Cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân. Cách mạng Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, nhất định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một quá trình lâu dài, và đại thể trải qua ba giai đoạn:
-Giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc.
-Giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xoá bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân.
-Giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 20091 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
VỀ CUỘC CÁCH MẠNG DÂN TỘC
DÂN CHỦ NHÂN DÂN Ở VIẸT NAM
Vượt qua tầm nhìn hạn chế của những nhà yêu nước đương thời, Nguyễn Áí Quốc là người Việt Nam đầu tiên đã tìm ra con đường giải phóng đúng đắn cho giai cấp công nhân, cho nhân dân lao động và toàn thể dân tộc.
Sau thời gian tìm tòi và khảo nghiệm, thâm nhập phong trào công nhân và phong trào thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã đi rất nhiều nơi trên thế giới, từ Châu Á, Phi, Mỹ, tìm hiểu bản chất của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Cuối cùng, Nguyễn Ái Quốc cũng đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Đó là con đường kết hợp cách mạng giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp. Người đã rút ra kết luận: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.
Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, Nguyễn Ái Quốc đã soạn thảo Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Từ khi mới ra đời, Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã thể hiện rõ đường lối lãnh đạo đúng dắn của Đảng mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được hội nghị hợp nhất Đảng thông qua đã đề ra chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản, thu phục công nhân và nông dân, liên lạc với tiểu tư sản trí thức, trung nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản bản xứ nhằm thực hiện nhiệm vụ đánh đổ chủ nghĩa Đế quốc Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam được độc lập. Như vậy, ngay từ Cương lĩnh đầu tiên, Đảng đã đề ra đường lối giải phóng dân tộc, phải đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập. Có thể nói Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã kết hợp biện chứng yếu tố dân tộc và giai cấp, trong đó nổi bật lên là yếu tố dân tộc, là tư tưởng độc lập tự do - đó là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh.
Ngay sau khi ra đời, đảng Cộng sản Việt Nam liền giương cao ngọn cờ cách mạng, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân tiến lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Năm 1930-1931, một phong trào cách mạng đã diẽn ra sôi nổi trong toàn quốc mà đỉnh cao là Xô Viết Ngệ Tĩnh. Trong cương lĩnh mùa xuân năm 1930 đã thể hiện rõ tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về vấn đề dân tộc, vấn đề dân tộc, theo quan điểm của đồng chí Nguyễn Ái Quốc là vấn đề giải phóng thuộc địa, đánh đổ chủ nghĩa thực dân, đưa dân tộc thoát khỏi gông xiềng nô lệ, giải phóng mọi năng lực và tiềm năng của dân tộc, của mọi tầng lớp cư dân, mọi giai cấp bị sự kiềm chế của chủ nghĩa đế quốc, để phát triển sự nghiệp xây dựng đất nước theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thắng lợi của cách mạng thuộc địa trong thời đại mới có quan hệ chặt chẽ, tác động trực tiếp tới sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân lao động các nước tư bản chủ nghĩa xâm chiếm và nô dịch thuộc địa trong bối cảnh quốc tế mới, Nguyễn Ái Quốc đã khắc hạo nổi bật tầm quan trọng của vấn đề dân tộc với những nội dung mới, đầy sức sống cách mạng và khoa học. Nguyễn Ái Quốc đã lý giải vấn đề dân tộc theo quan điểm của người cộng sản, người mác - xít để xác định trách nhiệm của Đảng Cộng sản đối với dân tộc, coi nhiệm vụ giải phóng dân tộc không thể tách rời nhiệm vụ giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Hơn thế nữa, đó là điểm xuất phát, là điều kiện rất quan trọng là sự mở đường hướng tới thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, độc lập dân tộc đã mang những yếu tố mới, bản chất mới của chủ nghĩa nhân văn cộng sản, lấy tự do, hạnh phúc của con người làm tiêu chí, làm thước đo giá trị của nó. Chủ nghĩa dân tộc (CNDT) Nguyễn Ái Quốc tương đồng với chủ nghĩa yêu nước. Nó bao hàm những nội dung và đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa yêu nuớc Việt Nam; Ý thức độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và tự tôn dân tộc, Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa yêu nước truyền thống vốn đã được hình thành và phát triển trong tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước. Cho tới năm 1920, khi Nguyễn Ái Quốc đang đi tìm con đường cứu nước cứu dân, tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, cũng là lúc Người bắt đầu đưa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam phát triển lên tầm cao mới, chất lượng mới; chủ nghĩa yêu nước truyền thống kết hợp chặt chẽ với chủ nghĩa Mác-Lênin, giải phóng dân tộc được tiến hành theo quỹ đạo cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà giá trị thật sự của nó là đời sống ấm no, tự do hạnh phúc của nhân dân.
Trong số những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh nổi lên như một nhà chiến lược lỗi lạc của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (CMDTDCND), người có những cống hiến quan trọng vào việc phát triển tư tưởng của Bác Hồ về cách mạng giải phóng dân tộc (CMGPDT). Con đường cứu nước mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra đã chám dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối chính trị của cách mạng Việt Nam. Đó là con đường gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, kết hợp độc lập dân tộc và chảu nghĩa xã hội; đưa cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo của cách mạng vô sản. Cách mạng Việt Nam phải bắt đầu từ giải phóng dân tộc, qua đó tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. CMGPDT không nhất thiết phải chờ cách mạng vô sản ở chính quốc, các dân tộc bị áp bức hoàn toàn có khả năng chủ động tiến hành công cuộc tự giải phóng và giành thắng lợi trước khi giai cấp vô sản “chính quốc” giành chính quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, tinh thần dân tộc, chủ nghĩa yêu nước là động lực vĩ đại của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và phát triển đất nước. Tập hợp mọi lực lượng dân tộc, dân chủ vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, là nhiệm vụ chiến lược trung tâm cảu Đảng.
Hội nghị Trung ương tháng Đảng tháng 11-1940 ở Đình Bảng, dưới sự chủ trì của đồng chí Trường Chinh, đã khẳng định chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược do hội nghị Trung ương 6 đề ra, có thể nói là sự chuẩn bị tốt nhất để đồng chí tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT khi Người về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Bằng chứng sinh động của sự tiếp thu này thể hiện ở nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) do đồng chí soạn thảo dưới sự hướng dẫn của Bác. Nghị quyết nêu lên những quan điểm cơ bản về CMGPDT Việt Nam: Thứ nhất, cuộc cách mạng này phải do Đảng cộng sản lãnh đạo vì Đảng tiêu biêu cả tinh thần cách mạng của giai cấp và dân tộc, đủ lý thuyết, năng lực lãnh đạo cho toàn dân đánh Pháp đuổi Nhật, đi đến thực hiện chủ nghĩa cộng sản.
Thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là GPDT, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, tiến hành giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng đất công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng. Nghị quyết nêu rõ: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”
Thứ ba, tập hợp mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ trong Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương và mặt trận này như Nghị quyết chỉ rõ “...phải đổi ra cái tên khác cho có tính dân tộc hơn, cho có một mãnh lực dễ hiệu triệu hơn..., vậy mặt trận hiệu triệu của Đảng ta hiện nay ở Việt Nam là Việt Nam độc lập đồng minh. Hay nói tắt là Việt Minh. Đảng ta và Việt Minh phải hết sức giúp đỡ các dân tộc Miên, Lào tổ chức ra Cao Miên độc lập đồng minh, Ai lao độc lập đồng minh để sau đó lập ra Đông Dương độc lập đồng minh”.
Khi thời cơ đến với lực lượng sẵn có, ta có thẻ lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần, mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa.
Hội nghị Trung ương 8 có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, quyết định đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, góp phần khẳng định và phát triển lý luận về CMGPDT.
ĐẠI HỘI ĐẠI BIẺU TÀON QUÓC LẦN THỨ 2
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, tháng 2-1951, đồng chí Trường Chinh đã trình bày toàn bộ đường lối Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Có thể nói, đây là một văn kiện lịch sử, góp phần bổ sung và phát triển lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến hành trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến trong thời đại mới.
Đại hội đã nghiên cứu và thảo luận Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. báo cáo hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội của đồng chí Trường Chinh; Báo cáo về tổ chức và Điều lệ Đảng của đồng chí Lê Văn Lương...
Báo cáo chính trị tổng kết phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX, dự báo những triển vọng tốt đẹp của nửa thế kỷ sau; rút ra bài học trong 21 năm hoạt động của Đảng, báo cáo vạch rõ nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mỹ, giành thống nhất độc lập hoàn toàn, bảo vệ hoà bình thế giới. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, Đảng phải đề ra những chính sách và biện pháp tích cực: tăng cường lực lượng vũ trang, củng cố các đoàn thể quần chúng, đẩy mạnh thi đua ái quốc, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đoàn kết quốc tế; đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng Lao động Việt Nam thành “một đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn, trong sạch, cách mạng triệt để” để lãnh đạo đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
Đại hội phân tích xã hội Việt Nam hiện nay là một xã hội phức tạp và phát triển không đều, có tính chất dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến, hiện chứa chất nhiều mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và bọn đế quốc xâm lược, mâu thuẫn giữa số đông nhân dân với bọn địa chủ phong kiến, mâu thuẫn giữa lao động và tư bản. Mâu thuẫn giữa đế quốc xâm lược với dân tộc Việt Nam là chính. Nó đang diễn ra dưói hình thức quyết liệt là chiến tranh
Báo cáo của đồng chí Trường Chinh trình bày toàn bộ đường lối cách mạng Việt Nam. Đó là đường lối Cách mạng dân tộc- dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nội dung cơ bản của bản báo cáo được phản ánh trong Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam được đại hội thông qua. Chính cương Đảng Lao động Việt Nam phân tích: Xã hội Việt Nam hiện nay gồm ba tính chất: “dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến”. Các tính chất đó đang đấu tranh lẫn nhau. “Nhưng mâu thuẫn chủ yếu lúc này là mâu thuẫn giữa tính chất dân chủ nhân dân và tính chất thuộc địa”.
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa chế độ dân chủ nhân dân với các thế lực phản động. Thế lực phản động chính là chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Những di tích phong kiến cũng làm cho xã hội Việt Nam đình trệ. “Do đó, cách mạng Việt Nam có hai đối tượng: Đối tượng chính hiện nay là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể lúc này là đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ. Đối tượng phụ hiện nay là phong kiến phản động”. “Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc; xoá bỏ những di tích phong kiến và nử phong kiến, làm cho người cày có ruộng; phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội”...Ba nhiệm vụ đó khăng khít với nhau. Nhiệm vụ chính lúc này là hoàn thành giải phóng dân tộc. Lúc này phải tập trung lực lượng vào cuộc kháng chiến để quyết thắng quân xâm lược...
Cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân. Cách mạng Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, nhất định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một quá trình lâu dài, và đại thể trải qua ba giai đoạn:
-Giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc.
-Giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xoá bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân.
-Giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội.
Ba giai đoạn ấy không tách rời nhau mà mật thiết liên hệ xen lẫn với nhau, nhưng mỗi giai đoạn có nhiệm vụ trung tâm.
Sau khi phân tích những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam, xác định đối tượng của cách mạng là chủ nghĩa đế quốc và thế lực phong kiến, chỉ rõ mũi nhọn của cách mạng phải chĩa vào là bọn đế quốc xâm lược, Đồng chí khẳng định: Nhiệm vụ giải phóng dân tộc bao gồm nhiệm vụ phản đế và nhiệm vụ phản phong kiến. Hai nhiệm vụ này phải làm đồng thời nhưng nhiệm vụ phản phong kiến phải làm từng bước để vừa phát triển lực lượng cách mạng vừa giữ vững được khối đại đoàn kết dân tộc.
Cuộc cách mạng nhằm đánh đổ đế quốc và phong kiến do nhân dân tiến hành, trong đó công nông là động lực chủ yếu và do giai cấp công nhân lãnh đạo gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Con đường phát triển tất yếu của nó là tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vì giai cấp công nhân đã nắm chính quyền nên giai đoạn ccáh mạng xã hội chủ nghĩa có thể là một quá trình vừa ôn hoà, vừa bạo lực, không có nội chiến.
Năm 1960, trong bài “Phương châm chiến lược của Đảng ta”, đồng chí đã tiến thêm một bước, tổng kết lý luận và thực tiễn của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam. Về những mâu thuẫn, nếu trong đại hội II., mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam vói chủ nghĩa đế quốc áp bức, mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với giai cấp địa chủ phong kiến đều được coi là mâu thuẫn chủ yếu, thì trong tài liệu này, đồng chí nhận định hai mâu thuẫn trên là hai mâu thuẫn cơ bản cần giải quyết trong suốt quá trình cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nhưng mâu thuẫn chủ yếu cần tập trung mọi lực lượng để giải quyết là mâu thuẫn giữa dân tộc, nhân dân Việt Nam với bọn đế quốc và bè lũ tay sai của chúng.
Một cuộc cách mạng đánh đổ đế quốc và phong kiến như thế, chính là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do giai cấp công nhân lãnh đạo ở một nước thuộc địa và nửa phong kiến, tức cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam không dừng lại mà nhất định tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Tổng kết kinh nghiệm Việt Nam, đồng chí nêu lên một đặc điểm là trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, hai nhiệm vụ phản đế và phản phong kiến khăng khít với nhau không thể tách rời nhau, nhưng cũng không thể tiến hành song song nhất loạt ngang nhau. Khăng khít với nhau là vấn đề chiến lược, không tiến hành song song nhất loạt ngang nhau là vấn đề sách lược. Phải để nhiệm vụ phản đế lên hàng đầu, nhiệm vụ phản phong phải luôn phục vụ phản đế , phải rải ra mà làm, cuối cùng đến một lúc nào đó, sự nghiệp giải phóng dân tộc nhập làm một với cách mạng ruộng đất (nhiệm vụ dân chủ ở một nước nông nghiệp như Việt Nam thì chủ yếu là giải quyết vấn đề ruộng đất). Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là tiền đề của cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Hai quá trình khác nhau nhưng kế tiếp nhau, không đứt đoạn, có nhiệm vụ của giai đoạn sau đã bắt đầu từ giai đoạn trước và có nhiệm vụ của giai đoạn trước sang giai đoạn sau mới có thể hoàn thành.
Như vậy, có thể hiểu, theo đồng chí Trường Chinh, nhiệm vụ dân tộc và dân chủ nằm trong một giai đoạn cách mạng: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và tiếp sau giai đoạn này là giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Đồng chí Trường Chinh đã nhấn mạnh trong hai nhiệm vụ đó phải xác định rõ kẻ thù cụ thể trước mắt để tập trung chĩa mũi nhọn vào chúng, phân hoá, cô lập chúng. Lịch sử đã chứng minh nếu tách rời hai nhiệm vụ đó thì cách mạng sẽ gặp khó khăn, thậm chí thất bại và kết hợp không đúng mức hai nhiệm vụ ấy sẽ phạm sai lầm hoặc hữu khuynh, hoặc tả khuynh.
Khi miền Bắc được giải phóng, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chưa được hoàn thành trên cả nước và vẫn phải tiếp tục tiến hành ở miền Nam.
Bài học lịch sử lớn về phương châm chiến lược cách mạng mà đồng chí Trường Chinh rút ra là sự kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ phản đế và phản phong trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và sự kết hợp đúng đắn nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam với nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Chúng ta đều biết quan điểm của Đảng ta ngay từ khi giành quyền lãnh đạo cách mạng là phải tiến hành “vũ trang bạo động”, khởi nghĩa vũ trang để dành chính quyền về tay nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch rõ đó là quan điểm khởi nghĩa toàn dân mà đồng chí Truờng Chinh đã nắm vững khi trực tiếp chỉ đạo quá trình chuẩn bị và tiến hành tổng khởi nghĩa.
Để khởi nghĩa nổ ra thắng lợi, phải có tình thế cách mạng mà theo đồng chí là khi giai cấp thống trị lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện đến cực điểm, nhân dân không thể sống được nữa dưới ách thống trị của Nhật- Pháp, sẵn sàng vùng dậy; phe dân chủ đại thắng ở Thái Bình Dương, Liên Xô đại thắng, cách mạng Pháp hay cách mạng Nhật nổi dậy, quân Anh, Mỹ tràn vào Đông Dương; Mặt trận cứu quốc đã thông nhất trong cả nước. Đây chính là sự vận dụng và píat triển sáng tạo luận điểm của Lênin về thời cơ khởi nghĩa.
Năm 1945, Đảng đã phát động một cao trào cách mạng, cao trào kháng Nhật cứu nước, tạo ra tình thế tiền khởi nghĩa làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa; dự kiến những trường hợp Tổng khởi nghĩa có thể nổ ra thắng lợi. Vấn đề quan trọng hàng đầu là vấn đề thời cơ Tổng khởi nghĩa.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh và có cả sự chỉ đạo của đồng chí Trường Chinh, Tổng khởi nghĩa đã nổ ra “đúng lúc cần phải nổ”, giành đựơc thắng lợi hoàn toàn trong thời gian tương đối ngắn, đống góp cho kho tàng cách mạng thế giới những kinh nghiệm quý giá. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 của cách mạng Việt Nam dụa vào công nông và diễn ra cả ở thành thị và nông thôn mà đòn quyết định là ở thành thị. Sau cách mạng Tháng Tám- 1945, thực dân Pháp đem quân xâm lược nước ta hòng đặt lại ách thống trị của chúng. Dưới ngọn cờ kháng chiến cứu nước của Đảng và Bác Hồ, đồng chí Trường Chinh đã vạch ra đường lối chiến lược cụ thể của cuộc kháng chiến với sáng tạo lớn là coi chiến tranh cách mạng chống xâm lược là phương tiện quyết liệt để hoàn thành nhiệm vụ CMDTDCND. Phải làm cách mạng trong chiến tranh, tức là “phải thực hiện từng bước nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam ngay trong quá trình đấu tranh lâu dài”. Phát triển tư tưỏng chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh đã đề ra đường lối cụ thể về kháng chiến, coi chiến tranh cách mạng không chỉ là phương thức để đánh thắng thực dân xâm lược, mà còn là phương pháp để đạt mục tiêu của CMDTDCND.
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt Nam: giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc. Đến đồng chí Trường Chinh, là một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí nổi lên như một nhà chiến lược lỗi lạc của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Những đóng góp lớn lao của đồng chí Trường Chinh, góp phần hình thành đường lối CMDTDCND cho Đảng ta. Cùng với sự đóng góp của các đồng chí lãnh đạo khác, đồng chí Trường Chinh góp phần đặt nền móng cho sự nghiệp phát triển đến đỉnh cao của lý luận, đường lối chiến tranh nhân dân. Đó là những tư tưởng về:
-Kháng chiến toàn dân, động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, đoàn kết toàn dân, “không một sức nào bỏ phí, không một sức nào đứng ngoài cuộc chiến đấu, không một sức nào thừa”. Chiến tranh do nhân dân tự làm lấy, “tự nhiên có một lối đánh sinh động, biến hoá khôn cùng”. “Phải cải thiện đời sống của nhân dân, mở rộng dân chủ cho nhân dân. Đó là hai điều cần thiết để dốc lực lượng của 25 triệu đồng bào vào cuộc chiến đấu”
-Kháng chiến toàn diện, đánh địch về mọi mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, kháng chiến không chỉ là đem quân ra trận đánh nhau với giặc.
-tự lực cánh sinh, vừa đánh giặc, vừa cải thiện đời sống của nhân dân, quân đội để kháng chiến lâu dài, đồng thời phải kéo thêm nhiều bạn, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân Pháp, nhân dân khối Liên hiệp Pháp và các lực lượng dân chủ trên thế giới. Nhưng thắng lưọi phần chính là do ta.
-Ba điều lớn góp phần làm cho ta thứng lợi là:
1.Toàn dân Việt Nam đoàn kết chặt chẽ, khnág chiến lâu dài.
2.Nhân dân Pháp phản đối chiến tranh ngày càng mạnh hoặc đứng dậy quật đổ bọn phản động Pháp.
3.Phong troà cách mạng ở các nước thuộc địa Pháp dâng cao và các lực lưưọng hoà bình dân chủ và XHCN trên thế giới phản đối thực dân Pháp kịch liệt.
Trong ba điều kiện ấy, cố nhiên điều kiện toàn dân đoàn kết phải là cốt tử.
-Về cách đánh: Thoạt đầu du kích chiến là phổ biến nhất, đến một thời gian nhất định, vận động chiến (tức chiến tranh chính quy) và du kích chiến quan trọng ngang nhau nhưng thành phần vận động chiến nagỳ càng lớn thêm và cuối cùng vận động chiến nổi bật lên hàng đầu, du kích chiến bồi bổ, phối hợp chặt chẽ cũng giành thắng lợi.
-Cuộc kháng chiến lâu dài của ta sẽ có những cuộc đàm phán mới xen vào và đó chính là một trong những đặc điểm của nó.
-So sánh hơn thua, mạnh yếu. quan điểm của Đồng chí là nói mạnh yếu là cả về tinh thần và vật chất, và so sánh trong sự vận động, bên nào càng đánh ưu điểm càng tăng, nhược điểm càng giảm sẽ có điều kiện thắng.
Đồng chí Trường Chinh không chỉ là một nhà lý luận chính trị mà còn là một nhà lý luận quân sự kiệt xuất, rất quan tâm đến việc xây dựng lý luận quân sự Việt Nam, rất coi trọng chỉ đạo công tác, quân sự. đặc biệt là quan điểm về xây dựng lực lượng vũ trang. đó là quan điểm ba thứ quân, đó là quan điểm xây dựng lựuc lượng vũ trang về mọi mặt, lấy xây dựng chính trị làm nguyên tắc căn bản. Trên đây là một số quan điểm cơ bản của đồng chí Trường Chinh về CMDTDCND, về chiến tranh và kháng chiến. Và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cần san phẳng tất cả những cái gì ngăn cản bước tiến của xã hội Việt Nam, giải quyết mâu thuẫn giãư chế đọ dân chủ nhân dân Việt Nam và những lực lượng phản độgn, khiến cho chế độ ấy páht triển mạnh mẽ và thuận chiều tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Cách mạng Việt Nam phải giải quyết vấn đề đó. Những thế lực ngăn cản sự phát triển của xã hội Việt Nam là chế độ thuộc địa trong vùng bị tạm chiếm của bọn đế quốc. Chúng kìm hãm không cho kinh tế Việt Nam phát triển đến mức độ cần thiết, duy trì những di tích phong kiến, nửa phong kiến, đặng áp bức bóc lột nhân dân Việt Nam nặng nề thêm, định thủ tiêu chế độ dân chủ nhân dân Việt Nam và kéo xã hội Việt Nam trở lại chế độ thuộc địa. đó là trở lực chính, Ngoài ra là những di tích phong kiến và nửa phong kiến nó làm cho xã hội Việt Nam đình trệ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam.doc