Yếu tố kinh tế: Đó là các nhân tố gây tác động đến sức mua của khách hàng, và dạng tiêu dùng hàng hoá trên thị trường đựơc quy định cách thức các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực của mình. Đó còn là sự tăng trưởng kinh tế, sự thay đổi cơ cấu sản xuất và phân phối, tiềm năng kinh tế và sự gia tăng đầu tư, lạm phát thất nghiệp, sự phát triển của ngoại thương,các chính sách tiền tệ tín dụng. Nước ta đang trong giai đoạn phát triển kinh tế. GDP bình quân đầu người tăng từ 7,5% - 9,5%. Một năm lạm phát được kiềm chế dưới 10% năm, mức thu nhập của người dân không gnừng tăng lên nhanh chóng, với quy mô của thị trường có xu hướng ngày càng phát triển đã tạo điều kiện tốt cho các hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, cũng như các dịch vụ sản xuất.
11 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Kim Khí Thăng Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn
Sau 5 năm học tập tại Trường Đại học Thương mại. Với tâm huyết và sự nhiệt tình của các thầy cô giáo bộ môn và cô chủ nhiệm lớp DQ6-K35 đã thực sự đem lại cho em nhiều kiến thức bổ ích, điều này đã giúp em rất nhiều trong quá trình công tác sau này và em đã thực hiện công việc của mình một cách hợp lý và khoa học, có hiệu quả hơn.
Trong những năm qua, mỗi môn học mới mà em đã được học là một cánh cửa khoa học, một chân trời kiến thức rộng ớn mà con người ai cũng muốn khám phá cuộc sống bản thân, cũng như vạn vật xung quanh. Trong quá trình học tập có thể em chưa lĩnh hội đầy đủ những ý nghĩa sâu xa mà thầy cô truyền đạt, song trải nghiệm qua cuộc sống, với công việc của em đang làm, em sẽ cố gắng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, sử dụng mỗi công việc hoàn cảnh được linh hoạt trong từng tình huống cụ thể để khi đưa ra một phương án đúng, một quyết định đúng đắn đem lại hiệu quả kinh tế làm cho doanh nghiệp phát triển.
Em xin bày tỏ biết ơn các thầy côgiáo trường Đại học Thương mại đã nhiệt tình giảng dạy truyền đạt những kiến thức cho em. Em bày tỏ sâu sắc cô giáo………. đã hết sức tận tình giúp đỡ em suốt quá trình thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp. Đồng thời em cũng chân thành cảm ơn ban giám đốc các cán bộ làm việc tại Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Kim Khí Thăng Long tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian thực tập tại công ty.
Do điều kiện và thời gian, trình độ còn hạn chế nên báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kínhmong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo, cùng anh chị em phụ trách công ty, để bài viết này được hoàn thành hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Lời Mở đầu
Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường đời sống của con người ngày một nâng cao, mọi nhu cầu xã hội luôn có sự thay đổi. Để phù hopự với điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường, nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu trong xã hội, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới các phương thức phục vụ người tiêu dùng, thay đổi mẫu mã, cl hàng hoá để thoả mãn nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.
Từ khi chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mọi loại hình kinh tế chuyển sang hạch toán kinh tế, cũng chính vì thế mà sự cạnh tranh gay gắt hơn, khốc liệt hơn. Điều này các doanh nghiệp luôn phải tìm cho mình một hướng đi đúng đắn, phải luôn hoàn thiện mình và đổi mới cho công ty, biết cung ứng ra thị trường mà biết thị trường cần.
Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Kim Khí Thăng Long đang guồng mình trong vòng xoáy đó và tìm cách để thích nghi với nền kinh tế đó. Công ty đã không ngừng đổi mới các phương thức bán sản phẩm được cung cấp ra thị trường những hàng hoá chất lượng cao, có uy tín đối với người tiêu dùng, giá cả phải chăng, hợp lý, phù hợp với mức thu nhập của người dân. Đồng thời cũng áp dụng những tiến bộ công nghệ mới về quản lý kinh tế. Trong những năm qua hoạt động kinh doanh của công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, và có nhiều cố gắng, có nhiều biện pháp nhằm tổ chức hoạt động tiêu thụ hàng hoá của công ty cho phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của thị trường, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Kim Khí Thăng Long, trên những cơ sở lý luận đã được học ở trường và qua những công việc thực tế. Được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo, đặc biệt là cán bộ các phòng ban của công ty đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Kim Khí Thăng Long báo cáo gồm 3 phần:
Phần I: Giới thiệu tóm lược về Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Kim Khí Thăng Long
Phần II: Phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty
Phần III: Phân tích và đánh giá công tác quản trị
Với lượng kiến thức tích luỹ, còn ít hỏi, thời gian và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế. Mặc dù đã rất cố gứng nhưng bản báo cáo này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô, và các anh chị trong công ty, sự đóng góp ý kiến của các bạn bè để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Phần I
giới thiệu tóm lược về Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Kim Khí Thăng Long và môi trường kinh doanh
I. Giới thiệu tóm lược về Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Kim Khí Thăng Long
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Kim Khí Thăng Long được thành lập ngày 10/6/2000 theo QĐ số: 5774/QĐUB ngày 29/2/1999 của UBND thành phố Hà Nội
Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Kim Khí Thăng Long có trụ sở chính tại:…………….
2. Chức năng nhiệm vụ
Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Kim Khí Thăng Long có chức năng kinh doanh các loại Rượu, hàng điện tử, và sản xuất các loại giấy vệ sinh, giấy ăn… phục vụ nhu cầu cho các cá nhân và tập thể cơ quan trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận thuộc các tỉnh trên cả nước.
Để kinh doanh có hiệu quả, công ty luôn đề cao vấn đề quan tâm tới các mối quan hệ các bạn hàng kinh doanh làm ăn với mình, và có những chính sách cho những khách hàng truyền thống của công ty, tạo cho công ty có chữ tín trong kinh doanh.
Công ty có nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh,phát triển của doanh nghiệp .
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh theo nội dung hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập công ty.
Thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên trog công ty.
Bảo vệ an toàn công ty, bảo vệ tài sản vật tư hàng hoá, môi trường được giữ gìn, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tốt và nộp các khoản ngân sách đúng theo quy định hiện hành
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty có vai trò rât quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Để có thể đứng vững, phát triển và khẳng định vị trí của mình trên thương trường, công ty đã xây dựng cho mình một bộ máy quản lý có trình độ, năng động sáng tạo, cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động nhịp nhàng và có hiệu quả. Đến nay công ty đã có một bộ máy hoàn chỉnh và phù hợp với điều kiện kinh doanh, điều kiện thị trường kinh doanh.
Bộ máy công ty bao gồm:
Giám đốc: Là người điều hành trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là đại diện phápnhân của công ty trước pháp luật, và trong quan hệ đối nội, đối ngoại với mối quan hệ bạn hàng các tổ chức trong và ngoài nước.
Phó giám đốc: Là người giúp việc giám đốc và thay mặt giám đốc phụ trách một số nhiệm vụ, và chịu trách nhiệm trước giám đốc.
Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ giúp giám đốc theo dõi và sắp xếp tổ chức bộ máy lao động của công ty,đào tạo bồi dưỡng nhân sự sao cho phù hợp với các vị trí năng lực với từng tính chất công việc, xây dựng cơ chế trả lương,thưởng ngoài ra còn có nhiệm vụ làm công tác xã hội.
Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ kiểm tra giá mua và chi phí của các cửa hàng, tổ sản xuất giấy, trình giám đốc duyệt, quản lý vốn và đề xuất giám đốc trình tự ưu tiên, giải quyết vốn cho các phương án kinh doanh tốt nhất, theo dõi thực hiện phương án kinh doanh các lô hàng, đôn đốc thu hồi công nợ, lập kế hoạch trả nợ, kiểm tra đối chiếu lập quyết toán hàng tháng và kiểm tra phân phối thu nhập cho các cửa hàng đúng sai so với cơ chế trả lương, thưởng của công ty.
*Phòng kinh doanh thị trường
- Mở rộng hoạt động thâm, xâm nhập thị trường mới để cung cấp nguồn hàng có chất lượng tốt đến người tiêu dùng.
- Tìm thị trường, xác định thị trường mục tiêu với mặt hàng thế mạnh, tìm hiểu truyền thống phong tục ở những vùng miền mới mà công ty sẽ mang hàng đến.
- Củng cố những khách hàng truyền thống của công ty, mở những đợt hội nghị khách hàng vào cuối năm hàng năm. Đề nghị ban giám đốc luôn có những chính sách khuyến mại theo hình thức giá, và các dịch vụ sau bán chăm sóc sản phẩm.
- Xây dựng định mức phí phù hợp với các loại hàng, xây dựng giá đầu vào, triết khấu cho các đại lý và giá bán tối thiểu và các nguồn hàng đầu vào do công ty nhập.
- Thực hiện kế hoạch bán hàng được giao và bán buôn đối với khách hàng đặt trực tiếp với công ty.
* Các phòng cửa hàng, xưởng sản xuất giấy đều được quản lý trực tiếp của giám đốc và được thể hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý
Phòng TC - HC
Ban giám đốc
Phòng Kinh doanh
Phòng kế toán TV
Siêu thị điện tử 30 Khâm Thiên
Cửa hàng rượu số 2 Hồ Tây
Chi nhánh tại Hà Tây
Cửa hàng CNP Song Phương Sơn Tây
Phân Xưởng sản xuất giấy
4. Giới thiệu sơ bộ về ngành nghề kinh doanh
Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Kim Khí Thăng Long được phép kinh doanh các mặt hàng như: Điện tử, rượu vang Pháp, sản xuất các loại giấy ăn, giấy vệ sinh.Đây chính là những mặt hàng chủ yếu của công ty kinh doanh. Bằng những hình thức phục vụ như bán buôn - bán lẻ cho người tiêu dùng ở thành phố và các vùng miền các tỉnh.
- Hàng điện tử gồm các mặt hàng như:
+ Hãng Sam sung: Vô tuyến, Tủ lạnh
+ Hãng LC: Vô tuyến; Tủ lạnh
- Rượu gồm các loại hàng như:
+ Napoleông
+ Vang Pháp các loại
- Phân xưởng sản xuất giấy gồm:
+ Giấy ăn
+ Giấy vệ sinh
Các mặt hàng này được nhập nội địa hoặc nhập khẩu để cung cấp thị trường thường xuyên đáp ứng nhu cầu khách hàng
Hình 1: Quy trình sản xuất giấy vệ sinh
Lô giấy
Quận vào ống
Cắt
Đóng vào túi bóng
Nhập kho
Nhận xét chung: Qua phần giới thiệu tóm lược về Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Kim Khí Thăng Long em nhận thấy đây là một công ty mới được thành lập, song phát triển khá nhanh và có uy tín kinh doanh trên thị trường. Trong tương lai mục tiêu của công ty không ngừng phát triển mở rộng quy mô các nhóm ngành hàng mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong cả nước.
II. Môi trường kinh doanh của công ty
1. Môi trường kinh doanh bên trong
* Về lao động: Thực tế hiện nay Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Kim Khí Thăng Long có 57 cán bộ CNV, đại đa số đã làm việc nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh. Do đó, có tổ chức và kỷ luật lao động cao nên anh chị em trong toàn công ty cũng thường xuyên chăm lo bồi dưỡng đào tạo và đào tạo lại nhân viên có năng lực chuyên môn. Do đó những nỗ lực của toàn công ty đã có nhiều kết quả đạt được trong những năm qua.
Từ năm 2002 công ty tuyển dụng thêm một số CBCNV được đào tạo qua trường lớp cơ bản, phần lớn là thanh niên có sức khoẻ và có trình độ tiếp cận được cơ chế mới.
Sự kết hợp hài hoà đó đã tạo cho công ty có những nét văn hoá doanh nghiệp đoàn kết thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, chăm lo lợi ích tập thể tạo nên sự sống mối có nhiều triển vọng.
Là một công ty TNHH nhưng số trình độ đại học và cao đẳng chiếm 35% - Trung cấp chiếm 27% - Sơ cấp chiếm 38%. Hầu hết các cán bộ lãnh đạo được đào tạo đại học quản lý về kinh tế. Tuy nhiên, so với yêu cầu của doanh nghiệp trong cơ chế cạnh tranh còn nhiều tồn tại nhất cán bộ nghiệp vụ trực tiếp ở cá cửa hàng.
* Về vốn: Vốn điều lệ của công ty khi thành lập Công ty là 4,5 tỷ đồng.
Vốn kinh doanh có một vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Trong đó có vốn cố định của công ty chiếm 75% chủ yếu là cơ sở để phục vụ bán hàng và nhà kho, hệ thống máy sản xuất giấy, và văn phòng làm việc. Vốn lưu động chiếm tỷ lệ thấp.
Xác định được mục tiêu trong kinh doanh trong thời kỳ cơ chế thị trường phải cần đến vốn, nguồn vốn ở đâu và vay bằng các hình thức như ở ngân hàng, tổ chức tín dụng. Củng cố nguồn vốn và mở rộng dịch vụ kinh doanh, thông qua các thị trường mà công ty đã xâm nhập ở trong thành phố và địa phương tỉnh khác. Nhờ đó mà doanh htu bán hàng ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước., tích luỹ cũng tăng dần vốn lưu động tăng đặc biệt là công ty đã biết điều chỉnh nguồn vốn theo hướng giảm bớt vốn cố định, không tham gia trực tiếp vào kinh doanh nên vốn cố định giảm tương đối và vốn lưu động cũng tăng lên dần, cơ cấu vốn của công ty rất hợp lý và thuận lợi trong môi trường kinh doanh.
Năm 2002 công ty đã được Quận uỷ quyết định cho thành lập chi bộ Đảng cộng sản gồm 3 người, song song đó công ty thành lập chi đoàn thanh niên tạo điều kiện những cán bộ CNV công ty đặc biệt là những thanh niên trẻ thi đua học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện được chính trị mục tiêu của doanh nghiệp. Toàn cán bộ nhân viên của công ty đều là những người có tâm huyết với nghề, làm việc có trách nhiệm nhất là những nhân viên bán hàng, với thái độ nhiệt tình cởi mở, luôn đáp ứng nhu cầu của kháchhàng một cách thoả đáng. Họ là những người làm nên sự thành công của công ty, làm vừa lòng khách hàng giúp cho công ty mang lại lợi nhuận. Bên cạnh đó công ty có những chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với họ, những nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đều được thưởng, tăng lương vào các ngày lễ tết, họ đều được tặng quà và tiền lưởng theo quy định. Nhờ những mục đích và chính sách đó đã tạo không khí chung cho toàn công ty hăng hái sôi nổi thi đua trong sản xuất cũng như dịch vụ đạt được hiệu qủa rõ rệt, đời sống thu nhập của nhân viên ngày một càng cao, kích thích công ty tồn tại và phát triển.
Nhận xét chung: Về nguồn gốc của công ty với điều kiện như hiện nay còn gặp nhiều khó khăn: "kinh doanh thì phải trường vốn" nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn hạn chế có thể sẽ bị lỡ cách hợp đồng kinh tế với các đối tác kinh doanh đó chính là điểm yếu của công ty.
2. Môi trường kinh doanh bên ngoài
2.1. Môi trường kinh doanh chung
Về chính trị và pháp luật: Trong năm gần đây Đảng, Nhà nước và chính phủ đã mở rộng các chính sách kinh tế. Việt Nam đã thiết lập nhiều mối quan hệ với các nước như quan hệ thương mại Việt - Mỹ; tham gia vào khối ASEAN, và tham gia vào khối thương mại mậu dịch tự do APTA.
Việt Nam là một nước XHCN với một Đảng cầm quyền đã tạo điều kiện tốt cho sự ổn định chính trị, và tạo ra sự thống nhất trong chỉ đạo và phát triển kinh tế, với một hệ thống và pháp luật ngày càng hoàn thiện, được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, như việc ban hành luật thương mại, luật đầu tư được sửa đổi, luật thuế VAT, thuế thương nghiệp doanh nghiệp. Việc ra đời của tất cả các hệ thống luật này đã tạo điều kiện khuyến khích thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời khơi dậy mọi tiềm năng sẵn có của đất nước.
- Yếu tố kinh tế: Đó là các nhân tố gây tác động đến sức mua của khách hàng, và dạng tiêu dùng hàng hoá trên thị trường đựơc quy định cách thức các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực của mình. Đó còn là sự tăng trưởng kinh tế, sự thay đổi cơ cấu sản xuất và phân phối, tiềm năng kinh tế và sự gia tăng đầu tư, lạm phát thất nghiệp, sự phát triển của ngoại thương,các chính sách tiền tệ tín dụng. Nước ta đang trong giai đoạn phát triển kinh tế. GDP bình quân đầu người tăng từ 7,5% - 9,5%. Một năm lạm phát được kiềm chế dưới 10% năm, mức thu nhập của người dân không gnừng tăng lên nhanh chóng, với quy mô của thị trường có xu hướng ngày càng phát triển đã tạo điều kiện tốt cho các hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, cũng như các dịch vụ sản xuất.
- Yếu tố văn hoá - xã hội: ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của con người, qua đó ảnh hưởng tới hành vi mua sắm của khách hàng, bởi vậy việc tiêu thụ hàng hoá được hay không còn phụ thuộc vào tâm lý của khách hàng.
Nhân dân Việt Nam là một nước có giàu truyền thống văn hoá xã hội với những nét đặc trưng riêng của từng vùng miền được thông qua về bản sắc văn hoá đó, là điều kiện thuận lợi cho các chiến lược kinh doanh và phát triển của công ty.
- Yếu tố công nghệ: Việt Nam là một nước đang phát triển về nền kinh tế, nên bên cạnhd dó cũng phát triển các cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin như: Bưu cính viễn thông, giao thông vận tải được thuận lợi bằng đường hàng không, đường biển, đường bộ, đường xá được cải tạo nâng cấp qua 3 miền đất nước. Đây là ưu thế tốt nhất để công ty có đựơc những đối tác khách hàng trong nước và nước ngoài.
- Yếu tố về môi trường tự nhiên: Ngày nay với sự phát triển cao của nền kinh tế đã làm tăng sự thiếu hụt các vùng nguyên liệu gia tăng chi phí nưng lượng. Mức tăng ô nhiễm môi trường các doanh nghiệp phải tìm kiếm cách thay thế để sản xuất đóng gói sản phẩm không gây hại tới môi trường.
2.2. Môi trường kinh doanh đặc thù
- Khách hàng: Khách hàng của công ty phần lớn là khách hàng trong nước, đó là các tổ chức cơ quan, các trường học chuyên nghiệp, các khách hàng nhà hàng có nhu cầu lớn, tương đối ổn định và có quan hệ lâu dài với công ty với các đại lý bán lẻ, đồ điện gia dụng ngoài ra còn có 4 điểm bán chính của mình tham gia vào việc thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
- Nhà cung cấp: Với mối quan hệ kinh doanh khá lớn của công ty, nên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC644.doc