Tiểu luận Vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường

Hiện nay hầu hết sinh viên khi ra trường, nhất là các sinh viên học tại các thành phố lớn, đều bắt đầu đôn đáo kiếm một công việc tạm thời nào đó để làm lấy tiền trụ lại thành phố xin việc ổn định sau, mà không phải xin tiền bố mẹ. Các công việc mà họ làm đa phần là không cần đến bằng cấp như: Bưng bê tại các quán café, quán ăn hay làm nhân viên trực nghe điện thoại, đi gia sư Chỉ là những công việc đơn giản như thế, lương không đủ ăn nhưng để xin được một chỗ làm ổn định cũng không phải dễ dàng gì.

 

Rất nhiều trung tâm tuyển dụng việc làm lợi dụng các sinh viên mới ra trường để lừa bịp bằng các chiêu nộp hồ sơ cộng với tiền phí xin việc để rồi công việc thì chẳng thấy đâu, nhiều sinh viên mới ra trường do thiếu hiểu biết nên vừa bị lừa mất tiền, lại mất cả công sức lẫn thời gian làm việc không công cho một công ty nào đó.

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 39641 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g mà đề cập đến yêu cầu nâng cao kiến thức, kỹ năng hoặc phải thay đổi một số nghề và nghiệp vụ. Hay là, do không có thông tin đầy đủ về thị trường lao động nhiều người tự nguyện thất nghiệp không đi tìm việc làm, họ mong đợi vào những điều kiện lao động và thu nhập không thực tế ("ảo") trong tương lai, và sự kém hiểu biết đã lấy di những cơ hội việc làm của họ. Nhiều tranh luận cũng xảy ra với trường hợp thất nghiệp mùa vụ. Do thất nghiệp mùa vụ liên quan đến tính chất thời vụ và thời gian kéo dài của nó nên cũng được coi là một phần của thất nghiệp cơ cấu. Ngoài ra, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp chỉ ra rằng thất nghiệp mùa vụ thường thấy dưới hình thức trá hình. Thất nghiệp trá hình xảy ra khi giảm nhu cầu về lao động không tương ứng với giảm số nơi làm việc. Thất nghiệp trá hình cũng có thể xảy ra khi tuyển quá số lao động nhưng không đạt yêu cầu về tay nghề và khi tuyển những người không phù hợp về chuyên môn, nghiệp vụ. Để đỡ phức tạp và có cách hiểu đồng nhất, thuận lợi cho việc xác định nguyên nhân và đề xuất những công cụ, giải pháp thích hợp, chúng tôi đề xuất chia các loại hình thất nghiệp đã nêu thành 3 nhóm : thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp nhu cầu. Thất nghiệp tạm thời là tình trạng không có việc làm ngắn hạn do không có đầy đủ thông tin về cung - cầu lao động, hoặc chờ đợi vào những điều kiện lao động và thu nhập không thực tế hoặc liên quan đến sự di chuyển của người lao động giữa các doanh nghiệp, giữa các vùng và lĩnh vực kinh tế. Thất nghiệp cơ cấu là tình trạng không có việc làm ngắn hạn hoặc dài hạn do không phù hợp về qui mô và cơ cấu cũng như trình độ của cung lao động theo vùng đối với cầu lao động (số chỗ làm việc). Sự không phù hợp có thể là do thay đổi cơ cấu việc làm yêu cầu hoặc do biến đổi từ phía cung của lực lượng lao động. Ở nước ta thất nghiệp cơ cấu biểu hiện rõ nhất trong những năm khi mà GDP tăng trưởng cao nhưng thất nghiệp giảm không đáng kể, thậm trí còn trầm trọng hơn với một số đối tượng như thanh niên, phụ nữ, người nghèo và với những thành phố lớn. Thất nghiệp nhu cầu là trình trạng không có việc làm ngắn hạn hoặc dài hạn do giảm tổng cầu về lao động và làm nền kinh tế đình đốn hoặc suy thoái, dẫn đến giảm hoặc không tăng số việc làm. Ở nước ta thất nghiệp cơ cấu biểu hiện rõ nhất trong những năm khi mà GDP tăng trưởng cao nhưng thất nghiệp giảm không đáng kể, thậm trí còn trầm trọng hơn với một số đối tượng như thanh niên, phụ nữ, người nghèo và với những thành phố lớn. Thất nghiệp nhu cầu là trình trạng không có việc làm ngắn hạn hoặc dài hạn do giảm tổng cầu về lao động và làm nền kinh tế đình đốn hoặc suy thoái, dẫn đến giảm hoặc không tăng số việc làm. Thất nghiệp nhu cầu xuất hiện trong những năm đầu của cuộc cải cách kinh tế ở nước ta (1986 - 1991) và gần đây có xu hướng tăng lên do đình đốn, ứ đọng sản phẩm ở một số ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng của khủng hỏang kinh tế thế giới, đồng thời với đó là quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước và dôi dư lao động 2.Nguyên nhân gắn với loại hình thất nghiệp Hiệu quả can thiệp của Chính phủ vào lĩnh vực lao động - việc làm để đảm bảo an sinh xã hội hoặc tạo điều kiện tăng độ linh  hoạt  mềm dẻo của thị trường lao động-nhằm mục tiêu việc làm đầy đủ, việc làm bề vững và có hiệu quả - phụ thuộc trước hết vào việc đánh giá đúng những nguyên nhân gây ra từng loại hình thất nghiệp và lựa chọn những công cụ, giải pháp phù hợp. Trên cơ sở những nghiên cứu về thất nghiệp và tổng hợp ý kiến của nhiều nhà kinh tế trên thế giới (1), (2), (3), (4) có thể phân loại những nguyên nhân thất nghiệp và đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đến từng loại hình thất nghiệp theo bảng Bảng 1. Nguyên nhân gắn với các loại hình thất nghiệp Nguyên nhân thất nghiệp Thất nghiệp tạm thời Thất nghiệp cơ cấu Thất nghiệp nhu cầu * Không có thông tin về tình hình trên thị trường lao động. +++ * Do sự di chuyển của người lao động +++ * Tham gia thị trường lao động lần đầu +++ ++ * Tham gia lại thị trường lao động của những người trước đây tự nguyện thất nghiệp +++ ++ * Lạm phát ++ * Mất đất nông nghiệp do làm KCN, KCX ++ ++ * Tăng quy mô lực lượng lao động +++ * Trình độ đào tạo không phù hợp với yêu cầu làm việc +++ * Cơ cấu nghiệp vụ (nghề) theo vùng về số lượng và chất lượng không phù hợp +++ * Áp dụng công nghệ mới +++ * Thay đổi trong hệ thống giá trị + +++ * Thay đổi cơ cấu dân số +++ * Chính sách tiền lương tối thiểu của Chính phủ +++ +++ * Đình đốn nhu cầu và suy thoái kinh tế ++ +++ * Cơ chế sử dụng lao động trong khu vực nhà nước ++ +++ * Chi phí lao động quá cao +++ +++ * Năng suất lao động thấp +++ * Do tính chất mùa vụ của sản xuất +++ (+ : ảnh hưởng ít ;  ++ : ảnh hưởng vừa;  +++ : ảnh hưởng nhiều) Trong bảng 1 ta thấy một nguyên nhân có thể gây ra nhiều hơn một loại hình thất nghiệp. Ví dụ, suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế gây ra thất nghiệp nhu cầu nhưng cũng tác động đến một số ngành và lĩnh vực kinh tế gây ra thất nghiệp cơ cấu. Chính sách tiền lương tối thiểu theo hướng cao có thể ảnh hưởng đến việc làm gây ra thất nghiệp cơ cấu, đặc biệt với những người tham gia thị trường lao động lần đầu và những người chưa có tay nghề hoặc tay nghề thấp; đồng thời làm giảm nhu cầu lao động của một số doanh nghiệp. Cơ chế cứng trong sử dụng lao động tại DNNN gây ra cả thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp nhu cầu vì chi phí lao động quá cao, năng lực cạnh tranh của DNNN thấp. 2. Tỷ lệ thất nghiệp 2.1.1.Khái niệm:Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm tính trên tông số lao động trong xã hội. Thất nghiệp xảy ra khi một người có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc nhưng không có việc làm. Thất nghiệp thường được đo lường bằng việc sử dụng tỷ lệ thất nghiệp, được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của những lao động không có việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp cũng được sử dụng trong các nghiên cứu kinh tế và các chỉ số  kinh tế chẳng hạn như Chỉ số về các Chỉ tiêu dẫn đầu của Ban quốc hội Mỹ được sử dụng như một thước đo tình hình kinh tế vĩ mô. Kinh tế học chủ đạo cho rằng thất nghiệp là không thể tránh khỏi, và một điều không muốn nhưng phải chấp nhận là phải ngăn chặn lạm phát; đây là vấn đề gây tranh cãi trong một số trường kinh tế không chính thống. Nguyên nhân của thất nghiệp vẫn còn đang gây tranh cãi. Kinh tế học Keynes nhấn mạnh rằng thất nghiệp là do nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế không đủ (thất nghiệp chu kỳ). Những người khác cho rằng đó là do vấn đề cơ cấu và tính không hiệu quả trong thị trường lao động; thất nghiệp cơ cấu liên quan tới sự không phù hợp giữa cung và cầu đối với lao động có những kỹ năng cần thiết, đôi khi bị ảnh hưởng bởi công nghệ hỏng hoặc quá trình toàn cầu hóa. Kinh tế cổ điển hoặc tân cổ điển có xu hướng bác bỏ những giải thích này, và tập trung nhiều hơn vào những quy định cứng nhắc áp đặt cho thị trường lao động, chẳng hạn như tổ chức công đoàn, luật về lương tối thiểu, thuế, và các quy định khác làm giảm việc thuê lao động (thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển). Tuy nhiên những người khác cho rằng thất nghiệp phần lớn là do sự lựa chọn tự nguyện của những người không có việc làm và thời gian cần để tìm kiếm một công việc mới (thất nghiệp do chuyển nghề). Kinh tế học hành vi nêu bật các hiện tượng như tiền lương cứng nhắc và tiền lương hiệu quả mà có thể dẫn đến thất nghiệp. Cũng có bất đồng về quan điểm làm thế nào để đo lường chính xác tỷ lệ thất nghiệp. Các nước khác nhau có tỷ lệ thất nghiệp khác nhau; Theo truyền thống, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ thấp hơn so với các nước thuộc liên minh châu Âu, mặc dù cũng có sự khác nhau về tỷ lệ thất nghiệp giữa các nước này, các nước như Anh và Đan Mạch hoạt động tốt hơn Ý và Pháp và tỷ lệ thất nghiệp cũng thay đổi theo thời gian (ví dụ cuộc Đại suy thoái) trong suốt chu kỳ kinh tế. 2.1.2.Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp Mặc dù nhiều người quan tâm đến số lượng người thất nghiệp, nhưng các nhà kinh tế học chỉ tập trung vào tỷ lệ thất nghiệp. Cách tính này chính xác khi có sự gia tăng thông thường số lượng người thất nghiệp do tăng dân số và tăng lực lượng lao động liên quan tới sản xuất. Tỷ lệ thất nghiệp được thể hiện dưới dạng tỷ lệ %, và được tính như sau: Tỷ lệ thất nghiệp = Số lượng công nhân bị thất nghiệp/Tổng lực lượng lao động Theo định nghĩa của Tổ chức Lao động Quốc tế, “công nhân bị thất nghiệp” là những người hiện không làm việc nhưng sẵn sàng và có thể làm việc để được trả lương, hiện tại sẵn có khả năng làm việc, và tích cực tìm kiếm việc làm. Những người tích cực tìm kiếm việc làm phải nỗ lực: trong việc liên hệ với chủ lao động, tham gia các cuộc phỏng vấn xin việc, liên hệ với các cơ quan cung ứng việc làm, gửi sơ yếu lý lịch, nộp đơn xin việc, đáp lại những việc làm đăng quảng cáo, hoặc một vài cách tìm kiếm việc làm trong trước bốn tuần. Việc xem quảng cáo việc làm mà không đáp lại sẽ không được coi là tích cực tìm kiếm việc làm. Bởi vì không phải tất cả những trường hợp thất nghiệp có thể “lộ ra” và được các cơ quan chính phủ biết tới nên số liệu thống kê chính thức về thất nghiệp có thể không chính xác. ILO chỉ ra 4 phương pháp khác nhau để tính tỷ lệ thất nghiệp: Cuộc điều tra về thực trạng lao động là phương pháp tính tỷ lệ thất nghiệp được ưa chuộng nhất bởi vì chúng cho ra kết quả đầy đủ nhất và có thể tính tỷ lệ thất nghiệp theo nhiều loại nhóm khác nhau chẳng hạn như chủng tộc và giới tính. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất cho việc so sánh tỷ lệ thất nghiệp giữa các nước trên thế giới. Những dự đoán chính thức về tỷ lệ thất nghiệp được đưa ra bằng sự kết hợp thông tin của một hoặc nhiều hơn trong số 3 phương pháp khác nhau. Việc sử dụng phương pháp này làm giảm tác dụng của những Cuộc điều tra về thực trạng lao động. Số liệu thống kê về Bảo hiểm xã hội chẳng hạn như trợ cấp thất nghiệp, được tính toán dựa trên số lượng người được bảo hiểm, đại diện cho tổng lực lượng lao động và số lượng người được bảo hiểm mà đang nhận trợ cấp. Phương pháp này bị chỉ trích rất nhiều do thời hạn hưởng trợ cấp kết thúc trước khi người ta tìm được việc làm. Số liệu thống kê của Phòng lao động là ít có tác dụng nhất bởi vì họ chỉ tính đến số lượng người thất nghiệp hàng tháng, những người đến các Phòng lao động để tìm việc làm. Phương pháp này cũng kể đến cả những người thất nghiệp mà theo định nghĩa của ILO họ không bị thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp = 100% Số người không có việc làm Tổng số lao động xã hội Tử số: Không tính những người không cố gắng tìm việc. Mẫu số: Tổng số lao động xã hội = Số người có việc làm + số người không có việc làm nhưng tích cực tìm việc 3.Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Là tỷ lệ thất nghiệp mà nền kinh tế đạt được ứng với mức sản lượng tiềm năng 3.1.Các yếu tố xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Tỷ lệ tìm việc và tỷ lệ rời công việc. Tỷ lệ tìm việc là tỷ lệ những người thất nghiệp tìm được một việc làm mỗi tháng so với lực lượng lao động. Tỷ lệ tìm việc càng cao, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên càng thấp. Tỷ lệ rời công việc là tỷ lệ những người mất việc mỗi tháng so với lực lượng lao động. Tỷ lệ rời công việc càng cao, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên càng cao. Lưu ý đây là tỷ lệ những người rời công việc thuộc hai dạng thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu,trong thực tế còn một tỷ lệ rời bỏ công việc thuộc diện thất nghiệp do thiếu cầu(thất nghiệp keyness). 4.Yếu tố tác động đến tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên -Tiền lương cứng nhắc: Khi nghành đóng tàu gặp khủng hoảng,chủ doanh nghiệp sẽ đứng trước hai lựa chọn một là giảm tiền lương(vì lúc này nhiều công nhân nghành đóng tàu bị sa thải cung lớn hơn cầu doanh nghiệp có thể giảm tiền lương xuống mức cân bằng) hai là giảm số công nhân làm việc. Vì các hượp đồng lao động đã quy định mức tiền lương và đã được ký kết nên ngay lập tức DN ko thể chọn cách một các DN chọn cách hai và cách này làm tăng tỷ lệ TNTN,giả sử doanh nghiệp chọn cách thứ nhất thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ điều chỉnh dần về tỷ lệ TNTN vì tiền lương dần tiến về mức cân bằng. - Tiền lương cứng nhắc: Khi nghành đóng tàu gặp khủng hoảng,chủ doanh nghiệp sẽ đứng trước hai lựa chọn một là giảm tiền lương(vì lúc này nhiều công nhân nghành đóng tàu bị sa thải cung lớn hơn cầu doanh nghiệp có thể giảm tiền lương xuống mức cân bằng) hai là giảm số công nhân làm việc. Vì các hượp đồng lao động đã quy định mức tiền lương và đã được ký kết nên ngay lập tức DN ko thể chọn cách một các DN chọn cách hai và cách này làm tăng tỷ lệ TNTN,giả sử doanh nghiệp chọn cách thứ nhất thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ điều chỉnh dần về tỷ lệ TNTN vì tiền lương dần tiến về mức cân bằng. 5.Mối liên hệ giữa thất nghiệp va lạm phát Lạm phát có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế của một quốc gia.Khi tỷ lệ lạm phát quả cao sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội, đồng thời tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng cao va hai yếu tố này tỷ lệ thuận với nhau. Lạm phát và thất nghiệp là có sự đánh đổi thực tế Chương 3 Thực trạng về vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra Tình trạng thất nghiệp của sinh viên ra trường: Hiện nay hầu hết sinh viên khi ra trường, nhất là các sinh viên học tại các thành phố lớn, đều bắt đầu đôn đáo kiếm một công việc tạm thời nào đó để làm lấy tiền trụ lại thành phố xin việc ổn định sau, mà không phải xin tiền bố mẹ. Các công việc mà họ làm đa phần là không cần đến bằng cấp như: Bưng bê tại các quán café, quán ăn hay làm nhân viên trực nghe điện thoại, đi gia sư…Chỉ là những công việc đơn giản như thế, lương không đủ ăn nhưng để xin được một chỗ làm ổn định cũng không phải dễ dàng gì. Rất nhiều trung tâm tuyển dụng việc làm lợi dụng các sinh viên mới ra trường để lừa bịp bằng các chiêu nộp hồ sơ cộng với tiền phí xin việc để rồi công việc thì chẳng thấy đâu, nhiều sinh viên mới ra trường do thiếu hiểu biết nên vừa bị lừa mất tiền, lại mất cả công sức lẫn thời gian làm việc không công cho một công ty nào đó. Tình trạng ấy không chỉ xảy ra với các sinh viên có bằng loại khá, trung bình khá mà thậm chí cả những sinh viên ra trường với tấm bằng loại giỏi vẫn loay hoay không biết phải đi đâu, về đâu trong tình trạng ở các công ty, các cơ quan lúc nào cũng chồng đống những xấp hồ sơ xin việc. Nên có không ít bạn sinh viên sau khi học xong Cao đẳng hay Đại học do không xin được việc đã chọn giải pháp là học tiếp, học liên thông hay học văn bằng hai để lại được bố mẹ nuôi như tâm sự của một số bạn sinh viên: “Mình chán cảnh phải ngồi chầu chực xin việc ở các trung tâm mà cuối cùng lại về không nên mình đã bảo bố mẹ rồi, mình sẽ học lên Cao học. Hy vọng với tấm bằng thạc sĩ thì ra trường sẽ suôn sẻ hơn”. Cũng có nhiều sinh viên ra trường nhưng còn dành thời gian và tiền bạc đi học thêm các chuyên ngành khác như tiếng Anh, lập trình, nghiệp vụ thư ký, nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ báo chí… để có thể “đỡ đần” trước mắt lúc ra trường. Cũng có nhiều sinh viên ra trường đã tìm được việc làm sau một vài tháng đầu vật lộn nhưng hầu hết trong số họ không mấy ai được làm công việc theo đúng chuyên nghành mình đã học mà hầu hết là xin việc trái nghành, nghề. Như theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tỷ lệ có việc làm đúng chuyên ngành của sinh viên khối tự nhiên là khoảng 60%, còn các trường thuộc khối xã hội thấp hơn nhiều. Một nghiên cứu gần đây cho thấy cứ 100 sinh viên khối xã hội mới tốt nghiệp ra trường chỉ có khoảng 10 người tìm được công việc đúng chuyên môn. Số còn lại làm những công việc khác để lo cho cuộc sống và chờ cơ hội. Để xin được những công việc khác này, sinh viên phải học thêm nhiều kiến thức có thể khác rất xa chuyên môn đã học. Thất nghiệp là vấn đề phổ biến đối với hầu hết các quốc gia, kể cả những nước phát triển. Làm rõ tỷ lệ thất nghiệp sẽ đánh giá chính xác mức sống và tình hình ổn định kinh tế, chính trị, xã hội... tại quốc gia đó. Trong thời gian chờ đợi số liệu điều tra từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam, chúng ta thử đi tìm một vài nguyên nhân của hiện tượng này. Kỹ năng tìm việc: Thiếu và yếu Có một nghịch lý là học sinh phổ thông phải rất vất vả mới có thể chen chân vào giảng đường đại học với tỷ lệ chọi rất cao, kèm theo đó là vô số thứ tốn kém và hệ lụy khác. Thế nhưng khi tốt nghiệp ra trường, một bộ phận không nhỏ lại gặp rất nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Nhà nghiên cứu xã hội học, TS.Lưu Hồng Minh (Trưởng khoa Xã hội học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền), cho biết: “Hiện chưa có số liệu nào điều tra đầy đủ về tình trạng thất nghiệp trong giới trí thức. Tuy nhiên, một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy, trong vòng 3 năm kể từ khi tốt nghiệp ra trường, trên 20% cử nhân vẫn thất nghiệp hoặc chưa có việc làm ổn định. Con số này tuy có chiều hướng giảm nhưng không ổn định và vẫn ở mức cao, gấp đôi tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước, hiện tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị khoảng 7,2%, nông thôn là 10%, tổng số người chưa có công ăn việc làm khoảng 3, 2 triệu người. Tất nhiên, con số 20% sẽ giảm đáng kể nếu chúng ta kéo dài khung thời gian ra 5 năm hoặc dài hơn nữa, tuy nhiên nó cũng phản ánh khá rõ những khó khăn trong tìm kiếm việc làm của giới trẻ”. Nguyễn Quỳnh Chi, quê Hà Nam, tốt nghiệp loại khá Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, cho biết: “Em ra trường đã hơn 3 năm, nhưng vẫn chưa có một việc làm ổn định. Những nơi có công việc hấp dẫn thì đòi hỏi quá cao về kinh nghiệm, thâm niên công tác, bằng cấp... Nơi vừa sức thì lại bấp bênh, không phù hợp với chuyên môn, trình độ, hoặc đãi ngộ không xứng đáng. Kiểu “thấp không ưa, cao chưa tới” là tình trạng khá phổ biến trong giới sinh viên mới tốt nghiệp. Trường hợp của Trần Trung Anh là một ví dụ. Mặc dù cuộc sống vật chất không đến nỗi vất vả do anh cộng tác viết bài cho nhiều tờ báo, nhưng vẫn bị coi là kẻ thất nghiệp điển hình. Kể từ khi tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền tới nay đã hơn 3 năm, anh vẫn chưa được một toà soạn nào ký hợp đồng lâu dài. Thất nghiệp với Trung Anh chỉ đơn giản vì anh thích được làm phóng viên ở những tờ báo lớn trong khi ở đó không còn cơ hội, còn những tờ báo nhỏ hơn, đánh giá cao khả năng của anh thì Trung Anh lại không muốn làm việc lâu dài TS. Lưu Hồng Minh nhận xét: “Tình trạng này ngoài nguyên nhân xuất phát từ yếu tố cá nhân của các bạn trẻ, những bất cập trong chương trình đào tạo so với yêu cầu thực tế của công việc, còn phải kể đến các em quá thiếu kỹ năng tìm việc, kỹ năng hoạch định mục tiêu cho mình một cách rõ ràng, đánh giá đúng bản thân và lập ra lộ trình phù hợp để hoàn thiện mình”. Thất nghiệp dưới nhiều hình thức Theo các nhà xã hội học, tình trạng thất nghiệp không chỉ được thể hiện dưới dạng người trong độ tuổi lao động không có việc mà phải được nhìn nhận dưới nhiều góc độ như: công việc không đúng với chuyên môn, một lúc làm nhiều việc nhưng không chịu trách nhiệm cụ thể, làm việc đúng chuyên môn nhưng không được bàn giao công việc cụ thể, đảm nhận những công việc chưa xứng với khả năng và chuyên môn được đào tạo... Thực tế, tỷ lệ sinh viên Việt Nam ra trường làm đúng ngành nghề được đào tạo tuy chưa có con số thống kê rõ ràng, nhưng nếu cứ nhìn vào các cơ quan, doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận thấy công việc mà họ đang làm khác xa những điều học ở giảng đường. Trần Thuỳ Linh tốt nghiệp khoa Quản trị Kinh doanh chuyên ngành kế toán, cô thi đỗ vào vị trí kế toán ở một cơ quan, thế nhưng không hiểu cơ cấu thế nào, cuối cùng Linh lại nhận nhiệm vụ thủ kho!? Ngay lúc đó Linh đã muốn bỏ việc vì không phù hợp với chuyên môn và đăng ký dự tuyển, nhưng suy đi tính lại cuối cùng Linh đành chấp nhận nhiệm vụ mới. ở thái cực khác, có trí thức, có trình độ, đủ điều kiện để đảm nhận yêu cầu công việc nhưng vẫn ở tình trạng công việc không ổn định. Vũ Lan Hương sau khi du học châu Âu về nước với tấm bằng loại giỏi, được nhiều nơi mời chào nhưng chỉ nhận lời làm cho một vài dự án phi chính phủ. “Mình có cơ hội lựa chọn, lại không phải chịu áp lực nặng kiếm tiền. Tại sao không dành thời gian cho những cơ hội tốt hơn” - Hương tâm sự. Còn anh Dương Ngọc Tuyến từ bỏ công việc được trả lương trên 1.000 USD ở một ngân hàng cổ phần để ở nhà trông con và học thêm, điều mà mới nghe ai cũng cho là không bình thường, nhưng anh Tuyến có lý lẽ riêng: “Với tôi, học là biện pháp mở rộng tầm nhìn chiến lược và tạo cơ hội đến với những công việc mình yêu thích”. Những trường hợp thất nghiệp như chị Hương và anh Tuyến có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều có điểm giống nhau, họ tự nguyện nghỉ việc để chờ cơ hội tốt hơn. Thực sự, đó cũng là một cách thể hiện khát vọng bản thân của mỗi cá nhân. Đương nhiên, những người đó phải có cơ sở thật vững chắc về kinh tế và tự tin vào bản thân mình thì mới “dám thất nghiệp” kiểu như vậy. ThS.Vũ Thùy Anh (Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết, thất nghiệp tự nguyện, hay thất nghiệp công nghiệp là khái niệm còn tương đối mới ở Việt Nam, nhưng là điều thông thường đối với các nước phát triển. Về một mặt nào đó, có thể coi đây là tín hiệu vui cho thị trường lao động thời gian qua. ThS.Thùy Anh nhấn mạnh: “Con số chính xác về tỷ lệ thất nghiệp tự nguyện là tham số quan trọng trong việc hoạch định các chính sách vĩ mô về lao động và việc làm”. Hy vọng, đợt điều tra về tình hình thất nghiệp trong hai tuần đầu tháng 7 sẽ cho chúng ta một bức tranh toàn cảnh và xác thực về tình trạng công ăn việc làm trong giới trí thức nói riêng, trong dân cư nói chung. 2. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên khi ra trường: một số những nguyên nhân chính: Bị động khi tìm việc Đây là một những trong lỗi thường mắc phải của sinh viên mới ra trường. Thường thì họ sẽ dựa vào hoặc ỷ lại vào bố mẹ, tận dụng các mối quan hệ của bố mẹ hoặc chờ đợi một công ty, cơ quan nào đó đến tìm mình. Dựa dẫm vào mạng internet thái quá Không biết thiết lập mạng lưới quan hệ Lý tưởng hóa công việc Xem thường buổi phỏng vấn Sinh viên không thực sự có khả năng. Nhiều sinh viên thi vào một trường Đại học hay cao đẳng nào đó không phải vì ham mê, yêu thích hay có năng khiếu mà chỉ vì thi đại lấy một trường để đi học. Cũng có nhiều sinh viên có năng khiếu về chuyên nghành mình theo học nhưng trong suốt mấy năm học đại học đã không chịu khó học hành, rèn luyện kĩ năng, học hỏi kinh nghiệm nên khi ra trường không tránh khỏi việc lúng túng khi tiếp cận với công việc. Trong khi xã hội ngày càng đòi hỏi người thực sự có khả năng làm việc hiệu quả, có chất lượng thì tất yếu những người không có khả năng sẽ bị xã hội tự đào thải. Sinh viên định hướng không rõ ràng. Nguyên nhân thứ hai là do sinh viên định hướng nghề nghiệp không rõ ràng. Nhiều người quản lý nhân sự ở các công ty nước ngoài nhận định: “Lao động trẻ thiếu và yếu về ngoại ngữ cũng như sự tự tin trong giao tiếp. Quan trọng hơn là họ chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Đại đa số có tư tưởng xin việc vì quyền lợi bản thân chứ chưa nghĩ nhiều về công việc, chưa thật sự tâm huyết và sống chết vì nó…” Trong môi trường làm việc mà xu thế cạnh tranh đang ngày càng phát triển, nếu không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, làm sao có thể bảo đảm yếu tố gắn bó ở người lao động. Các doanh nghiệp sẽ không tuyển bạn nếu không nhìn thấy ở bạn niềm say mê và tâm huyết nghề nghiệp. Sinh viên thiếu kĩ năng khi đi xin việc. Ngoài vấn đề về bằng cấp và trình độ thì một trong những nguyên nhân của việc sinh viên không xin được việc làm là do sinh viên yếu kỹ năng, thiếu tự tin và ứng xử vụng về đều dễ làm bạn trẻ mất điểm trước nhà tuyển dụng. Không tự lượng sức mình, tham vọng quá cao cũng là những sai lầm mà ứng viên trẻ thường mắc phải. Nhiều người đứng đầu trong các công ty tuyển dụng việc làm vẫn tâm sự với báo chí rằng phần nhiều các sinh viên khi đi phỏng vấn xin việc đều chưa biết cách ứng xử, thiếu tự tin. Nhiều bạn trẻ chưa có kinh nghiệm nhưng khi ứng tuyển lại hay đòi ở những vị trí cao so với khả năng hoặc đưa ra một mức lương mà công ty khó có thể chấp nhận được. Điều này khiến ứng viên mất khá nhiều điểm. Nguyên nhân thứ hai là bộ hồ sơ không ấn tượng, không tạo cho nhà tuyển dụng cảm giác muốn thử sức các bạn trẻ, xem khả năng làm thế nào? Có thật sự có khả năng như trong bảng giới thiệu hay không? Về phần mình, nhiều ứng viên tự nhận thấy sai lầm của họ là chưa quan tâm đúng mức đến bộ hồ sơ. Sinh viên có thể tạo ấn tượng qua đơn xin việc, lý lịch hay ngay trong buổi phỏng vấn bằng sự thông minh, năng động của mình. Nguyên nhân cuối cùng là sinh viên không biết cách nói về mình. Một lợi thế của sinh viên là họ ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến và lĩnh hội nhanh công việc được giao. Sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm cũng là những yếu tố mà doanh nghiệp hiện nay đang rất cần trong quá trình cạnh tranh và hội nhập. Ngoài ra, yếu tố sức khỏe, chấp nhận đi xa cũng như dễ hòa nhập đã trở thành điểm mạnh nổi trội ở những người trẻ tuổi. Vì vậy, sinh viên nên tận dụng và phát huy tối đa những thế mạnh của mình để nâng cao vị thế cạnh tranh trong tìm việc. Đào tạo nhiều hơn nhu cầu. Hiện nay có rất nhiều nghành nghề trong các trường Cao đẳng – Đại học được tuyển sinh và đào tạo ồ ạt, chỉ tiêu đào tạo vượt quá chỉ tiêu tuyển dụng. Mà tiêu biểu cho thực trạng ấy là nghành sư phạm. Hơn 10 năm trước, khi Nhà nước bắt đầu áp dụng chế độ miễn giảm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường.doc