CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH 1
Phần 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC 1
I. Lịch sử hình thành và mô hình tổ chức 1
1. Lịch sử hình thành 1
2. Mô hình tổ chức tại Chi nhánh NHCT Ba Đình 2
II. Chức năng, nhiệm vụ phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ 4
1. Chức năng 4
2. Nhiệm vụ cụ thể 4
Phần II: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2006 7
A- MỘT SỐ TÌNH HÌNH KINH TẾ,XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH 7
B - KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2006 8
I- CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN: 8
II – CÔNG TÁC TÍN DỤNG: 10
1-Tình hình dư nợ: 10
2-Chất lượng tín dụng: 10
2.1- Phân loại nợ theo nhóm nợ đến 31/12/2006: 10
2.2-Phân loại nợ theo tài khoản nợ trong hạn, nợ quá hạn: 11
3- Thu nợ ngoại bảng và thu lãi dự thu nhóm II. 11
3.1-Thu nợ ngoại bảng: 11
3.2- Thu lãi dự thu nhóm II: 12
III- HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠỊ: 12
1 – Bảo lãnh trong nước: 12
2 – Thanh toán XNK và chuyền tiền 12
3 – Kinh doanh ngoại tệ : 12
IV – CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG KHÁC: 13
1. Phát triển dịch vụ thẻ: 13
2. Kế toán giao dịch: 13
3. Quản lý kho quỹ : 13
4. Phát triển các điểm giao dịch: 14
5. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: 14
6. Kết quả kinh doanh: 14
PHẦN II 16
CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN NĂM 2007 16
I – CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH CHỦ YẾU NĂM 2007: 16
II – BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 16
19 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình hoạt động của Ngân hàng công thương Ba Đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hụ thuộc hoàn toàn vào NHCT thành phố Hà nội, cùng với những khó khăn thử thách của những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế, theo đường lối của Đảng. Trước những khó khăn vướng mắc từ mô hình tổ chức quản lý, cũng như từ cơ chế, bắt đầu từ 1/4/1993, NHCT Việt Nam thực hiện thí điểm mô hình tổ chức NHCT 2 cấp (TW-Quận), xoá bỏ cấp trung gian là NHCT thành phố Hà nội, cùng với việc đổi mới và tăng cường công tác cán bộ. Do vậy, ngay sau khi nâng cấp quản lý cùng với việc đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực thì hoạt động kinh doanh của NHCT Ba đình đã có sức bật mới, hoạt động kinh doanh theo mô hình một ngân hàng thương mại đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín để tham gia cạnh tranh một cách tích cực trên thị trường. Nhanh chóng tiếp cận được thị trường và không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện mình để thích nghi với các môi trường kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường.
Kể từ khi chuyển đổi mô hình quản lý mới cho đến nay hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba đình không ngừng phát triển theo định hướng “ổn định an toàn - hiệu quả và phát triển” cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạt động, cũng như về cơ cấu mạng lưới, tổ chức bộ máy. Cho đến nay, bộ máy hoạt động của chi nhánh NHCT Ba đình có trên 300 cán bộ-nhân viên (trong đó có 85% trình độ đại học và trên đại học, 10% có trình độ trung cấp và đang đào tạo đại học, còn lại là lao động giản đơn) với 12 phòng nghiệp vụ, 1 phòng giao dịch, 11 quỹ tiết kiệm, hoạt động trên một địa bàn rộng bao gồm các quận: Ba đình – Hoàn Kiếm – Tây Hồ
Từ năm 1995 đến nay hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba đình liên tục được NHCT Việt Nam công nhận là một trong những chi nhánh xuất sắc nhất của hệ thống NHCT Việt Nam, năm 1998 được thủ tướng chính phủ tặng bằng khen, năm 1999 được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng ba. Liên tục trong các năm 2000 -2004 được nhiều cấp khen thưởng. Chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội tặng bằng khen, được Hội đồng thẩm định-kinh tế ngành ngân hàng đề nghị Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen.
2. Mô hình tổ chức tại Chi nhánh NHCT Ba Đình
Giám đốc
Phó giám đốc tín dụng.
Phó giám đốc kế toán và kho quỹ.
Phó giám đốc hành chính và khách hàng cá nhân
Phó giám đốc thống kê điện toán.
Phòng khách hàng 1
Phòng khách hàng 2
Phòng kế toán giao dịch
Phòng kế toán tài chính
Phòng tài trợ thương mại
Phòng kiểm tra nội bộ
Phòng TT điện toán
Phòng tổng hợp tiếp thị
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng khách hàng cá nhân
Phòng tổ chức hành chính
II. Chức năng, nhiệm vụ phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ
1. Chức năng
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với Khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và một số Khách hàng là tổ chức, cá nhân khác theo sự phân công cụ thể của Ban giám đốc Chi nhánh để thực hiện các chức năng chủ yếu sau đây:
1. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng đối với Khách hàng thuộc phạm vi quản lý, phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam
2. Khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt nam và ngoại tệ từ các Khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh do phòng trực tiếp quản lý.
3. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng cho các Khách hàng thuộc phạm vi quản lý.
2. Nhiệm vụ cụ thể
1. Làm đầu mối giao dịch với Khách hàng, phối hợp với các phòng nghiệp vụ có liên quan để tham mưu cho Ban giám đốc tổ chức khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt nam và ngoại tệ từ các Khách hàng đang có quan hệ tín dụng do phòng quản lý.
2. Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc Khách hàng, tư vấn cho Khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của Chi nhánh. Làm đầu mối phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan để bán các sản phẩm, dịch vụ đến Khách hàng. Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện có, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới để thoả mãn nhu cầu của Khách hàng.
3. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá về các Doanh nghiệp thuộc đối tượng phục vụ của phòng để xác định Khách hàng hàng tiền năng, Khách hàng cần duy trì và mở rộng quan hệ, từ đó lựa chọn đối tượng Khách hàng chiến lược để có kế hoạch tiếp thị, chăm sóc Khách hàng phù hợp.
4. Thẩm định, tính toán và xác định các giới hạn tín dụng cho các Khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của NHCT Việt Nam.
5. Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý các giao dịch:
+ Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác của Khách hàng
+ Thu thập thông tin, thẩm định về Khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác, tài sản bảo đảm của Khách hàng theo thẩm quyền và quy định của NHCT Việt Nam.
+ Đưa ra đề xuất chấp thuận hoặc từ chối đề nghị cấp tín dụng, nhận tài sản bảo đảm, cơ cấu lại nợ cho Khách hàng trình cấp có thẩm quyền quyết định trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định.
+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng.
+ Phối hợp với các phòng nghiệp vụ có liên quan thực hiện thu nợ gốc, lãi, các khoản phí đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng đã ký với Khách hàng.
+ Theo dõi, quản lý và tìm biện pháp thu hồi các khoản cho vay bắt buộc của Khách hàng
6. Theo dõi, quản lý các khoản tín dụng đã cấp cho Khách hàng, quản lý tài sản bảo đảm của Khách hàng theo quy định của NHCT Việt Nam.
7. Thực hiện phân loại nợ cho từng Khách hàng theo quy định về phân loại nợ của NHCT Việt Nam và chuyển kết quả phân loại nợ cho phòng nghiệp vụ có liên quan để tính toán trích lập dự phòng rủi ro.
8. Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ xử lý nợ nhóm 2, phối hợp với phòng nghiệp vụ có liên quan để xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng của Khách hàng.
9. Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của Khách hàng cho phòng nghiệp vụ có liên quan để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của Chi nhánh và của NHCT Việt Nam
10. Thực hiện nhiệm vụ thành viên hội đồng tín dụng Chi nhánh theo quy chế hội đồng tín dụng cơ sở do NHCT Việt Nam quy định để quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng tín dụng.
11. Tham mưu, đề xuất và lập hồ sơ đề nghị giảm, miễn lãi và xử lý rủi ro đối với khoản các nợ của Khách hàng do phòng quản lý theo đúng quy định của NHCT Việt Nam, tham gia hội đồng miễn giảm lãi, hội đồng xử lý rủi ro của Chi nhánh.
12. Cập nhật thông tin về Khách hàng có quan hệ tín dụng, tiến hành phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của Khách hàng để đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.
13. Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với Khách hàng có nhu cầu giao dịch và đang có quan hệ tín dụng với Chi nhánh thuộc phạm vi Khách hàng do phòng quản lý.
14. Phối hợp với phòng nghiệp vụ có liên quan để cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán liên quan đến các hoạt động nghiệp vụ của phòng. Tổ chức thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về các vấn đề có liên quan.
15. Báo cáo, phân tích, tổng hợp kế hoạch theo Khách hàng, nhóm Khách hàng thuộc phạm vi quản lý, theo sản phẩm, dịch vụ để phục vụ cho công tác kế hoạch và tổng hợp của toàn Chi nhánh.
16. Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh; nghiên cứu, đề xuất biện pháp giải quyết trình Ban giám đốc Chi nhánh giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình NHCT Việt Nam. Tham gia góp ý xây dựng các cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ có liên quan khi được yêu cầu.
17. Lưu trữ hồ sơ, số liệu về Khách hàng và làm các báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định hiện hành.
18. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng
19. Làm các công tác khác khi được Giám đốc giao.
Phần II: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2006
MỘT SỐ TÌNH HÌNH KINH TẾ,XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH
Năm 2006 hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại diễn ra rất sôi động. Nhiều Chi nhánh, điểm giao dịch của các Ngân hàng Thương mại được mở ra, một số NHTMCP nông thôn được chuyển thành NHTMCP đô thị đã vươn ra hoạt động tại các thành phố lớn, nhiều NHTMCP tăng vốn điều lệ. Giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán liên tục tăng trên cả thị trường niêm yết chính thức và thị trường chứng khoán phi tập trung. Trong bối cành đó hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Thủ đô vẫn tiếp tục ổn định, phát triền đạt được kết quả cao.
Tuy nhiên do lãi suất trên thị trường thế giới có nhiều biến động, đăc biệt là đồng USD. Trong năm FED đã nhiều lần điều chỉnh tăng lãi suất và hiện đang ở mức 5,25%/năm, đã có tác động trực tiếp đến quan hệ tỷ giá và lãi suất của đồng Việt nam. Mặt khác do quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, sự biến động của giá cả, lãi suất huy động của các NHTMCP đều áp dụng vượt các mức lãi suất đã thoả thuận của Hiệp hội Ngân hàng. Một số doanh nghiệp có nguồn tiền gửi lớn đang gửi vốn tại Chi nhánh lại là nhà cổ đông chiến lược của một số NHTMCP nên đã tạo ra sự cạnh tranh, dịch chuyển vốn từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác, tình hình đó đã làm cho lãi suất huy động vốn VNĐ luôn không ổn định, cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng trở nên mạnh mẽ , gay gắt hơn.
Trong đầu tư tín dụng Chi nhánh đã lấy định hướng tăng trưởng đi đôi với chất lượng, tích cực tìm kiếm khách hàng, phương án tốt để cho vay,đồng thời áp dụng chuẩn mực phân loại nợ hàng tháng theo quyết định 493 của NHNN. Do vậy nợ xấu thường xuyên được kiểm soát, khắc phục,nợ xấu so với cuối năm trước đã giảm nhiều. Song, do những biến động của thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, năng lực của nhiều doanh nghiệp còn bị hạn chế vể tài chính, về quản lý, về công nghệ. Doanh nghiệp có nhu cầu vay lớn hoặc chưa đạt đủ điều kiện cho vay theo chuẩn mực của quy chế lại do NHCTVN quyết định, nên tín dụng còn bị hạn chế về quy mô phát triển; dư nợ của một số đơn vị vẫn còn không ít tiềm ẩn rủi ro, nhất là ở các doanh nghiệp xây dựng giao thông doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhỏ, và nợ của những khách hàng nhập khẩu vật tư, nguyên liệu phụ thuộc hoàn toàn vào giá cả của thị trường thế giới; thu hồi nợ của những đơn vị đã xử lý ra ngoại bảng lại càng khó khăn hơn.
Song với nỗ lực quyết tâm cao, năm 2006 Chi nhánh NHCT Ba Đình đã có nhiều cố gắng, nên kết quả kinh doanh đạt được rất khả quan, huy động vốn bình quân so với năm trước tăng 16,4%; tỷ trọng nợ xấu trước khi XLRR ở mức 1% / ,sau XLRR tỷ trọng nợ xấu chỉ còn 0,04%; lợi nhuận sau trích DPRR đạt 89 tỷ đồng, vượt 27,14% so với kế hoạch, tăng hơn năm trước 54,31%; quyết toán năm kịp thời đúng tiến độ theo chỉ đạo của NHCTVN.
B - KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2006
I- CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN:
-Tổng nguồn vốn huy động bình quân năm 2006 đạt 4.400 tỷ, tăng hơn năm trước 16,4%.
- Tồng nguồn vốn huy động đến 31/12/2006 là 4.350 tỷ đồng,so cùng kỳ năm trước tăng 190 tỷ đồng,tương đương 4,56% .Trong đó:
+Tiền gửi VNĐ: 3.497 tỷ,tăng 30 tỷ
+Tiên gửi ngoại tệ quy VNĐ: 853 tỷ,tăng 23%.
-So với kế hoạch năm,vốn huy động đạt 96%,trong đó VNĐ đạt 95,8%,ngoại tệ quy VNĐ đạt 99%.
Vốn huy động cuối kỳ thấp hơn mức huy động bình quân năm,và không đạt chỉ tiêu kế hoạch , nguyên nhân chính là một số doanh nghiệp có tiền gửi thường xuyên lớn, từ tháng 11 đến cuối năm 2006 phải cấp vốn cho các đơn vị thành viên, hoặc chuyển vốn về Tổng Cty theo quy chế nội bộ, một vài đơn vị chuyển vốn góp làm cổ đông chiến lược vào Ngân hàng Thương mại cổ phần. Mặt khác chỉ số giá cổ phiếu trên thị trường tăng nhanh có sức hấp dẫn, gia tăng thêm người tham gia kinh doanh cổ phiếu, nên trong vài tháng cuối năm 2006 tiền gửi ở khu vực dân cư đã giảm sụt nhiều so với trước.
Về cơ cấu nguồn vốn:
- Số dư tiền gửi TCKT đến 31/12/2006 dư 1.962 tỷ,so cùng kỳ năm trước giảm 88 tỷ. Trong đó, tiền gửi thường xuyên của một số doanh nghiệp có nguồn tiền gửi lớn là 1.135 tỷ,so với đầu năm giảm 152 tỷ, so với thời điểm cao nhất trong năm giảm 162 tỷ(30/6/2006).
- Số dư tiền gửi dân cư, phát hành công cụ nợ là: 2.388 tỷ, so cùng kỳ năm trước tăng 13,17%. Nguyên nhân tăng do các yếu tố chủ yếu sau:
+ Chi nhánh thường xuyên có những chính sách khuyến mãi hấp dẫn thích hợp với từng đối tượng khách hàng,nên đã thu hút được khách hàng với lượng tiền gửi lớn,đồng thời triển khai thực hiện tốt các đợt huy vốn phát hành kỳ phiếu dự thưởng,phát hành chứng chỉ tiền gửi ngoaị tệ của NHCTVN.Cụ thể phát hành kỳ phiếu VNĐ 11 tháng dự thưởng đạt 158 tỷ, vượt kế hoạch 43%, phát hành chứng chỉ tiền gửi USD đạt 5,332 Tr, vượt 18% mức kế hoạch được giao.
+ Khai thác tiền đền bù cho dân từ các dự án xây dựng đường giao thông Hà nội, Chi nhánh đã thực hiện 31 đợt nhận chi trả, qua đó huy động được trên 97 tỷ đồng tại các phường Phúc xá, Ô Chợ dừa, Hàng bột, Thịnh quang, Kim mã, Tây hồ…được trên 97 tỷ đồng.
+ Các dự án có nguồn vốn tài trợ ODA,WB..do Chi nhánh khai thác vẫn tiếp tục tăng. Do vậy nguồn vốn ngoại tệ của Chi nhánh từ cuối năm 2005 đến nay không những đáp ứng đủ vốn cho các doanh nghiệp nhập khẩu, mà còn vốn ngoại tệ về quỹ điều hoà của NHCTVN.
Huy động vốn của dân cư trên một địa bàn hẹp, lại có nhiều điểm giao dịch của nhiều tổ chức tín dụng khác nhau là một thách thức không nhỏ, lại có tính cạnh tranh cao về lãi suất, nhưng huy động vốn của Chi nhánh vẫn tăng trưởng. Mặt khác lãi suất huy động bình quân của Chi nhánh thấp hon so với nhiều Chi nhánh,tổ chức tín dụng khác và đã được NHCTVN ghi nhận. Đây là một cố gắng rất lớn và là yếu tố trực tiếp làm gia tăng lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào kết quả hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận năm 2006 của Chi nhánh.
II – CÔNG TÁC TÍN DỤNG:
1-Tình hình dư nợ:
Dư nợ cho vay tại thời điểm 31/12/2006 đạt 2.360 tỷ đồng, so với kế hoạch bằng 93,35%,so cuối năm trước bằng 83,8 %.Trong đó dư nợ cho vay VNĐ 1.710 tỷ, đạt 90% kế hoạch, so cùng kỳ năm trước bằng 87,69%;dư nợ ngoại tệ quy VNĐ 650 tỷ, đạt 103% kế hoạch, so cuối năm trước bằng 75%.
Bình quân dư nợ trong năm 2006 đạt 2.383 tỷ đồng bằng 93,6% so dư nợ bình quân năm trước.
Dư nợ bình quân,dư nợ cuối kỳ đều giảm hơn so năm trước bởi năm 2006 doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lớn được duyệt hạn mức cho vay thấp hơn, một số doanh nghiệp trả nợ nhiều hơn so với số vay, hoặc một số doanh nghiệp xây dựng cầu đường,nhập khẩu phân bón…có tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính yếu kém phải giảm dần dư nợ. Những doanh nghiệp có dư nợ giảm nhiều là VINAFOOD giảm 411 tỷ, Nhà máy đạm Phú mỹ giảm 43 tỷ,VINACHEM 40 tỷ, Cty TRAENCO giảm 14 tỷ, CTy Kim khí Hà nội giảm 74 tỷ,Tổng Cty XDCTGT I giảm 71 tỷ vv…Mặt khác việc tìm kiếm, khai thác khách hàng tốt để cho vay còn nhiều hạn chế, nên dư nợ năm 2006 không tăng trưởng mà còn bị suy giảm, một số doanh nghiệp tình hình kinh doanh, tài chính vẫn còn nhiều khó khăn, không trả được nợ đúng hạn, và không thể xử lý được dứt điểm trong năm 2006.
Đây là nhiệm vụ rất năng nề của Chi nhánh trong thời gian tới.
2-Chất lượng tín dụng:
2.1- Phân loại nợ theo nhóm nợ đến 31/12/2006:
- Nợ nhóm I : 2.177 Tỷ Tỷ trọng 92,25 %.
- Nợ nhóm II : 183 “ “ 7,75 %
- Nợ nhóm III : 927 Tr “ 0,04 %.
So với kế hoạch:
-Nợ nhóm II : Gấp 2,91 lần so với kế hoạch ( 183.390 Tr/ 63.000 Tr ). Phát sinh chủ yếu ở doanh nghiệp xây dựng giao thông:Tổng Cty XDCTGT I 64 tỷ, Cty CP XDCTGT 134 nợ 54 tỷ, Cty CPXDCTGT 810 nợ 19,9 tỷ,Cty gạch Ốp lát Hà nội 31,8 tỷ, Cty CPXDCTGT I nợ 7,24 tỷ…
-Nợ xấu : Tỷ trọng 0,04%, chỉ còn 927 Tr của Cty Sản xuất vật liệu và XDCT I xếp loại nhóm III.
Ngoài ra nhóm nợ xấu đã được xử lý ra ngoại bảng trong năm 2006 là 23.651 Triệu, chiếm tỷ trọng ~ 1%/Tổng dư nợ.
Năm 2006 nhìn chung chất lượng tín dụng được quản lý sát sao hơn, nên số trích dự phòng rủi ro đến 30/11/2006 chỉ còn 39.632 Tr đồng, giảm 11.136 Tr đồng so với số đã trích trong 9 tháng đầu năm 2006. Nếu loại trừ 13.480 Tr đồng số phải trích bù của năm 2005 thì trích DPRR năm 2006 chỉ có 26.152 Tr, giảm 20.227 Tr đồng ( -56,4%) so với số phải trích DPRR của năm 2005.
2.2-Phân loại nợ theo tài khoản nợ trong hạn, nợ quá hạn:
Nợ gia hạn đến 31/12/2006 là 68.837 Tr đồng, tăng 64,15% so cuối năm trước. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này đa số vẫn trong tình trạng yếu kém,có nguy cơ một vài món nợ phải chuyển sang nợ quá hạn.
Nợ quá hạn 4.461 Tr đồng, so cuối năm trước giảm 14.906 Tr đồng, chiếm tỷ trọng 1,89% /Tổng dư nợ.
3- Thu nợ ngoại bảng và thu lãi dự thu nhóm II.
3.1-Thu nợ ngoại bảng:
- Từ nguồn XLRR: Đã thu được 20.004 tỷ đồng, đat 53,06 % so với kế hoạch.Trong đó thu từ tiền bán tài sản Cty 136 là 14 tỷ đồng.
- Từ nguồn Chính phủ cấp: Kế hoạch thu 3 tỷ đồng, thực hiện 193 Tr đồng, trong đó có món nợ, nhiều năm nay có vướng mắc cơ quan thi hành án không thực hiện được, doanh nghiệp có biểu hiện thiếu thiện chí trả nợ. Tuy Chi nhánh rất tích cực, nhưng không có hiệu quả,chỉ tiêu này mới đạt 6,43% kế hoạch.
3.2- Thu lãi dự thu nhóm II:
Theo công văn 6123/CV-NHCT11 của NHCTVN, đến 21/12/2006 có 25.092 Tr đồng lãi dự thu nhóm II Chi nhánh phải bóc tách ra khỏi thu nhập, bất lợi rất lớn đến thực hiện chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận năm 2006. Chi nhánh đã quyết tâm rất cao, kiên quyết tìm mọi biện pháp để thu số lãi này. Kết quả chỉ trong một tuần cuối cùng của năm 2006 Chi nhánh thu lại được 22.327 Tr đồng.
III- HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠỊ:
1 – Bảo lãnh trong nước:
Trong năm đã bảo lãnh 1.907 món với giá trị 491,85 Tỷ đồng. Không có món bảo lãnh nào Chi nhánh phải thanh toán thay cho bên được bảo lãnh, phí thu được 5,25 tỷ đồng, góp phần đáng kể vào khối lượng thu dịch vụ chung của Chi nhánh. Số dư bảo lãnh đến 31/12/2006 là 611,34 tỷ đồng, tăng hơn cuối năm trước 115 tỷ (+23%).
2 – Thanh toán XNK và chuyền tiền
Doanh số thanh toán XNK đạt 175Tr USD,tương đương 2.815 tỷ đồng, tăng 10% so năm 2005.Trong đó:
- Thanh toán L/C nhập khẩu 1120 món: 108,317 Tr USD.
- Thanh toán nhờ thu đến 205 món: 3,708 Tr USD.
- Thanh toán L/C xuất khẩu và nhờ thu đi 7,401 Tr USD
Chuyển tiền 1.038 món : 31,660 Tr USD.
Gíá trị L/C đến 31/12/2006 chưa thanh toán 31,963 Tr USD
Tuy khối lượng TTQT lớn như vậy nhưng chưa xảy ra sai sót, nhầm lẫn, đồng thời phục vụ tốt, được khách hàng đánh giá cao.
3 – Kinh doanh ngoại tệ :
Tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 878,730 Tr USD,tăng 78 % so năm trước. Ngoài thu đổi, mua bán ngoại tệ của các đại lý, qua thị trường tự do và thị trường liên Ngân hàng,Chi nhánh còn khai thác, thu mua từ các doanh nghiệp xuất khẩu, đơn vị có nguồn ngoại tệ lớn, đồng thời theo dõi sát sao chặt chẽ luồng tiền đi – đến, tỷ giá, hạn mức,điều chuyển vốn…Do vậy không có rủi ro, trạng thái ngoại tệ được khắc phục, tuân thủ theo đúng quy định của NHCTVN .
Kết quả lãi gộp từ hoạt động này thu được 3.122 Tr đồng, trong đó mua bán ngoại tệ 2.094 Tr đồng, lãi thu từ điều chuyền ngoại tệ nội bộ 1.028 Tr đồng.
IV – CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG KHÁC:
Phát triển dịch vụ thẻ:
Trong năm phát hành được 2.908 thẻ ATM, đưa tổng số thẻ ATM Chi nhánh đang quản lý lên 5.831 thẻ, Đã lắp đặt 13 máy ATM ở nhiều vị trí thuận tiện cho khách hàng. Phát hành 60 thẻ TDQT, đạt 100% kế hoạch, thiết lập và lắp đặt 20 máy thanh toán EDC. So với kế hoạch và yêu cầu phát triển dịch vụ thanh toán thẻ thì số thẻ đã phát hành và số cơ sở chấp nhận đặt máy thanh toán thẻ còn thấp. Do vậy, khối lượng thanh toán qua thẻ, thu phí dịch vụ còn bị hạn chế.
Kế toán giao dịch:
Cơ chế thanh toán của NHNN không ngừng được hoàn thiện đã tạo cơ sở cho các NHTM hoạt động và cùng với quá trình đổi mới, áp dụng công nghệ cao vào dịch vụ thanh toán, khối lựợng thanh toán qua Ngân hàng được gia tăng,tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt được tăng lên rõ rệt.
Đến hết năm 2006 có 5.554 tài khoản tiền gửi giao dịch thanh toán, tăng 9,4% so năm trước; khối lựợng thanh toán 299.755 món, tăng 8,2%; doanh số thanh toán 47.863 tỷ đồng,tăng 29 %. Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng 81,35%, tăng 3,49% so năm trước.Các món thanh toán, chuyển tiền đã thực hiện theo đúng quy trình nghiệp vụ, quy trình thanh toán điện tử trên hệ thống INCAS đảm bảo kịp thời chính xác, an toàn tài sản.
3. Quản lý kho quỹ :
Khối lượng tiền mặt thu chi qua quỹ Ngân hàng trong năm đạt 14.610 tỷ VNĐ,tăng 32,2% so năm trước;ngoại tệ 390 tr USD tăng 17,2 % , kho quỹ được bảo đảm an toàn tuyệt đối từ khâu vận chuyển, giao nhận tiếp quỹ đến việc thực hiện thu chi tại các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch,chế độ ra vào kho. Trong năm 2006 đã trả lại cho khách hàng nộp tiền thừa 398 món với số tiền 559,45 Tr VNĐ, 12.200 USD và 3.000 EUR, trong đó có món tiền thừa cao nhất 100 Tr VNĐ; người có nhiều món trả lại là 22 món, số tiền 28,1 Tr đồng
Qua các đợt kiểm tra của NHNN Hà nội và NHCTVN công tác kho quỹ của Chi nhánh đều được nhận xét, đánh giá xác nhận là đơn vị đã chấp hành tốt các quy chế thu chi tiền mặt và bảo quản an toàn kho quỹ. Tuy nhiên, việc thu tiền mặt ngoại tệ chưa được tốt, cần phải rút kinh nghiệm và tích cực học tập, tăng cường kiểm tra giám sát.
4. Phát triển các điểm giao dịch:
Thực hiện kế hoạch phát triền màng lưới của NHCTVN.Chi nhánh đã cải tạo nâng cấp địa điểm Quỹ tiết kiệm 26-Quán Thánh và Quỹ tiết kiệm 21-Thành công thành 2 điểm giao dịch mẫu theo đúng thiết kế của NHCTVN và đã đi vào hoạt động từ quý II/2006 tạo ra diện mạo mới của Điểm giao dịch trong hệ thống NHCT. Ngoài ra, Chi nhánh đã tìm chọn, thuê thêm được 1 địa điểm mới tại K1- Đường Láng hạ của Tổng Cty XDCTGT I. Nơi đây có diện tích rộng ,vị trí đẹp, đủ chỗ cho quy mô hoạt động của một Phòng giao dịch. Hiện tại đã được nâng cấp cải tạo xong, chuẩn bị cho ngày khai trương hoạt động sắp tới, và như vậy năm 2006 Chi nhánh đã hoàn thành phát triển được 3 điểm giao dịch mẫu, theo đúng kế hoạch của NHCTVN giao.
5. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ:
Chi nhánh luôn có kế hoạch kiểm tra hàng tháng, hàng quý trên các mặt hoạt động nghiệp vụ,trong đó rất chú trọng triển khai các biện pháp kiểm tra về bảo vệ kho quỹ, an ninh mạng. Riêng trong thanh toán điên tử, mã thẩm quyền của từng cán bộ theo phân cấp được yêu cầu bảo mật nghiêm ngặt, do vậy các sai sót trong tác nghiệp đã được hạn chế, tài sản nhìn chung được bảo đảm an toàn.Các kiến nghị của các đoàn kiểm tra thuộc về tín dụng, tài trợ thương mại, kế toán tài chính…đều đã được chỉnh sửa, khắc phục kịp thời .
6. Kết quả kinh doanh:
Năm 2006, việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh gặp không ít khó khăn, tưởng chừng không thể thực hiện được. Nhất là chỉ tiêu về kế hoạch lợi nhuận do phải trích DPRR lớn, lãi dự thu nhóm II trở lên phải bóc tách ra khỏi thu nhập nhiều, nguồn vốn sụt giảm. Song với quyết tâm cao, đặc biệt là trong những tháng cuối năm sự nỗ lực phấn đấu để hoàn thành chỉ tiêu kế hoach kinh doanh năm 2006 đã có chuyển biến mạnh mẽ. Kết thúc năm 2006, lợi nhuận chênh lệch từ thu nhập và chi phí là 129 tỷ đồng, lợi nhuận sau trích DPRR đạt 89,165 tỷ đồng, vượt kế hoạch 19,165 tỷ ,tăng 27,14% so kế hoạch được giao,tăng hơn năm trước 54,31%.Thu nhập cho CBNV được ổn định, tạo thêm niềm phấn khởi,tin tưởng bước vào thực hiện kế hoạch năm 2007.
Với những thành tích, và những kết quả kinh doanh đã đạt được của năm 2006, cũng như với những thành tích hoạt động của các đoàn thể,Chi nhánh được UBND Quận Ba Đình công nhận là đơn vị đạt danh hiệu suất sắc nhất trong phong trào thi đua Quyết thắng của Lực lượng Tự vệ Quận Ba đình , lá cờ đầu về phong trào vì An ninh Tổ quốc. Năm 2006 Chi nhánh đã được NHCTVN xếp loại thi đua là một trong những đơn vị suất sắc của toàn hệ thống, nhiều cán bộ được đón nhận danh hiệu thi đua cao quý của Chủ tịch nước, của Chính phủ, của Thống đốc NHNN, của Chủ tịch UBND Thành phố Hà nội và của Ban Lãnh đạo NHCTVN.
PHẦN II
CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN NĂM 2007
Trên cơ sở định hướng kế hoạch năm 2007 của NHCTVN.Chi nhánh Ba đình đề ra các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và các biện pháp thực hiện chủ yếu sau đây.
I – CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH CHỦ YẾU NĂM 2007:
1- Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2007: 4.450 tỷ đồng
Trong đó : + Huy động vốn VNĐ 3.580 tỷ.
+ Ngoại tệ quy VNĐ 870 tỷ.
2-Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2007 : 2.653 tỷ đồng
Trong đó : + Dư nợ VNĐ 1.752 tỷ.
+ Ngoại tệ quy VNĐ 901 tỷ.
3- Nợ xấu < 1 %/ Tổng dư nợ
4-Cơ cấu dư nợ tại thời điểm cuối năm:
+ Tỷ lệ % cho vay KCBĐ = TS tối đa 43 %.
+ Tỷ lệ % cho vay DNNN tối đa 58 %..
5-Lợi nhuận sau trích DPRR 100 tỷ VNĐ
II – BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1- Triển khai thực hiện tốt các mục tiêu và biện pháp của NHCTVN đề ra trong năm 2007 về công tác huy động vốn, phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng, phát triển các dịch vụ NH, đăc biệt là dịch vụ NH điện tử,và các mặt công tác khác với kết quả cao nhất. Từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho CBNV.
2- Đối với công tác tín dụng cần tăng cường giám sát và quản lý chặt chẽ có các biện pháp phòng ngừa rủi ro trước, trong và sau khi cho vay, không để tình trạng nợ gốc và lãi vay đến hạn khách hàng không trả được do buông lỏng quản lý giám sát tình hình tài chính,thanh toán của khách hàng.Đồng thời tăng cườn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1081.doc