Để áp dụng vào thực hiện nền kinh tế thị trường của chủ nghĩa xã hội Đảng và Nhà nước ta đã đề ra một số biện pháp sau:Đảm bảo ổn định chính trị xã hội và thiết lập hệ thống pháp luật,đây là nhiêm vụ cơ bản và lâu dài.Bởi vì xã hội ổn định về thể chế chính trị là nền tảng để phát triển kinh tế. Mà xã hội muốn đảm bảo trật tự công bằng thì phải có sự quản lý của nhà nước bằng hệ thống pháp luật.Bên cạnh đó đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển ổn định và hoạt động có hiệu quả.Tạo điều kiện tốt nhất cho các thành phần kinh tế tự do hoạt động trong khuôn khổ quản lý của nhà nước.Đặc biệt tạo điều kiện cho kinh tế quốc doanh,kinh tế tập thể phát triển.Một biện pháp cơ bản và hữu hiệu phải kể đến là đảm bảo an toàn và công bằng xã hội.Vì chỉ trong môi trường xã hội công bằng,chính trị ổn định mọi người mới yên tâm lao động và hoạt động kinh tế.
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2221 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vận dụng quan điểm toàn diện trong triết học Mac-Lenin để phân tích quá trình chuyển đổi kinh tế thị trường ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Xã hội loài người đẫ tồn tại phát triển trong quá trình lịch sử lâu dài. Trải qua các hình thái kinh tế xã hội và luôn gắn liền với hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất . Hay sản xuất ra của cải vật chất luôn là nền tảng của đời sống xã hội . Là điều kiện trước tiên cho sự tồn tại và páht triển của xã hội. Nếu ngừng sản xuất ra của cải vật chất thì sự sống trên toàn cầu sẽ bị huỷ diệt. Bên cạnh đó sản xuất vật chất còn là nền tảng hình thành tất cả các quan hệ xã hội và đời sống tinh thân của xã hội. Qua đố ta thấy đươch tầm quan trọng to lớn của kinh tế trong sự tồn tại và phát triển của xã hội bởi vì kinh tế chính là kết quả của toàn bộ qúa trình lao động sản xuất của cải , vật chất . Không vựot khỏi qui luật khách quan , nền kinh tế nước ta cũng là nền tảng, cơ sở,cho sự tồn tại và phát triển của đất nước ta.
Trong thời gian gần đây, nền kinh tế Việt Nam có nhiều thay đổi. Đặc biệt là quà trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Sau năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, Đảng và Nhà Nước bứpc ngay vào công uộc xây dượng và khôi phục kinh tế sau chién tranh. Nhưng do chưa nắm vững các qui luật khách quan trong kinh tế nên kinh tế Việt Nam còn nghèo nàn và lạc hậu .
Đại Hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đẫ họp và đề ra đường lối đổi mới kinh tế . Đố là chuyển sang nền kinh té thị trưòng có sự quả n lí của nước. Hơn mười năm qua, việc chuyển đổi kinh tế luôn là vấn đề quan tâm hàn g đầu cảu toàn xã hội.Chính vì những lý do trên mà em quyết định chọn đề tài “vận dụng quan điểm toà diện trong triết học Mac-Lenin để phan tích quá trình chuyển đổi kinh tế thị trường ở Việt Nam” cho bài tiể luận này.
Phần I
Cơ sở lí luận về chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường
Quan điểm toàn diện trong triết học Mac-Lenin
Triết học Mác –Lênin đã trở thành cở sở lý luận cho mọi khoa học khác và là kim chỉ nam cho mọi hoạt động tích cực của xã hội. Những quan điểm mà chủ nghĩa Mac-Lênin luôn được chứng minh là đúng thông qua những hoạt động sản xuất vật chất , hoạt động cải tạo xã hội của toàn thế giới. Một trong những quan điểm đúng dắn phải kể đến” quan điểm toàn diện trong triết học Mac-Lênin” . Nội dung của quan điểm là: “ Khi con ngưòi xem xét sự vật hoạt động thì phải tìm ra được hết các mối quan hệ vốn có của nó đồng thời có sự phân loại và đánh giá vai trò của từng mối quan hệ ”. Quan điểm toàn diện ở đây chính là phép duy vật biện chứng, là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương phát biện chứng. Sự đúng dắn của phép biện chứng duy vật đuợc chứng minh bằng việc con ngưòi luôn vận dụng nó vào thực tiễn .
Khái niệm về nền kinh tế thị trường
“Một nền kinh tế mà trong đó vấn đề cơ bản của nó có thị trường quyết định được xem là nền kinh tế thị trường”. Cơ chế thị trường được hiểu là cơ chế tự điều tiết nền kinh tế hàng hoá do sự tác động của các kinh tế vốn có của nó. Cơ chế đó gải quết 3 vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế là: cái gì, như thế nào và cho ai? Cơ chế thi trường bao gồm các nhân tố cơ bản là Cung- Cầu và giá cả thị trường”
Việc vận dụng quan điểm toàn diện trong triế học Mac –Le nin và hoạt động kinh tế
Từ khi triết học Mác-Lênin ra đời các quan điểm đúng đắn của nó đã trở thành cơ sở lý luận làm kim chỉ nam cho lĩnh vực hoạt động kinh tế.Các nhà hoạt động kinh tế trên thế giới đã áp dụng quan điểm toàn diện trong triết học Mác-Lênin hay chính là phép duy vật biện chứng vào thực tiễn hoạt động của mình. Nhờ có quan điểm toàn diện này , họ đã nắm bắt các quy luật khách quan của giới tự nhiên từ dó làm chủ các quy luật đó từ chỗ chi phối các hoạt động kinh tế đến chỗ bị các hoạt động kinh tế chi phối. Lúc này các quy luật kinh tế lại trở thành yếu tố phục vụ sx và thúc đẩy hoạt động sx vật chất của con người. Việc vận dụng quan điểm toàn diện của tổ chức quản lý kinh tế gồm một số cơ bản sau:
Một là: trong nền kinh tế không có một sự kiện nào tồn tại trong trạng thái cô lập, tách rời với các sự kiện khác.
Hai là: Các thị trường hàng hoá không tồn tại trong trạng thái cô lập,tách rời nhau mà trong sự liên hệ,tác động qua lại,hỗ trợ lẫn nhau.
Ba là: Bản thân nền kinh tế cũng không tồn tại trong trạng thái cô lập mà trong mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các lĩnh vực kinh tế-chính tri-ngoại giao,kinh tế-chính trị-đao đức tư tưởng,kinh tế-chính trị-khoa học-công nghệ…
Vậy mọi sự kiện kinh tế chỉ tồn tại trong biểu hiện với tư cách là nó trong mối quan hệ với những sự kiện khác. Các nhà tư bản phương Tây đã biết vận dụng các nguyên lý trên vào quản lý kinh tế. Từ đó họ xây dựng nên nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao làm cho nền kinh tế của các nước tư bản phát triển vượt bậc, tạo đà cho sự phát triẻn của thế giới. Đến đây ta có thể khẳng định quan điểm toàn diện trong triết học Mác-Lênin là hoàn toàn đúng đắn và có vai trò to lớn đối với lĩnh vực hoạt động kinh tế của con người. Đặc biệt là vai trò đó đã được phát huy tích cực trong nền kinh tế thị trường.
Phần II
Việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
ở Việt Nam
Chủ trương,chính sách của đảng và nhà nước trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
Một số nét nổi bật của nền kinh tế nước ta trước khi chuyển sang kinh tế thị trường.
Sau năm 1975 do vừa trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ nền kinh tế của nước ta bị tàn phá rất nặng nề về cơ sở hạ tầng. Kinh tế của đất nước chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng nông nghiệp lại lạc hậu nghèo nàn.
Quy mô công nghiệp còn nhỏ bé và hoạt động yếu, do đó không thể làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế. Sản phẩm sản xuất ra được phân phối theo kiểu bao cấp, phân phối bằng tem phiếu.Không những cả nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu với cơ chế quản lý tập chung qua liêu bao cấp mà đất nước ta còn bị cấm vận kinh tế, đặc biệt là lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ.
Chính sách đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà Nước
Đại hội toàn quốc lần thứ VI Đảng cộng sản Việt Nam đã tự phê phán nghiêm túc và đề ra đường lối đổi mới toàn diện xã hội.Đặc biệt là đổi mới về mặt kinh tế đó là chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.Tại sao Đảng và Nhà nước ta lại chủ trương chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường nhưng phải có sự quảnt lý của Nhà nước.
Chúng ta đã biết,cơ chế hoạt động của nền kinh tế thị trường rất phức tạp bởi nó bị chi phối bởi hàng loạt các quy luật kinh tế đan xen chằng chịt.Cơ chế kinh tế thị trường với những ưu điểm như:Kích thích hoạt động của các chủ thể kihn tế và tạo ra điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế.Từ đó làm cho nền kinh tế năng động và huy động các nguồn lực xã hội vào phát triển kinh tế.Sự cạnh tranh trong kinh tế thị trườngbuộc các nhà sản xuất phải tìm mọi cách giảm hao phí lao động cá biệt tới mức thấp nhát bằng cách áp dụng công nghệ kỹ thuật và khoa học tiên tiến vào sản xuất.Từ đố nâng cao năng suất lao động của toàn xã hội..Cơ chế kinh tế mềm dẻo,nó có khẳ năng thích nghi cao và kịp thời hơn với những thay đổi diễn ra trong xã hội.Lịch sử phát triển của sản xuất đã chứng minh rằng:cơ chế thị trường là cơ chế điều tiết nền kinh tế hàng hoá đạt hiệu quả cao.Song nó cũng không phải là hiện thân của sự hoàn hảo mà nó vốn có những khuyết tật,đặc biệt là về mặt xã hội.Có thể kể ra một số khuyết tật của cơ chế thi trường như:Cơ chế thị trường chỉ thể hiện đầy đủ khi có sự kiểm soát của cạnh tranh hoàn hảo.Mục đích của các doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa do đó họ dễ dàng lạm ụng tài nguyên của xã hội, gây ô nhiễm của môi trường, đặc biệt là gây ra các tệ nạn xã hội làm tổn hại lớn đến truyền tống đạo dức dân tộc. Nền kinh tế thi trường khó tránh khỏi những thăng trầm khủng khoảng.
Vậy cơ chế thị trường mặc dù là cơ chế kinh tế có hiệu quả cao song nó cũng có hàng loạt các khuyết tật kể trên.
Đảng và nhà nước ta đã nhận thức rõ điều đó. Trên cơ sở lí luận khoa học và thực tiễn, bằng việc áp dụng quan điểm toàn diện trong triết học Mac-Lenin, Đảng và Nhà Nước ta đã xem xét cơ chế thị trường một cách tổng thể. Đặt nó trong mối quan hệ vốn có của kinh tế thị trường. Xem xét từ những ưu điểm đến những nhược điểm, từ những thành tựu đạt được đến những thiếu xót, sai lầm trong nền kinh tế thi trường. Mà các nhà lãnh đạo của nước ta có thể đưa ra so sánh giữa cái được và cái mất của nền kinh tế thị trường. Đặc biệt Đảng và Nhà nước ta đã đặt nền kinh tế thị trường vào điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam, xem xét, đánh giá, nhìn nhận nó dưới mọi góc độ, từ đó nắmvững bản chất của kinh tế thị trường với đầy đủ các mặt, các yếu tố và thuộc tính của nó. Do vậy, trong quan điểm của Đảng ta để thực hiện xây dựng chủ nghĩa xã hội với mục tiêu dân giàu-nước mạnh –xã hội công băng-văn minh thì kinh tế thị trường nhất thiết phải có sự quản lý của nhà nứoc theo định hứơng XHCH. Đến đại hội toàn quốc lần thứ VII Đảng ta cũng đã khảng định “Xây dựng nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần phân loại theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Từng bước kinh tế quốc doanh-kinh tế tập thể chiếm ưu thế về năng xuất, chất lượng, hiệu quả, qua đó giữ vị trí chi phối trong nền kinh tế”
Vậy thế nào là cơ chế thị trường theo định hướng XHCH hay cơ chế thị trường của CHXH.
Cơ chế thị trường dưới CNXH có một số đặc chưng sau. Trước hết:Trong nền kinh tế thị trường dưới CNXH sở hữu quốc doanh và tập thể phải giữ vai trò chủ thể và chủ đạo. chủ thể là chiếm tuyệt đại bộ phận về định lượng . chủ đạo giữ vị chí dẫn đường, hướng dẫn, định hướng, định tính.Đặc trưng này đã phân biệt kinh tế thị trường XHCN với kinh tế thị trường TBCN
Măt khác , tuy không thể cho rằng đã là sở hữu XHCN thì đều là sở hữu của công mà trong kinh tế thi trưòng các thành phần kinh tế và cơ cấu sở hữu có sự biến động, đan xen, pha trộn với nhau. Mỗi thành phần luôn cố gắng phất huy ưu thế của mình. Tuy nhiên trong đó thành phần kinh tế sở hữu XHCN phải đóng vai trò chủ đạo. trong kinh tế thi trường của CNXH hình thức phân phối là “phân phối theo lao động” kết hợp với nhiếu hình thức phân phối khác để thực hiện tốt mục tiêu” đảm bảo giữa hiệu suất và công bằng. Việc Dảng và nhà nứoc đưa ra chính sách phân phối theo lao động là rất đúng dằn và phù hợp với quy luạat khách quan.Phương pháp phân phối này là sự phủ định căn bản đối với chế độ người bóc lột người,mà xoá bỏ chế độ người bóc lột người,thực hiện quyền làm chủ của con người đối với tư liệu sản xuất là trưng cơ bản của kinh tế thị truường dưới chủ nghĩa xã hội.Nếu để các hình thức phân phối khác sẽ dễ gây sự phân hoá sâu xắc hai cực giầu nghèo trong xã hội. Qua đây ta thấy được sự sáng suôt của Đảng và Nhà nước ta qua việc vận dụng quan điểm triết học vào quản lý kinh tế xã hội. Đảng ta còn xác định: “Tất cả những gì cho thị trường điều tiết là tốt thì để cho thị trường điều tiết. Nhà nước chỉ can thiệp khi thị trường có những biểu hiện tiêu cực cần ngăn chặn”Chính vì vậy mà kinh tế thi trường ở nước ta nhất thiết phải có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản,tăng cường nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định bảo đảm tính chất và định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển kinh tế thị trường cũng như toàn bộ sự nghiệp phát triển cuả đất nước.
Để áp dụng vào thực hiện nền kinh tế thị trường của chủ nghĩa xã hội Đảng và Nhà nước ta đã đề ra một số biện pháp sau:Đảm bảo ổn định chính trị xã hội và thiết lập hệ thống pháp luật,đây là nhiêm vụ cơ bản và lâu dài.Bởi vì xã hội ổn định về thể chế chính trị là nền tảng để phát triển kinh tế. Mà xã hội muốn đảm bảo trật tự công bằng thì phải có sự quản lý của nhà nước bằng hệ thống pháp luật.Bên cạnh đó đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển ổn định và hoạt động có hiệu quả.Tạo điều kiện tốt nhất cho các thành phần kinh tế tự do hoạt động trong khuôn khổ quản lý của nhà nước.Đặc biệt tạo điều kiện cho kinh tế quốc doanh,kinh tế tập thể phát triển.Một biện pháp cơ bản và hữu hiệu phải kể đến là đảm bảo an toàn và công bằng xã hội.Vì chỉ trong môi trường xã hội công bằng,chính trị ổn định mọi người mới yên tâm lao động và hoạt động kinh tế.
Kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước ở Việt Nam. Những thành tựu-hạn chế và biện pháp khắc phục
Nhờ chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đang trong hơn 10 năm đổi mới nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong tất cả các nghành,các thành phần kinh tế.
Trong nông nghiệp : Sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp giải phóng dần sức lao động của người dân. Thành tựu to lớn mà chúng ta phải kể đến là nước ta đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu lúa goạ.
Trong công nghiệp:Từ một nền công nghiệp nhỏ bé,hiện nay công nghiệp nước ta đã đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế của đất nước.
Nghành du lịch và dịch vụ trong những năm gần đây rất phát triển đem lại thu nhập lớn cho nền kinh tế quốc dân. Các loại hình dịch vụ đều được đổi mới và phát triển hơn.
Nghành giao thông vận tải: Hệ thống cầu đường được nâng cấp và sửa chữa nhiều. Xây dựng nhiều tuyến đường và cầu phà, đảm bảo cho sự lưu thông được nhanh chóng , phù hợp với tốc độ vận động của kinh tế thị trường.Không những phát triển giao thông đường bộ mà cả đường thuỷ , đường hàng không cũng đều phát triển đáng kể.
Đối với thủ công nghiệp các nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển như : dệt thổ cẩm, đồ mây tre , lụa tơ tằm, khảm trai, đồ gỗ, may áo dài, may nón… tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Trong thưng nghiệp:Những năm gần đây nước ta không những mở rộng các hình thức buôn bán trong nước mà còn mở rộng quan hệ kinh tế,buôn bán với nước ngoài. Năm 1995 sau khi tuyên bố bãi bỏ cấm vận kinh tế đối với nước ta thì sự giao lưu kinh tế càng được mở rộng và vươn ra trên toàn cầu.Luật đầu tư nước ngoài với những điểm tạo điều kiện thuận lợi cho phía đầu tư ngày càng thu về cho đất nước những hợp đồng kinh tế quan trọng.
Ta đã biết, công bằng XH là một đặc trưng cơ bản của XH mới, là ước mơ, khát vọng của nhân dân là thúc đẩy mọi người vươn lên trong cuộc sống.
Chủ nghĩa Mac Lênin là học thuyết về con đường và các hình thức giải phóng toàn diện con người khỏi sự áp bức bóc lột và cao hơn là học thuyết hướng tới công bằng xã hội.Vấn đề đặt ra là chế độ xã hội chủ nghĩa có thể sử dụng kinh tế thị trường để sản xuất đồng thời có các biện pháp để đảm bảo công bằng xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được không.Thực ra giải pháp đúng đắn cho vấn đề kinh tế thị trường và công bằng XH đã đựoc tăng ta đề ra từ đại hội VI và được khẳng định dứt khoát hơn, cụ thể hoá hơn một bứoc trong đại hội VII
Thực hiện chủ trương của Đảng, các nhà lãnh đạo của nhà nước ta luôn vạch ra đường lối chỉ đạo để cho các hoạt động kinh tế diễn ra trong XH theo đúng quy luật, đồng thời đảm bảo tối đa sự công bằng XH.Một số giải pháp mà Đảng và nhà nước ta thực hiện là:bên cạnh việc phát triển hữu ích nhất cơ chế kinh tế thị trường là các chính sách đẩy mạnh KHKT, khuyến khích tài năng sáng chế, phát minh bảo vệ môi trường.v.v . Bên cạnh việc giáo dục văn hoá đồng thời phải giáo dục đạo đức tư tưởng cho học sinh. Nâng cao sự hiểu biết về văn hoá và truyền thống của dân tọc cho thế hệ tre.Luôn giữ gìn và phat huy tinh hoa văn hoá dân tộc từ đó hình thành tư tưởng thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu dân tộc là tiền đề cho sự ổn định và phát triển của xã hội sau này.
Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nứoc không chỉ là hoạt động kinh tế bó hẹp trong nước mà phải tham gia vào các quan hệ kinh tế quốc tế.
Đó là các đường lối chỉ đạo đúng đắn của đảng theo quan điểm toàn diện trong triết học Mac-Lênin. Đó là xem sét, đánh giá một sự vật phải tìm ra tất cả các mối quan hệ vốn có của nó , đồng thời có sự phân loại, đánh giá. Vai trò của từng mối liên hệ để thấy đựơc các mặt, các yếu tố,các thuộc tính của sự vật. Để phát triển kinh tế thì nhất thiết phải có sự giao lưu kinh tế với quốc tế. Điều này do bản chất tất yếu của nền kinh tế thị trư quyết định. Đây là qui luật khách quan của thế giới.
Mặc dù đạt được những thanh tựu sau khi chuyển sang nền kinh tế thi trường. Tuy nhiên nền kinh tế thị trưòng của nước ta cũng rất còn rất nhiều điểm hạn chế cụ thể: Trong lĩnh vực kinh tế, thị trường chưa tác động tốt đến đổi mới cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư. Sự thay đổi chậm chạp các chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng, tiền lương và thu nhập. Chính sách hạn chế sự phát huy những thành tựu đáng khích lệ bước đầu. Sự chuyển hoá trong tư duy và trong quan điểm kinh tế là khá rõ nhưng sự chuyển biến về lý luận kinh tế và học thuyết quản lý kinh tế còn rất yếu kém, chậm tổng kết, đánh giá thực tiễn. Chưa đào tạo kỹ một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và quản trị doanh nghiệp thích ứng nhanh và có thể hoạt động lâu dài theo cơ chế thị trường.
Việc chuyển sang kinh tế thị trường đòi hỏi phải có một nhà nước pháp quyền mạnh, nhưng thể chế chính trị của nước ta còn chứa đựng nhiều yếu tố thiếu hoàn hảo. Chưa thực hiện triệt để công bằng xã hội. Mối quan hệ giữa và ranh giới giữa sự lãnh đạo của đảng và sự quản lý của nhà nước chưa rõ ràng. Nền kinh tế thị trường còn có những điểm hạn chế về mặt xã hội như: Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng lớn. Đạo đức con người bị suy giảm, đặc biệt là vấn đề việc làm. Nạn thất nghiệp làm cho nhiều người không có công ăn việc làm đó cũng chính là nguyên nhân làm naỷ sinh hàng loạt các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, ma tuý, chộm cắp, cướp giật v.v. Như vậy Đảng và Nhà Nước ta cần vận dụng triệt để những quan điểm lý luận của triết học Mác-Lênin để từng bước khắc phục những hạn ché nói trên.
Hiện nay Đảng và Nhà Nước đã đề ra hàng loạt các biện pháp thực hiện nhằm định hướng cho nền kinh tế thị trường đạt kêt quả cao nhất mà vẫn đảm bảo công bằng xã hội. Sử lý tốt mối quan hệ giữa hai cơ chế điều tiết: Điều tiết kế hoạch và điều tiết thị trường.Tập chung sự đổi mới sự quản lý của Nhà Nước, vận dụng cơ cấu pháp luật vào quản lý xã hội.Từng bước xây dựng và củng cố pháp luật đồng thời thực thị có hiệu lực hệ thống pháp luật. Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế thi trường hoạt động và phát triển.
Cần hiểu rõ cơ cấu kinh tế thị trường nếu không có định hướng xã hội chủ nghĩa hoặc dịnh hướng kém hiệu lực thì sẽ không có xã hội chủ nghĩa. Vì vậy cần phát triẻn đồng bộ các thành phần kinh tế.Xoá bỏ chế độ bao cấp trong phân phối,sử dụng các yếu tố sản xuất và vật phẩm tiêu dùng , chuyển chúng sang quan hệ tiền tệ-hàng hoá hoàn toàn.Tuân thủ nguyên tắc tự do giá cả.Bên cạnh đó , luôn coi trọng thị trường nông thôn và lấy hoạt đỗng xuất-nhập khẩu làm đòn bẩy.Khuyến khích phat triển nông nghiệp,tiểu thủ công nghiệp.áp dụng nguên lý lợi thế trong quan hệ trao đổi quốc tế.Tiếp tục đổi mới sự quản lý của Nhà nước bằng việc từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật . Phân định danh giới giữa quản lý Nhà nước với quản lý kinh doanh . Can thiệp chủ yếu vào thị trường chủ yếu bằng chính sách và pháp luật,đề cao vai trò tổ chức , hướng dẫn và giám sát. Đặc biệt chú ý mở rộng quan hệ kinh tế. Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam.Đề ra các biẹn pháp nhằm thực hiện công bằng xã hội chủ nghĩa đó là “dân giầu-nước mạnh-xã hôi công bằng văn minh” với một Nhà nước của dân do dân và vì dân do Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý.Từng bước phát triển và hoàn thiện các hệ thống giáo dục-y tế,văn hoá-khoa học kỹ thuật…nhằm nâng cao dân chí.Từng bước làm giảm các tệ nạn xã hội.Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người lao động các chính sách từ thiện…nhằm tạo niềm tin trong quần chúng nhân dân.
Nói tóm lại trong thời gian tới Đảng và Nhà nước ta phải hoạt động sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong mọi mặt của đời sông xã hội.
ý kiến của bản thân
Sau khi học tập các môn:Triết học;Kinh tế chính trị;Pháp luật đại cương…ở trường, cùng với việc nghiên cứu các sách bao khác em đã rút ra được nhiều bài học bổ ích . Cũng nhờ học quan điểm toàn diện trong triết học Mác-Lênin em có thêm vững vàng trong việc đánh giá, nhận xét các sự việc và trong cuộc sống.
Qua đây em cũng hiểu được vai trò lãnh đạo của Đảng . Đảng luôn là ánh dương chỉ đường cho mọi hoạt động của Nhà Nước.Nhà Nước bước theo con đường mà Đảng vạch ra , từng bước vững vàng đưa đất nước ta hội nhập vào xu thế phát triển chung trên thế giới.
Trong giai đoạn hiện nay,đất nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá với chiến lược hướng ra xuất khẩu. Do đó cần phải có chính sách ưu tiên, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Nhưng hiện nay đất nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, mà khó khăn lớn nhất là tiềm lực kinh tế còn non yếu.Chắc chắn rằng trong tương lai Đảng và Nhà Nước ta sẽ có những chính sách tốt nhất để khắc phục các hạn chế.
Theo em nghĩ thế hệ trẻ luôn là lực lượng nòng cốt cho đát nước sau này. Vận mệnh của đất nước trong tương lai chịu sự chi phối không nhỏ của thế hẹ trẻ hiện tại.Nếu hiện nay thế hệ này được giáo dục-đào tạo tốt sẽ là tiền đề cho đất nước phát triển ổn định.
Kết luận
Từ những vấn đề nêu trên ta có thể khẳng định việc vận dụng quan điểm toàn diện trong triết học Mác-Lênin voà sự chuyển đổi sang nề kinh tế thị trường ở nước ta là một quyết định sáng suốt của Đảng và nhà nước. Cơ sở lý luận là một chân lý đã dược chứng minh trong suốt quá trình phát triển của XH. Bên cạnh đó khi áp dụng vào Việt Nam lại dược các nhà lãnh đạo nước ta xem xét, đánh giá toàn diện, khách quan. Đặt vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước từ đó có chính sách đổi mới và phát triển phù hợp. Trừ khi đổi mới, nền kinh tế thị trường đã phát huy tác dụng rất tích cực. Hơn 10 năm qua lĩnh vực kinh tế của chúng ta đã đạt được những kết quả và thành tựu to lớn, kinh tế tăng trưởng nhanh, XH ổn định và vững bước đi lên. Đời sống nhân dân dược cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên trong lòng bản chất của nền kinh tế thị trường nó luôn chứa đựng những khuyết tật và những khuyết tật đó cũng đã biểu hiện ra trong nền kinh tế của Việt Nam. Những chính sách của Đảng và nhà nước luôn được đề ra để khắc phục những khuyết tật, hạn chế một cách tốt nhất. Đồng thời, phương hướng tiếp tục đổi mới và phát triển cũng luôn dược đặt ra tạo điều kiện cho sự phát triên ổn định nền kinh tế của đất nước trong tương lai.
Bài tiểu luận đầu tay này còn co rất nhiều hạn chế em rất mong nhận được sự thông cảm của các thầy cô. Em cũng mong được thầy cô cho ý kiến đánh giá và nhận xét để em có thể viết tốt hơn trong các bài tiểu luận sắp tới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28285.doc