Tiểu luận Xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đất

MỤC LỤC

 

Phần I: Mở đầu 2

Phần II: Nội dung 3

Chương 1: Các khái niệm và định nghĩa cơ bản về môi trường đất 3

I. Môi trường đất 3

II. Ô nhiễm môi trường đất 3

Chương 2: Các biện pháp xử lý kim loại nặng trong đất 4

I. Xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đất bằng thực vật 4

1. Những giả thiết giải thích cơ chế và triển vọng của loại công nghệ xử lý KLN bằng thực vật 4

2.Xử lý KLN trong đất bằng Cỏ Vetiver 4

2.1 Đặc điểm hình thái 4

2.2 Đặc điểm sinh lý 5

2.3 Đặc điểm sinh thái 6

2.4 Khả năng thích nghi của cỏ Vetiver với các điều kiện đất xấu 8

2.5 Phương pháp trồng cỏ Vetiver trong xử lý đất bị nhiễm KLN 11

2.6 Một số hình ảnh cỏ Vetiver ở Việt Nam 16

3. Xử lý KLN trong đất bằng các loài thực vật khác 19

3.1 Cây thơm ổi 19

3.2. Cây cải xoong 19

3.3 Cây dương xỉ 20

II. Xử lý kim loại nặng trong bùn thải bằng giải pháp “ổn định hóa rắn kết hợp với phụ gia HSOB” 20

Phần III: Kết luận 22

Tài Liệu Tham Khảo .23

 

doc23 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 11673 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Phần I: Mở đầu 2 Phần II: Nội dung 3 Chương 1: Các khái niệm và định nghĩa cơ bản về môi trường đất 3 I. Môi trường đất 3 II. Ô nhiễm môi trường đất 3 Chương 2: Các biện pháp xử lý kim loại nặng trong đất 4 I. Xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đất bằng thực vật 4 1. Những giả thiết giải thích cơ chế và triển vọng của loại công nghệ xử lý KLN bằng thực vật 4 2.Xử lý KLN trong đất bằng Cỏ Vetiver 4 2.1 Đặc điểm hình thái 4 2.2 Đặc điểm sinh lý 5 2.3 Đặc điểm sinh thái 6 2.4 Khả năng thích nghi của cỏ Vetiver với các điều kiện đất xấu 8 2.5 Phương pháp trồng cỏ Vetiver trong xử lý đất bị nhiễm KLN 11 2.6 Một số hình ảnh cỏ Vetiver ở Việt Nam 16 3. Xử lý KLN trong đất bằng các loài thực vật khác 19 3.1 Cây thơm ổi 19 3.2. Cây cải xoong 19 3.3 Cây dương xỉ 20 II. Xử lý kim loại nặng trong bùn thải bằng giải pháp “ổn định hóa rắn kết hợp với phụ gia HSOB” 20 Phần III: Kết luận 22 Tài Liệu Tham Khảo …………………………………………………………….................23 PHẦN I: MỞ ĐẦU Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, càng ngày càng có nhiều nhà máy, khu công nghiệp tập trung được xây dựng và đưa vào hoạt động tạo ra một khối lượng sản phẩm công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong toàn bộ sản phẩm của nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó sản xuất công nghiệp đã gây nên nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đặt biệt là môi trường đất. Xử lý ô nhiễm môi trường đất luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý môi trường .Việc chọn công nghệ xử lý như thế nào để đạt hiệu quả cao, không gây nên những hậu quả xấu về môi trường trong tương lai và ít tốn kém chi phí luôn là nỗi bức xúc của các ngành chức năng.Và xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đất là 1 vấn đề đang được quan tâm rất nhiều. Gần đây, nhờ những hiểu biết về cơ chế hấp thụ, chuyển hoá, chống chịu và loại bỏ kim loại nặng của một số loài thực vật, người ta đã bắt đầu chú ý đến khả năng sử dụng thực vật để xử lý môi trường như một công nghệ môi trường đặc biệt. Tiểu luận này được nghiên cứu dựa trên những tài liệu về vấn đề xử lý kim loại nặng trong đất, với mục đích thông tin cho các bạn hiểu rõ về Trong quá trình làm tiểu luận sẽ không tránh khỏi những sai sót. Mong nhận được những đóng góp quí báu của giảng viên và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN VỂ MÔI TRƯỜNG ĐẤT. MÔI TRƯỜNG ĐẤT: Theo V.V Đacutraev “ Đất là vật thể tự nhiên được hình thành qua thời gian dài do kết quả tác động tổng hợp của 5 yếu tố: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian” Hoặc “ Đất là lớp tơi xốp trên bề mặt trái đất được hình thành bởi 5 yếu tố: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Sau này người ta còn bổ sung thêm tác động của con người” Hoặc “ Đất là tầng mặt tơi xốp của vỏ trái đất có khả năng tạo ra sản phẩm của cây” thành phần tạo ra sản phẩm của cây chính là độ phì nhiêu”… Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT : Khác với ô nhiễm đất và không khí thì ở ô nhiễm đất thì chúng ta khó có thể dùng cảm quan như nhìn, ngửi để nhận biết là môi trường đã bị ô nhiễm. Mặc khác, các chất gọi là chất ô nhiễm MTĐ cũng có 2 mặt củ nó: ở mức độ thấp là chất dinh dưỡng, thậm chí rất cần thiết như Bo, Mo, nhưng khi vượt quá mức giới hạn cho trước đối với một loại cây, con nào đó, nó lại trở nên nhiễm và gây độc. Định nghĩa: Ô nhiễm môi trường đất là sự thay đổi về thành phần các tính chất vật lý, hóa, sinh của đất vượt quá mức bình thường, sự thay đổi này đã làm thay đổi tính chất của đất không còn phù hợp với mục đích sử dụng. CHƯƠNG II: CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT XỬ LÝ Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT BẰNG THỰC VẬT: 1. Những giả thiết giải thích cơ chế và triển vọng của loại công nghệ xử lý KLN bằng thực vật: 1.1. Giả thuyết sự hình thành phức hợp: cơ chế loại bỏ các kim loại độc của các loài thực vật bằng cách hình thành một phức hợp. Phức hợp này có thể là chất hoà tan, chất không độc hoặc là phức hợp hữu cơ - kim loại được chuyển đến các bộ phận của tế bào có các hoạt động trao đổi chất thấp (thành tế bào, không bào), ở đây chúng được tích luỹ ở dạng các hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ bền vững . 1.2.Giả thuyết về sự lắng đọng: các loài thực vật tách kim loại ra khỏi đất, tích luỹ trong các bộ phận của cây, sau đó được loại bỏ qua lá khô, rữa trôi qua biểu bì hoặc bị đốt cháy. 1.3. Giả thuyết hấp thụ thụ động: sự tích luỹ kim loại là một sản phẩm phụ của cơ chế thích nghi đối với điều kiện bất lợi của đất (ví dụ như cơ chế hấp thụ Ni trong loại đất serpentin). 1.4.. Sự tích luỹ kim loại là cơ chế chống lại các điều kiện stress vô sinh hoặc hữu sinh: hiệu lực của kim loại chống lại các loài vi khuẩn, nấm ký sinh và các loài sinh vật ăn lá đã được nghiên cứu Ngày nay, sự thích nghi của các loài thực vật có khả năng hấp thụ kim loại nặng chưa được làm sáng tỏ bởi có rất nhiều yếu tố phức hợp tác động lẫn nhau. Tích luỹ kim loại là một mô hình cụ thể của sự hấp thụ dinh dưỡng khoáng ở thực vật. Có 17 nguyên tố được biết là cần thiết cho tất cả các loài thực vật bậc cao (C, H, O, N, S, P, K, Ca, Mg, Fe, Mn, Cu, Zn, B, Mo, Cl và Ni). Các nguyên tố đa lượng cần thiết cho các loài thực vật ở nồng độ cao, trong khi các nguyên tố vi lượng chỉ cần đòi hỏi ở nồng độ rất thấp. Các loài thực vật được sử dụng để xử lý môi trường bao gồm các loài có khả năng hấp thụ được các kim loại dạng vết cần thiết như Cu, Mn, Zn và Ni hoặc không cần thiết như Cd, Pb, Hg, Se, Al, As với hàm lượng lớn, trong khi đối với các loài thực vật khác ở các nồng độ này là cực kỳ độc hại. 2.Xử lý KLN trong đất bằng Cỏ Vetiver: Cỏ vetiver có khả năng hấp thu hầu hết kim loại nặng: As, Cd, Hg, Pb, Ni, Cu, Cr… Đặc điểm hình thái : • Cỏ Vetiver có bộ rễ đồ sộ, rất phát triển, mọc rất nhanh và ăn rất sâu, trong 12 tháng đã có thể ăn sâu tới 3,6m trên đất tốt. • Do có bộ rễ ăn sâu nên cỏ Vetiver chịu hạn rất khỏe, có thể hút độ ẩm từ tầng đất sâu bên dưới, và xuyên qua các lớp đất bị lèn chặt, qua đó giảm bớt lượng nước thải thấm xuống quá sâu. • Phần lớn các sợi rễ trong bộ rễ khổng lồ của nó lại rất nhỏ và mịn, đường kính trung bình chỉ khoảng 0,5-1,0mm (Cheng et al., 2003), tạo nên một bầu rễ rất lớn, rất thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm, là điều kiện cần thiết để hấp thụ và phân hủy các chất gây ô nhiễm như nitơ v.v. • Thân cỏ mọc thẳng đứng, rất cứng, có thể đạt tới 3m chiều cao, nếu trồng dày thì chúng tạo thành hàng rào sống, kín nhưng vẫn thoáng, khiến nước chảy chậm lại và hoạt động như một màng lọc, giữ lại bùn đất. Ảnh 1: Bộ rễ và thân lá cực kỳ ấn tượng của cỏ Vetiver, tạo thành hàng rào chắn rất tốt. 2.2. Đặc điểm sinh lý • Cỏ Vetiver có thể thích nghi với đất có độ chua, độ mặn, độ phèn cao, có hàm lượng Na và Mg cao. • Cỏ Vetiver có thể thích nghi với đất và nước có hàm lượng Al, Mn cao và những kim loại nặng như As, Cd, Cr, Ni, Pb, Hg, Se và Zn. • Cỏ Vetiver có thể hấp thụ một lượng lớn N và P hòa tan trong nước thải (Hình 1). • Cỏ Vetiver có thể thích nghi với đất có hàm lượng chất dinh dưỡng cao (Hình 2). • Cỏ Vetiver có thể chịu nồng độ thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ cao. • Cỏ Vetiver có thể phân hủy một số hợp chất hữu cơ liên quan với thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ. • Cỏ Vetiver có khả năng phục hồi rất nhanh sau khi bị ảnh hưởng của hạn hán, giá lạnh, cháy, nhiễm mặn và những điều kiện bất thuận khác sau khi những điều kiện này kết thúc. Hình 1: Khả năng hấp thụ N và P của cỏ Vetiver rất cao so với các cây cỏ khác Hình 2: Khả năng hấp thụ và chịu được nồng độ N và P cao 2.3 Đặc điểm sinh thái Là giống cỏ điển hình của miền nhiệt đới, mặc dù có những khả năng độc đáo nêu trên, cỏ Vetiver không chịu được bóng râm. Bóng râm làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của cỏ, thậm chí có thể làm cho nó lụi đi. Vì vậy, tốt nhất là nên trồng cỏ Vetiver ở nơi đất trống, không bị các loài cây cỏ khác che phủ, thậm chí khi mới trồng có thể cần phải trừ cỏ dại. Khi trồng ở những nơi nền đất không ổn định, dễ bị sạt lở, xói mòn, cỏ Vetiver trước hết giúp hạn chế được sạt lở, xói mòn, tiến tới ổn định nền đất (đặc biệt là nơi đất dốc), tiếp đó giúp cải thiện điều kiện môi trường, vi khí hậu, để sau đó có thể trồng được những loài cây khác mà ta muốn. Với những đặc điểm như vậy, có thể coi cỏ Vetiver như là giống cây tiên phong ở những vùng đất xấu. Ảnh 2: Cỏ Vetiver chịu cháy rất tốt, chỉ hai tháng sau, khi có mưa đã phục hồi trở lại Ảnh 3: Cỏ Vetiver trồng trên cát ven biển Quảng Bình (trái) và đất chua phèn Gò Công (phải) Ảnh 4: Cỏ Vetiver trên đất chua phèn nặng ở Tân An (trái) và đất kiềm nặng ở vùng khô nóng Ninh Thuận (phải) 2.4. Khả năng thích nghi của cỏ Vetiver với các điều kiện đất xấu: 2.4.1. Chịu được đất chua, phèn và hàm lượng Mangan cao Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu được bón phân đạm và lân, cỏ Vetiver không hề bị ảnh hưởng ngay cả trong môi trường đất có độ chua rất cao (pH = 3,8) và độ phèn rất cao (68%), nhưng cỏ Vetiver sẽ chết ở nồng độ phèn 90% và độ pH của đất bằng 2,0. Bởi vậy, ngưỡng chịu phèn của cỏ Vetiver là khoảng 68-90%. Thử nghiệm trên đồng ruộng đã khẳng định rằng, cỏ Vetiver vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường ở độ pH của đất bằng 3,0 và độ phèn khoảng 83- 87%, tức là rất cao so với nhiều giống cây khác (dưới 30%). Ngoài ra, cỏ Vetiver vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường ở đất nhiễm Mn với hàm lượng có thể thu hồi được đến 578mg/kg, độ pH của đất 3,3 và hàm lượng Mn trong cỏ tới 890 mg/kg. Vì vậy, cỏ Vetiver đã được sử dụng rất hiệu quả để phòng chống xói mòn ở nơi đất chua, phèn với độ pH khoảng 3,5 và độ pH oxi hóa thấp tới 2,8 (Truong and Baker, 1998) (Ảnh 7, 8). Ảnh 5: Cỏ Vetiver chịu đựng được độ pH=3,8;Al bão hòa 68%-87% trong đất. Ảnh 6: Ở độ pH=3,3 và hàm lượng Mn cực kỳ cao, tới 578mg/kg, cỏ Vetiver vẫn sinh trưởng và phát triển tốt 2.4.2. Chịu được đất mặn có hàm lượng Natri cao Cỏ Vetiver chịu được ngưỡng mặn Ecse=8dS/m, cao hơn so với các giống cây trồng và cỏ chịu mặn khác ở Ôxtralia như cỏ Bermuda (Cynodon dactylon), ngưỡng chịu mặn 6,9dS/m; cỏ Rhodes (Chloris guyana), ngưỡng chịu mặn 7,0dS/m; cỏ Wheat (Thynopyron elongatam), ngưỡng chịu mặn 7,5dS/m và lúa mạch (Hordeum vulgare), ngưỡng chịu mặn 7,7dS/m. Nếu được bón phân đạm và lân phù hợp, cỏ Vetiver có thể sinh trưởng, phát triển bình thường trên đất thải chứa nhiều sét Bentônit Natri với hàm lượng Na trao đổi lên tới 48%, trên đất phủ ở các mỏ than với hàm lượng Na trao đổi tới 33%, chưa kể đất này còn chứa một hàm lượng Mg rất cao (2.400mg/kg) so với Ca (1.200mg/kg) (Trương, 2004). Ảnh 7: Cỏ Vetiver thích nghi rất tốt với đất có độ mặn cao 2.4.3. Khả năng thích nghi với kim loại nặng Bảng 2 dưới đây cho thấy cỏ Vetiver có khả năng thích nghi rất cao đối với As, Cd, Cr, Cu, Hg, Ni, Pb, Se và Zn. Bảng 2: So sánh ngưỡng chịu kim loại nặng ở cỏ Vetiver và các cây cỏ khác Kim loại nặng Ngưỡng chịu trong đất (mg/kg) Ngưỡng chịu trong cây cỏ khác (mg/kg) Cở vertiver Cây cỏ khác Cỏ vertiver Cây cỏ khác Acsen (As) 100-250 2.0 21-72 1-10 Cadmi (Cd) 20-60 1.5 45-48 5-20 Đồng (Cu) 50-100 - 13-15 15 Crôm (Cr) 200-600 - 5-18 0.02-0.2 Chì (Pb) >1500 - >78 - Thủy ngân (Hg) >6 - >0.12 - Niken (Ni) 100 7-10 347 10-30 Selen (Se) >74 2-14 >11 - Kẽm (Zn) >750 - 880 - 2.5 Phương pháp trồng cỏ Vetiver trong xử lý đất bị nhiễm KLN: 2. 5.1. Nhân giống: Có 4 phương pháp thường được dùng để nhân giống cỏ Vetiver: • Tách khóm đã trưởng thành thành nhiều cây để trồng rễ trần. • Nhân giống từ các bộ phận của cây mẹ. • Trồng bằng chồi hoặc nuôi cấy chồi trong ống nghiệm để có số lượng lớn cây giống. • Nuôi cấy mô từ một phần của cây mẹ để nhân được nhiều cây giống. 2.5.1.1.Tách khóm trồng rễ trần: ♣ Bước 1: Tách khóm cỏ mẹ một cách cẩn thận, nhẹ nhàng thành từng dảnh nhỏ, mỗi dảnh có 2-3 cây cỏ. Cắt bỏ phần thân lá bên trên, chỉ để lại một đoạn khoảng 15cm, cắt bớt các đoạn rễ thừa, tránh làm tổn thương phần cổ rễ (Hình 1). Hình 3: Tách khóm cỏ Vetiver ♣ Bước 2: Trước khi trồng, nếu có thể nên nhúng các dảnh cỏ trên vào hoócmôn, vào phân chuồng hoai hoặc đất bùn pha sền sệt để giữ ẩm và kích thích ra rễ. Cỏ giống chưa trồng ngay có thể đặt ở vũng nước nông dưới ánh nắng mặt trời để đảm bảo tỷ lệ sống cao trước khi trồng ra diện rộng . Ảnh 8: Tách khóm (trái), nhúng bùn hoặc phân chuồng chuẩn bị trồng (phải) 2.5.1.2 Nhân giống từ các bộ phận của cây mẹ Có 3 bộ phận của cây cỏ Vetiver trưởng thành có thể dùng để nhân giống là • Dảnh cỏ • Cổ rễ hoặc gốc cây • Hom. Thành phố Hồ Chí Minh đã nhân giống cỏ Vetiver theo 4 bước sau: • Chuẩn bị hom giống • Phun dung dịch bèo tây 10% • Phủ kín hom giống bằng túi chất dẻo, sau 24 giờ thì bỏ túi chất dẻo ra • Đem hom trồng trên luống đã bón phân chuồng. ♣ Bước 1: Chuẩn bị giống Ảnh 9: Dảnh cỏ Vetiver non (trái) và già (phải) sẵn sàng mang trồng. Ảnh 10: Cổ rễ hoặc gốc (trái) và hom cỏ Vetiver (phải) sẵn sàng mang trồng. ♣ Bước 2: Phun dung dịch bèo tây 10% Dung dịch bèo tây có chứa rất nhiều hoócmôn và các chất kích thích sinh trưởng khác như axit gibberellic, các hợp chất Indol-Axetic (IAA): • Bèo tây lấy từ ao, hồ, sông, ngòi về; • Cho vào những túi nilon kín có dung tích 20lít; • Khoảng 1 tháng thì bèo tây hoàn toàn hoai mục; • Gạn bỏ phần chất rắn, chỉ giữ lại phần nước; • Cất giữ để dùng dần. Ảnh 11: Phun dung dịch bèo tây (10%) cho cỏ Vetiver giống ♣ Bước 3: Xử lý và trồng Ảnh 12: Phủ kín hom giống bằng túi nilon trong 24 giờ Ảnh 13: Trồng trên luống. 2.5.2. Chuẩn bị trồng: Trong những điều kiện bất thuận, để đảm bảo cỏ mọc tốt, và nhanh, tỷ lệ sống cao, khi cây giống được sản xuất theo những phương pháp nêu trên đã đủ tuổi trưởng thành hoặc đã đủ số lượng cần thiết, có thể tiếp tục chuẩn bị thêm một bước trước khi đem trồng trên diện rộng bằng cách: • Trồng trong túi bầu; và • Trồng thành các băng cỏ. 2.5.2.1 Túi bầu Cây con hoặc dảnh cây rễ trần để trong chậu hoặc túi bầu có chứa nửa đất trộn với nửa mùn trong thời gian 3-6 tuần tùy theo điều kiện nhiệt độ. Khi có ít nhất 3 chồi non thì đem trồng. Ảnh 14: Rễ trần và túi bầu (trái), cho cỏ vào túi bầu (giữa), túi bầu sẵn sàng mang trồng (phải). 2.5.2.2. Băng cỏ Băng cỏ là một dạng túi bầu cải tiến, có thể chứa được nhiều dảnh rễ trần hoặc gốc giống, trồng gần sát bên nhau trên những luống dài (khoảng 1m) đã chuẩn bị từ trước, vừa dễ vận chuyển, vừa dễ trồng. Cách làm này đỡ tốn sức lao động, nhất là ở những nơi khó khăn như những sườn dốc cao; hơn nữa, tỷ lệ cây sống khá cao vì rễ cây không bị xoăn gấp hoặc bó lại như trường hợp cho vào túi bầu. Ảnh 15: Trồng cỏ trong các băng (trái), lấy ra khỏi băng (giữa) và sẵn sàng mang trồng (phải) 2.6. Một số hình ảnh cỏ Vetiver ở Việt Nam: Ảnh 16: Vườn ươm ở Quảng Ngãi (trái) và Bình Phước (phải) Ảnh 17:Cỏ vetiver có khả năng hấp thu hầu hết kim loại nặng: As, Cd, Hg, Pb, Ni, Cu, Cr… Ảnh 18: Phục hồi mỏ than ở Ôxtralia (trái) và mỏ bôxit ở Venezuela 2.7. Một số mô hình xử dụng cỏ Vetiver trong xử lý ô nhiễm: Hình 4: Hiệu quả của cỏ Vetiver tiêu giảm Nitơ Hình 5: Mô hình xử lý bằng các luống cỏ Vetiver 3. Xử lý KLN trong đất bằng các loài thực vật khác: 3.1 Cây thơm ổi: Gần đây, các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện ra một loài cây dại có tên là thơm ổi có khả năng hấp thu lượng kim loại nặng cao gấp 100 lần bình thường và sinh trưởng rất nhanh. Món khoái khẩu của loài cây này là chì. Chúng có thể "ăn" lượng chì cao gấp 500-1.000 lần, thậm chí còn lên tới 5.000 lần so với các loài cây bình thường mà không bị ảnh hưởng. Thơm ổi được xem là loài siêu hấp thu chì và cadimi. Sau 105 ngày thí nghiệm, nhóm nghiên cứu kết luận rằng khả năng hấp thu chì cao hơn 506 ppm (trong điều kiện môi trường ô nhiễm chì ở nồng độ 1.000 ppm) so với cây sống trong điều kiện bình thường và 1.037 ppm (trong điều kiện môi trường nhiễm chì 2.000 ppm)... Ngoài ra, kết quả thí nghiệm cũng cho thấy cây thơm ổi hấp thu chì rất nhanh: trong điều kiện môi trường chứa 1.000 ppm chì, sau 24 giờ (kể từ thời điểm tăng đột ngột nồng độ chì) rễ cây thơm ổi đã tích lũy một lượng chì hơn 470 lần so với cây đối chứng (sống trong điều kiện môi trường bình thường); trong môi trường chứa 2.000 ppm chì thì rễ thơm ổi tích lũy một lượng chì hơn 969 lần so với cây đối chứng; trong môi trường chứa 4.000 ppm chì, rễ thơm ổi tích lũy một lượng chì hơn 4.908 lần so với cây đối chứng. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, cây thơm ổi có khả năng tích lũy chì cao hơn 1% so với trọng lượng khô của rễ và bộ phận rễ cây được xem là “kho” chứa chì. Tương tự, đối với chất cadmium, cây thơm ổi cũng có khả năng hấp thu chất này rất tốt. 3.2.Cây cải xoong : Ngay từ cuối thế kỷ 19 người ta đã phát hiện ra loài cải xoong (thuộc dòng hyperaccumulators) biết ăn kim loại từ trong đất. Những nông dân phát ruộng đã tìm thấy trong thân của loại cây này một lượng lớn chất kẽm. Sau này người ta phát hiện ra có khoảng 20 loài cải dại thuộc họ này rất thích “chén” những kim loại nặng có độc tính cao như nickel (kền), kẽm. “Ăn” những món chất độc đó, chúng không chết, mà ngược lại lớn nhanh như thổi. Điều này rất giống với một loại hoa dại có tên khoa học là Alyssum bertolonii. Loài hoa màu vàng này có khả năng hút lượng kền gấp 200 lần lượng kim loại nặng có thể giết chết hầu hết các loài thực vật khác. Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện ra một loài cây dương xỉ, một trong những họ thực vật lâu đời nhất trên thế giới và mọc rất nhiều trong tự nhiên hoang dã cũng có “sở trường ăn kim loại nặng” như đồng, thạch tín... Họ phát hiện ra trên lá của loài dương xỉ này có tới 0,8% hàm lượng thạch tín, cao hơn hàng trăm lần so với bình thường, mà cây vẫn tốt tươi. 3.3. Cây dương xỉ: Các nhà khoa học đã phát hiện thạch tín được cây dương xỉ lưu trong lớp lông tơ trên thân cây. Hơn thế, dương xỉ càng phát triển thì “nhu cầu” thạch tín càng lớn, và chúng còn di truyền khả năng “ăn” chất độc sang các thế hệ sau. XỬ LÝ KIM LOẠI NẶNG TRONG BÙN THẢI BẰNG GIẢI PHÁP “ỔN ĐỊNH HÓA RẮN KẾT HỢP VỚI PHỤ GIA HSOB” Phụ gia HSOB là một hợp chất được pha trộn vào hổn hợp bùn thải chứa kim loại nặng, tạo nên phản ứng oxy hóa – khử, chuyển chất độc hại thành không độc hại hoặc ít độc hại hơn, không hòa tan trong nước. Dùng: xi-măng + cát + bùn thải + phụ gia HSOB để hóa rắn thành bê-tông, sản xuất gạch lát đường nông thôn, tường rào… với chất lượng theo yêu cầu của thiết kế. Một số mẫu bê-tông dùng bùn thải nguy hại ở Khu công nghiệp Lê Minh Xuân được Công ty Cổ phần Dịch vụ Khoa học Công nghệ Sắc ký Hải Đăng phân tích theo phương pháp EPA 1311. Trước khi xử lý hàm lượng Cr, Ni vượt 1,8 lần so với TCVN 7629-2007, nhưng sau khi được xử lý thì hàm lượng Cr, Ni rất thấp so với  tiêu chuẩn trên. Một số mẫu bê-tông bùn thải ở cơ sở thuộc da, dệt nhuộm ở Bình Dương qua thử nghiệm cũng cho kết quả khả quan… Tất nhiên Nhóm Nghiên cứu còn phải kết hợp với Công ty Môi trường Bình Dương tiếp tục thử nghiệm để xác định mức tồn dư và khuyếch tán của các kim loại nặng khác, xem có ảnh hưởng đến môi trường không? Từ đó mà hoàn thiện công nghệ xử lý bùn thải nguy hại, xin phép cơ quan quản lý môi trường, cơ quan quản lý khoa học và công nghệ cho áp dụng rộng rãi. Nhóm Nghiên cứu Phát triển Công nghệ mới cũng đang nghiên cứu “dùng phụ gia HSOB thử nghiệm trộn với bùn thải nguy hại”  nếu khử được các chất độc hại thành không độc hại thì “có thể không cần ổn định hóa rắn” mà dùng bùn đó vào nhiều mục đích khác, được như vậy “mọi phức tạp sẽ trở thành đơn giản” Theo khảo sát về chất thải toàn cầu của Tổ chức Hàng hải quốc tế: Cứ tạo ra  sản phẩm quốc nội (GDP) 1 tỷ đô la sẽ làm phát sinh 4.500 tấn chất thải công nghiệp, trong đó 20% là chất thải nguy hại, bởi chứa nhiều kim loại nặng: Cu, Mn, Zn, Ni, Cd, Hg, Se, Al, As… nhất thiết phải được xử lý, không để khuếch tán ra môi trường, gây nhiều hậu quả cho các thế hệ mai sau. Riêng TP. Hồ Chí Minh chất thải nguy hại có đến 50 – 60% trong bùn thải, bởi ngay từ đầu không tách các cơ sở công nghiệp phát sinh chất thải nguy hại thành một khu công nghiệp riêng biệt! PHẦN III: KẾT LUẬN Công nghệ xử lý môi trường bằng thực vật là một công nghệ mới và hấp dẫn được đề cập trong những năm gần đây. Kỹ thuật này được cho biết là có một triển vọng đặc biệt trong việc làm sạch kim loại trong đất, ít nhất là dưới điều kiện cụ thể nào đó và được sử dụng trong hệ thống quản lý thích hợp. Sự phát triển của kỹ thuật di truyền và sinh học phân tử là rất cần thiết cho loại công nghệ này Ứng dụng cỏ Vetiver xử lý kim loại nặng trong đất là một công nghê xử lý bằng thực vật rất mới và sáng tạo. Đây là biện pháp đơn giản, dễ làm, rất kinh tế, hiệu quà, sử dụng cây xanh một cách tự nhiên, và quan trọng hơn là sản phẩm phụ của nó có thể dùng làm thức ăn gia súc, lợp nhà, làm chất đốt,………. Do hiệu quả cao, đơn giản, kinh tế, hệ thống cỏ Vetiver đã được ứng dụng tại hơn 100 nước trên thế giới, trong việc xử lý kim loai nặng trong đất cũng như phục hồi những vùng mỏ đã khai thác. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Huy Bá , Sinh Thái Môi Trường Đất, NXB DHQG TPHCM, 2008 Lê Huy Bá, Môi Trường Học Cơ Bản, NXB DHQG TPHCM, 2008 Nguyễn Thị Kiều Diễm, Xử Lí Ô Nhiễm & Thoái Hóa MT Đất,DHCN TPHCM, 2009 ĐỊA CHỈ TRANG WED - " \l "Anchor-LAND-2821 - " \l "Anchor-MINE-363 - " \l "Anchor-LANDFILL-45656 - " \l "Anchor-POLLUTION-7638

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXử Lý Ô Nhiễm Kim Loại Nặng Trong Đất.doc
Tài liệu liên quan