MỤC LỤC
Chương 1: Văn hóa Ấn Độ trong kinh doanh.1
1.1 Khái niệm văn hóa .1
1.2 Khái niệm văn hóa kinh doanh.2
1.3 Những yếu tố của văn hóa ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh của Ấn Độ.2
1.4 Văn hóa Ấn Độ theo 5 khuynh hướng văn hóa của Geert - Hofstede .9
1.4.1 Khoảng cách quyền lực.10
1.4.2 Né tránh sự không rõ ràng.11
1.4.3 Tính mềm mỏng và tính cứng rắn.11
1.4.4 Chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cá nhân và định hướng dài hạn .13
Chương 2: Con người Ấn Độ .14
Chương 3: Văn hóa doanh nghiệp tại Ấn Độ .20
3.1 Nền kinh tế Ấn Độ .20
3.2 Doanh nhân Ấn Độ.21
3.3 Bốn khả năng kinh doanh đặc biệt của người Ấn Độ: .22
3.4. Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của Ấn Độ.23
3.4.1.Chào hỏi làm quen .23
3.4.2.Xưng hô: .24
3.4.3.Danh thiếp .24
3.4.4.Thời gian: .24
3.4.5.Trang phục .25
3.4.6.Đàm phán: .26
3.4.7.Quà tặng: .27
3.4.8.Lời mời:.27
3.5. Lưu ý cho người Việt khi kinh doanh tại Ấn Độ .27
KẾT LUẬN .33
38 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 53 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Văn hóa doanh nghiệp Ấn Độ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về đàn ông. Đàn ông cắm hoa, đàn ông bán vải,
quần áo, thức ăn, rau cải, bán Chai – một loại nước uống, bán thịt Từ những việc
nặng nhọc cho đến những công việc chỉ dành cho phụ nữ như may vá, đàn ông đảm
nhận hết. Đó cũng là công bằng vì văn hoá cưới hỏi ở Ấn Độ là phụ nữ đi cưới đàn
ông. Bên nhà trai yêu cầu lễ vật, nhà gái phải đáp ứng đầy đủ nếu không muốn từ hôn.
Vì thế, sau khi cưới, đàn ông phải ra đường để kiếm tiền nuôi vợ con. Phụ nữ chỉ mỗi
một việc ở nhà chăm sóc con cái, gia đình. Đây là sự khác biệt đối với văn hóa Việt
Nam.
Quản trị Kinh doanh Quốc tế
13
1.4.4 Chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cá nhân và định hướng dài hạn
Ngoài các chỉ tiêu trên, Geert – Hofstede còn nêu ra 2 chỉ tiêu khác để phân biệt
các nền văn hóa, đó là chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cá nhân và định hướng dài hạn.
Theo xếp loại của ITIM, chỉ số đo lường khuynh hướng đề cao vai trò cá nhân
trong xã hội IDV (Individualism) và chỉ số đo lường tính dài hạn nền văn hóa LTO
(Long-Term Orientation) của Ấn Độ lần lượt là 48 và 61.
Với IDV ở mức 48, ta có thể thấy văn hóa Ấn Độ ở mức trung lập giữa việc đề
cao chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể trong xã hội. Và đây chính là xu hướng mà
dần dần sau này các nước có thể sẽ hướng đến. Sự hài hòa giữa khi nào nên coi trọng ý
kiến cá nhân, khi nào thì tập thể rất có thể sẽ là nét độc đáo trong văn hóa Ấn Độ, đồng
thời có thể gây những trở ngại cho các doanh nghiệp, doanh nhân đến làm ăn tại quốc
gia này.
Cũng theo kết quả nghiên cứu này, chỉ sô LTO của Ấn Độ được đánh giá là 61
điểm, có nghĩa là văn hóa Ấn Độ mang định hướng dài hạn, họ có xu hướng nhìn về
lâu dài khi lập kế hoạch công việc và cuộc sống. Điều này là hoàn toàn chính xác. Từ
hàng ngàn năm trước, Ấn Độ đã hình thành và xây dựng cho mình một nền văn hóa
riêng biệt, do vị trí địa lý, địa hình mà trở nên tách biệt với bên ngoài. Nhưng sau
quá trình thương mại, giao lưu văn hóa cùng sự xuất hiện xâm chiếm của ngoại bang
đã khiến văn hóa Ấn Độ dần thay đổi, điều chỉnh dần phù hợp hơn với cuộc sống hiện
đại. Người Ấn xưa thường có khuynh hướng hòa hợp hơn là chinh phục, họ cho rằng
không nhất thiết phải đấu tranh mà để cho mọi việc diễn ra một cách tự nhiên, và điều
đó giường như vẫn còn ảnh hưởng cho đến tận bây giờ. Nền văn hóa mang tính dài
hạn còn thể hiện ở việc sẵn sàng phục vụ người khác. Chúng ta đều biết, người Ấn rất
hiếu khách, nhất là đối với du khách nước ngoài. Chính vì lẽ đó mà du lịch ở Ấn Độ
rất phát triển và mang lại nguồn thu lớn cho quốc gia mỗi năm.
Quản trị Kinh doanh Quốc tế
14
Chương 2: Con người Ấn Độ
2.1. Đặc điểm chung về người Ấn Độ
Nói một cách khái quát, nếu con người Ấn Độ không tài ba, thì sẽ không có
những công trình kiến trúc nổi tiếng khắp thế giới, không có những tôn giáo được
nhiều nước tôn thờ, không có được một nền kinh tế hùng mạnh để không bao lâu nữa
theo dự đoán của giới chuyên gia, Ấn Độ sẽ trở thành cường quốc trên thế giới.
Nếu như ngày nay, Trung Quốc được coi là công xưởng của thế giới thì Ấn Độ
được gọi là văn phòng của thế giới. Theo suy nghĩ quen thuộc của người Việt Nam thì
anh văn phòng có khi được nể hơn vì dùng nhiều lao động trí óc mà lại an nhàn.
Có thể nhận xét chung về người Ấn Độ qua các đặc điểm sau:
2.1.1 Người Ấn Độ rất hiếu khách
ả
n
t
r
ị
ố
c
t
ế
Quản trị Kinh doanh Quốc tế
15
Người Ấn Độ rất hiếu khách, đặc biệt với du khách nước ngoài. Hàng năm Ấn
Độ đón rất nhiều khách đến du lịch. Ấn Độ là nước có nền văn hóa lâu đời và giàu bản
sắc nên trở thành điểm đến có một không hai. Điều này cũng dễ hiểu vì trên thế giới
không có nước nào là giống nhau cả. Người dân Ấn Độ lại sử dụng tiếng Anh như là
ngôn ngữ chính thức nên điều này rất thuận lợi cho người Ấn Độ ngay cả trong công
việc và giao lưu với thế giới. Nhưng bên cạnh đó tiếng Hindu cũng được hiến pháp
thừa nhận và còn có hàng nghìn ngôn ngữ khác. Quả là người Ấn Độ rất đa dạng về
tính cách và từ đó tạo nên sự đa dạng văn hóa.
2.1.2 Người Ấn Độ rất sáng tạo
Như đã nói ở trên, ở Ấn Độ có hàng ngàn ngôn ngữ. Số di tích lịch sử thì nhiều
vô kể, trong đó có nghiều công trình nổi tiếng thế giới như Taj Mahal gắn liền với
truyền thuyết tình yêu nổi tiếng của vua Môgôn Shāh Jahān và hoàng hậu Mumtaz
Mahal, đền Ajanta và hang động Ellora Các điệu múa Ấn Độ như Bharatnatyam,
Odissi, Kathakali, Kuchipudi, Mohiniattam làm say lòng người. Mỗi điệu múa này là
một cách biểu đạt cảm xúc như yêu thương, ao ước, buồn đau được thể hiện qua
động tác và chuyển động của cơ thể, cánh tay, ngón tay, khuôn mặt, đôi mắt.
Nói chung do có tính sáng tạo mạnh mẽ nên nền nghệ thuật và kiến trúc Ấn Độ
từ xưa đã rất phát triển. Đến thời hiện đại, có nhiều nhà văn của Ấn Độ đã đoạt giải
Nobel như Tagore. Còn trong lịch sử, nền văn học Ấn Độ ảnh hưởng nhiều bởi truyền
thống văn chương Hindi. Văn học cổ Ấn Độ cũng có lịch sử lâu đời và được truyền
miệng phổ biến trước khi hệ thống văn viết ra đời. Điều này cũng giống như lịch sử
văn học của nhiều nước khác.
ố
c
t
ế
Quản trị Kinh doanh Quốc tế
16
2.1.3 Khả năng trí tuệ của người Ấn Độ
Triết học Ấn Độ: Ðời sống, tôn giáo và nền triết học gồm nhiều triết hệ của tiểu lục địa
Ấn Ðộ phô diễn một hỗn hợp phong phú và đầy kinh ngạc. Ðược phát triển từ hơn ba
ngàn năm trước, chúng gồm các ý tưởng, các thực hành và các phong tục xã hội. Tại
Ấn Độ, không có một tôn giáo thuần nhất, cũng chẳng có một nền triết học độc nhất;
đúng hơn, với nhiều cách thức am hiểu và liên hệ với thế giới, triết học Ấn Ðộ cũng
như Ấn giáo, là một kho tàng chứa đựng các ý tưởng được bảo lưu một cách rộng rãi,
trong đó một số ý tưởng này cổ đại hơn một số ý tưởng khác tới cả ngàn năm. Có thế
nói, các tư tưởng tôn giáo và nghệ thuật phần nào đó bắt nguồn từ tư tưởng triết học
và cũng có thể coi chúng như là hệ thống tư tưởng triết học. Ấn Độ có lịch sử giao
thương, giao lưu từ rất lâu nên nhiều người quan niệm Ấn Độ mang nhiều đặc điểm
của giao lưu văn hóa Đông - Tây. Tôn giáo Ấn Độ ra đời từ sớm. Đạo Bàlamôn xuất
hiện từ lâu. Sau đó nhiều thế kỉ là Phật giáo. Dù các nhà tư tưởng Phương Tây không
theo đạo Phật nhưng họ vẫn khẳng định Đức Phật là một nhân vật lịch sử đã sáng tạo
ra phật giáo và mang nhiều tư tưởng tiến bộ. Phật giáo sau đó rất thịnh hành ở nhiều
nước phương Đông trong đó có Việt Nam.
Ngoài ra kinh Veda hay nhiều phong tục tập quán hiện nay ở Ấn Độ minh họa
thêm cho quá trình phát triển lâu dài của tư tưởng Ấn Độ. Nói chung thì đây là một
vấn đề đa dạng và rất phức tạp.
Về khoa học tự nhiên từ rất lâu, nền khoa học tự nhiên của người Ấn Độ đã phát
triển. Về thiên văn và địa lí, người Ấn Độ đã biết làm lịch từ rất sớm. Thiên văn Ấn
Độ bắt nguồn ngẫy nhiên từ môn chiêm tinh, họ duy tâm nên quan sát vũ trụ và các
sao, từ đó sinh ra lịch.Các nhà thiên văn Ấn Độ cổ đại đã biết quả đát và mặt trăng đều
hình cầu, biết được quỹ đạo của mặt trăng và tính được các kỳ trăng tròn, trăng khuyết.
Họ tính được trực kính của mặt trăng, các ngày nhật thực, nguyệt thực,vị trí của các
lưỡng cực.Họ biết được năm hành tinh: Thuỷ, Hoả, Mộc, Kim, Thổ. Họ còn biết được
một số chòm sao và sự vận hành của một số vì sao chính. Về sau, Aryabhata (thế kỷ
V) có giảng về nhật thực, nguyệt thực, hạ chí, đông chí, xuân phân, thu phân. Ông còn
biết được Trái Đất tự quay quanh trục: “Thiên cầu đứng yên vì quả đất quay chung
quanh trục của nó nên ta thấy các tinh tú mọc mỗi ngày mỗi đêm”. Điều đó cho thấy
Quản trị Kinh doanh Quốc tế
17
người Ấn Độ khá hiểu biết về thiên văn và ngày càng phát triển. Tác phẩm thiên văn
cổ nhất của Ấn Độ được biết đến ngày nay là quyển Siddhantas (khoảng 425 TCN).
Toán học của người Ấn Độ cũng phát triển từ sớm. Họ là người phát minh là hệ
thống các con số gồm 10 chữ số, và quan trọng là họ phát minh ra số 0. Từ đó tất cả
các giá trị đều được diễn tả qua hệ số này. Trước kia người ta tưởng thành tựu này là
của người Arập nhưng không phải.
Về đại số: người Ấn Độ đã có ý niệm về số âm, đặt ra các quy tắc về hoán vị, tổ
hợp, tính được căn bậc hai của số 2, họ còn sáng tạo nên các bài toán đố đại số rất
hay
Về hình học, người Ấn Độ tính được số pi (π = 3,1416), tính được diện tích hình
vuông, hình chữ nhật, tam giác, đa giác; biết được mối quan hệ các cạnh của tam giác
vuông
Ngoài ra họ còn có nhiều thành tựu khác về vật lí và y dược
Trong thế giới hiện đại ngày nay, người Ấn Độ được biết đến trong nhiều lĩnh
vực họ phát triển mạnh như công nghệ thông tin, công nghiệp nặng, công nghệ quốc
phòng Ấn Độ hiện nay cũng là một trong những nhà xưởng của thế giới. Họ cũng
đặc biệt phát triển mạnh công nghệ thông tin, nhất là lĩnh vực phần mềm. Trong các
tập đoàn lớn hiện nay như IBM hay Microsoft có rất nhiều nhân lực là người Ấn Độ.
Việt Nam cũng hợp tác với Ấn Độ không chỉ về kinh tế mà còn về khoa học công
nghệ.
Với nhịp độ dân số phát triển nhanh như hiện nay, không lâu nữa Ấn Độ sẽ là
quốc gia đông dân nhất thế giới, và họ sẽ là đất nước cung cấp nguồn nhân lực cho thế
giới, nhất là khi dân số thế giới đang tăng chậm và có xu hướng già đi, ngay cả ở
Trung Quốc.
2.2 Nhìn nhận về tính cách người Ấn Độ
Có nhiều cách nhìn về tính cách của người Ấn, những nhà làm du lịch thì cho là
người Ấn mến khách và cởi mở. Nhiều người không nghĩ thế, họ cho là người Ấn Độ
hay tự ti và khó gần. Nhưng chắc chắn là có sự khác biệt so với người Việt Nam.
Có rất nhiều điều thú vị được kể từ những người đã đến Ấn Độ. Nhiều người khi
nói đến Ấn Độ họ nghĩ đến bẩn thỉu, nhếch nhác. Cũng có phần đúng, những đô thị
Quản trị Kinh doanh Quốc tế
18
quá đông dân thì rác thải rất nhiều.Rất nhiều người Ấn Độ hiện nay còn sống ở mức
nghèo khổ. Các thành phố luôn gắn với hình ảnh những khu ổ chuột. Nhưng cũng cùng
đó là những con người giầu có sống hết sức xa hoa lộng lẫy. Ví dụ Antilla, căn nhà đắt
nhất thế giới thuộc sở hữu của người giàu thứ 4 hành tinh, tỷ phú Ấn Độ Mukesh
Ambani. Căn nhà này có giá 2 tỷ $. Có người nói thế này: “Đối với người nước ngoài,
người Ấn Độ vừa có mặc cảm tự ty vừa tự tôn. Họ biết rất rõ bán đảo bao la của mình
là một cái nôi văn hóa và học thuật của loài người. Cuộc đời của nhiều vĩ nhân nước
họ là những bó đuốc soi đường cho hậu thế. Nền văn minh, triết lý và tôn giáo của họ
là nền tảng của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, kể cả của Âu Mỹ và Trung Quốc.
Thế nhưng nước họ ngày nay thuộc loại lạc hậu nhất, đời sống dân chúng khốn khổ
nhất. Họ có cái đau khổ của một nhà quí tộc khánh kiệt.”
Nói chung nhiều người có thể có cảm giác chưa mấy hay về Ấn Độ, nhưng đa
phần họ khi đến Ấn Độ và trở về đều thấy khâm phục những gì mà người Ấn Độ đã
làm. Những công trình kiến trúc vĩ đại đến những nếp sống của dân cư thường này đều
có nhiều khác biệt so với Việt Nam và khác xa những thứ họ biết về châu Âu và Mỹ.
Ấn Độ có thể nói là một xứ sở mang nặng đầu óc tôn giáo. Như vậy người Ấn Độ vẫn
rất tin vào tôn giáo và phong tục trong xã hội hiện đại. Điều này có thể các doanh nhân
Việt Nam cần lưu ý.
Một số doanh nhân nhận xét: Xuất phát từ một cấu trúc xã hội có tính đẳng cấp,
người Ấn Độ rất khó thân cận. Lạ thay, đối với thú vật thì họ gần gũi mà đối với người
thì họ xa cách. Hình như mỗi người Ấn Độ khi gặp người khác, việc đầu tiên là họ
định nghĩa ai hơn ai, về đẳng cấp huyết thống ai ưu việt hơn ai. Ấn Độ là một xứ sở
của sự phân biệt giai cấp. Người giàu có thì hợm hĩnh khinh người, người nghèo khổ
thì yên phận chịu đựng. Những người là kỹ sư hay thương nhân, họ thuộc thành phần
có học và có tiền, trong nội bộ xã hội, họ coi khinh người khác, đối với người nước
ngoài đến thì họ e dè và phức tạp.
Những người đã tiếp xúc với nhiền nền văn hóa trên thế giới, đi qua châu Âu và
Mỹ nhiều, làm việc nhiều với người Phương Đông nhưng đến Ấn Độ vẫn thấy “khác
lạ”. Đây là những gì đang xảy ra.
Quản trị Kinh doanh Quốc tế
19
Rõ ràng tính cách hay văn hóa kinh doanh của Ấn Độ bị ảnh hưởng nhiều bởi
cộng đồng mà họ sống. Điều này là hiển nhiên. Mở rộng quan hệ với các doanh nhân
Ấn Độ là điều các doanh nhân Việt Nam nên làm, vượt qua các trở ngại để làm ăn với
họ. Ấn Độ có thể có nhiều mặt chưa tốt. Chính phủ liên bang của họ có khi chưa được
đánh giá cao nhưng phải nói rằng hệ thống doanh nghiệp tư nhân của họ rất mạnh. Con
đường phát triển kinh tế của Ấn Độ giống như Nhật Bản và Đức. Họ rất chú trọng
khoa học công nghệ. Ấn Độ là nơi tiên phong sản xuất ra loại xe hơi giá 2.000 đô la
Mỹ, máy tính 35 đô la, các ca mổ tim chi phí cực thấp và một số phương pháp mới lạ
trong việc quản trị nhằm tương tác nhiều hơn với khách hàng.
Ấn Độ có rất nhiều tỉ phú.Hai mươi công ty của Ấn Độ bao gồm Bajaj Auto,
Bharat Forge, Cipla, Ranbaxy, Tập đoàn Reliance, TCS, Tata Motors, Tata Steel,
Wipro và Infosys đã được Tập đoàn Tư vấn Boston (BCG) liệt vào Danh sách 100
Công ty khổng lồ mới thách thức toàn cầu của năm 2008. Đây là những thành tích rất
đáng nể của một đất nước có một mô hình phát triển khác biệt và mới mẻ.
Quản trị Kinh doanh Quốc tế
20
Chương 3: Văn hóa doanh nghiệp tại Ấn Độ
3.1 Nền kinh tế Ấn Độ
Ấn Độ đã nổi lên như là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất trong thế
giới đang phát triển. Trong thời kỳ này, nền kinh tế đã tăng trưởng ổn định, chỉ có một
vài đợt giảm sút lớn. Sự tăng trưởng này đã đi cùng với sự gia tăng tuổi thọ, tỷ lệ biết
chữ và an ninh lương thực.Ấn Độ áp dụng mô hình kinh tế mới mở cửa và dựa nhiều
hơn vào dịch vụ và tri thức để phát triển công nghệ thông tin.
Hiện nay, Ấn Độ là thành viên nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS. Theo các
chuyên gia kinh tế thế giới, với quy mô dân số lớn và trẻ của Ấn Độ, cùng với nền
kinh tế phát triển liên tục ở mức độ cao, đặc biệt những thành công của Ấn Độ hiện
nay như khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, trong tương lai không xa,
Ấn Độ sẽ là nền kinh tế chủ lực của thế giới, vượt qua cả Nhật và Đức. Khi đó quyền
lực và tiếng nói của Ấn Độ sẽ trở nên rất có sức nặng, và vai trò của nhiều nước lớn
hiện nay sẽ có nhiều biến đổi
Ấn độ phát triển cân đối về mọi mặt để tạo nền tảng vững chắc trước khi đi vào
giai đoạn tăng tốc. Kể từ cuộc "cách mạng xanh" cải tổ toàn bộ cơ cấu nông nghiệp do
cố Thủ tướng Indira Ghandi chủ xướng tới khoảng 5 năm trước thì tốc độ tăng trưởng
của Ấn độ là khá chậm nhưng đồng đều về mọi mặt, đặc biệt là vấn đề giá trị gia tăng
và làm chủ công nghệ.
Với sự phát triển mạnh mẽ, người dân Ấn Độ trong tương lai sẽ xây dựng một
đất nước vững mạnh như những gì họ đã làm trong lịch sử. Nhiều dự báo đầy triển
vọng cho nền kinh tế Ấn Độ. Chẳng hạn, Tập đoàn Citigroup (Mỹ) cho hay Ấn Độ có
thể sẽ vượt Mỹ và Trung Quốc, trở thành nền kinh tế lớn nhất vào năm 2050.Đến năm
2050, GDP của Ấn Độ dự kiến đạt 85.970 tỷ USD. Báo cáo cũng cho rằng trước năm
2015, Ấn Độ sẽ thay thế Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Đằng
sau số liệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_van_hoa_doanh_nghiep_an_do.pdf