Tiểu luận Tục "háy pù" (kéo vợ) của người Hmông

MỤC LỤC

 

Nội dung trang

Lời mở đầu 3

Chương 1: Đôi nét về người Hmông ở Việt Nam 5

1.1. Lịch sử tộc người 5

1.2. Tộc danh và các nhóm điạ phương 6

1.3. Địa bàn cư trú 7

1.4. Ngôn ngữ chữ viết 8

1.5. Đời sống vật chất 8

1.6. Đời sống tín ngưỡng, tâm linh 9

Chương 2: Tục “Háy pù” (kéo vợ) của người Hmông 11

2.1. Nguồn gốc tục “háy pù” 11

2.2. Diễn biến của việc “háy pù” 12

2.3. Ý nghĩa của tục “háy pù” 16

Chương 3: Những tồn tại của tục “háy pù” (kéo vợ) 19

Kết luận 21

Phụ lục 22

Tài liệu tham khảo 25

 

 

 

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7058 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tục "háy pù" (kéo vợ) của người Hmông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc khoảng 2500 TCN. Hầu hết các chuyên gia nghiên cứu về người Hmông trên thế giới đều cho rằng cách đây trên 3000 năm người Hmông đã từng sinh sống ở lưu vực sông Hoàng Hà và là 1 trong những chủ nhân của nhà nước Tam Miêu. Họ có nền văn hóa phát triển khá rực rỡ với nền văn minh lúa nước, có chữ viết và nhà nước riêng cuả mình. Sự bành trướng của người Hán từ vùng Trung Nguyên xuống phương Nam đã khiến dân tộc này bị mất tổ quốc, đẩy tộc người phải xa rời quê hương di cư dần về phía Nam, để tránh các cuộc tàn sát liên tục của người Hán. Khi nhà Mãn Thanh thống trị Trung Quốc chế độ “Thổ quan” được thay thế bằng “Lưu quan”, người Hmông không chấp nhận đã liên tục nổi dậy chống lại triều đình Mãn Thanh. Nhưng kết cục bi thảm của cuộc khởi nghĩa càng đẩy người Hmông vào cảnh tha hương li tán. Một bộ phận người Hmông tiếp tục di cư về vùng Vân Nam và cuối cùng là vùng núi miền Bắc Việt Nam, Lào, Myanmar và Đông Bắc Thái Lan, sống rải rác thành các nhóm nhỏ ở các vùng núi cao thuộc biên giới của 5 nước này. Lại có ý kiến khác cho rằng người Hmông là 1 trong những tộc người nằm trong khối Bách Việt có chung gốc gác với người Dao thuộc ngữ hệ Nam Á nhóm ngôn ngữ Hmông – Dao. Đến thế kỉ VIII 2 tộc người Hmông, Dao mới tách ra . Từ thế kỉ IX – XV người Hmông di cư về phía Tây Nam, tập trung ở Quý Châu (Trung Hoa), sau đó 1 bộ phận mới di cư vào Việt Nam. Theo điều tra của các nhà dân tộc học người Hmông là có mặt sớm nhất ở Việt Nam cách đây hơn 300 năm. Người Hmông di cư từ phía Bắc vào Việt Nam khá muộn so với các dân tộc khác. Họ đến bằng nhiều đợt với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Hầu hết người Hmông ở nước ta đều có nguồn gốc từ tỉnh Quý Châu (Vân Nam, Trung Quốc) do 3 đợt thiên di lớn của tổ tiên họ vào Việt Nam. Có thể nói lịch sử của người Hmông là lịch sử của những cuộc thiên di trải dài suốt hàng ngàn năm với đầy máu và nước mắt, nhằm tránh sự tàn sát truy đuổi tiêu diệt của kẻ thù, vừa kiên cường đấu tranh bảo vệ sự sống còn của mình.. Tộc danh và các nhóm địa phương Khi di cư vào Việt Nam họ vẫn mang theo tên gọi vốn có của mình. Hầu hết học là 1 bộ phận tách ra từ nhóm Mèo dùng phương ngữ Hmông. Trước tháng 3/1979 dân tộc Hmông ở Việt Nam được mọi người biết đến với tộc danh là người Mèo. Lịch sử có ghi chép người Mèo là 1 dân tộc sớm biết trồng lúa nước, người Hán căn cứ vào nghề trồng trọt của người Mèo mà gọi họ là Miêu Tử. Mèo là cách gọi trực tiếp theo phiên âm của người Hán. Miêu là cách gọi theo phiên âm Hán – Việt. Dựa trên sự khác nhau về trang phục và ngôn ngữ, có sự phân biệt thành các nhóm địa phương. Việt Nam hiện có khoảng hơn 800.000 người Hmông đang sinh sống, là nơi duy nhất có đầy đủ 4 nhóm Hmông sinh sống ở khu vực Đông Nam Á: Hmông Trắng Hmông Đen Hmông Hoa Hmông Xanh Na Miẻo Địa bàn cư trú của người Hmông Tại các tỉnh miền núi phía Bắc là cư dân tới sau nên họ cư trú chủ yếu trên các triền núi có dộ dốc cao từ 800m trở lên so với mặt nước biển. Người Hmông quần cư trên 1 địa bàn độc lập hầu như không có sự đan xen về tộc người, với tình tạng phân tán tương đối. Dựa trên nhiều yếu tố có thể phân địa vực cư trú của người Hmông thành 2 vùng lớn: 1 là vùng biên giới Việt – Trung tính từ phía Bắc tỉnh Cao Bằng tới phía Bắc tỉnh Lai Châu. Vùng thứ 2 là dải ven biên giới Việt – Lào kéo dài từ phía Tây tỉnh Lào Cai đến phía Tây tỉnh Nghệ An. Họ cư trú chủ yếu trên vùng núi cao của các tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thái Nguyên, Bác Kạn, Thanh Hóa, Nghệ An. Về tổng thể: Người Hmông Trắng cư trú tập trung ở cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang), 1 phần các huyện Bắc Hà, Mường Khương (Lào Cai), Trạm Tấu (Yên Bái), Thuận Châu, Yên Châu (Sơn La), và tỉnh Cao Bằng. Nguời Hmông Hoa sống chủ yếu ở Mù Cang Chải (Yên Bái), 1 số huyện ở Lào Cai, Hà Giang, Sơn La , Lai Châu. Người Hmông Đen sống tập trung ở Phong Thổ, Tủa Chùa (Lai Châu). Người Hmông Xanh chỉ có 1 ít cư trú tại Tủa Chùa (Lai Châu), Văn Bàn (Lào Cai). Truy nhiên sự phân bố này chỉ là tương đối vì ngay trong đại bàn cư trú của họ cũng không có sự phân biệt ranh giới về nhóm và các nhóm Hmông thường sống xen kẽ trong vùng đôi khi trong 1 làng có vài ba nhóm Hmông cùng sinh sống Ngôn ngữ và chữ viết Ngôn ngữ Hmông thuộc nhóm Hmông – Dao trong ngữ hệ Nam Á. Người Hmông không có chữ viết riêng. Trước đây người Pháp đã nghiên cứu xây dựng bộ chữ Hmông để truyền đạo Thiên chúa vào vùng Hmông. Sau 1954 nhà nước đã nghiên cứu xây dựng bộ chữ Hmông theo chữ cái Latinh và đã tổ chức phổ biến, truyền dạy rộng rãi trong đồng bào. Đời sống vật chất Ăn uống: Ăn uống của người Hmông dựa vào lương thực thực phẩm từ trồng trọt chăn nuôi khai thác các sản vậy từ trong tự nhiên (qua hoạt động săn bắn, hái lượm). Đồng bào Hmông ăn 2 bữa trong ngày: trưa và tối, vào ngày mùa ăn 3 bữa. Thường ngày họ ăn cơm tẻ theo cách đồ trong chõ gỗ, gạo nếp thì để đồ xôi hoặc giã làm bánh dầy ăn trong các dịp lễ tết. Đa số các món ăn chủ yếu được chế biến theo cách luộc hoặc xào. Bữa ăn hàng ngày có cơm và canh rau. Vào những ngày chợ phiên thường thấy người Hmông nấu món “thắng cố” (canh chảo) nấu bằng thịt ngựa, bò. Người Hmông thích uống rượu chủ yếu là rượu ngô tự tay họ chưng cất, khi uống dùng bát hay chén. Nhà ở Nhà của người Hmông là nhà trệt. Để chống gió, khi lạnh sương muối vùng cao nhà của họ thường là thấp vững chắc kín đáo. Nhà phổ biến dựng trên các triền núi, phía trước có suối, phía sau là núi che chở xung quanh có thể trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Nhà trệt, ba gian hai chái, có từ hai đến ba cửa. Gian giữa đặt bàn thờ. Bộ khung bằng gỗ, vì kèo kết cấu đơn giản, chủ yếu là ba cột có một xà ngang kép hoặc hai xà ngang, một trên một dưới. Cửa chính mở ở gian giữa cửa phụ ở gian 2 bên hoặc đầu hồi nhà. Gian giữa là nơi thờ tổ tiên và để dụng cụ sản xuất. Tùy từng dòng họ mà bếp lò và buồng chủ nhà được đặt bên trái hay bên phả nhưng bao giờ buồng chủ nhà cũng phải đặt cạnh “cột ma”. Cửa chính của ngôi nhà thường treo 1 tấm vải đỏ chình chữ nhật hoặc các tờ giấy bản với ý nghĩa cầu phúc. Hướng cửa nhà thường là hướng Đông hay Tây theo quan niệm để làm ăn tốt. Trang phục: Trừ nhóm Hmông xanh và nhóm Na Miẻo dệt vải sợi bông, các nhóm Hmông khác đều dệt vải sợi lanh. Trang phục của người Hmông rất sặc sỡ, đa dạng giữa các nhóm. Chỉ cần nhìn vào màu sắc, cách thức trang trí trên trang phục của họ ta cũng có thể nhận ra học thuộc nhóm Hmông nào. Trang phục nữ phản ánh rõ nhất đặc trưng tộc người, và tạo nên sự đa dạng phong phú trong cách ăn mặc của phụ nữa Hmông. Nam giới Hmông mặc tương đối thống nhất, hầu hết họ mặc quần “lá tọa” cắt theo kiểu chân què, đũng và ống quần rất rộng, thích hợp với sinh hoạt ở địa hình núi cao. Đời sống Tín ngưỡng tâm linh Tín ngưỡng tôn giáo truyền thống của người Hmông là thờ đa thần và thực tế là đồng bào có nhiều tục lệ thờ các thần khác nhau. Trong các hình thức tín ngưỡng tôn giáo truyền thống của cộng đồng Hmông tục thờ cúng tổ tiên, đặc biệt là Saman giáo khá phát triển. Tuy nhiên các hình thức tôn giáo sơ khai như vật linh, tôtem giáo, các loại ma thuật… vẫn tồn tại ở những dạng tàn dư và đóng vai trò đáng kể trong đời sống tâm linh của người Hmông. Thờ cúng tổ tiên: Đây là tín ngưỡng quan trọng của đồng bào Hmông. Trong đó thờ cúng ông bà, cha mẹ và những người đồng tộc đã khuất. Đa số các dòng họ người Hmông không lập bàn thờ tổ tiên riêng, nơi cúng chỉ là 1 tờ giấy hình chữ nhật dán trên vách hậu nơi gian giữa nhà. Nơi thờ là chỗ thiêng liêng chỉ có chủ gia đình mới được cúng mời tổ tiên và con trai mới được đến gần. Người Hmông chỉ cũng tổ tiên vào dịp mừng năm mới, lễ cơm mới hay khi cúng chữa bệnh. Bên cạnh tục thờ cúng tổ tiên, ở các gia đình người Hmông vẫn thờ cúng 1 hệ thống các “ma nhà“, “ ma cửa” với nghi lễ cúng bái riêng biệt. Ma nhà: là vị thần linh được người Hmông coi trọng nhất, với quan niệm là vị thần thiêng liêng cai quản mọi việc nhà, biểu tượng cho sự đầy đủ, giàu sang. “Ma nhà” còn được hiểu là 1 vị thần kiêm tính mọi chức năng của tất cả các loại ma trong nhà. Nơi thờ “ma nhà” đặt ở bức vách gian giữa, đối diện với cửa ra vào và trang trí rất đơn giản là tờ giấy bản có bôi 1 ít tiết gà và dán vài cái lông gà lên trên Ma cửa: đó là vị thần bảo vệ con người và tài sản của gia đình nhằm tránh sự thâm nhập của cái ác cái xấu. Theo quan niệm của đồng bào, ma cửa thường ngự ở tấm vải đỏ dán trước cửa chính. Ma cửa thường được cúng vào dịp tết, khi có người ốm đau hay mất tài sản. Khi cúng cửa được đóng chặt và chỉ có nam giới mới được tham gia. Ngoài việc thờ 2 vị thần chính là ma nhà và ma cửa người Hmông còn có hàng loạt các ma khác như: ma cột chính, ma buồng, ma bếp lò, ma bếp lửa, ma bảo vệ hồn lúa, hồn ngô, thần tài…Hiện nay còn có 1 bộ phận người Hmông theo Thiên chúa giáo. CHƯƠNG 2: TỤC “HÁY PÙ” (KÉO VỢ) CỦA NGƯỜI HMÔNG Mỗi độ xuân về, khi cành đào tung hoa, cây ngô trổ mầm, những phiên chợ rộn ràng người mua bán, cũng là lúc thanh niên nam nữ người Mông có cơ hội tìm hiểu nhau. Tình yêu đôi lứa ở đây được gửi gắm trong những cung bậc của các cây sáo trúc, đàn môi, kèn lá hay chiếc khèn bè. Chỉ 1 phiên chợ ở Lùng Phìn, Mèo Vạc Đồng Văn…thôi cũng đã có biết bao nhiêu đôi bạn sẽ nên vợ nên chồng. Tục “kéo vợ” hay còn gọi là cướp vợ, cướp dâu là nét riêng độc đáo trong hôn nhân của người Hmông. Nó chứa đựng các yếu tố nhân văn, được xử lý linh hoạt trên cơ sở đoàn kết thương yêu. Tục lệ này không chỉ duy nhất có ở cộng đồng người Hmông mà các tộc người khác như Dao, Giáy, Bố Y… trước đây cũng tồn tại, nhưng với người Hmông thì tồn tại lâu dài hơn, phổ biến hơn – mà từ đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề hơn. Nguồn gốc tục “háy pù” Ngày trước, khi cưới vợ, người Hmông phải chuẩn bị rất nhiều nghi lễ nặng nề. Quá trình thỏa thuận về những thách cưới của nhà giá cũng mất khá nhiều thời gian, từ vài ngày cho tới vài tháng. Để có được sự hài lòng từ cả 2 phía đòi hỏi sự khéo léo của những ông mối của cả nhà trai và nhà gái, và cũng có những cuộc thương lượng không đi tới thành công. Nhiều trai gái yêu nhau tha thiết nhưng nhà trai nghèo quá nên không đủ lễ vật do nhà  gái thách cưới nên có rất nhiều đôi dù yêu nhau lắm cũng không thành đôi lứa. Có chuyện xưa rằng chàng trai Hmông nghèo yêu một cô gái tha thiết. Họ đến với nhau bằng những lời thề nguyện bên rừng cây, ngọn suối. Éo le thay, nhà gái thách cưới quá nhiều lễ vật. Trước sự hà khắc của phong tục, chàng trai nghèo liều lĩnh nghĩ ra cách “Háy Pù”, tức là “kéo vợ” hay còn gọi là “cướp vợ” một cách bất đắc dĩ để có được người mình yêu. Khi hai người đã trở thành chồng vợ, vì thương con nên nhà gái đành chấp nhận chàng rể. Từ đó, tục “Háy Pù” của người Hmông được truyền cho các dòng họ từ đời này sang đời khác”. Chúng ta vẫn thường thấy trên các sách báo cũ nói về tục “cướp vợ” mà người Hmông gọi là “háy pù”. Đó có phải là “cướp” hay không? Vậy chúng ta cần hiểu về “háy pù” như thế nào để mang cái “lí của người Hmông”. “Háy” dịch đúng nghĩa ra tiếng phổ thông nghĩa là kéo, “pù” là vợ. nên “háy pù” là “kéo vợ” - cầm tay kéo phụ nữ về làm vợ, chứ không phải cướp về làm vợ. Chính việc sử dụng từ chưa đúng đã làm cho người tiếp nhận có những cái nhìn sai về 1 tập tục này của người Hmông. 2.2 Diễn biến của việc “kéo vợ” Ở người Hmông nam nữ thanh niên được tự do tìm hiểu, yêu đương để tự do lựa chọn bạn đời. Khi đã tìm được người ý hợp tâm đầu các chàng trai thường mang khèn môi đến sau vách nhà cô gái “nói chuyện”. Trong khi tìm hiểu người con trai thường trao kỉ vật cho cô gái để làm tin. Nếu trong 3 ngày kỉ vật đó không bị trả lại là cô gái đã ưng thuận. Vật kỉ niệm là bằng chứng để chàng trai có thể đến “bắt” cô gái về làm vợ trước khi làm lễ cưới và là cái cớ để cãi lý khi nhà gái phản ứng. Trước khi đến “bắt” cô gái về nhà mình, chàng trai phải thưa trước với bố mẹ. Bố mẹ chàng trai bắt 1 con gà để cúng bói xem duyên phận của đôi trai gái sẽ ra sao? Người ta đoán mệnh bằng cách khi cắt tiết con gà gần chết thì thả ra. Trong lúc con gà giãy giụa, nếu quay đầu ra ngoài là điềm xấu, không thể nên duyên, còn con gà quay đầu vào trong là điềm tốt. khi luộc các ngón chân gà co quắp vào nhau thì có thể kết hôn được. Sau đó cả nhà tập trung cùng lo, cho người đi mời phù dâu, phù rể, cô chú cùng đi giúp kéo vợ, đoàn người kéo vợ thường có ít nhất 5 người chính thức và một số người khác phụ giúp. Một cô gái trẻ chưa có chồng khác họ nhà trai làm phù dâu, một chàng trai khác họ với nhà trai chưa có vợ làm phù rể, một người anh hoặc bác ruột có hiểu biết cầm trịch, và chú rể chồng của cô dâu, một người thường là bà cô hay bà dì đại diện mẹ chú rể với một số bạn trai trẻ biết cách kéo vợ đi giúp chàng trai kéo vợ. Tiêu chí những người được chọn tham gia đoàn người “kéo vợ” gồm 3 tiêu chí chính: Thứ nhất: Phù dâu, phù rể phải là người chưa có chồng, chưa có vợ, có lối sống đạo đức tốt, kính trên, nhường dưới, nói năng nhẹ nhàng có hiểu biết. Thứ hai: Người cầm trịch và người nữ đại diện cho nhà trai là những người có vợ chồng, con cái đầy đủ (không goá vợ, goá chồng), làm ăn phát đạt sống có uy tín với bản làng. Thứ ba: Tất cả số người này phải biết cách kéo vợ, bởi cách kéo vợ của người Hmông là cả nghệ thuật sống thực sự, chính cô gái bị kéo là người chịu ảnh hưởng lớn, nếu không biết cách kéo, khi kéo sẽ bị sứt đầu mẻ trán làm đau đớn cho người bị kéo, khi đôi co với người thân và cô gái bên nhà gái. Chàng trai và bạn bè của anh có thể tìm cô gái ở chợ, ở đêm chơi trăng hay lúc đi làm nương. Tục “háy pù” thường diễn ra vào ban đêm như sau: một đám thanh niên là anh em và bạn bè của chàng trai trong cuộc, tổ chức đón đường rồi lôi kéo cô gái về nhà mình. Trong trường hợp đôi trai gái yêu nhau và có hẹn trước thì đó là cuộc “cướp giả”, giả vờ cho kéo. Trong những cuộc hẹn như thế khi giáp mặt nhau chàng trai thường chủ động nói: “anh yêu em lắm, về làm vợ anh nhé, ta đi thôi”. Cô gái e thẹn, thường rụt rè đáp: “không đâu, em còn ít tuổi, chưa biết đến việc làm vợ vì chưa biết cách làm vui lòng cha me, anh em, họ hàng người khác…”. Hai người cứ dùng dằng nói đi nói lại cái y đó tới vài lần. Chàng trai tán tỉnh cô gái một lúc thấy thuận lợi, chàng trai tóm lấy tay cô gái nói: Lần này ta kéo nàng về làm vợ ta đây. Nói xong chàng trai giữ chặt lấy người yêu lại, những người kéo giúp sám vào hai người biết kéo tì vai vào nách cô gái, quẳng hai cánh tay vào vai của hai người kéo giữ chặt lại cứ thế nhấc bổng cô gái lên mà chạy về nhà chồng, kéo kiểu này là người biết cách kéo, không gây thương tích cho người bị kéo, chân người bị kéo không chạm đất, không có lực giằng co, không đánh trả được, mồm không thể cắn ai được. Hai người kéo cô gái đi một quãng xa thấy mệt thì hạ cô gái xuống và giữ chặt, hai người khác đến thay thế và đưa cô gái về đến nhà trai. Cô gái dù biết trước mọi chuyện vẫn cảm thấy bất ngờ, kêu toáng lên. Không những thế cô gái phải giả vờ kêu cứu, khóc lóc để mọi người nhà mình biết đến cứu. Người ta cho rằng người con gái bị kéo về làm vợ mà không khóc lóc, kêu la thì đó là đồ con gái rẻ rúng và hư hỏng, bị gia đình và làng xóm coi khinh. Khi người nhà gái mang gậy gộc đến cứu cô gái thì các bạn của chàng trai sẽ xông ra đỡ đòn (theo luật lệ của người Hmông là đã đi “kéo vợ” thì nhà trai không được phép đánh lại nhà gái) để chàng trai mang cô gái về nhà. Với trường hợp cô gái bị bất ngờ và phản ứng thì đó là 1 vụ “cướp thật” hay “bị kéo”. Ở trường hợp nào thì cuối cùng người con gái cũng được đưa về nhà chàng trai. Dẫu có kháng cự lại thì cũng vô ích trước 1 đám đông trai tráng giữa đường rừng xa bản, đám đông này có nhiệm vụ hộ tống đôi trai gái và đề phòng mọi bất trắc dọc đường có thể làm ảnh hưởng tới họ. Khi cô gái về nhà chàng trai, thì mẹ chàng trai cầm 1 con gà trống, cho cào lên người cô gái từ ngang vai cho tới thắt lưng và gọi to: “con gái của người khác nay đã thành con dâu nhà mình, nhờ con gà gọi hồn cô gái về với tổ tiên nhà mình, ma nhà phải phù hộ cho nó”. Vì theo quan niệm của người Hmong nếu không làm vậy thì dù cô gái đã ở nhà người con trai nhưng hồn vẫn còn ở nhà gái. Khi cô gái về nhà, chàng trai lại phải mời rượu bạn để cảm ơn. Chàng trai sẽ phải nhờ chị gái của mình (hoặc em gái) để trông không cho cô gái trốn khỏi nhà mình. Chị gái của chàng trai sẽ có mặt bên cô gái được kéo về suốt cả ba ngày đêm. Nếu sau 3 ngày kể từ ngày kéo cô gái về, cô gái không đồng ý làm vợ chàng trai thì xin phép nhà trai cho hai bát rượu - cô gái sẽ bưng mời chàng trai một bát và uống cạn một bát, cảm ơn chàng trai đã yêu thương đến mình đồng thời cô gái cũng nói lên điều trân trọng của mình với chàng trai đó và xin chỉ làm bạn. Trong trường hợp này, chàng trai sẽ nài nỉ và nói nên tâm tình của mình. Nếu cô gái thay đổi thì họ sẽ lấy nhau. Nếu cô gái không thay đổi thì cả hai bên cùng uống cạn bát rượu và cô gái xin phép ra về. Trong trường hợp cô gái đồng ý làm vợ thì tâm sự với người chị gái của chàng trai. Sau đó người chị gái sẽ nói với chàng trai và gia đình chuẩn bị những thứ cần thiết cho những việc tiếp theo. Sau 3 ngày, để chuẩn bị đám cưới, nhà trai làm bánh dầy để cho em trai và em gái đưa vợ chưa cưới của chàng trai về nhà mẹ đẻ. Cô gái về nhà để báo với bố mẹ mình là đồng ý làm vợ chàng trai và xin phép bố mẹ để sang bên đó ở. Cô gái đem theo quần áo, đồ thêu của mình sang nhà trai ở. Thời gian ở bên nhà trai trước khi cưới 3 tháng, cô gái đi lại cả hai bên và làm việc thêu thùa chuẩn bị cho ngày cưới. Sau 3 tháng ở nhà trai để làm quen với sinh hoạt nhà chồng và chuẩn bị xong trang phục cưới, nhà trai cũng chuẩn bị xong lễ cưới. Họ đưa cô gái về nhà bố mẹ đẻ và xin phép ngày tổ chức cưới. Lễ cưới được tổ chức tại nhà gái trong vòng 1 ngày 1 đêm. Trong đám cưới diễn ra các cuộc mời rượu, hát đối đáp giữa các thanh niên nam nữ của hai họ. Trước khi về ở hẳn nhà chồng, cô gái sẽ phải thắp hương cúng tổ tiên, ma nhà, ma cửa, ma cột cái... các ma tốt trong gia đình để bái về việc con gái đi ở với chồng. Khi về nhà chồng, chỉ tổ chức mâm cơm trong nội tộc và cúng tổ tiên gia đình nhà trai là xong lễ cưới. Cô dâu sẽ ở nhà chồng chính thức từ đây. 2.3 Ý nghĩa của tục “háy pù” Người Hmông cũng như những dân tộc khác luôn coi trọng chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Hôn nhân chính là kết quả của tình yêu tự nguyện, các cuộc “kéo vợ” chỉ là sự khẳng định thêm tình yêu mãnh liệt, khát vọng về một gia đình hạnh phúc của đồng bào.  Trong thực tế có rất nhiều đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng lại không được một hoặc cả hai bên cha mẹ đồng ý (chủ yếu là cha mẹ người con gái). Khi cha mẹ đã không đồng ý mà đôi trái gái khác tự tìm đến sống với nhau thì không những bị coi là bất hiếu mà cuộc hôn nhân đó còn không được cộng đồng chấp nhận. Thế nên tục “kéo vợ” có thể được coi là một giải pháp khá hiệu quả cho những đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng lại gặp phải trở ngại từ phía gia đình. “Háy pù” hay “kéo vợ” là 1 tập tục rất văn minh của người Hmông. Nó rất phù hợp với thực tế cuộc sống, lấy chồng và về nhà chồng sinh sống là quyết định quan trọng cả một đời người. Kéo vợ về, người vợ được sống thử trong 3 ngày, và trong 3 ngày ấy, cô dâu hiểu rất nhiều về cách sống cũng như mọi người trong gia đình ấy, nếu ưng thì làm lễ cưới. Ngay cả khi người vợ không ưng nhà chồng thì có quyền từ chối, nhà chồng cũng rất tôn trọng ý kiến của người vợ. Đây là nét riêng biệt mà chỉ có người Hmông mới có và vẫn duy trì cho đến ngày nay. Tục kéo vợ là một biểu hiện rõ nét  trong văn hóa của người Hmông . Họ thường dùng từ “kéo dâu” hay “kéo vợ”. Trong cuộc sống mặc dù đôi trai gái yêu nhau đắm đuối, từng thề thốt cùng chung sống với nhau cả đời, lúc lấy nhau thật cũng phải tổ chức kéo thì cô gái mới chịu về nhà chồng, không có cô gái nào tự bước chân về nhà chồng cả, ý nghĩa chính của việc kéo vợ thể hiện sự danh giá của người con gái qua ba nghĩa chính: Thứ nhất: Cô gái không bị xã hội đánh giá thấp hèn cam chịu chay theo con trai một cách mù quáng hạ thấp mình để hầu hạ nhà trai. Thứ hai: Người con trai thực sự cần lấy cô gái làm vợ thật với thiên chức của người mẹ mới tổ chức kéo vợ, thể hiện thái độ rõ ràng cụ thể Thứ ba: Tránh sự đồn thổi tai tiếng xấu của xã hội và sự ngược đãi sau này của người chồng và người nhà trai Khi đồng tình với người yêu để thực hiện “háy pù”, người con gái Hmông hướng về tương lai – đã phải vượt qua không ít những băn khoăn, day dứt, trăn trở vì sẽ làm phiền lòng đến cha mẹ, người thân. Ngoài tục “háy pù” của người Hmông thì ở 1 số vùng khác của nước ta cũng có tục lệ này, tuy nhiên mỗi vùng lại có những hình thức và ‎ diễn biến khác nhau: Ở vùng tiếp giáp biên giới Trung Quốc, tục cướp vợ mang tính mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Chàng trai đi chợ, bắt gặp một cô gái xinh đẹp. Chàng liền quay về, rủ một số bạn trai thân tình, mượn những con ngựa thật khoẻ. Họ hùng dũng ra chợ, chàng đi sát bên cô gái, bất ngờ bế thốc cô gái lên ngựa rồi phi nước kiệu. Nếu chàng và nàng đã có tình ý từ trước thì chàng đặt tay trái về phía cô, cô đặt tay trái lên rồi đạp chân trái của mình lên mô bàn chân cứng cáp của chàng, theo đà lên ngựa. Họ sống với nhau từ 2 đến 7 ngày. Sau đó, chàng đưa nàng về nhà vợ hỏi cưới. Người Thái rất coi trọng hôn nhân chính thống. “Trộm vợ” là kiểu lấy vợ bất đắc dĩ. Gia đình nào kinh tế khó khăn, không đủ điều kiện nộp tiền thách cưới của nhà họ gái mới phải đi “trộm vợ”. Theo phong tục Thái thì “trộm vợ” chỉ được tiến hành khi đôi nam nữ đã có tình cảm với nhau, muốn xây dựng hạnh phúc trăm năm cùng nhau nên họ bàn nhau “đi tắt”, giảm bớt được các thủ tục rườm rà mà trong đám cưới chính thức nhà trai phải thực hiện. Các già làng cũng như họ hàng nhà gái cũng thông cảm nên không gắt gao với lỗi lầm “trộm vợ”. Nhà trai chỉ phải làm một cái lễ nộp phạt nho nhỏ gồm một chum rượu cần, 10 lít rượu trắng, một con lợn khoảng 30 - 40kg và một ít tiền mặt để “rửa nhục” cho họ hàng bên nhà gái.  Trong khi đó, tục cướp vợ của người Kinh mang tính chất cộng đồng, làng xóm. Cụ thể, một số làng thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội thường tổ chức tục cướp vợ rất đặc biệt (ngày nay không còn). Vào dịp lễ xướng, dân làng chọn một cô gái xinh đẹp, dịu dàng, chăm chỉ và một chàng trai khỏe mạnh, chịu khó. Cô gái ra làng ở, nằm mộng 7 ngày 7 đêm. Chàng trai nấp dưới bụi khoai nước bờ ao. Khi lễ hội được diễn ra, cô gái cất tiếng hát: Tao có chiếc yếm, lưỡi cày Chẳng để cho mày thì để cho ai. Tiếng hát vừa dứt chàng trai vọt lên bờ vác cô gái chạy đi, theo sau là tiếng hò reo, đuổi, ném đất dẻo, bắn cung bằng thân dâu của dân làng. Nếu chàng đưa cô gái sang bờ bên kia an toàn thì năm ấy dân làng làm ăn thịnh vượng, được mùa, trẻ em mau lớn. Bằng không thì ngược lại. Tuy tục lệ cướp vợ ở mỗi vùng khác nhau, song nhìn chung lại vẫn là phản ánh tâm tư, tình cảm của con người, giúp cho tình yêu đôi lứa được trọn vẹn, hôn nhân hạnh phúc. đồng thời những tập tục này tạo nên nét độc đáo riêng cho từng dân tộc cũng như làm phong phú nền văn hóa Việt Nam. CHƯƠNG 3: NHỮNG MẶT TRÁI CỦA TỤC “HÁY PÙ” Tục “háy pù” theo truyền thống của người Hmông thường diễn ra khi đôi trai gái yêu nhau say đắm nhưng vì nhà trai nghèo không đủ tiền để làm đám cưới. Cả hai sẽ thống nhất đến với nhau bằng tục “bắt vợ”. Người con gái khi đến điểm hẹn chờ người yêu “bắt” về mang theo luôn tư trang. Người con trai cùng mấy người bạn thân hộ tống chờ sẵn ở điểm hẹn. Khi gặp nhau, người con trai dắt tay cô gái về nhà mình nhưng người con gái giả vờ chống lại buộc người con trai phải kéo đi. Người Hmông quan niệm, con gái đã bị người ta dùng gà trống làm lễ nhập nhà rồi thì có bỏ về bố mẹ đẻ cũng không thể chấp nhận được vì cô ta đã trở thành người của nhà khác, khi chết cũng là ma nhà khác rồi. Chính vì vậy, khi biết con gái mình đã bị người ta kéo về làm vợ thì phần nhiều các bậc cha mẹ của cô gái Hmông dẫu có bất bình đến mấy dù có không đồng ý, có ấm ức thì cũng phải “đành lòng vậy, cầm lòng vậy” để cho làm đám cưới. Lẽ ra "kéo vợ" là kết quả tốt đẹp của một mối quan hệ bền chặt đã nảy sinh trước đó. Nhưng lại có nhiều bi kịch hôn nhân không tình yêu từ tập tục này, đáng tiếc là nước mắt vẫn không ngừng rơi. Thời gian trước 1945, người con trai thích người con gái nhưng người con gái lại từ chối, gia đình người con trai dùng quyền thế “cướp vợ” cho con trai hay những người có thế lực ở 1 số địa phương vùng cao đã lợi dụng tục “háy pù” để đoạt những cô gái trẻ đẹp về làm vợ, gây nên bao oan trái bất bình trong làng bản, làm cho bao lứa đôi suốt đời phải ôm hận. Đã có những cô gái Hmông đẹp như hoa rừng vì vậy mà phải tìm đến cái chết trên quê hương bằng lá ngón. “Háy pù” trước đây là một phong tục nhân văn, cảm thông với người nghèo nhưng bây giờ biến tướng và nảy sinh nhiều tiêu cực. Và không ít cô gái còn rất trẻ là nạn nhân của tục “cướp vợ” này. Tục này nảy sinh chuyện tảo hôn nhiều đôi lấy nhau rồi vẫn "chưa biết làm gì". Lấy vợ sớm để có thêm người làm, vừa sớm sinh con đẻ cái, có thêm nhiều lao động. Trọng nam, khinh nữ cũng còn rất rõ, lấy vợ về là để phục vụ. Trong thời gian gần đây, nhiều thiếu nữ người Hmông, Thái lại lâm vào bi kịch vì những biến tướng của tục “háy pù”. Bị lợi dụng bởi phong tụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVHOA (68).doc
Tài liệu liên quan