MỤC LỤC
TRANG
A. Mở đầu. 2
B. Nội dung 3
1. Sự cần thiết tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. 3
1.1. Khái quát chung về nền kinh tế thị trường và Nhà nước. 3
1.1.1. Khái niệm nền kinh tế thị trường. 3
1.1.2. Khái quát chung của nhà nước 3
1.2. Chức năng của nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. 4
2. Thực trạng vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. 7
2.1. Một số quan điểm về vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 7
2.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 8
2.3. Bản chất vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. 9
2.4. Những thành công đạt được trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhờ vai trò kinh té của nhà nước. 10
2.5. Những hạn chế mắc phải của nhà nước trong vai trò kinh tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 11
3. Biện pháp khắc phục, tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 13
C. Kết luận 14
D. Danh mục tài liệu tham khảo. 15
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2017 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vai trò của nhà nước trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thoát li khỏi các hoạt động kinh doanh nhưng vai trò quản lí kinh tế của nhà nước không hề giảm sút. Nhà nước không chỉ có trách nhiệm để cho và làm cho tư tưởng hoạt động hiệu quả, mà còn phảI phục vụ cho mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Điều này đòi hỏi nhà nước phảI làm tốt vai trò quản lí nền kinh tế, thực hiện qua các chức năng sau:
Thứ nhất, đưa nền kinh tế đI đúng quỹ đạo tiến lên chủ nghĩa xã hội chứ không phảI tự phát đI theo con đường Tư bản chủ nghĩa và thực hiện thắng lợi các mục tiêu do Đảng và Nhà nước đề ra trong mỗi thời kỳ. Nhà nước phảI có vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển kinh tế đất nước. Công cụ của việc định hướng phát triển kinh tế xã hội của nhà nước bao gồm nhiều loại trong đó chủ yếu là hoạch định phát triển, chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển.
Lần đầu tiên tại Việt Nam hai chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã lần lượt được ra đời trong tiến trình công cuộc đổi mới, đó là chiến lược ôn định và phát triển kinh tế xã hội mười năm (1991-2000) và chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá theo định hướng Xã hội chủ nghĩa mười năm (2001-2010).
Một trong những định hướng quan trọng nhất của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế mười năm (1991-2000) và đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội đã kéo dài nhiểu năm trước đó. Lần đầu tiên dám nhìn vào sự thật, nhà nước đã thừa nhận kinh tế có khủng hoảng. Từ đó các cơ quan quản lý nhà nước đã xác định đúng các mục tiêu, công cụ, biện pháp cụ thể, tạo điều kiện cho các ngành, lĩnh vực, tổ chức kinh tế thoát ra khỏ khủng hoảng. Kết quả là Việt Nam đã thành công trong việc thực hiện về cơ bản mục tiêu thoat ra khỏi khủng hoảng vào năm 1996. Khi kết thúc chiến lược này vào năm 2000 thì GDP đã tăng 107,4 % GDP bình quân đầu người tăng 76,3% so với năm 1990.
Hiện tại chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hó theo hướng XHCN đã đi được 1/3 tiến trình và đã gặt háI được nhiều thành công. Một trong những định hướng quan trọng nhất của chiến lược này là đưa nước ta ra khỏi tình trạng kinh tế kém phát triển, có GDP năm 2010 cao gấp đôI năm 2000, tạo nền tảng để đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá.
Thứ hai, Cung ứng hàng hoá công cộng, những hàng hoá và dịch vụ mà thị trường không cung ứng hay cung ứng không đủ. Đây là chức năng cơ bản của nhà nước trong nền klinh tế thị trường nói chung, đặc biệt đối với Việt Nam, nơI mà cơ sở hạ tầng và xã hội đánh giá là bị tụt hấuo với mức trung bình của các nước có thu nhập thấp, kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội có ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến tăng trưởng.
Thứ ba, cảI cách dịch vụ xã hội là một trách nhiệm tối cao khác của nhà nước, Nhà nước cân bằng chỉ tiêu cho cả giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội khác, đồng thời phải bảo đảm mọi người được bình đẳng việc tiếp cận các dịch vụ đó.
Thứ tư, Cung cấp một khung pháp lí đầy đủ, đồng bộ, nhất toán, minh bạch và vững chắc, không chỉ là một hình thức luật lệ và quy điịnh, mà bao hàm các định chế cần thiết để thực hiện và cũng chỉ việc thi hành pháp luật và quả quyết tranh chấp, bao gồm toà án và các cơ quan cưỡng chế thi hành luật. Trong các nền kinh tế thị trường, phần lớn các giao dịch dựa trên hợp đồng. Khi những luật lệ quy định quyền sở hữu được rõ ràng và cơ chế cưỡng bức thi hành luật vận hành luôn tốt thì chi phí hoạt động kinh doanh thấp hơn và tư tưởng vận dụng hiệu quả hơn.
Thứ năm, Thự hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo ra một môi trường khuyến khích cạnh tranh và một sân chơi bình đẳng trong mọi cá nhân, tổ chức, Không phân biệt thành phần kinh tế và hình thức sở hữu trong việc sử dụng các nguồn lực phát triển, lựa chọn việc làm và tham gia các hoạt động kinh doanh là một chức năng quan trọng khác của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Một đặc điểm nổi bật của nền kinh tế trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sang các nền kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa là tình trạng doanh nghiệp hầu hết đều do nhà nước quyết định theo phương thức hành chính như cấm độc quyền và phân biệt đối xử giữa các thành phần kkinh tế, giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Trong bối cảnh đó, tự do hoá thương mại và tụ do gia nhậph nghành, bãi bỏ các hanngf rào bảo hộ sẽ là những biện pháp hữu hiệu để hạn chế sự bất công và phi hiệu quả gắn liền với độc quyền.
Chủ trương, chính sách phát triển nền kinh tế nhhiều thành phần đã giải phóng nhiều nguồn lực sản xuất bị kkiềm chế trong xã hội mà nổi bật là sự phát triển tới cuối năm 2003 của hơn 11 triệu kinh tế hộ gia đình ở nông thôn, hơn 2,6 triệu hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ, hơn 127 nghìn doanh nghiệp và công ty thuọc sở hữu tư nhân, hơn 2,3 nghìn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động. Chủ trương, chính sách này cũng đã và đang phát huy tác dụng trong việc sắp xếp vè đổi mới hình thức doanh nghiệp. Nhà nước, xoá bỏ hợp tác xã kiểu cũ, xây dựng hợp tác xã kiểu mới.
Thứ sáu, tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường như thị trường tài chính, thị trường hàng hoá dịch vụ, thị trường lao động, đất đai nhằm giải phóng lực lượng sản xuất và thực hiện vai trò tổ chức, quản lí để cho các loại thị trường này hoạt động theo các quy luật vốn có.
Thứ bảy, gắn với phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường và cân bằng sinh thái, đảm bảo sự phát triển bền vứng, phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội để đảm bảo cho cả cộng đồng đều được lợi từ thành tựu phát triển chung của nền kinh tế, nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân cùng tham gia phát triển kinh tế.
Nhà nước tròng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Bên cạnh mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững, nhà nước còn phải đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, đảm bảo cho mọi người chứ không phải chỉ một số người hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng kinh tế chung của đất nước.
Thứ tám, Bảo đảm một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, Chỉ trên cơ sở một môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định và có thể dự đoán được, các gia đình mới yên tâm đầu tư tiết kiệm dài hạn của mình vào thị trường tài chính chính thức và các doanh nghiệp không lo ngại khi đầu tư vào các dự án có thu hút vốn dài hạn.
Tóm lại, trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Nhà nước cần giảm mạnh nhiệm vụ sản xuát và phân phối hàng hoá và dịch vụ. Sự can thiệp của Nhà nước chỉ hợp lí ở những lĩnh vực mà thị trường không cung cấp hoặc cung cấp không hiệu quả. Nhà nứơc cần hạn chế sự kiểm soát trực tiếp các hạot động kinh doanh của khu vực tư nhân, thay vào đó, nhà nước tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô và tạo dựng một môi trường thể chế và pháp lí, không khí cạnh tranh và tạp sân chơi bình đẳng cho mọi doanh nghiệp và cá nhân tham gia bất cứ hoạt động kinh tế, đảm bảo cho mọi người cũng được hưởng lợi từ thành quả phát triển chung của nền kinh tế.
[tr6,tr9 – 3]
2. Thực trạng vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
2.1. Một số quan điểm về vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quan điểm thứ nhất: cải tiến, hoàn thiện bộ máy Nhà nước phải gắn liền với việc giải quyết, xử lí mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và doanh nghiệp.
Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mốí quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và doanh nghiệp được thay đổi. Thị trường trở thành một “nhân vật” trung gian quan trọng giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Một phương thức mới và một chiều hướng tác động mới cho mối quan hệ này được xác lập là: Nhà nước điều tiết thị trường, thị trường điều tiết doanh nghiệp. Mức độ, phạm vi và chức năng quản lí nhà nước về kinh tế sẽ phải thay đổi và kéo theo đó là sự đổi mới về cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động bộ máy Nhà nước.
Quan điểm thứ hai: cải tiến, hoàn thiện bộ máy Nhà nước phải tôn trọng nguyên tắc phân phối rõ chức năng quản lí Nhà nước về kinh tế và quản lí sản xuất kinh doanh. Xung quanh nguyên tắc này có một số điểm sau đây cần lưu ý:
Quản lí nhà nước về kinh tế do bộ máy Nhà nước tiến hành đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, bao gồm nhiều thành phần kinh tế.
Quản lí sản xuất kinh doanh do các tổ chức, các đơn vị kinh tế tiến hành. Cơ quan Nhà nước và nói chung là Nhà nước không trực tiếp hoạt động kinh doanh như tập thể công nhân và giám đốc xí nghiệp cho dù Nhà nước là chủ sở hữu các xí nghiệp hay cơ sở kinh doanh này.
Chức năng quản lí Nhà nước về kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường về cơ bản đã được các nghị quyết của Đảng ta vạch rõ là: tạo môi trường và điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn dắt hỗ trợ những nỗ lực phát triển thông qua kế hoạch và chính sách kinh tế…
Quan điểm thứ ba: cải tiến, hoàn thiện bộ máy Nhà nước phải được tiến hành đồng bộ giữa ba bô phận chủ chốt là cơ quan lập pháp, hành chính và tư pháp.
Với quan điểm này, chúng ta đặt vấn đề hoàn thiện vai trò kinh tế của Nhà nước trong sự tiếp xúc và kiên định thự hiện nguyên tắc “quyền lực Nhà nước là thống nhất sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”.Nguyên tắc này chỉ sự phân công lao động hợp lí giữa những tổ chức của Nhà nước và đã được khẳng định trong cương lĩnh của Đảng: “Nhà nước ta thống nhất 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, với sự phân công rành mạch giữa ba quyền đó’.
Quan điểm thứ tư: Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, cải cách bộ máy Nhà nước nhất thiết phải đặt trong hệ thống chính trị và đặc biệt phải tôn trọng vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Việc tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là yêu cầu khách quan, là điều kiện cơ bản đảm bảo cho Nhà nước giữ đúng bản chất Nhà nước XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân, đảm bảo con đường phát triển của xã hộ Việt Nam là con đường XHCN và nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hiệu lực vai trò kinh tế của Nhà nước chịu ảnh hưởng bởi ba yếu tố sau:
Thứ nhất, nhóm nhân tố từ hệ thống quản lí Nhà nước về kinh tế.
Trong hệ thống quản lí nhà nước về kinh tế thì cơ chế quản lí phản ánh hiệu lực quản lí thường rõ nét nhất(b đặc biệt là yếu tố pháp luật). Nhưng cơ chế quản lí lại do con người tạo nên và được thực hiện bởi con người. Đối với hoạt động quản lí Nhà nước về kinh tế thì cơ chế quản lí Nhà nước về kinh tế do đội ngũ cán bộ, công chức quản lí nhà nước về kinh tế hoạch định và thực thi, đồng thời họ cũng là đối tượng chịu tác động của cơ chế quản lí kinh tế. Do đó, suy cho cùng, hiệu lực quản lí kinh tế về kinh tế phụ thuộc vào việc thực hiện đúng vai trò, chức năng của đội ngũ cán bộ, công chức trong xây dựng, vận hành và chấp hành đúng cơ chế quản lí.
Thứ hai: nhóm nhân tố từ đối tượng quản lý tức là tứ hệ thống sản xuất kinh doanh.
Đối tượng của hệ thống quản lý nhà nước về kinh tế bao gồm những nhà sản xuất kinh doanh, những ngườc lao động, nhừng người tiêu dùng và nhân dân nói chung. Đây là 1 hệ thống cực kỳ phức tạp với trình độ, năng lực, phẩm chất, nhu cầu và cách ứng xử rất khác nhau, và do đó cách phản ứng với các quyết định vai trò kinh tế của nhà nước cũng rất khác nhau. Trình độ dân trí, văn hoá pháp luật và văn hoá giao tiếp, ững xử của người dân cũng quyết định tới hành vi ứng xử đối với các quyết định quản lý của hệ thống quản lý nhà nước về kinh tế. Nếu trình độ dân trí và văn hoá nhất là văn hoá pháp luật của doanh nghiệp, của nhân dân được nâng cao thì không những là nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế mà còn tạo điều kiện nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước về kinh tế.
Tuy nhiên, trình độ văn hoá thoe nghĩa rộng, nhất là văn hoá pháp luật không phải tự nhiên mà có; nó bắt nguồn từ truyền thống dân tộc, sự rèn luyện phấn đấu của mỗi người và không thể thiếu sự thuyết phục, giáo dục quản lí của hệ thống chính trị, trong đó có Nhà nước.
Thứ ba, nhóm nhân tố khách quan, nằm ngoài hai nhóm nhân tố trên.
Hiệu lực quản lí nhà nước về kinh tế còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khách quan, trong đó phải kể đến những diễn biến bất thường như thiên tai, dịch hoạ hoặc các nhân tố quốc tế.
Trong quản lý nhà nước về kinh tế thường các quyết định quản lý đưa ra trong điều kiện tĩnh, nhưng thực tế nền kinh tế luôn vận động và chịu ảnh tác động của rất nhiều yếu tố khách quan nằm ngoài ý muốn của chủ thể quản lý. Trong điều kiện thiên tai, những hoạt động sản xuất kinh doanh gạp nhiều khó khăn nên việc chống đỡ với thiên nhiên là trên hết, trứoc hết còn việc tuân thủ pháp luật, chấp hành cơ chế, chính sách của nhà nước có thể không được quan tâm nhiều và như vậy vai trò kinh tế của nhà nước có nguy cơ bị suy giảm. Trường hợp có chiến tranh, hoặc có bất ổn về chính trị hoặc xảy ra những điểm nóng về trật tự xã hội đều ảnh hưởng tiêu cực tới vai trò kinh tế của Nhà nước.
Do trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất đã dẫn tới mở rộng thị trường thế giới và diễn ra quá trình toàn cầu hoá, hình thành một nền kinh tế thế giới mới mà mỗi nền kinh tế quốc gia và lãnh thổ trở thành một bộ phận hợp thành của nó. Vì vây, các nước đã, đang và còn gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ). Trong điều kiện đó, vai trò kinh tế của nhà nước trên các quốc gia là cơ chế cũ sẽ giảm, thậm chí mất hiệu lực. Nếu không muốn điều đó các nhà nước buộc phải cải tổ lại toàn bộ luật pháp, chính sách cho phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Như vậy, điều kiện hội nhập kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đối với vai trò kinh tế của nhà nước cả về tư duy lẫn nhận thức và thực tiễn vận hành vai trò kinh tế của nhà nước.
Những nhân tố tác động thường xuyên và ảnh hưởng lớn đến vai trò kinh tế của nhà nước.
[tr50,51 – 2]
2.3. Bản chất vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Nếu coi việc xác lập đúng đắn vai trò kinh tế của Nhà nước cùng với những công cụ chính sách và hệ thống pháp luật để thực hiện các chức năng này là bộ phận thứ nhất của chiến lược tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước thì việc cải tiến bộ máy nhà nước là bộ phận thứ hai, không thể thiếu được của chiến lược này. Cải tiến bộ máy Nhà nước ở đây được hiểu là quá trình đổi mới cải tiến chính bản thân Nhà nước, đổi mới cơ cấu bộ máy Nhà nước cùng với những phương thức tổ chức quản lý bộ máy này nhằm củng cố và phát triển năng lực của Nhà nước.
Như vậy, vấn đề trọng tâm của cải tiến bộ máy Nhà nước là việc cải tiến năng lực của bộ máy. Chúng tôi cho rằng, năng lực của bộ máy Nhà nước chính là năng lực thể chế, năng lực hành chính cai trị của nó. Năng lực này được xác định như là khả năng thực hiện theo dõi và thúc đẩy các hoạt động tập thể một cách có hiệu quả, còn hiệu quả là kết quả của việc sử dụng các năng lực đó để đáp ứng nhu cầu xã hội về những hàng hoá hay dịch vụ mà Nhà nước có thể cung cấp với chi phí thấp nhất theo các mục tiêu và định hướng chiến lược đã đề ra. Năng lực của bộ máy Nhà nước một mặt , được quyết định bởi khả năng hành chính và kỹ thuật chuyên môn của các can bộ, công chức Nhà nước, mặt khác được bảo đảm bởi những cơ chế, thể chế, phương thức quản lý khoa học hợp lý trong nội bộ bộ máy Nhà nước; cho phép các nhà hoạt động chính trị, các cán bộ lãnh đạo và mọi công chức có khả năng linh hoạt để hoạt động tốt hơn vì tập thể. Ngoài ra, cũng phải kể đến những quy tắc, sự kiềm chế, kiểm soát để đảm bảo một Nhà nước trong sạch, tránh độc đoán chuyên quyền, tệ nạn tham nhũng, quan liêu, cửa quyền và hàng loạt các hoạt động tiêu cực khác.
2.4. Những thành công đạt được trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhờ vai trò kinh té của nhà nước.
Về cơ bản, vị trí chức năng, quyền hạn nhiệm vụ vai trò kinh tế của Nhà nước đã được xác định khá rõ ràng cụ thể và không ngừng được bổ sung hoàn thiện. Điều đó cho phép thực hiện nguyên tắc thống nhất ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, đảm bảo quyền lực Nhà nứoc thống nhất không có sự phân chia nhưng có sự phân công giữa các cơ quan Nhà nước để thực hiện ba quyền này. Đây là nhân tố quan trọng đảm bảo thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Cơ quan lập pháp đã ban hành được khá nhiều văn bản luật, bộ luật, pháp lệnh phục vụ cho công cuộc đổi mới nói chung và cho vai trò kinh tế vủa Nhà nứoc nói riêng. Số lượng các văn bản này tăng nhanh qua hằng năm, năm 1995 ban hành được 10 văn bản, năm 1996 con số này là 12, năm 1997 là 15, năm 1999 là 14 và năm 2001 là 17.
Trách nhiệm lập quy và quyền lập quy của cơ quan hành chính Nhà nước đã được xác lập bằng Hiến pháp và pháp luật. Trên thực tế việc thực hiện quyền này bởi Chính phủ đã có những tiến bộ nhất định. Số lượng những văn bản pháp quy dưới luật được ban hành ngày càng tăng đáp ứng được yêu cầu triển khai và đưa các điều luật áp dụng vào cuộc sống xã hội và vào đời sống kinh tế đất nước. Theo công báo của Văn phòng Chính phủ, chỉ tính riêng số Nghị định Chính phủ ban hành năm 1995 là 75, năm 1996 là 91, năm 1998 là 117, năm 1999 là 124 và năm 2001 là 109.
Nhà nứoc sớm có những văn bản pháp quy quy định và hướng dẫn thủ tục hành chính để tạo ra khuôn khổ pháp lý cho những hoạt động này và đưa nó vào nề nếp. Những văn bản pháp quy về hoạt động này được ban bố thêm hoặc được bổ sung thêm nhằm khắc phục những hạn chế, bảo đảm tính thích nghi với cuộc sống, bảo đảm tính khoa học và hợp lý. Trên thực tế, thủ tục hành chính ở một số khâu đã được cải tiến một bước theo hướng tránh phiền hà, rắc rối, giảm từ nhiều dấu, nhiều cửa xuống còn một dấu, một cửa, giảm bớt thời gian chờ đợi của dân trong lĩnh vực kinh tế, tiến bộ nêu trên đã từng bước được áp dụng trong việc cấp giấy phép đầu tư trong nước và nước ngoài cấp giấy phép kinh doanh và đăng kí kinh doanh.
Việt Nam dã cói nhiều nỗ lực tỏng viẹc điều chỉnh cơ cấu cảu các cơ quan thuộc thành phần Chính phủ và các sở, ban nghành hoặc các cưo quan giúp việc thuộc bộ máy chính quyền địa phương. Tư tưởng cơ bản của sự điều chỉnh này là sáp nhập những bộ, nghành, cơ quan trước đây có cùng chức năng hoặc có nhữung chức năng tương tự để giảm bớt các đầu mối quản lí. Trong phân cấp quản lí nói chúng và quản lí nói riêng đã chủ trương phi tập trung hoá nhằm tránh sự quá tải trong quản lí của cấp trên, phát huy được tính chủ động sáng tạo của cấp dưới.
Đi đôi với những chủ trương giảm bớt đầu mối quản lí, giảm bớt sự cồng kềnh của bộ máy hành chính, chủ trương tinh giảm biên chế trong các cơ quan nhà nước luôn được đặt ra, kìm hãm được phần nào tốc độ tăng biên chế đội ngũ cán bộ cong chức. Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, dặc biệt là về kiến thức học vấn đã được cải thiện đáng kể.
Năm 2006, nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao. Hỗu hết các chỉ tiêu kinhtế chủ yếu do quốc hội đề ra đêù đạt và vượt mứuc kế hoạch. Tổng sản phẩm trong nước ước tanưg gần 8,2%. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kì sau cao hơn thời kì trước: Quý 1 tanưg 7,2%, quý II tăng 7,4%, quý III tanưg 7,8% và quý IV tăng 8,4%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Tỷ trọng khu vực I từ 20,89% GDP năm 2005 giảm còn 20,37% năm 2006. Khu vực II tăng từ 41,03% lên 51,5%. Khu vực III tăng từ 38,07% lên 38,08% trong hai năm tương ứng. GDP bình quân đầu người đạt trên 11,5 triệu đồng tương đương 72USD, tăng 80USD so năm 2005.
2.5. Những hạn chế mắc phải của nhà nước trong vai trò kinh tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vẫn còn tồn tại những điểm bất ổn tròn mối quan hệ giữa 3 cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cụ thể là: do có đạo luật, các pháp lệnh vẫn còn thiếu, không được cụ thể hoá và chi tiết hoá nên trách nhiệm lập quy của Chinh phủ là quá lớn và dẫn đến quả tải. Mọt mặt, chính phủ phải làm thay cơ quan lập páhp trong việc ra các văn bản điều chỉnh các lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhau mà chưa có bộ luật nài điều chỉnh. Mặt khác, nhiều đạo luật hoặc pháp lệnh được ban hành từ rất lâu nhưng đến vài năm sau mới được triển khai để đưa vào cuộc sống.
Mặc dù, số lượng các văn bản pháp quy dưới luật đã tăng lên đáng kể hàng năm song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu triển khai hướng dẫn các đạo luật và pháp lệnh đã được ban hành.
Vẫn còn tình trạng ùn tắc trong khâu triển khai thực hiện các đạo luật và pháp lệnh của Quốc hội vì bản thân các loại văn bản này tăng lên đáng kể trong thời gian qua. Nhược điểm trầm trọng nhất của hệ thống văn bản pháp quy dưới luật là chất lượng không đảm bảo, được thể hiện trên hai tính chất: tính hợp pháp và hợp lý về cả nội dung lẫn hình thức. Còn có một số văn bản dưới luật, pháp lệnh có những quy định mâu thuẫn nhau, gây khó khăn trong quản lí điều hành và tạo những kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng, làm suy yếu hiệu lực và hiệu quả quản lí nhà nước về kinh tế.
Về thủ tục hành chính vẫn còn tồn tại rất nhiêu nhược điểm như: rườm rà, không rõ ràng, thiếu thống nhất, thiếu chặt chẽ, không công khai, tuỳ tiện thay đổi, mang nặng dấu xin cho.Tình trạng nhiều dấu, nhiều cửa, nhiều chi phí ngoài quy định dẫn đến sự chậm trễ vẫn còn phổ biến. Nghiệp vụ và kĩ thuật hành chính còn thủ công lạc hậu. Thái độ phục vụ của nhiều cán bộ công chức hành chính mang nặng tính chất cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, bạch sách và rất nhiều hành vi thiếu văn hoá khác.
Trong việc thi hành và bảo vệ pháp luật dang phạm phải khuynh hướng sai lầm lớn như: Hình sụ hoá các quan hệ kinh tế và kinh tế hoá các cơ quan hình sụ.
Những khuynh hướng này đã làm méo mó, làm biến dạng các quan hệ và hậu quả tất yếu làm kìm hãm sự phát triển lành mạnh của kinh tế. Bên cạnh đó, cũng cần kể thêm một số sai lầm khác như: viẹc xét xử vụ án kéo dài tạo nên sự bất bình đanửg và giảm lòng tin của nhân dân vào chính quyền.
Về việc tổ chức bộ máy Nhà nứơc, một số căn bệnh trầm trọng vẫn chưa được khắc phục như: tình trạng vừa thiếu vừa thừa biên chế. Trong quá trình thực hiện phân cấp cuống cấp duới chỉ phân cấp về chức năng, nhiễm vụ mà chưa phân cấp đầy đủ về quyền hạnh, trách nhiệm và điều kiện thực hiện. Trong cơ cấu bộ máy Nhà nước, vãn còn tồn tại nhiều tầng nấc trung gian, nhiều đầu mối rườm rà, vừa tập trung quan kiêu, vừa phân tán tản mạn, không quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ.
Về đội ngũ cán bộ công chức, mặc dù trình độ học vấn, trình độ kiến thức văn hoá có tăng lên nhưng mới chỉ trên văn bằng chứng chỉ.Nhìn chung năng lực thi hành công vụ, năng lực điều hành quản lí và năng lực thực tế của đội ngũ này còn thấp. Phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị của một số lượng không nhỏ cán bộ công chức cũng có nhiều biểu hiện tiêu cực: tình trạng quan liêu cửa quyền, tình trạng tham nhũng tràn lan, lợi dụng quyền hành để ăn tiền hối lộ của dân và ăn cắp tài sản Nhà nước. Buôn lậu, lãng phí và các tệ nạn xã hội khác. Đây là cội nguồn của sự yếu kém và hạn chế trên nhiều mặt của bộ máy Nhà nước. Nó không chỉ làm mất đi sự trong sạch của bộ máy Nhà nước và do đó làm giảm hiệu quả, hiệu lực quản lí Nhà nước đặc biệt về kinh tế mà trầm trọng hơn còn là nguy cơ đẩy lùi sự nghiệp phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó không chỉ liên quan đến vấn đề kinh tế mà còn liên quan đến vấn đề chính trị.
3. Biện pháp khắc phục, tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ nhất, cần tăng cường các thể chế về chính sách văn bản. Mục tiêu chung ở đây là phải xây dựng những quy tắc và chuẩn mực về tiến trình quyết định chính sách nhằm hạn chế những sức ép chính trị có thể làm cho việc quyết định chính sách trở nên kém hiệu quả, đưa lại kết quả xấu.
Thứ hai, cần cải cách thể chế trong cung ứng dịch vụ công. Với tư cách là trụ cột cảu Nhà nước, Chính quyền có sứ mạng quản lí sự vận hành của quốc gia, đảm bảo cho quốc gia đó những sự ổn định và phát triển, tránh tình trạng lộn xộn. Nhà nước hay chính quyền là một nhà cung cấp dịch vụ công vô cùng quan trọng ở cả hai phương diện: só lượng dịchh vụ công mà Nhà nước cung cấp đều có ý nghĩa sống còn đối vớí nền kinh tế và xã hội, phạm vi ảnh hưởng của các dịch vụ công rất lớn. Để cải thiện việc cung ứng dịch vụ công cần phải: sử dụng các thị trường cạnh tranh về dịch vụ có thể kí kết hợp đồng với khu vực tư nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ trong một số dịch vụ cải thiện chính bản thân Nhà nước, củng cố và phát triển bộ máy hành chính để hoàn thiên các dịch vụ công này.
Thứ ba, xây dựng đội ngũ công chức có động cơ và năng lực tốt.
Ngoài việc phải tiếp tục thực hiện hàng loạt cải cách mà chúng ta vẫn làm, cần tập trung vào các biện pháp cấp bắch sau: có cơ chế tuyển dụng đào thải, đào tạ đội ngũ cán bộ công chức một cách khoa học cải tiến căn bản chế độ tiền lương đối với cồn chức theo nguyên tắc “lương cao, nhân tài có năng lực cao, chính quyền càng có hiệu quả quản lí cao”.
Đấu tranh kiên quyết chống các hành động độc đoán chuyên quyền về tệ nạn tham nhũng.
Về
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35934.doc