Theo các chuyên gia môi trường thì ôxit lưu huỳnh SO2 ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hít lượng lớn SO2 có nồng độ cao sẽ gây phù thanh quản và viên phế quản. Ôxit nitơ NOx là một hợp chất làm gia tăng sự lây nhiễm qua đường hô hấp, làm nghẽn thở đối với người bị hen và giảm hiệu suất lọc khí của phổi. Mưa axit có nhiều tác động đối với môi trường và con người. Nước mưa nhiễm axit có thể làm mất cân bằng hoá học của nước trong các ao hồ, sông ngòi, là tác nhân làm cá và các động vật sinh sống trong nước nhiễm độc chết. Được phát hiện từ lâu xong mưa axit được chú ý quan tâm nhiều nhất từ khoảng những năm 80 cho tới nay do tac hại của chúng gây ra ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới.Mưa axit được tạo thành từ khí quyển bị ô nhiễm do sự thải quá mức các khí SO2, NOx từ các nguồn thải công nghiệp và có khả năng lan xa tới hàng trăm, hàng nghìn Km. Bởi vậy, có thể nguồn phát thải sinh ra từ quốc gia này song lại có ảnh hưởng tới nhiều quốc gia lân cận do sự chuyển động có quy mô lớn trong khí quyển Mưa axit gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và của như: làm hư hại mùa màng, giảm năng suất cây trồng, phá huỷ các rừng cây, đe doạ cuộc sống của các loài sinh vật ở dưới nứơc và trên cạn, phá hoại các công trình kiến trúc, xây dựng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người Thiệt hại hàng năm trên toàn cầu ước tính tới hàng tỷ đô la Mỹ. Những tác động tiêu cực này thường kéo dài và khó khắc phục. Bởi vậy, hiên nay vấn đề mưa axit là một vấn đề mà toàn nhân loại quan tâm.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4992 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đề mưa axit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
Để mở đầu cho đề tài tiểu luận của mình em xin trích dẫn một đoạn nhỏ trong thông điệp ngày tiêu chuẩn thế giới 14/10/2005: “Tất cả chúng ta đều mong muốn sống trong một thế giới an toàn và an ninh hơn. Thế nhưng các trận động đất, các cơn bão, các trận lũ lụt và các vụ tai nạn giao thông, các sự cố trong gia đình các đợt dịch bệnh và các thảm hoạ công nghiệp vẫn còn gây ra hàng nghìn cái chết và vụ thương tật mỗi năm, làm tổn thất cho xã hội cả về vật chất và tinh thần”.
Ô nhiễm môi trường không phải là một vấn đề mới. Ô nhiễm môi trường do hoạt động của con người đã tồn tại từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất. Tuy nhiên, có thể thấy sự liên hệ giữa việc ô nhiễm rộng rãi trên toàn thế giới và các cuộc cách mạng về công nghiệp. Trong thế kỷ XIX và 2/3 của thế kỷ XX, các nhà máy mọc lên khắp các thành phố. Việc sử dụng điện của các khu dịch vụ, các cửa hàng và các căn hộ hàng ngày đã thải hàng loạt các chất thải vào không khí, vào các dòng sông, dòng suối và đất. Khi dân số không nhiều, thì vấn đề dân số đối với môi trường chỉ là vấn đề nhỏ, không cần quan tâm tới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với việc nhân lên của các nhà máy trong thành phố; viêc tăng số lượng của việc sử dụng các chất độc hại như thuốc trừ côn trùng, thuốc trừ cỏ và phân bón hoá học; với việc ảnh hưởng của mỗi cá nhân trong việc tạo ra ô nhiễm môi trường từ việc mưu sinh của mình (chủ yếu thông qua việc sử dụng các nguyên liệu hoá thạch) và với việc các nguồn gây nguy hại cho hệ sinh thái ngày càng nhiều, sự lờ đi các vấn đề tồn tại không phải là một giải pháp nữa. Dân số thế giới tăng từ 2,5 tỷ năm 1950 lên gần 6 tỷ vào thời điểm hiện nay. Việc tăng dân số có nghĩa là dẫn đến ô nhiễm môi trường và đồng thời việc khai thác tài nguyên nhiều hơn. Trong những năm 60 và đầu những năm 70, người ta nhận thấy rằng thế giới sắp gặp phải các vấn đề nghiêm trọng nếu hệ sinh thái của hành tinh không được quan tâm đúng mức. Chất lượng không khí ở những khu đông dân trên toàn cầu đã bị phá huỷ đến mức báo động. Rất nhiêù dòng sông trên thế giới đã bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến đời
1
sống ở biển. Do đó nguồn nước trở nên không an toàn để con người có thể sử dụng với các mục đích khác nhau nữa. Thậm chí nước mưa, nguồn nước thường được coi là trong sạch nhất đã trở thành nguồn gây độc vho các loài thực vật, ô nhiễm các dòng sông và phá huỷ các thiết bị ô tô do nước mưa có tính xít.Một bức tranh toàn cảnh truyền từ vệ tinh cho theyằng sự ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở khắp mọi nơi trên trái đất. Sự ô nhiễm hành tinh do hoạt động của con người đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với mọi người. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người như gây khó khăn cho hệ hô hấp, hệ tiêu hoá…Ngày nay người ta đang phải trả một cái giá rất đắt cho môi trường bị ô nhiễm, tương lai của con người rơi vào trạng thái bất ổn, tình trạng chết yểu của trẻ em, ung thư, viêm đường hô hấp… không còn xa lạ với chúng ta nữa và gần như ai cũng có thể nhận thấy rằng nó bắt nguồn từ một môi trường sống không trong sạch. Đó cũng là nguyên nhân mà càng ngày môi trường càng được quan tâm nghiên cứu và bảo vệ.
Ô nhiễm môi trường là một vấn đề rộng lớn trên toàn cầu nhưng trong khuôn khổ một bài tiểu luận có nhiều hạn hẹp em chỉ xin nêu lên một nghiên cứu nhỏ của mình về: vấn đề mưa axit. Đề tài này gồm có 2 phần chính:
Mưa axit: nguyên nhân và tác động của nó đến môi trường sống toàn cầu.
Giải pháp cho vấn đề mưa axit đang được con người thực hiện
2
Phần một: Mưa axit
I. nguyên nhân.
Mưa axit (như axit nitric, axit sunfuric...) là sản phẩm của sự ô nhiễm công nghiệp. Trong nước mưa của mưa axit có độ pH thấp hơn 5,6 độ ( trong khi nước sạch có độ pH là 7 độ, mưa thông thường có độ pH là 5,6 độ). Do đó chúng làm thay đổi thành phần nước trong các sông hồ, giết chết các loài cỏ và những sinh vật khác, đồng thời huỷ hoại thực vật, cây cối và các toà nhà.
Do sự phát triển nhanh của công nghiệp, mà lĩnh vực này cần rất nhiều năng lượng Hình ảnh khí thải nhà máy
trong đó đặc biệt là năng lượng điện. Do đó các nhà máy nhiệt điện đã mọc lên như nấm. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu chủ yếu mà các nhà máy này sử dụng là than, trong khí thải của nó chứa một lượng lớn SO2 gây ra mưa axit. Do thiếu hụt điện năng, việc xoá bỏ các nhà máy nhiệt điện nhỏ chạy bằng than vẫn chưa được thực hiện, thậm chí ổ nhiều nước, các nhà máy đã đóng cửa còn hoạt động trở lại, làm cho lượng khí SO2 trong không khí tiếp tục tăng lên đáng kể.
Ngoài ra, khí thải còn được tạo ra rất nhiều từ các đám cháy rừng, khói của các nhà máy công nghiệp như luyện kim, ximăng …ống xả của các phương tiện giao thông như tàu thuỷ, ôtô…từ các đám cháy than trong lòng đất, từ các ao hồ đầm lầy bị ô nhiễm……..các khí thải đó là COx, SOx, NOx …Các dạng oxit này làm lắng đọng axit trong không khí làm tăng bụi hạt axit và gây mưa axit.
Bảng số liệu năm 1992 về các khí thải gây mưa axit ( đính kèm ).
3
II. tác động của mưa axit
Theo các chuyên gia môi trường thì ôxit lưu huỳnh SO2 ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hít lượng lớn SO2 có nồng độ cao sẽ gây phù thanh quản và viên phế quản. Ôxit nitơ NOx là một hợp chất làm gia tăng sự lây nhiễm qua đường hô hấp, làm nghẽn thở đối với người bị hen và giảm hiệu suất lọc khí của phổi. Mưa axit có nhiều tác động đối với môi trường và con người. Nước mưa nhiễm axit có thể làm mất cân bằng hoá học của nước trong các ao hồ, sông ngòi, là tác nhân làm cá và các động vật sinh sống trong nước nhiễm độc chết. Được phát hiện từ lâu xong mưa axit được chú ý quan tâm nhiều nhất từ khoảng những năm 80 cho tới nay do tac hại của chúng gây ra ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới.Mưa axit được tạo thành từ khí quyển bị ô nhiễm do sự thải quá mức các khí SO2, NOx từ các nguồn thải công nghiệp và có khả năng lan xa tới hàng trăm, hàng nghìn Km. Bởi vậy, có thể nguồn phát thải sinh ra từ quốc gia này song lại có ảnh hưởng tới nhiều quốc gia lân cận do sự chuyển động có quy mô lớn trong khí quyển Mưa axit gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và của như: làm hư hại mùa màng, giảm năng suất cây trồng, phá huỷ các rừng cây, đe doạ cuộc sống của các loài sinh vật ở dưới nứơc và trên cạn, phá hoại các công trình kiến trúc, xây dựng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người…Thiệt hại hàng năm trên toàn cầu ước tính tới hàng tỷ đô la Mỹ. Những tác động tiêu cực này thường kéo dài và khó khắc phục. Bởi vậy, hiên nay vấn đề mưa axit là một vấn đề mà toàn nhân loại quan tâm.
Mưa axit xảy ra tại Mỹ
4
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Anh cho thấy mưa axit không phải hoàn toàn có hại. Chất sunphate có trong mưa axit góp phần đáng kể trong việc hạn chế hiện tượng trái đất ấm dần lên bằng cách ức chế các vi khuẩn methanogenic archaea (MA) sống ở những vùng đầm lầy sản sinh khí methane gây hiệu ứng nhà kính. Đó là bởi ngoài vi khuẩn MA, trong các hệ sinh thái ẩm ướt cũng tồn tại nhóm vi sinh vật ăn sunphate. Người ta nhận thấy, khi hàm lượng sunphate tăng, những vi sinh vật này tỏ ra áp đảo các vi khuẩn MA. Các nhà khoa học còn dự đoán nhờ các vi khuẩn ăn sunphate đến năm 2030, tổng lượng khí thải methane dược tạo ra tự nhiên ở các vùng đầm lầy sẽ giảm 30 – 40 %.
5
Phần hai: hiện trạng mưa axit và các biện pháp khắc phục mà con người đang thực hiện
Nhận thấy sự quan trọng của môi trường và việc bảo vệ môi trường sống chính là bảo vệ tương lai của chúng ta.Vấn đề môi trường đang ngày càng được các quốc gia quan tâm.Ô nhiễm không khí, đặc biệt là mưa axit từ nhiều năm qua đã trở thành thách thức ngày càng lớnvà thu hút mối quan tâm của cả loài người. Các tổ chức, hội bảo vệ môi trường và các giải pháp cứu lấy môi trường sống ngày càng phát triển và được đánh giá cao trên toàn thế giới.
Hội nghị của Liên hợp quốcvề môi trường sống của con người tổ chức tại Stockhom năm 1972 là ợp tác quốc tế khởi đầu và tích cực chống lại sự axit hoá và mưa axit. Năm 1979, hội nghị cấp bộ trưởng về bảo vệ môi trường tổ chức tại Giơnevơ công ước về ô nhiễm không khí đã được kí kết bởi 34 chính phủ và cộng đồng châu Âu. Công ước này là văn kiện pháp lý đầu tiên, đặt nền móng để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí mang tính khu vực rộng lớn. Các nghị định thư của các công ước này đã được kí kết vào các năm tiếp theo nhằm mục đích làm giảm lượng phát thải lưu huỳnh(1985); kiểm soát sự phát thải ôxit nitơ(1988);tiếp tục giảm lượng phát thải lưu huỳnh(1994)…
Hiện thực hoá các công ước, nghị định thư về bảo vệ môi trường, nhiều quốc gia đã tham gia chương trình làm giảm khí thải độc hại. Trong đó có nhiều chương trình khá hiệu quả như việc thay thế nhiên liệu truyền thống dùng trong các động cơ đốt trong(xăng, diêgn) bằng nhiên liệu sạch như ethanol(được sản xuắt từ khí tự nhiên), LPG(khí gas hoá lỏng), dầu diezen sinh học(được sản xuắt nhờphản ứng của thực vật hoặc mỡ động vật với Metanol hoặc ethanol để tạo ra một loại nhiên liệu có độ nhớt thấp với các lý tính tương tự như của dầu điêgen)
Tại Hoa Kì, tháng 5/2004 cụa bảo vệ môi trường Hoa Kì (EPA), đã thông qua quy định cắt giảm ô nhiễm.Theo đó, các nhá sản xuất nhiên liệu đến năm 2012 sẽ phải bán ra thị trường loại nhiên liệu diêgn loại bỏ được 99% khí NOx sinh khói; các nhà sản xuắt động cơ đến năm 2008 sẽ phải bán ra loại động cơ không phát ra bụi hạt nguy hiểm.
Tuy nhiên do tình hình kinh tế và giá thành không phải là nhỏ của các trang thiết bị hiện đại cho việc xử lý khí thải nên đối với các nước đang phát triển có nền kinh tế còn chưa hùng mạnh thì đây quả là một vấn đề còn chưa được quan tâm thích đáng. Để giảm lượng khí thải từ các nhà máy nhiệt điện các nhà máy này phải lắp đặt hệ thống khử sunphua. Tuy đây là một biện pháp để giảm mưa axit nhưng các nhà máy lắp đặt các thiết bị náy sẽ phải bán điện với giá cao hơn và vì vậy mà nó trở nên khó thực hiện.Tại Trung Quốc để đầu tư cho hệ thống khử sunphua người ta sẽ phải đầu tư một khoản kinh phí bằng 1/3 kinh phí để xây dung một nhà máy nhiệt điện. Họ thà bị phạt còn hơn phải lắp đặt hệ thống khử sunphua. Và ô nhiễm mưa axit ở Trung quốc và Trung đông vẫn chưa hề cải thiện thậm chí ở một số nơi nó còn trở nên trầm trọng hơn. Việc sản xuất ra các loại phương tiện giao thông không thải ra các khí thải độc hại vẫn còn là dự án đối với nhiều nước đặc biệt là ở
6
Châu á và Châu Phi.
Như trên em đã nêu, nghiên cứu mới đây nhất cho thấy mưa áxit có tác động tích cực nhất định , nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của việc phải thể hiện đầy đủ hệ thống trái đất trong mô hình khí hậu. Các nhà nghiên cứu cần tính đến cả mối tương tác giữa khí nhà kính và các hiệu ứng khác trong tầng sinh quyển. Tuy nhiên cũng chính những nhà khoa học này cũng lưu ý rằng mưa axit vẫn là một vấn đề lớn đối với môi trường mà chúng ta cần phải khắc phục.
Tại Việt Nam, chúng ta cũng hoà nhập với thế giới và đang khắc phục những hậu quả của mưa axit cũng như có những biện pháp tích cực để hạn chế đến múc thấp nhất lượng khí thải độc hại ra môi trường. Trung tâm giám sát lắng đọng ãit quốc gia( do viện KTTV- trực thuộc tổng cục KTTV cũ nay là bộ tài nguyên và môi trường) được giao nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị liên quan ở trong và ngoaig ngành để thực hiện việc giám sát lắng đọng axit thông qua các trạm giám sát môi trường cùng các phòng thí nghiệm để phân tích các mẫu có liên quan từ đó có những biện pháp thích hợp.
Và em một sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường, được thừa hưởng rất nhiều những thành quả của khoa học công nghệ, của sự phấn đấu xây dung một thế giới tốt đẹp hơn mà những người đi trước đang thực hiện, và cũng như mọi người đang phải chịu đựng một môi trường sống ô nhiễm, khói bụi rác thải, mưa axit, sự nóng lên của trái đất…Em cũng đang cố gắng để cải thiện môi trường, cùng mọi nguời xây dựng môi trường xanh sạch đẹp hơn cho em và cho tương lai loài người.
Một môi trường sống trong lành cần có sự nỗ lực của mọi người, mọi quốc gia!
7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu luan.doc