Tiểu luận Xử lý như thế nào đối với quyết định giải quyết tiếp theo trái thẩm quyền trong tố tụng hành chính

*Theo nội dung trên thì TAND thành phố N.T đã nhận đơn và thụ lý vụ án, như vậy có nghĩa là TAND thành phố N.T đã xác định vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ( 60 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án) phải ra một trong những quyết định sau đây:

 

+ Đưa vụ án ra xét xử

+ Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.

+ Đình chỉ việc giải quyết vụ án.

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2905 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xử lý như thế nào đối với quyết định giải quyết tiếp theo trái thẩm quyền trong tố tụng hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số 02/QĐPT với nội dung : “ Huỷ Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính số 01 ngày 15/01/2001 của Tòa án nhân dân thành phố N.T đối với vụ án hành chính “ Khiếu kiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai” . Giao hồ sơ vụ án nói trên cho TAND thành phố N.T thụ lý, giải quyết lại theo thủ tục chung. Quyết định này là chung thẩm có hiệu lực thi hành”. Ngày 05/3/2001, TAND tỉnh K.H đã có công văn số 19/TA về việc : “ trả lời đơn” cho bà Nguyễn Thị Kim Khánh có nội dung : “ TAND tỉnh K.H nhận được đơn khiếu nại Quyết định số 5826/QĐ-UB ngày 26/12/2000 của UBND tỉnh K.H. Qua nghiên cứu, TAND tỉnh K.H nhận thấy : Việc bà khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án vì đây là quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo. Căn cứ khoản 8 điều 31 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ( đã được sửa đổi, bổ sung) . TAND tỉnh K.H trả lời đơn cho bà”. PHẦN THỨ HAI XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Nguyên tắc quản lý Nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi mọi hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước trong đó có hoạt động ra quyết định hành chính, phải phù hợp với pháp luật về nội dung và trình tự ban hành; nghĩa là mọi quyết định hành chính được ban hành trên cơ sở Hiếp pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và phải nhằm thực hiện Hiếp pháp, pháp luật. Mặt khác, các quyết định hành chính phải bảo đảm tính hợp lý, nghĩa là phải phù hợp với đường lối nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước đề ra, phù hợp nhu cầu, nguyện vọng lợi ích chính đáng của nhân dân và phù hợp với thực tiễn, khả năng quản lý Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể. Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi ban hành các quyết định hành chính, các cơ quan hành chính Nhà nước phải bảo đảm tính hợp pháp và tính hợp lý, nhờ đó văn bản đưa ra mới có khả năng thực thi, được xã hội chấp nhận. * Tính hợp pháp của quyết định hành chính phải bảo đảm 4 yếu tố : - Phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật. - Tất cả các quyết định quản lý hành chính Nhà nước phải ban hành đúng thẩm quyền của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước. - Quyết định hành chính đều phải bảo đảm lý do sát thực, xuất phát từ pháp luật Nhà nước, đường lối chủ trương của Đảng, từ ý nguyện của nhân dân. - Quyết định hành chính phải được ban hành đúng hình thức và thủ tục do pháp luật quy định. * Tính hợp lý của quyết định hành chính : Quyết định hành chính hợp lý mới có khả năng thực thi cao. Quyết định hành chính chỉ hợp lý khi nó hợp pháp, nghĩa là trước hết nó phải hợp pháp. Không thể vì lý do hợp lý, phù hợp với nhu cầu địa phương, cơ sở mà coi thường tính hợp pháp của quyết định. Một quyết định hành chính được coi là hợp lý khi nó đáp ứng các yêu cầu sau: - Phải bảo đảm tính hài hoà các mặt lợi ích của Nhà nước, tập thể cộng đồng và lợi ích cá nhân người lao động. - Quyết định hành chính phải có tính cụ thể và phù hợp với từng vấn đề, với các đối tượng thực hiện. - Quyết định hành chính phải bảo đảm tính hệ thống, tính toàn diện. - Quyết định hành chính phải bảo đảm kỹ thuật lập quy đã đề ra. Với những nội dung nêu trên, mục tiêu xử lý tình huống này là xác định xem việc áp dụng Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính của TAND thành phố N.T như đã nêu ở trên có phù hợp với quy định của pháp luật không? Và việc Tòa án đang thụ lý vụ kiện hành chính mà Uỷ ban nhân dân tỉnh lại ra quyết định giải quyết tiếp theo trái thẩm quyền thì xử lý như thế nào? PHẦN THỨ BA PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG * Việc thứ nhất : Về Quyết định chuyển hồ sơ vụ án hành chính của Tòa án có thuộc đối tượng để kháng cáo hay không ? Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định “đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm...” Vậy quyết định chuyển hồ sơ vụ án có thuộc đối tượng để kháng cáo hay không? Tại Điểm b, khoản 1, điều 13 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định rõ: “ Nếu có nhiều người, trong đó có người khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, có người khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của người giải quyết khiếu nại tiếp theo. Tòa án đã thụ lý vụ án hành chính phải chuyển hồ sơ vụ án cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo ngay sau khi phát hiện việc giải quyết không thuộc thẩm quyền của mình”. ở vụ việc trên, quyết định của UBND thành phố N.T có liên quan đến hai người là ông Ngữ và bà Khánh. Trong mọi trường hợp, sau khi nhận được đơn khởi kiện án hành chính, Tòa án cần có văn bản gửi đến UBND tỉnh K.H là cơ quan cấp trên trực tiếp của UBND thành phố N.T, nơi đã ra Quyết định hành chính 2468/QĐ-UB, yêu cầu cho Tòa biết bằng văn bản có người nào trong số những người có liên quan khiếu nại lên UBND tỉnh K.H không? Nếu có người khiếu nại, Tòa án trả lại đơn kiện cho người khởi kiện hoặc chuyển đơn kiện cho UBND tỉnh K.H là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và thông báo cho người khởi kiện biết. Trong trường hợp đã xác định rõ không có người nào khiếu nại, thì Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục chung. Trên thực tế TAND thành phố N.T đã thụ lý vụ kiện hành chính của bà Khánh. Theo nội dung công văn số 3268 ngày 17/12/1999, UBND tỉnh K.H gửi cho UBND thành phố N.T nói rõ : “ UBND tỉnh không nhận được đơn khiếu nại của bà Khánh, ông Ngữ chỉ yêu cầu thi hành quyết định chứ không khiếu nại quyết định này” . Như vậy bà Khánh, ông Ngữ đâu có khiếu kiện nhầm về thẩm quyền để áp dụng điều luật nêu trên? Việc TAND thành phố N.T cho rằng có hai bên đương sự cùng khiếu kiện Quyết định 2468/QĐ-UB của UBND thành phố N.T nên vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh K.H và vận dụng điểm b, khoản 1, điều 13 Pháp lệnh là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Hiện nay có hai ý kiến hoàn toàn trái ngược nhau trong việc giải quyết vụ khiếu kiện quyết định hành chính này, như sau : * ý kiến thứ nhất cho rằng, căn cứ Điều 55 Pháp lệnh quy định : “ Đương sự hoặc người đại diện của đương sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp hoặc trên một cấp có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án trên một cấp xét xử phúc thẩm”. Do đó, quyết định chuyển hồ sơ vụ án không thuộc đối tượng để kháng cáo, kháng nghị, có hiệu lực thi hành ngay. Đây chính là quan điểm của TAND thành phố N.T, nên sau khi ban hành quyết định chuyển vụ án, Toà án đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến UBND tỉnh giải quyết?. Vì thế đương sự không được thực hiện quyền kháng cáo. * ý kiến thứ hai cho rằng, quyết định chuyển vụ án hành chính là một quyết định của Toà cấp sơ thẩm. Căn cứ khoản 3 Điều 61 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ hành chính quy định Hội đồng xét xử phúc thẩm không phải mở phiên tòa khi xét kháng cáo, kháng nghị những quyết định của Toà cấp sơ thẩm. Do đó, đương sự và Viện kiểm sát được quyền kháng cáo, kháng nghị quyết định đó để yêu cầu Toà cấp trên giải quyết theo trình tự phúc thẩm. Cũng có ý kiến cho rằng kể cả trong trường hợp ông Ngữ có khiếu nại đến UBND tỉnh K.H đối với Quyết định 2468/QĐ-UB của UBND thành phố N.T, căn cứ điểm b, khoản 1 điều 13 Pháp lệnh thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh K.H mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Trong trường hợp này, Toà án cần phải áp dụng điểm g, khoản 1 Điều 41 của Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ hành chính để ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính và chuyển hồ sơ vụ việc đến UBND tỉnh K.H giải quyết đồng thời gửi ngay quyết định đình chỉ vụ án đó đến Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, các đương sự để họ thực hiện kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại Điều 42 của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. * Việc thứ hai : Xử lý như thế nào đối với quyết định giải quyết tiếp theo trái thẩm quyền trong tố tụng hành chính. Khi Tòa án đã thụ lý và đang trong quá trình giải quyết vụ án hành chính theo đơn khởi kiện của một người, thì nhận được quyết định giải quyết khiếu nại đó ( đối với quyết định hành chính đang bị khiếu kiện) của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo. Tòa án đã trao đổi với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo về tính hợp pháp của việc ra quyết định đó, nhưng họ không rút quyết định đó và người khởi kiện cũng không rút đơn kiện. Tòa án phải xử lý trường hợp này như thế nào? * ý kiến thứ nhất cho rằng : Quyết định số 2468/QĐ-UB ngày 20/10/1999 của UBND thành phố N.T là quyết định hành chính lần đầu về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa ông Ngữ và bà Khánh. Sau khi nhận được quyết định này, ông Ngữ không cần phải thực hiện việc khiếu nại lần đầu đến UBND thành phố N.T theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo, vì theo điểm c khoản 2 Điều 38 Luật Đất đai năm 1993 quy định: “ Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của UBND đã giải quyết tranh chấp, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên. Quyết định này có hiệu lực thi hành”. Do đó, Quyết định số 5826/QĐ-UB ngày 26/12/2000 của UBND tỉnh K.H là quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu 2468/QĐ-UB của UBND thành phố N.T. Quyết định này có hiệu lực thi hành. Hơn nữa, “ không có quy định nào buộc UBND tỉnh Khánh Hoà phải dừng việc giải quyết khiếu nại tiếp theo để chờ kết quả giải quyết của TAND thành phố N.T ! ( Đây cũng chính là ý kiến của UBND tỉnh K.H ). Vì vậy, TAND thành phố N.T đã căn cứ điểm e khoản 1 Điều 41 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính để đình chỉ vụ án hành chính của bà Khánh là có căn cứ pháp luật. * ý kiến thứ hai cho rằng: Ông Ngữ không thực hiện việc khiếu nại lần đầu đối với quyết định 2486/QĐ-UB của UBND thành phố N.T theo quy định tại Điều 30, 31 Luật Khiếu nại, tố cáo. Trong khi đó, người thực hiện việc khiếu nại và khởi kiện theo đúng quy định của pháp luật lại là bà Khánh. Khoản 6 Điều 32 Luật Khiếu nại, tố cáo quy định: Khiếu nại một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết : “ Việc khiếu nại đang được Tòa án thụ lý...”. Vì lẽ đó, UBND tỉnh K.H dù có nhận được đơn khiếu nại của ông Ngữ theo điểm c khoản 2 Điều 38 Luật Đất đai năm 1993, thì vụ việc khiếu nại này cũng đã được TAND thành phố N.T thụ lý. Do đó, ngày 26/12/2000, UBND tỉnh K.H đã ban hành Quyết định giải quyết tiếp theo đối với đơn khiếu nại của ông Ngữ là trái quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ( đã sửa đổi, bổ sung). Vì vậy, quyết định đình chỉ việc giải quyết các vụ án hành chính của TAND thành phố N.T là trái pháp luật, đã tước quyền khiếu nại và khởi kiện của bà Khánh theo quy định pháp luật. Vì vậy, khi xét xử phúc thẩm, Tòa án sẽ có căn cứ thẩm quyền để hủy quyết định đình chỉ việc giải quyết các vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm và giao hồ sơ vụ án cho TAND thành phố N.T tiếp tục giải quyết vụ án hành chính do bà Khánh khởi kiện theo thủ tục sơ thẩm đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đối với quyết định giải quyết tiếp theo trái thẩm quyền của UBND tỉnh K.H trên thực tế vẫn còn tồn tại! Trong trường hợp này, Tòa án phải giải quyết như thế nào để đảm bảo quyền khiếu nại và khởi kiện của công dân theo đúng quy định của pháp luật ? PHẦN THỨ TƯ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT Mặc dù vụ việc đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết, tuy nhiên cách giải quyết của các cơ quan này có nhiều vấn đề cần phải trao đổi, xem xét thêm. Theo ý kiến của cá nhân tôi thì đối với từng trường hợp nêu trên cần phải có cách nhìn nhận và xử lý như sau : * Việc thứ nhất : Về “ Quyết định chuyển hồ sơ vụ án hành chính” của Tòa án có thuộc đối tượng để kháng cáo hay không ? 1. Khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1999 xác định: “ Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Tôi có ý kiến như sau : *Theo nội dung trên thì TAND thành phố N.T đã nhận đơn và thụ lý vụ án, như vậy có nghĩa là TAND thành phố N.T đã xác định vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ( 60 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án) phải ra một trong những quyết định sau đây: + Đưa vụ án ra xét xử + Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. + Đình chỉ việc giải quyết vụ án. Đối chiếu với các quy định tại khoản 1 Điều 40 và khoản 1 Điều 41 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính về những căn cứ để Thẩm phán ra Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án này thì không có lý do để Thẩm phán ra một trong hai quyết định nói trên trong thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án. *Theo điểm b khoản 1 Điều 13 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, thì Tòa án đã thụ lý vụ án hành chính chỉ chuyển hồ sơ vụ án cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo trong trường hợp vừa có người khởi kiện vụ án hành chính, vừa có người khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo. Trong vụ việc này, bà Khánh có đơn khởi kiện, còn ông Ngữ không làm đơn khiếu nại. Mặt khác, việc TAND thành phố N.T chỉ có quyết định chuyển vụ án hành chính mà không ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án là vi phạm điểm g khoản 1 Điều 41 Pháp lệnh. Như vậy, Luật không quy định cho phép Tòa án được chuyển vụ án trong quá trình chuẩn bị xét xử. Đáng lẽ trong trường hợp này khi nhận đơn kiện do không phát hiện được sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án để trả lại đơn cho bà Khánh theo quy định tại khoản 8 Điều 31 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính cho nên đã thụ lý vụ án và chuẩn bị xét xử thì Thẩm phán phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sẽ căn cứ vào quy định tại Điều 48 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính để quyết định đình chỉ vụ án với căn cứ tại điểm g khoản 2 Điều 41 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính là : “ Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án” Quyết định số 2468/QĐ-UB ngày 20/10/1999 của UBND thành phố N.T về việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa ông Trần Văn Ngữ ( xác định phần đất tranh chấp giữa hai người là thuộc quyền sử dụng của ông Ngữ). Rõ ràng là đơn của ông Ngữ đã không khiếu nại Quyết định số 2468/QĐ-UB. Do đó, việc TAND thành phố N.T ra quyết định chuyển vụ án hành chính đến UBND tỉnh K.H giải quyết là không đúng quy định của pháp luật. 2. Căn cứ Điều 55 Pháp lệnh để cho rằng: Đối tượng để kháng cáo, kháng nghị chỉ bao gồm bản án, quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa cấp sơ thẩm; quyết định chuyển hồ sơ vụ án không thuộc đối tựơng để kháng cáo, kháng nghị là không thỏa đáng, bởi lẽ: Những quyền hợp pháp của nhân dân nhất thiết phải được tôn trọng. Không lẽ chỉ vì sai lầm của Tòa cấp sơ thẩm mà ngừơi dân mặc nhiên bị tứơc mất quyền đã được luật pháp ghi nhận? Trong khi nguyên tắc xét xử 2 cấp là cơ chế hữu hiệu đảm bảo quyền lợi của công dân, là phương tiện để sửa chữa những sai lầm của Tòa cấp sơ thẩm. Còn vấn đề đương sự ( cụ thể là bà Khánh ) và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp có quyền kháng cáo, kháng nghị quyết định chuyển vụ án hay không thì thấy rằng - theo quy định tại khoản 3 Điều 40, khoản 2 Điều 41 và khoản 1 Điều 55 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì đương sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp hoặc trên một cấp có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp trên một cấp xét xử phúc thẩm. Theo tôi vấn đề này giải quyết như sau : Bà Khánh phải làm đơn khiếu nại việc TAND thành phố N.T chuyển vụ kiện mà bà cho là không đúng gửi tới TAND thành phố N.T, TAND tỉnh K.H, VKS thành phố N.T, UBND thành phố N.T để khi nhận được đơn của bà thì : - Nếu TAND thành phố N.T thấy việc chuyển vụ kiện trước đây của mình là không đúng vì vụ kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì đề nghị UBND thành phố N.T chuyển lại hồ sơ vụ kiện để xét xử theo thẩm quyền. - Nếu TAND tỉnh K.H thấy việc chuyển vụ kiện là không đúng vì việc này thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND thành phố N.T thì yêu cầu đơn vị này liên hệ với UBND thành phố N.T lấy lại hồ sơ vụ kiện để tiến hành xét xử. - Nếu UBND thành phố N.T qua nghiên cứu vụ kiện này thấy không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình mà thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND thành phố N.T thì chuyển hồ sơ vụ kiện cho đơn vị này để giải quyết theo thẩm quyền. - Nếu VKSND thành phố N.T thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đã được quy định tại Điều 10 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thấy việc UBND thành phố chuyển vụ án là không đúng thì yêu cầu họ rút hồ sơ vụ kiện về để giải quyết theo đúng thẩm quyền quy định. Như trên đã phân tích thì Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính không quy định cho Tòa án có thẩm quyền ra quyết định chuyển vụ án, chỉ quy định đương sự hoặc người đại diện của họ, Viện kiểm sát được quyền kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án và quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm. Từ đó tôi thấy : Dù luật không quy định đương sự, Viện kiểm sát được quyền kháng cáo, kháng nghị quyết định chuyển vụ án và trong thực tế quyết định này cũng không có do luật không quy định mà chỉ có TAND thành phố N.T tự đặt ra thì quyền lợi của các đương sự không được đảm bảo thực hiện. Vì vậy, theo tôi cần phải vận dụng điểm g khoản 2 Điều 20 Pháp lệnh ( đương sự có quyền” kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án”) và khoản 3 Điều 61 Pháp lệnh ( Hội đồng xét xử phúc thẩm không phải mở phiên tòa khi xét” kháng cáo, kháng nghị những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm”) “ Quyết định” ở đây được hiểu là gồm cả quyết định chuyển vụ án hành chính của Tòa cấp sơ thẩm. * Việc thứ hai : Xử lý như thế nào đối với quyết định giải quyết tiếp theo trái thẩm quyền trong tố tụng hành chính. Luật khiếu nại tố cáo có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999. Sau khi Luật này được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 7/8/1999 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại tố cáo. Đây là những văn bản luật quan trọng nhằm thể chế hoá quyền khiếu nại tố cáo của công dân cũng như trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Các văn bản này quy định cụ thể nhiều vấn đề có liên quan đến việc khiếu nại tố cáo của công dân đối với cơ quan hành chính Nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước trong hoạt động quản lý Nhà nước. Như vậy thủ tục giải quyết khiếu nại có thể tóm tắt lại theo sơ đồ sau: 60 - 90 ngày Tạm ứng án phí 7 ngày 30-45 ngày 30-45 ngày Thụ lý: 10 ngày Thời hiệu khiếu nại 90 ngày Quyết định, hành vi hành chính Đơn khiếu nại Quyết định giải quyết khiếu nại Khiếu nại tiếp lên cơ quan Nhà nước cấp trên Thụ lý vụ án hành chính - Quyết định đưa vụ án ra xét xử; hoặc - Tạm đình chỉ; hoặc - Đình chỉ vụ án. Giai đoạn khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính lần đầu Khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại: Trong thời gian qua, hầu hết các quyết định tranh chấp đất đai do UBND các cấp huyện, thị xã, thành phố N.T ( tỉnh K.H ) ban hành đều có giải thích về quyền khiếu nại của đương sự: “ Nếu không đồng ý với quyết định này ông bà có quyền khiếu nại lên UBND tỉnh theo điểm c, khoản 2, điều 38 Luật đất đai”. Điểm c, khoản 2 Điều 38 Luật Đất đai năm 1993 quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai như sau : “ Trường hợp không đồng ý với quyết định của UBND đã giải quyết tranh chấp, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên. Quyết định này có hiệu lực thi hành”. Nếu áp dụng quy định này thì người khiếu nại sẽ không được quyền khiếu nại lần đầu hoặc thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, Điều 30 Luật khiếu nại tố cáo quy định: “ Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại với người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính mà người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích gợp pháp của mình”. Như vậy, theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo, người khiếu nại phải khiếu nại với chính người đã ra quyết định hành chính đó chứ không phải khiếu nại lên cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên. Thế nhưng trên thực tế, khi công dân khiếu nại lần đầu, UBND thành phố N.T là ngừơi ban hành quyết định hành chính lần đầu, lại bị UBND thành phố N.T trả lời đơn với lý do” không thuộc thẩm quyền giải quyết”? Vậy trong trường hợp này thì thẩm quyền giải quyết được áp dụng theo Luật nào mới đảm bảo nguyên tắc pháp chế XHCN. *Về thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính Điều 31 Luật khiếu nại tố cáo quy định: “ Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính”. Như vậy đối với một công dân hoặc một tổ chức pháp nhân nào đó, khi nhận được quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính mà cho rằng quyết định hành chính, hoặc hành vi hành chính này xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì bắt buộc họ phải tiến hành các thủ tục khiếu nại lần đầu trong thời hạn là 90 ngày. Nếu họ thực hiện đúng trình tự này thì sẽ được các cơ quan có thẩm quyền xem xét việc khiếu nại, kể cả việc có thể khởi kiện vụ án hành chính đến TAND để yêu cầu giải quyết đúng theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Còn trong trường hợp công dân, hoặc tổ chức pháp nhân không thực hiện đầy đủ các bước khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo thì sẽ mất quyền khiếu nại. Nếu có khởi kiện vụ án hành chính đến TAND thì Tòa án sẽ không thụ lý vụ án mà phải trả lại đơn. Việc trả lại đơn trong trường hợp này được quy định tại khoản 4, điều 31 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ( đã được sửa đổi, bổ sung) vì : “ Đã hết thời hiệu khiếu nại lần đầu quy định tại Điều 31Luật khiếu nại tố cáo mà không khiếu nại”. Thế nhưng trên thực tiễn thi hành pháp luật tại địa phương, các cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính không áp dụng cách tính thời hiệu quy định của Luật khiếu nại tố cáo mà lại áp dụng theo văn bản pháp quy khác, đó là Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995. Theo khoản 1 Điều 88 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định về thời hiệu khiếu nại đối với quyết định xử phạt hành chính như sau : “ Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại với người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định”. Trong khi đó Luật khiếu nại tố cáo là một văn bản pháp quy có giá trị pháp lý cao hơn Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Việc áp dụng về thời hạn khiếu nại trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ở tỉnh K.H đã nảy sinh nhiều vướng mắc trong việc giải quyết khiếu nại và khởi kiện của công dân. Trở lại vụ việc đang phân tích ở trên thì thấy : Ngày 20/10/1999, UBND thành phố N.T ban hành Quyết định số 2486/QĐ-UB về việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa ông Trần Văn Ngữ với bà Nguyễn thị Kim Khánh trong quyết định này đã xác định phần đất có diện tích 9,234 m2 thuộc quyền sử dụng của ông Trần Văn Ngữ. Không đồng ý với quyết định này, bà Khánh đã có đơn khiếu nại lần đầu và khởi kiện Quyết định 2486/QĐ-UB nêu trên ra TAND thành phố N.T theo đúng quy định của Luật Khiếu nại tố cáo và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ( đã sửa đổi bổ sung). Ngày 13/12/1999, TAND thành phố N.T đã thụ lý vụ án hành chính sơ thẩm số 03/HCST. Ngày 24/01/2000, TAND thành phố N.T ra quyết định số 01/QĐ-TA chuyển hồ sơ vụ án đến UBND tỉnh K.H để giải quyết. Bà Khánh tiếp tục khiếu nại việc chuyển hồ sơ vụ án không có căn cứ pháp luật này. Tại quyết định phúc thẩm số 07/QĐ-PT ngày 15/11/2000 của TAND tỉnh K.H quyết định: “ Huỷ quyết định chuyển hồ sơ vụ án hành chính số 01 ngày 24/01/2000 của TAND thành phố N.T và chuyển hồ sơ cho TAND thành phố N.T để thụ lý, điều tra xét xử lại theo thủ tục tố tụng chung”. Trong quá trình Toà án thành phố Nha Trang đang thụ lý giải quyết vụ kiện đối với Quyết định số 2468/QĐ-UB ngày 26/12/2000 của Uỷ ban nhân dân thành phố N.T, Uỷ ban nhân dân tỉnh K.H lại ban hành Quyết định số 5826/QĐ với nội dung công nhận Quyết định số 2486 của Uỷ ban nhân dân thành phố N.T là đúng và giao cho Uỷ ban nhân dân thành phố N.T lập thủ tục xử phạt, buộc tháo dỡ nhà của bà Khánh . Ngày 15/01/2001, Tòa án nhân dân thành phố N.T đã ra quyết định số 01 đình chỉ việc giải quyết vụ “ Khiếu kiện Quyết định số 2486/QĐ ngày 20/10/1999 của UBND thành phố N.T” với lý do : “ Xét thấy vụ kiện tranh chấp quyền sử dụng đất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTieu luan QDHC.doc
Tài liệu liên quan