được sản xuất ra. ảnh hưởng này là ảnh hưởng thuận chiều. Một số thay đổi của bất cứ yếu tố nào nêu trên sẽ làm thay đổi lượng cung ở mọi mức giá nó làm thay đổi cung. Sự thay đổi của cung lại thay đổi toàn bộ mối quan hệ giữa giá và lượng cung. Điều này đực gọi là sự dịch chuyển của đường cung. Hãy tưởng tượng rằng giá của cá- nguyên liệu để làm nước mắm giảm xuống và ở mọi mức giá của nước mắm thi lượng cung đều tăng lên. Điều này được chi ra bằng sự dịch chuyển của đường cung về bên phải: sự tăng lên của cung ( đường cung dịch chuyển từ S sang S' ). Như vậy cung biểu diễn mong muốn và khả năng của người bán, chứ không biểu hiện quá trình mua bán trên thực tế. Cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ sản xuất, giá của hàng hoá liên quan trong sản xuất, giá của các yếu tố đầu vào, chính sách thuế, số lượng người sản xuất.... Chúng ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa cung và các yếu tố đó dưới dạng phương trình như sau: Sx =f ( Px, Py, T, N, Pi, CN ) Trong đó: - Sx - cung hàng hoá x - Px- giá của hàng hoá x - Py - giá của hàng hoá y - T - Thuế - N - Số người sản xuất - Pi - Giá của các yếu tố đầu vào - CN - Công nghệ 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu - Thu nhập của người tiêu dùng: Khi thu nhập thay đổi thì cầu đối với hàng hoá cũng thay đổi. Sự thay đổi này được biểu diễn thông qua luật Engel. Đối với các hàng hoá thông thường ( Thiết yếu và xa xỉ ) khi thu nhập tăng thì cầu tăng, cón đối với các hàng hoá cấp thấp ( inferior) khi thu nhập tăng thì cầu giảm. - Số lượng người tiêu dùng: Một thị trường có nhiều người tiêu dùng hơn thì cầu sẽ lớn hơn và ngược lại. - Giá của các hàng hoá liên quan: Mỗi hàng hoá có hai mối quan hệ. Đó là quan hệ thay thế và quan hệ bổ sung. Giá của các hàng hoá liên quan có tác dụng tới cầu của một hàng hoá cụ thể. Thí dụ chè và cà phê là hai loại hàng hoá thay thế, khi giá chè tăng lên, cầu đối với chè cà phê sẽ tăng lên hoặc ngược lại. Còn đối với hàng hoá bổ sung khác. Thí dụ, chè và đường là hai hàng hoá bổ sung. Khi giá của đường tăng lên thì cầu đối với chè lại giảm xuống. - Thị hiếu người tiêu dùng: Khi người tiêu dùng thay đổi ý thích thì quyết định mua ( cầu đối với) hàng hoá cũng sẽ thay đổi ... - Kỳ vọng: Khi có sự thay đổi của một trong các yếu tố đó đều làm lượng cầu thay đổi ở mọi mức giá: nó làm thayđổi cầu. Chúng ta cần phân biệt sự thay đổi của lượng cầu và sự thay đổi của cầu. p D D' 0 Q Nếu chúng ta xem xét biểu cầu với nước mắm và xét xem sự thay đổi của giá từ 12000 đồng/ Lít, chúng ta thấy rằng sự thay đổi tương ứng của lượng cầu là từ 2 triệu lít tới 3 triệu lít mỗi tuần. Điều này gọi là sự thay đổi của lượng cầu. Một thay đổi của giá P luôn thể hiện ở sự thay đổi của lượng cầu.Điều đó được minh hoạ bằng sự vận động dọc theo đường cầu. Bây giờ hãy tưởng tượng rằng thu nhập của người tiêu dùng tăng lên và ở mọi mức giá người tiêu dùng sẵn sàng mua nhiều nước mắm hơn. Như vậy, sự tăng lên của cầu được biểu thị bằng sự dịch chuyển theo chiều ngang sang bên phải của toàn bộ đường cầu. Từ đường D sang D'. toàn bộ mối quan hệ giữa lượng cầu và giá đã thay đổi. Điều đó được minh hoạ bằng sự dịch chuyển của đường cầu. Như vậy, cầu biểu diẽn ý muốn và khả năng của người mua, cầu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thu nhập, thị hiếu, số lượng người tiêu dùng, giá cả của các hàng hoá liên quan.... Chúng ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa cầu và các yếu tố dưới dạng phương trình như sau: Dx = f ( Px; Py; I; N; T; E ) Trong đó: - Dx - Cầu đối với hàng hoá x - Px - Giá của hàng hoá x - Py - Giá của hàng hoá liên quan ( thay thế hoặc bổ sung) - I - Thu nhập - N - Số lượngngười tiêu dùng - T - Thuế - E - Kỳ vọng 2.3. Sự dịch chuyển dọc đường cầu và dịch chuyển dọc đường cầu Trong cuộc sống hàng ngày khi nói nhu cầu về một mặt hàng tăng các nhà kinh tế phải phân biệt sự tăng nhu cầu đó do nguyên nhân nào do di chuyển hay dịch chuyển đường cầu. Nếu như người tiêu dùng phản ứng với sự thay đổi của giá cả điều đó mô tả sự di chuyển dọc đường cầu. đây là do nguyên nhân bên trong còn khi chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như thu nhập, giá hàng hoá thay thế sẽ làm dịch chuyển đường cầu sang bên trái hay bên phải * Giá P giảm từ PA xuốmg PB thì lượng cầu tăng QA đến QB PA A C do di chuyển dọc đường cầu PB B Tại PA cố định thì lượng cầu tăng. Từ QA đến QB do dịch chuyển đường cầu 0 QA QB Q 2.4. Sự di chuyển dọc đường cung và sự dịch chuyển đường cung Lượng cung tại một mức giá đã cho được biểu diễn bằng một điểm trên đường cung. Toàn bộ đường cung cho ta biết cung về hàng hoá hoặc dịch vụ cụ thể nào đó. Từ đó chúng ta phân biệt hai vấn đề cơ bản là sự thay đổi của cung và sự thay đổi của lượng cung. Sự thay đổi của cung là sự dịch chuyển của toàn bộ đường cung. Sự thay đổi của cung là sự di chuyển dọc theo đường cung. Nếu giá hàng hoá giảm xuống, các yếu tố khác không thay đổi thì có sự giảm của lượng cung đối ới hàng hoá đó ( sự dịch chuyển xuống phía dưới dọc theo đường cung S0). Nếu giá của hàng hoá tăng lên, các yếu tố khác không đổi thì có sự tăng lên của lượng cung đối với hàng hoá đó ( Sự di chuyên lên trên dọc theo đường cung S0). Khi bất ký các yếu tố nào khác giá của bản thân hàng hoá thay đổi sẽ làm toàn bộ đường cung dịch chuyển hay có sự thay đổi của cùng. Ví dụ: Đường cung ban đầu là S0, giả sử có sự thay đổi về công nghiệp làm giảm lượng nguyên liệu để sản xuất ra hàng hoá đó thì cung sẽ tăng lên và đường cung dịch chuyển đến đường S2. Nếu chi phí sản xuất tăng lên cung sẽ giảm và đường cung dịch chuyển đến đường S1. Như vậy cung cho chúng ta biết được ý muốn và khả năng của các nhà sản xuất. 3. Trạng thái cân bằng thị trường Nếu lượng cung băng lượng cầu tại một mức giá nào đó thì gọi đó là trạng thái cân bằng của thị trường là giao điểm E giữa đường cung và đường cầu. Tại điểm cân bằng số lượng người bán, bán ra bao nhiêu sẽ được người mua, mua hết bấy nhiêu. Người bán đang bán với giá mong muốn, người mua đang mua với nhu cầu cần thiết, thị trường ổn định tất cả các mức giá khác với giá cân bằng đều có xu hướng tiến tới điểm cân bằng. P S E P0 D 0 Q0 Q 4. Cơ chế hình thành giá cả trong thị trường Nếu cầu thay đổi nào đó về phía cung và phía cầu sẽ tạo ra sức ép tăng giá hoặc giảm giá. Thị trường sẽ ổn định ở vị trí mới với giá cả và số lượng mua bán mới P A B PA P0 E 0 QA Q0 QB Q Nếu cung > cầu sẽ tạo ra sức ép giảm giá thì ấn định E' ( P'0, Q'0) P'0 >P0, Q'0 > Q0 P P0 E P'0 E' 0 Q0 Q'0 Qs Nếu cung < cầu sẽ tạo ra sức ép tăng giá thì ấn định E" ( P"0 , Q"0 ) P"0 >P0 , Q"0 >Q0 P E" P"0 E P0 0 Q0 Q"0 Q 5. ứng dụng để giải thích: 5.1. Mô tả đặc điểm hàng hoá " hoa tươi" Hoa tươi là một loại hàng hoá. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, đời sống của người tiêu dùng khá giả hơn , họ quan tâm tới một số hàng hoá làm cho họ cảm thấy thoải mái về tinh thần. Hoa tạo cho người tiêu dùng cảm thấy thoả mái và thích thú, tạo được cảm hứng cho người tiêu dùng. Chính vì vậy họ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền để mua hoa. Hoa đem lại một số lợi ích nhất định cho người tiêu dùng. Chẳng hạn trong ngày tết người ta thường mua hoa để cho ngôi nhà của mình được đẹp hơn, họ hy vọng một năm mới sẽ luôn hạnh phúc và may mắn, vui vẻ như những bông hoa muôn màu sắc. Khi đó lợi ích tiêu dùng của người tiêu dùng sẽ lớn hơn rất nhiều. Nếu như một bông hoa trong ngày thường đã đẹp thì trong ngày tết đối với người dân Việt Nam, nó càng đẹp hơn và ý nghĩa hơn. Chính vì vậy lợi ích của họ tăng lên. Do đó người tiêu dùng luôn có hoa trong ngôi nhà mình ngày tết. Hoa là một loại hàng hoá chỉ sử dụng được trong một thời gian ngắn, và phải được vận chuyển rất nhẹ nhàng tránh làm rập nát hoa 5.2.Giá tăng lên do cơ chế Trong phần trên, chúng ta đã đề cập đến cơ chế hình thành giá cả trong thị trường. Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta cùng xem xét sản phẩm hàng hoá là hoa tươi. Có người nói rằng: " Giá hoa ngày tết đắt hơn ngày thường". Rõ ràng lợi ích dùng hoa của người tiêu dùng trong này tết tăng lên, một phần nữa là người dân có tiền tiêu tết hay thu nhập của họ tăng lên. Điều này dẫn đến cầu của hàng hoá hoa tươi là tăng lên. Cầu tăng thì giá sẽ tăng. Vậy nhận định này có đúng hay không. Ta hãy xem xét các trường hợp sau: Trường hợp thứ nhất là cung hàng hoá không đổi: Cầu hàng hoá tăng làm cho đường cầu dịch chuyển sang bên phải. Cung không đổi. Như vậy, điểm cân bằng ban đầu E0 với giá P0 và sản lượng Q0 dịch chuyển sang điểm E1 với giá P1 và sản lượng Q1 (như hình vẽ). Tại E1 giá P1>P0. Như vậy, giá hoa ngày tết đắt hơn ngày thường. P1 E1 P0 E0 P D0 D1 O Q0 Q1 Q Cung cũng tăng: Đường cầu và đường cung đều dịch chuyển sang phải. P S S1 P1 E1 P0 E0 D1 D 0 Q0 Q1 Q + Cung tăng ít hơn cầu tăng thì điểm cân bằng thị trường mới được xác định như hình vẽ sau. Tại điểm cân bằng mới (E1), giá của hàng hoá lớn hơn giá tại điểm cân bằng cũ. + Cung tăng lớn hơn cầu tăng thì giá của hàng hoá tại điểm cân bằng mới lại lớn hơn giá tại điểm cân bằng cũ và điểm cân bằng thị trường mới (E2) được xác định như hình vẽ sau: P S1 S2 P0 E0 P2 E2 P0 P2 0 Q0 Q2 Q + Cung và cầu tăng một lượng bằng nhau. Đường cung và đường cầu dịch chuyển sang phải một đoạn như nhau. Khi đó điểm cân bằng thị trường mới là E'. Tại E' giá hàng hoá không đổi nhưng lượng hàng hoá tiêu dùng tăng lên. P S0 S' E0 E' P0 =P' P0 P2 0 Q0 Q' Q Như vậy nhận định trên chỉ đúng khi cung lớn hơn cầu còn ngược lại, cung nhỏ hơn cầu thì giá hàng hoá sẽ giảm chứ không phải tăng. 5.3. Nguyên nhân tăng giá hoa vào dịp lễ tết Hoa là loại hàng hoá hầu như không thể thiếu được trong mỗi nhà vào dịp lễ tết. Vào dịp lễ tết người tiêu dùng luôn có thị hiếu là mua hoa, họ sẵn sàng chi trả nhằm thoả mãn nhu cầu cần thiết của họ. Đây chính là nguyên nhân chính làm tăng giá về hoa vào những dịp lễ tết. Bên cạnh đó vào những dịp lễ tết thu nhập của người tiêu dùng tăng lên cũng làm cho gía hoa tăng. Hoa là một loại hàng hoá tạo sự hài lòng và phù hợp với sở thích của người tiêu dùng nên họ sẵn sàng trả giá cao để mua cho được. Theo quan điểm của người tiêu dùng ở tất cả các nước hoa thể hiện cho sự thanh bình, hạnh phúc, hoa thể hiện cho tình cảm của con người và đặc biệt hoa còn là một món quà để tặng người thân và bạn bè trong những ngày vui, đặc biệt là những dịp ngày lẽ tế. Chính vì những quan điểm này mà vào những dịp lễ tết nhu cầu về hoa tăng lên kéo theo giá hoa trên thị trường cũng tăng. Kết luận Mối quan hệ cung cầu và giá cả thị trường là một mối quan hệ vô cùng quan trọng trong mỗi Doanh Nghiệp. Sự thay đổi của cung cầu tăng hay giảm làm cho giá cả của thị trường cũng thay đổi và ngược lại khi giá cả trên thị trường thay đổi tăng hay giảm sẽ kéo theo sự thay đổi của cung cầu. Nếu lượng cung bằng lượng cầu tại một mức giá nào đó thì gọi đó là trạng thái cân bằng của thị trường. Tiểu luận này được hoàn thành do sự giúp đỡ của giáo viên hướng dấn và sự góp ý của đông đảo bạn bè cùng học với tôi, cùng với sự cố gằng của bản thân đã giúp em hoàn thành tiểu luận này. Nhưng do thời gian có hạn và trình độ còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô cùng toàn bộ các bạn để em có thể hoàn thiện hơn khi ra thực tế. Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrình bày quan hệ cung cầu và cơ chế hình thành giá cả.doc
Tài liệu liên quan