Tiểu luận Vài nét về công ty bảo hiểm

MỤC LỤC

 

I. KHÁI NIỆM CÔNG TY BẢO HIỂM 1

II. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ BẢO HIỂM CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM 1

III. VAI TRÒ CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM 2

IV. THỰC TRẠNG CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM 4

1. Trước năm 1986 4

2. Từ năm 1986 đến nay 6

V. CÁC SẢN PHẨM BẢO HIỂM ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG HỆ THÓNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 7

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3456 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vài nét về công ty bảo hiểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vài nét về công ty bảo hiểm I. KHÁI NIỆM CÔNG TY BẢO HIỂM Là tổ chức huy động vốn bằng cách bán chứng nhận bảo hiểm cho công chúng và sử dụng nguồn vốn huy động được để đầu tư trên TTTC. II. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ BẢO HIỂM CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM 1. Sàng lọc Để giảm bớt sự lựa chọn đối nghịch, các công ty bảo hiểm cố gắng sàng lọc những người mang bảo hiểm rủi ro tốt khỏi những người mang bảo hiểm rủi ro tốt khỏi những người mang bảo hiểm rủi ro tồi. Do vậy các phương thức tập hợp thông tin có hiệu quả là 1 nguyên tắc quan trọng trong quản lý bảo hiểm. 2. Phí bảo hiểm rủi ro Đối với công ty bảo hiểm, việc thu phí bảo hiểm trên cơ sở mức độ rủi ro của 1 người được bảo hiểm (được gọi là các phí bảo hiểm rủi ro) là 1 nguyên tắc bảo hiểm đúng đắn. Chọn lựa đối nghịch giải thích vì sao nguyên tắc này lại quan trọng đến vậy đối với khả năng sinh lợi của công ty bảo hiểm. 3. Những điều khoản hạn chế Những điều khoản hạn chế trong các hợp đồng là 1 công cụ quản lý để giảm bớt rủi ro đạo đức. 4. Phòng ngừa gian lận Một nguyên tắc quản lý quan trọng cho những công ty bảo hiểm là thực hiện những cuộc điều tra ngăn ngừa gian lận, để chỉ những người khiếu nại có căn cứ mới nhận được bồi thường. 5. Huỷ bỏ bảo hiểm Sẵn sàng huỷ bỏ các hợp đồng là 1 công cụ quản lý bảo hiểm khác. Các công ty bảo hiểm có thể kiềm chế rủi ro đạo đức nếu họ đe doạ huỷ bỏ 1 hợp đồng khi người nào đó đang bảo hiểm có những hoạt động mà dễ khiếu nại đòi bồi thường. 6. Khoản khấu trừ KKT là 1 khoản tiền cố định được khấu trừ từ tổn thất của người được bảo hiểm khi được thanh toán.Như thế, 1 khoản khấu trừ khiến cho người được bảo hiểm hành động phù hợp hơn với những gì có lợi cho công ty mà người đó mua bảo hiểm; tức là, rủi ro đạo đức được giảm xuống. Do rủi ro đạo đức được giảm, nên chi phí bảo hiểm của công ty đã hạ thấp hơn cả so với mức phải bồi thường là nhờ tác dụng của khoản khấu trừ. 7. Đồng bảo hiểm Khi 1 người được bảo hiểm cùng gánh chịu 1 tỷ lệ tổn thất với công ty bảo hiểm, sự dàn xếp như thế được gọi la đồng bảo hiểm. Đồng bảo hiểm là 1 công cụ quản lí khác rất hữu ích cho các công ty bảo hiểm. 8. Những giới hạn của số tiền bảo hiểm Một nguyên tắc quan trọng khác của việc quản lý bảo hiểm là có những giới hạn đối với số tiền của bảo hiểm được cung cấp, mặc dù 1 khách hàng sẵn lòng được thanh toán để có thêm tiền bồi thường. Các công ty bảo hiểm phải luôn luôn đảm bảo rằng tiền bồi thường bảo hiểm của hộ không cao đến mức để rủi ro đạo đức dẫn đến các tổn thất lớn. III. VAI TRÒ CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM - Khía cạnh kinh tế - xã hội: Rủi ro tổn thất phát sinh làm thiệt hại đến các đối tượng: của cải vật chất do con người tạo ra và chính bản thân con người, làm gián đoạn quá trình sinh hoạt của dân cư ngưng trệ hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. nói chung nó làm gián đoạn và giảm hiệu quả của quá trình tái sản xuất XH. Quỹ dự trữ BH dc tạo lập trước 1 cách có ý thức, khắc phục hậu quả nói trên, bằng cách bù đắp các tổn thất phát sinh nhằm tái lập và đảm bảo tính thường xuyên liên tục của quá trình XH. như vậy, trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế XH BH đóng vai trò như 1 công cụ an toàn và dự phòng đảm bảo khả năng hoạt động lâu dài của mọi chủ thể dân cư và kinh tế. với vai trò đó, BH khi thâm nhập sâu vào đời sống đã phát huy tác dụng vốn có của mình: thúc đẩy ý thức đề phòng - hạn chế tổn thất cho mọi thành viên trong xã hội. BH là môi trường nghề nghiệp của 1 số lượng lớn lao động. lao động trong ngành BH cùng các ngành khác tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho cả nền kinh tế góp phần đáng kể vào GDP của quốc gia. hoạt động BH là 1 trong những hoạt động có mối quan hệ với nhiều ngành nghề khác nhất. không những thế, ngày nay hd BH ko chỉ hướng đế việc phân phối lại về mặt giá trị mà còn hướng đến vai trò XH tích cực hơn trong việc chống lại những hậu quả bất hạnh của cuộc sống. các chương trình hỗ trợ của BH ngày càng đa dạng và phong phú.Hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ của BH ko chỉ thúc đẩy ý thức phòng ngừa rủi ro của các thành viên trong XH mà còn làm giảm thiệt hại về mặt kinh tế tổn thất giảm đi, đồng nghĩa với giá trị của nền kte tăng lên mức đóng góp của các thành viên trong quỹ BH cũng giảm đi Khía cạnh tài chính: * Đối với người tham gia bảo hiểm: Khi tham gia bảo hiểm, sẽ giúp cho bản thân và tài sản của người tham gia được bảo đảm bằng một khoản tiền xác định nào đó. Và nếu như có điều rủi ro xảy ra đối với người tham gia bảo hiểm thì họ sẽ được các công ty bảo hiểm chia sẻ một phần nào đó khó khăn, giúp họ có khả năng tài chính để có thể vượt qua được khó khăn trước mắt. *Đối với các công ty bảo hiểm: Bảo hiểm chính là một kênh tập trung vốn của các công ty bảo hiểm. Với số tiền mà khách hàng đóng vào, sẽ giúp các công ty bảo hiểm đầu tư vào các ngành kinh doanh khác, mang lại lợi nhuận nhiều hơn, qua đó, giúp gia tăng khả năng tài chính của công ty, đồng thời bảo đảm nguồn tiền mặt đối với các hoạt động thường ngày của 1 công ty. * Đối với xã hội: Bảo hiểm là một kênh luân chuyển tiền tệ của nền kinh tế. Nó tạo ra sự an tâm của các nhà đầu tư cũng như của dân chúng, thúc đẩy cho các hoạt động tài chính diễn ra một cách suông sẻ hơn. Bảo hiểm có thể coi là một trong những nhân tố giúp ổn định nền tài chính tiền tệ của một quốc gia. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu các hoạt động kinh doanh bảo hiểm không rõ ràng và minh bạch, có thể tạo ra những tác động xấu, ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế (mà ví dụ điển hình là sự phá sản của ông lớn AIG hiện nay) Sau ngân hàng thương mại thì các công ty bảo hiểm cũng được nhắc tới như những trung gian tài chính có khả năng huy động lượng vốn nhàn rỗi khổng lồ từ dân cư từ đó cung cấp vốn cho nền kinh tế đồng thời các công ty bảo hiểm cũng có thể được coi như những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn .thị trường tài chính tiền tệ hoạt động ổn định và có hiệu quả. IV. THỰC TRẠNG CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM Qúa trình hình thành và phát triển: Ở Việt Nam, bảo hiểm ở Việt Nam ra đời tự bao giờ? Không có một tài liệu nào chứng minh một cách chính xác mà chỉ phỏng đoán vào những năm 1880 các Hội bảo hiểm ngoại quốc như Hội bảo hiểm Anh, Pháp, Thuỵ Sỹ, Hoa Kỳ,…. đã để ý đến Đông Dương. Năm 1926, chi nhánh đầu tiên là của công ty Franco- Asietique. Đến năm 1929 mới có công ty Việt Nam đặt trụ sở tại Sài Gòn, đó là Việt Nam Bảo Hiểm công ty, nhưng chỉ hoạt động về bảo hiểm xe ô tô. Từ năm 1952 về sau, hoạt động bảo hiểm mới được mở rộng dưới nhiều hình thức phong phú với sự hoạt động của nhiều công ty Bảo Hiểm trong nước và ngoại quốc. 1. Trước năm 1986 Hoạt động bảo hiểm của nước ta ít nhiều cũng đã có những bước phát triển ngay từ thời kỳ thực dân Pháp. Cho tới khi miền Bắc được giải phóng, đất nước bị chia cắt, hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở miền Nam khá phát triển dưới chế độ nguỵ quyền. Miền Nam trước năm 1975: Có hơn 52 công ty trong và ngoài nước đã triển khai các loại hình nghiệp vụ khá đa dạng như bảo hiểm hoả hoạn, bảo hiểm chuyên chở, bảo hiểm xe tự động, bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm tai nạn lao động…Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được trôi chảy, cạnh tranh lành mạnh, các công ty Bảo Hiểm đã sớm thành lập hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm của mình. Hiệp hội có chức năng thông tin tư vấn, đào tạo, tạo ra một môi trường hợp tác. Việc quản lý nhà Nước đối với hoạt động bảo hiểm được thực hiện thông qua bộ tài chính.Các văn bản pháp luật điều chỉnh như luật bảo hiểm cũng sớm ra đời. Ngoài ra, hội đồng tư vấn bảo hiểm Quốc Gia cũng đóng vai trò khá quan trọng. Miền Bắc trước năm 1975: Hoạt động bảo hiểm thực sự bắt đầu khi có sự ra đời của bảo việt. Để đáp ứng nhu cầu về bảo hiểm trong hoạt động ngoại thương, Ngày 17-12-1964, thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập công ty Bảo Hiểm Việt Nam, gọi tắt là Bảo Việt. Đến ngày 15/1/1965, Bảo Việt chính thức đi vào hoạt động. Đây cũng là công ty bảo hiểm Nhà Nước duy nhất, đại diện cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Từ ngày thành lập cho đến trước năm 1975, do những điều kiện khó khăn của chiến tranh, hoạt động của Bảo Việt ở miền Bắc chưa phát triển. Lúc bấy giờ, Bảo hiểm chỉ có trụ sở ở Hà Nội và chi nhánh ở Hải Phòng thực hiện chủ yếu 3 nghiệp vụ: Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, Bảo hiểm thân tàu và tái bảo hiểm. Tỉ lệ tái bảo hiểm cho Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, và Ba Lan lúc đó cũng tương đối cao. Sau khi miền Nam hoàn toàn gíải phóng: Cũng như tất cả các ngành kinh tế khác, các công ty bảo hiểm cũ của miền Nam được tiến hành quốc hữu hoá. Công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam được thành lập để thực hiện tiếp trách nhiệm của cong ty cũ đối với những người được bảo hiểm muốn tiếp tục hợp đồng. Đối với các công ty bảo hiểm nước ngoài, công ty có trách nhiệm thanh toán và đòi nợ theo đúng hợp đồng. Năm 1976 khi hoàn toàn thống nhất đất nước, công ty được chuyển thành chi nhánh của công ty bảo hiểm Việt Nam tại thành phố HỒ Chí Minh. Thời kỳ này Bảo Việt là công ty duy nhất hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam theo chế độ hoạch toán kế toán kinh tế thống nhất toàn ngành. Công ty trực thuộc bộ Tài Chính có chức năng giúp bộ tài chính thống nhất quản lý công tác bảo hiểm Nhà Nước và trực tiếp tiến hành nghiệp vụ bảo hiểm trong nước. Trong giai đoạn này ở Việt Nam Bảo Việt độc quyền kinh doanh bảo hiểm nên các sản phẩm của Bảo Việt chưa đa dạng, chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ với khoảng 20 sản phẩm bảo hiểm. Có thể nói thời gian này hoạt động bảo hiểm ở nước ta vẫn chưa phát triển. 2. Từ năm 1986 đến nay Năm 1986 đánh dấu một bước ngoặc trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta. Sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm mới, công ty liên doanh , công ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài… sẽ có ý nghĩa rất lớn với quá trình phát triển bảo hiểm nước ta. Ngày 18/12/1993 nghị định 100 CP về hoạt đọng kinh doanh bảo hiểm đã được chính phủ ban hành mở ra bước phát triển mới cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Nó phá vỡ thế độc quyền đang tồn tại, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức bảo hiểm với nhiều hình thức khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế. Mặc dù vậy, phải đến sau năm 1995 một loạt các công ty kinh doanh bảo hiểm mới ra đời: Bảo Minh, VINARE, PVI, PJICO… và các công ty liên doanh bảo hiểm như: UIC,VIA… Ngoài ra, với khoản 40 văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm nước ngoài và hơn 70000 đại lý bảo hiểm, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phát triển ngày càng một sôi động. Việc mở cửa thị trường bảo hiểm cũng như sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm mới đã tạ điều kiện cho bảo hiểm phát triển mạnh mẽ trong một môi truờng cạnh tranh quyết liệt. Các công ty liên tục hoàn thiện những sản phẩm cũ đồng thời nghên cứu và giới thiệu những loại hình nghiệp vụ mới đa dạng và hấp dẫn. Người tham gia bảo hiểm có thể tự do lựa chọn người bảo hiểm, loại hình dich vụ bảo hiểm với mức phí cạnh tranh nhất. Trong tương lai nhu cầu bảo hiểm sẽ càng đa dạng hơn và số lượng, chủng loại sản phẩm chắc chắn sẽ còn được mở rộng. Không chỉ có vậy để nâng cao tính cạnh trang công tác chăm sóc khách hàng ngày càng được chú trọng. Bảo hiểm Vịêt Nam được đánh giá là một thị trường vẫn đang rất giàu tiềm năng phát triển. V. CÁC SẢN PHẨM BẢO HIỂM ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG HỆ THÓNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Thế giới ngày 11/1/2007,các quy định về mở cửa thị trường bảo hiểm quy định tại hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ đã được thực hiện gần như toàn diện, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại VIệt Nam đã được xây dựng, hoàn thiện và áp dụng hiệu quả trong những năm gần đây. Tuy nhiên, thực tế hiện nay bên cạnh luật Kinh doanh bảo hiểm, các văn bản hướng dẫn thi hành luật Kinh doanh bảo hiểm thì tồn tại hàng loạt các quy định khác cũng tham gia vào việc điều chỉnh trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam, trước hết phải kể đến các quy định pháp luật về bảo hiểm xây dựng, đấu thầu bảo hiểm, bảo hiểm cho công ty chứng khoán… đã làm cho các doanh nghiệp bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm lúng túng trong việc lựa chọn các quy định pháp luật để áp dụng, thực hiện, hơn nữa các chính vì những quy định này, nhiều doanh nghiệp nhiều doanh nghiệp đã bỏ quên trách nhiệm tham gia bảo hiểm của mình. Dưới đây là 16 loại sản phẩm bảo hiểm được quy định bởi các văn bản pháp luật hiện hành và đang áp dụng trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam: Nhóm bảo hiểm TNNN: 1. Bảo hiểm TNNN cho công ty môi giới bảo hiểm. 2. Bảo hiểm TNNN cho luật sư. 3. Bảo hiểm TNNN cho công ty chứng khoán 4. Bảo hiểm TNNN cho công ty quản lý. 5 Bảo hiểm TNNN của nhà thiết kế xây dựng công trình 6. Bảo hiểm TNNN của Nhà thầu giám sát thi công công trình 7. Bảo hiểm TNNN cho công ty ki ểm toán 8. Bảo hiểm TNNN cho doanh nghiệp thẩm định giá 9. Bảo hiểm TNNN của Chủ đầu t ư xây d ựng công trình trong việc thi công công trình 10. Bảo hiểm TNNN của bên mời thầu Bảo hiểm cháy nổ: 11. Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc Bảo hiểm vận tải đường thuỷ 12. tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hoá nguy hiểm khác bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu về ô nhiễm môi truờng khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam. Bảo hiểm hàng không: 13. Người vận chuyển phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bòi thường trách nhiệm đối với tính mạng, sức khoẻ của hành khách, việc mất mát thiếu hụt, hư hỏng hàng hoá, hành lý và do vận chuyển chậm. 14. Người khai thác tàu bay phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bòi thường thiệt hại đối với người thứ 3 ở mặt đất. Bảo hiểm xe cơ giới: 15. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới Bảo hiểm du lịch: 16.Doanh nghiệp du lịch kinh doanh lữ hành quốc tế phải mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài trong thời gian thực hiện chương trình du lịch MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBH1005.doc
Tài liệu liên quan