MỤC LỤC
Trang
Mục lục.1
Phần mở đầu.3
1. Lí do chọn đề tài.3
2. Lịch sử vấn đề.4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.6
3.1. Mục đích nghiên cứu.6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.7
4.1. Đối tượng nghiên cứu.7
4.2. Phạm vi nghiên cứu.7
5. Phương pháp nghiên cứu.7
6. Cấu trúc của tiểu luận khoa học.7
Chương I: Cơ sở lí thuyết.9
1. Cơ sở lí thuyết thể loại.9
2. Cơ sở lí thuyết phương pháp.11
2.1. Phương pháp đọc sáng tạo.12
2.2. Phương pháp gợi tìm.13
2.3. Phương pháp phân tích, cắt nghĩa, bình giảng.14
2.4. Phương pháp nghiên cứu.15
2.5. Phương pháp tái tạo.16
Chương II: Tác giả, thời đại, văn hóa, tác phẩm lớn.18
1. Thời đại, văn hóa.18
2. Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Môlie.22
2.1. Cuộc đời của Môlie.22
2.2. Sự nghiệp sáng tác của Môlie.25
3. Phong cách sáng tác.27
4. Tác phẩm lớn.32
4.1.Cách hiểu chung về tác phẩm hài kịch “Trưởng giả học làm sang”.32
4.2. Tóm tắt tác phẩm hài kịch “Trưởng giả học làm sang” .32
4.3. Trích đoạn “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”.33
Chương III: Định hướng dạy học.34
1. Thiết kế bài giảng.34
2. Khảo sát kết quả.46
2.1. Câu hỏi khảo sát.46
2.2. Kết quả khảo sát.49
Kết luận.50
Tài liệu tham khảo.52
52 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6330 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vấn đề dạy học hài kịch Trưởng giả học làm sang của Môlie trong chương trình THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i vào từng mặt, từng bộ phận của tác phẩm thì phương pháp nghiên cứu lại theo hướng khác: sau khi học sinh nắm được các biện pháp làm việc rồi tự giải quyết các nhiệm vụ phức tạp hơn biết vận dụng các tri thức đã có vào xử lí những tư liệu mới mẻ, phát biểu được ý kiến có lập luận, có căn cứ của mình.
Các biện pháp cụ thể là: thầy nêu vấn đề cho cả lớp, từng nhóm, từng cá nhân nhận vấn đề mình thích để giải quyết. Trong phương pháp này, thày có thể hướng dẫn các em phương pháp khảo cứu để học sinh tự phân tích những tác phẩm hướng các em đi theo một chiều đúng đắn. Học sinh vận dụng phương pháp nghiên cứu như tự lực phân tích một số phần, một số tình tiết đối chiếu hai hay nhiều quan điểm xung quanh một hiện tượng văn học hay một hình tượng văn học...
Khi học sinh đã hiểu kĩ hiểu sâu về tác phẩm, sẽ là cơ sở để giáo viên tiến hành phương pháp tái tạo trong giờ học để thể nghiệm sự hiểu biết của học sinh về tác phẩm và khắc sâu kiến thức của bài học.
2.5. Phương pháp tái tạo
Thực chất đây là phương pháp nhớ một cách sáng tạo. Phương pháp này hướng hoạt động của học sinh vào những tri thức có sẵn trong ngôn ngữ hoặc bài giảng của giáo viên, sách giáo khoa đã được chọn lọc. Học sinh không hoàn toàn ghi nhớ máy móc mà chiếm lĩnh tri thức một cách có ý thức. Tức là tăng cường hoạt động của tư duy để thuộc, nhớ bài đạt kết quả tối đa.
Biện pháp có thể là giáo viên kể về cuộc đời và tác phẩm của nhà văn, đọc bài giảng về con đường sáng tạo và tác phẩm của nhà văn hoặc giáo viên có thể ra bài tập theo sách và tài liệu giáo khoa yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi dựa vào tư liệu tự chọn, chuẩn bị tư liệu minh họa.
Phương pháp này có một ưu điểm là học sinh nắm vững tri thức và tự mình làm việc một cách sáng tạo với những tài liệu vừa sức lại có được kĩ năng kiểm tra lại nhận thức của mình, trách được bệnh công thức giáo điều.
Trên đây là bốn phương pháp chủ đạo mà chúng tôi lựa chọn để dạy - học hài kịch “Trưởng giả học làm sang” mà cụ thể là trích đoạn “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải chủ động phối hợp các phương pháp với nhau để có một giờ học chất lượng nhất về vở hài kịch. Hi vọng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích cho các giáo viên tham khảo trong dạy học vở hài kịch xuất sắc của Pháp - Trưởng giả học làm sang.
CHƯƠNG II: TÁC GIẢ, THỜI ĐẠI, VĂN HOÁ,
TÁC PHẨM LỚN
1. Thời đại, văn hoá.
Thế kỉ XVII, trong lịch sử nước Pháp là một thế kỉ quan trọng. Đó là thế kỉ vĩ đại, lộng lẫy, huy hoàng những chiến công, là thế kỉ hoàn thành việc tập trung Nhà nước trên nền tảng một quốc gia thống nhất, một dân tộc thống nhất. Thế kỉ này kéo dài qua ba triều đại: Henri IV từ 1594 đến 1610, Lu-i XIII từ 1610 đến 1643, Lu-i XIV – người được mệnh danh là vua mặt trời (Roi-Soleil) từ 1643 đến 1715.
Việc thống nhất quốc gia đã tạo điều kiện cho việc tập trung thị trường có lợi cho sự phát triển của giai cấp tư sản. Hơn nữa việc lập khối thống nhất dân tộc đã đáp ứng lợi ích của nhân dân – những người đã chịu bao đau khổ dưới chế độ phong kiến cát cứ và chiến tranh tôn giáo. Giai cấp tư sản lớn mạnhđóng vai trò quan trọng trong việc củng cố sự thống nhất này. Vì giai cấp tư sản là chỗ dựa của chính quyền chuyên chế tập trung để chống lại các thế lực phong kiến cát cứ địa phương. Sự phát triển của giai cấp tư sản là chỗ dựa của chính quyền chuyên chế tập trung để chống lại các thế lực phong kiến cát cứ địa phương. Sự phát triển của giai cấp tư sản còn mang lại cho nhà nước quân chủ tập trung một nguồn lợi to lớn. Giai cấp tư sản thế kỉ XVII đã cung cấp cho chính quyền phong kiến một hệ thống nhân viên trong đó một số giữ chức những chức vụ trọng yếu trong bộ máy nhà nước phong kiến tập trung. Các nhà văn lớn của thế kỉ cũng xuất hiện từ tầng lớp viên chức có văn hóa này như P.Cornay, J.Raxin, J.B.molie, N.D.Boalo, J.Đờ Laphongten....
Song song với sức mạnh của giai cấp tư sản là quá trình suy thoái của tầng lớp quý tộc. Tư tưởng phong kiến cát cứ bị đánh bại, bọn quý tộc bị lãnh chúa phong kiến từng một thời xưng hùng, xưng bá ở các địa phương nay thất thế bị dồn vào cung đình sống bằng lộc bố thí và ân huệ ban phát của nhà vua. Tuy nhiên tầng lớp quý tộc vẫn giữ nhiệm vụ bảo vệ chế độ phong kiến và duy trì sự thống trị của giai cấp này. Nhưng hình thức nhà nước thì đã thay đổi: Nhà nước quân chủ chuyên chế - còn gọi là Nhà nước quân chủ tuyệt đối ra đời. Sự xác lập chế độ quân chủ chuyên chế là biểu hiện về chính trị của quá trình phong kiến tan rã và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. Do đó nhà nước quân chủ chuyên chế là hình thức nhà nước của một thời kì quá độ trong đó lực lượng so sánh giữa phong kiến và tư sản đang ở thế cân bằng. Đó cũng là một sự thỏa hiệp về mặt nhà nước giữa hai thế lực phong kiến và tư sản. F.Ăngghen đã xác định nhà nước quân chủ chuyên chế “thế quân bình đối lập giữa phong kiến và tư sản ”. C.Mác cũng viết “nền quân chủ tuyệt đối ra đời trong những thời kì quá độ, khi các đẳng cấp phong kiến cũ phân hóa, còn đẳng cấp thị dân Trung cổ thì biến thành giai cấp tư sản hiện đại, nhưng chưa bên nào của các phái đối lập mạnh hơn bên nào...”. Như vậy trong điều kiện lịch sử đó đã xuất hiện và tồn tại một thế cân bằng lịch sử. Sự xuất hiện thế cân bằng trong chính trị giữa hai lực lượng quý tộc và tư sản là một yếu tố lịch sử - xã hội quan trọng nhất có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của xã hội, đến sự hình thành và phát triển dòng văn học cổ điển chủ nghĩa, dòng văn học chính thống của thế kỉ XVII. Cùng với thế cân bằng lịch sử là tư tưởng trung dung, khoan hòa – tư tưởng lớn của thời đại và cảm hứng về quốc gia, về tuân thủ nghĩa vụ công dân, sẽ là những lăng kính thẩm xét con người của các nhà văn cổ điển chủ nghĩa.
Năm 1634, Viện hàn lâm Pháp được hình thành. Đây là chủ chương lấy văn nghệ phục vụ cho sự nghiệp thống nhất quốc gia do Hồng y giáo chủ “Tể tướng” Risolio đề xướng và thực hiện. Ông đã tập trung các nhà văn, các nhà nghệ sĩ, các nhà phê bình...về sống ở cung điình với một chế độ trợ cấp lương bổng ổn định. Ý thức phục vụ cho sự thống nhất và ổn định là một đặc điểm lớn trong sáng tác của các nhà cổ điển.
Cảm hứng về quốc gia đã trở thành nội dung chính của thời đại. Tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống đều được quy định nghiêm ngặt. Nghĩa vụ phụng sự tổ quốc được đề cao. Cái gì không phù hợp với lợi ích quốc gia thì bị coi là không hợp lí.
Sau khi cuộc nổi loạn La Phrongdo (từ 1647 đến 1653) bị dập tắt, nước Pháp đi vào thời kì phát triển mạnh mẽ nhất. Đây là thời kì hoàng kim của Lu-i XIV – của Đại thế kỉ. về kinh tế chính trị, J.B.Cônbe – trợ thủ đắc lực của vua đã tích cực bảo hộ các hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa, thi hành chủ nghĩa khuyến thương nhằm đem lại lợi nhuận cho công quỹ, tăng thêm sức mạnh quân sự làm áp lực cho các hoạt động kinh tế, kiến thiết nhiều lâu đài nguy nga, đồ sộ. Cônbe đề cao lĩnh vực kĩ nghệ, ông coi “Kĩ nghệ là lĩnh vực kinh tế của nhà nước, là yếu tố quan trọng cho sự phát triển xã hội”. Lợi nhuận ùn ùn đổ về nước Pháp. Nhờ vậy, Lu-i XIV đã có đủ khả năng để xây dụng một đội quân tinh nhuệ thường trực đông đảo. Đồng thời ông cũng cho xây dựng những lâu đài, cung điện tráng lệ mà tiêu biểu là hệ thống cung điện Vecxay, niềm tự hào của nghệ thuật kiến trúc cổ điển Pháp.
Về văn hóa nghệ thuật, Sapholanh – cánh tay phải của “Vua mặt trời” đã cho lập thêm hàng loạt Viện hàn lâm nghệ thuật và khoa học, bảo trợ các nhà văn hóa văn nghệ, tổ chức các sinh hoạt văn hóa văn nghệ ở cung đình biến Vecxay trở thành trung tâm văn hóa toàn quốc trong những năm 60 – 70 của thế kỉ. Tất cả đều nhằm đề cao cá nhân Lu-i XIV và triều đại của ông ta, nhưng khách quan có tác dụng phát triển kinh tế, thúc đẩy văn hóa, củng cố quốc phòng, nâng cao được địa vị, uy tín quốc tế của nước Pháp. Đó là lí do khiến thế kỉ XVII ở Pháp được gọi là “Thế kỉ của Lu-i XIV”, là “thế kỉ vĩ đại”.
Văn hóa Pháp là một trong những cái nôi văn hóa của Châu Âu, nền văn hóa Pháp được xây dựng và phát triển qua hàng ngàn năm cùng với dòng phát triển lịch sử đất nước từ hàng trăm năm trước công nguyên. Văn hóa Pháp đã tồn tại song song với các thời kì phát triển rực rỡ nhất, mang tính cột mốc của nền văn hóa nhân loại: Thời kì la mã cổ đại, thời kì phong kiến trung đại và thời kì phục hưng, cho đến cuộc cách mạng tư sản vào thời kì hiện đại. Nền văn hóa đồ sộ độc đáo này vẫn tiếp tục được người Pháp bảo tồn và gìn giữ cẩn thận. Đến Pháp để thưởng thức nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật, văn học cổ đại tồn tại ngay trong lòng đất nước hiện đại bậc nhất của Châu Âu.
Nước Pháp trở thành trung tâm chính trị, trung tâm của các hoạt động xã hội của các thế lực phong kiến Châu Âu. Nhờ có địa vị độc tôn về quân sự và chính trị, nhờ sự phát triển mạnh về kinh tế, nước Pháp vươn lên chiếm địa vị hàng đầu trong lĩnh cực tư tưởng văn hóa. Nền văn hóa Pháp ở thế kỉ này đã đạt được những thành tựu lớn lao, ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ các nền văn hóa Tây Âu khác. Do đó khi nói tới thế kỉ XVII trong văn học Tây Âu người ta chỉ cần nói đến nền văn học Pháp với đỉnh cao là chủ nghĩa cổ điển. Vào thời đại ấy, các buổi biểu diễn nghệ thuật thực sự đã trở thành những ngày hội lớn được trang hoàng lộng lẫy, được tổ chức quy mô, đời sống xa hoa khiến các nước khác phải thèm khát. Các nhà thơ, nhà văn đông đảo, ra sức đem tài năng và trí tuệ ra để thi thố, phục vụ và kiếm sống. Các tác phẩm lớn bất hủ cũng ra đời. Vì thế nền văn hóa Pháp thế kỉ này còn măng đặc điểm một nền văn hóa cung đình.
Năm 1683, Cônbe chết, tạo nên sự chuyễn hướng mới của đời sống vất chất và tinh thần Pháp cuối thế kỉ XVII. Chính sách kinh tế Cônbe bị vứt bỏ, gánh nặng về chi phí quân sự do chiến tranh Hà Lan, Anh dẫn đến sự suy sụp về kinh tế. Còn vua Mặt trời Lu-i XIV ngày càng trở nên độc tài. Với bộ quần áo đi săn Lu-i XIV bước vào Pháp viện và ngang nhiên tuyên bố: “Nhà nước chính là ta đây”. Thế kỉ XVII đi vào giai đoạn suy tàn của nó với đói rét, chiến tranh và thất nghiệp.
Cuộc tranh luận giữa phái cũ do Boalo đứng đầu và phái mới do Fongtonen lãnh đạo nổ ra vào cuối thế kỉ và chấm dứt bằng sự thắng thế của phái Fongtonen, đánh dấu một giai đoạn lịch sử mới: Giai đoạn nước Pháp chuyển mình bước vào thời đại Ánh sáng.
Nói đến thế kỉ XVII ở Pháp, không thể không nói tới chủ nghĩa duy lí của R.Đecacto – một thành tựu lớn mà giai cấp tư sản đạt được trong lĩnh vực triết học.
Rone Đecacto (1596 – 1650) là nhà khoa học tự nhiên nổi tiếng với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị và ông cũng là nhà văn, nhà triết học lớn. Ông sáng lập chủ nghĩa duy lí mang tên ông, chỉ thừa nhận nhận thức lí tính là chân lí duy nhất đúng của con đường nhận thức thực tiễn. Ông đề cao lí trí, coi lí trí là sự thẩm định tối cao, mọi việc, mọi nhận xét đều phải đi qua con đường tư duy. Một đóng góp quan trọng nữa của R.Đecacto là nghiên cứu của ông về con người. Ông coi con người như là một bản chất tự nhiên được tạo thành bởi một phần của tự nhiên và một phần của xã hội
Chủ nghĩa duy lí thể hiện niềm tin vào sức mạnh của tư duy, của trí tuệ con người, khẳng định con người và làm phá sản uy tín thần học. Nó là ngọn đèn pha, là vũ khí chiến đấu sắc bén của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống lại các tín điều tôn giáo mù quáng, chống lại các thế lực phong kiến thống trị.
Như vậy, thế kỉ XVII là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử văn học thành văn của nhân dân, dân tộc Pháp. Với nhiều tác giả, nhiều tác phẩm văn học xuất sắc trong thời kì này vẫn sống mãi trong sinh hoạt văn hóa nghệ thuật hiện đại của thế giới.
2. Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Môlie.
2.1. Cuộc đời của Môlie
A.Jang Baptixto Pocolanh (Môlie) sinh tại Pari, trong một gia đình tư sản hầu cận nhà vua. Khoảng 1636 – 1639, ông được dạy dỗ chu đáo ở trường trung học Clecmong nổi tiếng. Trong thời gian này, ông tỏ ra đặc biệt yêu thích văn chương, nhiệt thành với triết học và chịu ảnh hưởng của Gaxangdi. Cha ông định cho ông học luật và thừa kế chức vụ hầu cận nhà vua trong cung đình, nhưng Pocolanh lại chọn sân khấu, gắn bó với một thứ nghề nghiệp thấp hèn vào thời đó. Năm 1643 Pocolanh làm quen với nữ diễn viên Madolen Beja và cùng với anh em nhà Beja xây dựng nên “Đoàn kịch Trứ danh”. Thiếu kịch bản, thiếu diễn viên tốt, nên mặc dù đã hết sứs cố gắng nhóm thanh niên mê say sân khấu này vẫn không thu được kết quả gì đáng kể. “Đoàn kịch Trứ danh” tan dã vào năm 1645. Cuối năm đó, Pocolanh – lúc này đã lấy tên là Môlie quyết định cùng anh em nhà Beja rời Pari về các tỉnh nhỏ.
Suốt 15 năm trời (1643 – 1658) khó khăn, thiếu thốn, Môlie và các bạn của ông đi lang thang khắp nước Pháp. Dọc đường, sáp nhập với một đoàn khác, đoàn kịch của Môlie đã đi qua và biểu diễn ở nhiều nơi. Mười lăm năm lưu lạc giang hồ chính là thời gian chuẩn bị cho Môlie một sự nghiệp sáng tác lớn. Nó giúp Môlie hiểu biết và tích lũy thêm nhiều thực tế cuộc sống và kinh nghiệm sống trong xã hội Pháp vào lúc đang có vụ nổi loạn La Frongdo. Nó giúp Môlie tiếp xúc rộng rãi với các gánh hát rong ở các địa phương, học tập ở họ, cạnh tranh với họ. Nó giúp Môlie kiểm tra lại mình, nhận thức rõ về mình với tất cả chỗ mạnh, chỗ yếu và hướng đi lâu dài. Môlie – người diễn viên, người đạo diễn, người sáng tác kịch bản, người lãnh đạo đoàn kịch – đã trưởng thành lên từ 15 năm gian khổ không thể thiếu được đó.
Từ 1650, Môlie đã trở thành người đứng đầu đoàn kịch và đã có điều kiện để xây dựng dần một số tiết mục sân khấu đặc sắc. Ông bắt đầu viết những kịch hề và hài kịch trong đó vận dụng những kinh nghiệm của kịch mặt nạ Italia về kĩ thuật, về hành động, về tính cách...Những vở kịch đầu tay của Môlie – Chàng ngốc (1655), Ghen (1656) báo hiệu một tài năng xuất sắc.
Thành công của đoàn kịch Môlie vang đến tận kinh đô Pháp. Năm 1658, đoàn kịch được nhà vua cho gọi về Pari. Ở đây, Môlie ra mắt triều đình với vở kịch hề Thầy thuốc si tình. Kịch được trình diễn có kết quả, đoàn kịch Môlie được giữ lại ở Pari và được dành cho rạp hát của triều đình là Poti Buocbong để biểu diễn. Sau một năm hoạt động, vừa diễn những vở cũ, vừa tuyển mộ thêm những diễn viên mới có tài, năm 1659 Môlie đưa lên sân khấu vở kịch Những ả kiểu cách rởm. Tác giả bị bọn quý tộc phong kiến căm ghét mặc dù ông chỉ đả kích bọn “giả làm quý tộc”.Từ đây, cuộc đời Môlie bước vào một giai đoạn mới – đấu tranh xây dựng một nền nghệ thuật sân khấu dân tộc, hiện thực, tiến bộ. Những tác phẩm lớn của Môlie ra đời liên tiếp, mỗi vở kịch là một đòn giáng mạnh vào bọn quý tộc, nhà thờ và chế độ chuyên chế. Cũng vì thế, Môlie không ngừng phải chống trả quyết liệt với phản ứng điên cuồng của những lực lượng thù địch. Đồng thời, Môlie lại phải luôn đương đầu với những tác gia, những diễn viên kình địch không ngớt lên án ông là không tôn trọng quy tắc cổ điển, báng bổ tôn giáo, vi phạm quy tắc hợp thức và làm hại khiếu thẩm mĩ. Quá trình đấu tranh đã khiến Môlie trở thành nhà sáng tác vĩ đại, nhà nghệ sĩ lão luyện, nhà tổ chức và nhà giáo dục có tài.
Năm 1662, Môlie cho diễn Trường học làm vợ lên án quan điểm phong kiến vô nhân đạo, trái tự nhiên, vô hiệu quả trong việc giáo dục phụ nữ. Vở kịch khiến bọn phản động tức tối, xúm lại chống Môlie. Cả những thành viên của rạp Oten do Buocgonho cũng rất hăng hái trong vụ này. Chỉ có Boalo là người vẫn nhiệt tình bênh vực Môlie. Trả lời những thế thù địch thuộc đủ các loại, Môlie viết hai vở kịch ngắn: Phê bình trường học làm vợ và Kịch ứng tác ở Vecxay (1663) vẽ lên bức tranh châm biếm về các nhà phê bình và giễu cợt một số điển hình xã hội.
Trong giai đoạn 1664 – 1666, Môlie viết ba vở hài kịch lớn với những tư tưởng triết học và xã hội phong phú: Tactuyp (1664), Đông Juang (1665), Anh ghét đời (1666). Đây là những đòn trí mạng đối với nhà thờ, giai cấp quý tộc và xã hội Pháp cuối thế kỉ XVII. Những thế lực phản động được triều đình che chở lập tức la ó om xòm, hùa nhau tìm cách đe dọa, hành hung Môlie. Đây là giai đoạn đấu tranh căng thẳng nhất của Môlie.
Sau đó cuộc đời hoạt động nghệ thuật của Môlie bớt sôi động hơn với những vở Lão hà tiện (1668), Trưởng giả học làm sang (1670), Những bà thông thái (1672), Người bệnh tưởng (1673)... Nhiều lần tính mạng bị đe dọa và xúc phạm nhưng may mắn thay Môlie luôn được vua Lui-XIV ưu ái và che trở cho ông.
Ngày 17/11/1673, trong đêm diễn thứ tư vở Người bệnh tưởng, đóng vai nhân vật chính, Môlie đã kiệt sức trên sân khấu. Ông được đưa ngay về nhà và chỉ hơn một giờ sau thì chết. Nhà thờ vốn thù ghét Môlie, nay ngăn cản việc mai táng ông theo nghi thức của tôn giáo. Vợ ông phải phục xuống chân vua Lui XIV hết lời cầu khẩn nhờ nhà vua giúp đỡ mới được phép chôn ông vào lúc đêm khuya, ở nghĩa địa của nhà thờ.
Môlie và vua Lui XIV
Đời hoạt động của Môlie là cuộc đời, một mặt thì kiên trì rèn luyện trong thực tế vĩ đại của nhân dân, một mặt thì đấu tranh không khoan nhượng với những lực lượng xã hội đen tối, cống hiến trọn vẹn cho nghệ thuật chân chính. Chỉ riêng cuộc đời ấy cũng khiến Môlie trở nên bất hủ.
2.2. Sự nghiệp sáng tác của Môlie
Trong 30 năm hoạt động sân khấu, quá trình sáng tác của Môlie đã hình thành qua bốn giai đoạn chính:
* Giai đoạn thứ nhất: 1645 – 1658
Đây là giai đoạn lang thang, phiêu bạt của Môlie. Sáng tác chủ yếu là kịch hề. Phần lớn kịch bản đã thất lạc cả. Một vở còn giữ lại được: Thằng ngốc (1655). Đây là vở kịch 5 màn, sáng tác theo nguyên tắc kịch hề, cốt chuyện mượn được của văn học Italia. Kịch đã chắp vá vụn vặt các sự kiện. Tính cách nhân vật chưa hình thành rõ. Nhiều trò hề được đưa lên sân khấu. Đáng chú ý là nhân vật Maxcarin. Đây là hình ảnh người bình dân có địa vị xã hội thấp, nhưng bản chất tốt, có tài năng có trí tuệ vượt xa các nhân vật thuộc tầng lớp trên. Bằng mưu trí, tính tích cực, năng động, Maxcarin đã giúp cho đôi trai gái yêu nhau vượt qua được những trở ngại do ông bố keo kiệt gây ra, thỏa mãn được nguyện ước riêng. Maxcarin có những nét tâm lí rõ rệt. Vở kịch có khá nhiều câu thơ hay.
* Giai đoạn thứ hai: 1659 – 1663
Đây là giai đoạn trưởng thành. Đáng để ý là vở Những ả kiểu rởm (1659). Đến vở này, tính chất hề vẫn còn nhiều (hóa trang, hành động, ngôn ngữ...) nhưng ý nghĩa xã hội đã sâu sắc: đả kích bọn quý tộc ăn bám, nghèo nàn về đạo đức và tâm hồn. Những vở Trường học làm chồng (1661), Trường học làm vợ (1662) có cùng một đề tài nhưng vở trên sơ lược, ý nghĩa xã hội hẹp (đấu tranh giữa hai quan điểm về hôn nhân, gia đình và sự giáo dục con cái), vở dưới mở đầu một thời kì sáng tác mới có nhiều thành công lớn. Nó có màu sắc xã hội rõ rệt qua sự vạch trần nguyên nhân xã hội chủ nghĩa của ngu dân, thói chuyên quyền, độc đoán qua sự lên án suốt lượt, từ nhà thờ đến chế độ chuyên chế, đến bọn tư sản nhiễm thái độ phong kiến. Tính cách của một số nhân vật đã hình thành rõ và có những bước phát triển. Bố cục chặt chẽ. Kịch cũng còn một số yếu tố hề. Được trình diễn liên tiếp trên sân khấu, vở kịch gây một dư luận sôi nổi. Kẻ thù của Môlie kết tội: vở kịch phỉ báng tôn giáo, vô đạo đức, thiếu thẩm mĩ...Có nhà quý tộc đã định hành hung Môlie. Có nhà văn đã đưa Môlie lên sân khấu làm trò cười. Để trả lời và bênh vực quan điểm nghệ thuật của mình, Môlie viết liền hai vở bút chiến: Phê bình trường học làm vợ và Kịch ứng tác ở Vecxay (1663). Những tiếng cười này càng khiến bọn kình địch với tác giả thêm căm giận, tìm cách bới móc bẩn thỉu hòng bôi nhọ ông. Những thủ đoạn đấy dù xấu xa, độc địa vẫn không làm giảm uy tín và tác dụng của Môlie trong triều đình Lu-i XIV.
* Giai đoạn thứ ba: 1664 – 1666
Đây là giai đoạn đánh dấu đỉnh cao phát triển của hài kịch Môlie với những kiệt tác: Tactuyp (1664), Đông Juang (1665), Anh ghét đời (1666)...Những tác phẩm này là những đòn tấn công liên tiếp, dữ dội vào hiện thực đen tối của thời đại. Với tiếng cười nhạo báng sâu cay, Tactuyp là lời tuyên chiến công khai với toàn bộ tôn giáo, từ thầy tu đến nhà thờ, đến giáo lí; Đông Juăng là lời kết án đanh thép đối với bọn quý tộc phóng đãng, sa đọa, hư vô chủ nghĩa; Anh ghét đời là sự phủ nhận quyết liệt đối với hết thảy xã hội đạo đức giả cuối thế kỉ XVII dưới triều Lu-i XIV. Thái độ phê phán gay gắt của Môlie khiến hài kịch của ông giai đoạn này mang một số yếu tố không phù hợp với những quy tắc quen thuộc của sân khấu cổ điển chủ nghĩa nhưng lại có sức biểu hiện lớn: văn xuôi, không duy nhất về địa điểm, nhân vật hành khất, kết thúc rùng rợn (Đông Juang), sự xen lẫn bi, hài gây cảm giác buồn thảm, cay đắng (Anh ghét đời). Giá trị hiện thực của các tác phẩm này rất lớn, rất sâu tuy mục tiêu đả kích trước mắt nói chung vẫn là thói đạo đức giả.
* Giai đoạn thứ tư: 1667 – 1673
Đây là giai đoạn chuyển hướng, chĩa mũi nhọn vào giai cấp tư sản và những quan hệ của giai cấp này. Môlie phát hiện sự ra đời của bọn tư sản mới làm giàu bằng con đường cho vay nặng lãi ở Pháp qua vở Lão hà tiện (1668). Ông giễu cợt xu hướng ngoi lên quý tộc của những kẻ lắm tiền ở Trưởng giả học làm sang (1670) và Người bệnh tưởng (1673). Trong vở kịch hề Những ngón bịp của Xcapanh (1671), Xcapanh là một kiểu nhân vật mới – xuất thân từ bình dân, có ý thức về vai trò của mình trong đời sống xã hội, báo hiệu sự trỗi dậy của lớp người bậc thang đẳng cấp cuối cùng của xã hội vươn lên làm chủ cuộc đời mình và làm chủ xã hội.
Ngoài những hài kịch phong tục và hài kịch tính cách, Môlie còn có một số hài kịch balê nhằm phục vụ những cuộc ăn chơi của vua chúa trong cung đình. Những vở này ít giá trị, và hình như Môlie cũng không chú ý đến chúng nhiều lắm.
3. Phong cách sáng tác.
Là nhà văn tiêu biểu của văn học Pháp thế kỉ XVII. Môlie sáng tác theo những nguyên lí mĩ học của chủ nghĩa cổ điển nhưng ông không bằng lòng chịu bó mình trong một khuôn khổ chật hẹp của những nguyên lí mĩ học ấy (tôn sùng lí trí, mô phỏng tự nhiên, học tập cổ đại).
Bên cạnh đó, Môlie còn mang tinh thần duy vật, nhận xét, phê phán các hiện tượng xã hội, các tính cách đáng chê cười. Theo ông “Mô tả cái xấu của con người đó là cách tuyệt diệu để giáo dục họ”.
Một trong những nguyên lí của mĩ học cổ điển là nguyên tắc mô tả tự nhiên, mượn lời một nhân vật trong “Phê bình trường học làm vợ”, Môlie nói: “Khi anh vẽ, người anh phải vẽ theo tự nhiên. Nếu không làm cho người xem nhận ra được những con người của thời đại mình thì anh chẳng làm được cái gì hết”.
Về những quy tắc sáng tác sân khấu cổ điển, Môlie có một cách hiểu rộng rãi phù hợp với yêu cầu cơ bản của thời đại mà vẫn thích hợp với việc phản ánh chân thực hiện thực.
Ngoài ra, khi nói đến đặc điểm phong cách hài kịch Môlie thì phải nói đến:
* Nghệ thuật xây dựng tính cách
Một bộ phận quan trọng trong gia tài hài kịch của Môlie là những hài kịch tính cách. Những hài kịch này phản ánh xu hướng đi vào lòng người, mô tả tâm lí, nghiên cứu của chủ nghĩa cổ điển nói chung. Để làm rõ các tính cách khiến chúng đạt tới mức điển hình trong khuôn khổ của sân khấu cổ điển, Môlie đã chọn con đường riêng. Ông tập trung cao độ vào tính cách, thậm chí vào nét cơ bản nhất trong tính cách. Ông tước bỏ những chi tiết phụ, rắc rối, đối lập, không lợi cho sự chú ý theo dõi và sự xác định tính cách. Trong hài kịch tính cách của Môlie, chỉ còn thấy hiện lên một tính cách cụ thể, dễ nhận, dễ phân biệt. Mỗi nhân vật là hiện thân của một tính cách nhất định: hoặc đạo đức giả, hoặc hà tiện, hoặc thông thái rởm...Những tính cách khác nếu có đều phải lùi xuống hàng dưới nhằm phục vụ cho tính cách chủ yếu. Đặc diểm của những tính cách này là tính hài kịch bộc lộ ở óc chủ quan, ngộ nhận và cố chấp. Nhân vật hài kịch có những sai lầm, những tật xấu hiển nhiên, không nguy hiểm chết người nhưng không sao tránh khỏi thất bại, nhưng nhân vật ấy lại tin chắc rằng mình nghĩ và làm đúng, mình nắm lẽ phải, mình sẽ thắng, và khăng khăng không chịu thừa nhận thực tế khác quan. Đầu óc đầy ảo tưởng, nhân vật trở nên hài hước, lố bịch, đáng bị chê cười.
Để khắc họa tính cách, và cũng để tăng cường tính hài kịch, Môlie còn hay dùng một biện pháp quen thuộc – cường điệu tính cách, đẩy tính cách lên tới ranh giới của sự phi lí, khó tin, không “giống như thật”. Nhưng nghệ thuật cường điệu của Môlie hoàn toàn không phải là một sự phóng đại tùy hứng, chủ quan, mà vẫn gắn bó với hiện thực, có cơ sở thực hiện chắc chắn, nên có sức mạnh và được thừa nhận. Trước mắt người xem, sừng sững hiện lên một tính cách cụ thể nào đấy, mạnh mẽ, rắn chắc, có phần quá khích và trào lộng; chỉ mới nhìn thấy nó người ta đã không nhịn được cười.
* Nghệ thuật gây cười
Môlie là nhà hài kịch vĩ đại không chỉ vì nghệ thuật xây dựng tính cách mà còn vì nghệ thuật gây cười bậc thầy. Sự tinh tế, nhạy cảm của nhà tư tưởng sâu sắc, của người nghệ sĩ tài ba giúp cho ông, trong khi quan sát cuộc sống, đã phát hiện ra các khía cạnh hài hước trong các hiện tượng, tính cách – kể cả những đối tượng có vẻ trang trọng, tôn nghiêm, đáng kính nhất. Đây là điểm ưu việt của Môlie trong một điều kiện mà sự lộng lẫy vàng son của triều đình Lu-i XIV, lối sống phong nhã của tầng lớp quý tộc nhàn du, bộ mặt uy nghi của tôn giáo, ánh lấp lánh của đồng tiền vàng tư bản chủ nghĩa...có thể dễ dàng đánh lừa con mắt. Phải có cái nhìn của quần chúng lao động, của tầng lớp tiên tiến trong giai cấp tư sản đang lên, Môlie mới khám phá ra được những mâu thuẫn kín đáo, những nét kệch cỡm tro
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dạy học kịch Trưởng giả học làm sang.doc