Tình hình hoạt động tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (NHNo&PTNTHN)

THÔNG TIN: 1

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI : 2

II. NHIỆM VỤ CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP : 8

A. Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn loại I, II có nhiệm vụ: 8

B. Chi nhánh NHNo&PTNT loại III, IV có nhiệm vụ: 9

III. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ CHI NHÁNH NHNO&PTNT QUẬN THANH XUÂN 10

a/ Phòng kinh tế kế hoạch 10

b/ Phòng tín dụng: 11

c/ Phòng kế toán- ngân quỹ: 11

d/ Phòng hành chính: 12

IV. HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT QUÂN THANH XUÂN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY: 13

1. Năm 2000 13

2.Năm 2002 14

3. Năm 2003 18

V. KẾT LUẬN : 20

 

doc19 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình hoạt động tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (NHNo&PTNTHN), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng trả nợ dồn lại, khó khăn trong những năm sau này còn nặng nề phức tạp gấp nhiều lần khi thiếu vốn, thiếu tiền mặt của thời kỳ mới thành lập. Song được ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam , ngân hàng Nhà Nước Việt Nam , thành uỷ, uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và các ban ngành từ trung ương đến địa phương giúp sức cùng với sự kiên trì, năng động, sáng tạo của đảng uỷ, ban giám đốc, của đảng bộ với 115 đảng viên cùng với tập thể viên chức đã lao động cần cù miệt mài đã từng bước vượt qua các trở ngại thách thức. Sau hơn 15 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, NHN0&PTNT Hà Nội đã đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt huy động nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác. Về nguồn vốn: từ 18 tỷ khi mới thành lập, đến tháng 5/2003 NHN0&PTNT Hà Nội đã huy động được 7.500 tỷ, tăng 415 lần, bình quân tăng gần 30% mỗi năm, trong đó nguồn vốn ngoại tệ chiếm 11%, đến nay có thể đáp ứng các nhu cầu tín dụng nội, ngoại tệ của các doanh nghiệp. Về dư nợ 2.300 tỷ, tăng 143 lần, trong đó dư nợ tài trợ nhập khẩu gần 50 triệu USD, chất lượng tín dụng được đặc biệt chú trọng đã nâng dần hiệu quả kinh doanh của NHN0&PTNT Hà Nội. Bên cạnh việc tích cực tìm mọi giải pháp để huy động vốn nhất là tiền gửi từ dân cư và đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, từ năm 1995, NHN0&PTNT Hà Nội triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế, chỉ sau 7 năm đã có giao dịch với gần 700 ngân hàng và đại lý của các tổ chức tín dụng quốc tế với doanh số thanh toán xuất nhập khẩu hàng năm từ 100 đến 150 triệu USD, đồng thời hàng năm đã khai thác được hàng trăm triệu USD,JPY, EURO, DM và nhiều loại ngoại tệ khác để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhập khẩu của các doanh nghiệp. Hoạt động thanh toán quốc đã nhanh chóng nhận được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng trong nước và nước ngoài, đến nay NHNo&PTNT Hà Nội đã mở rộng thanh toán biên mậu với các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc, thực hiện các dịch vụ thu đổi ngoại tệ, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối... Từ chỗ luôn thiếu tiền mặt để chi cho các nhu cầu lĩnh tiền mặt, đến nay luôn bội thu tiền mặt, tất cả các nhu cầu nộp lĩnh tiền mặt của các đơn vị, cá nhân có quan hệ tiền mặt với NHN0&PTNT Hà Nội đều được đáp ứng kịp thời, đầy đủ, chính xác góp phần tích cực vào sự ổn định tiền tệ và giá cả trên địa bàn Hà Nội. Ngoài những nhiệm vụ chính NHN0&PTNT Hà Nội đã quan tâm mở rộng các loại hình dịch vụ tiện ích như chuyển tiền, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, mở LC nhập khẩu, phonebanking, tư vấn trong thanh toán quốc tế, thu tiền tại nhà...mở mang nhiều tiện lợi cho khách hàng và tăng thu dịch vụ cho ngân hàng , bình quân thu dịch vụ chiếm 7-10% trên tổng thu. Mặc dù còn nhiều khó khăn trở ngại, song NHN0&PTNT Hà Nội kiên quyết thực hiện đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, đặc biệt trong chỉ đạo điều hành, từ chỗ chỉ quen với cơ chế bao cấp, ỷ lại vào cấp trên, không chú trọng đến chất lượng kinh doanh, đến nay trọng tâm hàng đầu mà mọi thành viên của NHN0&PTNT Hà Nội đều thực sự quan tâm là hiệu quả kinh doanh cuối cùng, đặc biệt là chất lượng tín dụng. Để chuẩn bị cho hội nhập trong khu vực và quốc tế, NHN0&PTNT Hà Nội đẫ từng bước hiện đại hoá hoạt động ngân hàng mà trọng tâm là công tác thanh toán, chuyển tiền điện tử cho khách hàng trong và ngoài hệ thống được thực hiện ngay trong ngày làm việc, thậm chí chỉ trong thời gian rất ngắn với độ an toàn và chính xác cao. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, NHN0&PTNT Hà Nội luôn lấy đoàn kết nội bộ làm trọng tâm, phát huy sức mạnh của các tổ chức quần chúng như công đoàn cơ sở, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ban nữ công ...vừa mở rộng hoạt động kinh doanh, cán bộ viên chức NHN0&PTNT Hà Nội đã tích cực hưởng ứng công tác xã hội như: ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt, ủng hộ người nghèo, xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, tổ chức thăm hỏi tặng quà các gia đình thương binh, liệt sĩ với trên 300 triệu, nuôi dưỡng một bà mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách với 152 triệu đồng ... Với những cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế thủ đô cũng như với sự phát triển của ngành ngân hàng , từ ngày thành lập đến nay đảng bộ NHN0&PTNT Hà Nội luôn đạt danh hiệu đảng bộ trong sạch vững mạnh. Tại trung tâm( tại trụ sở chính) có các phòng: - Phòng kế toán - Phòng kinh doanh - Phòng kế hoạch - Phòng thanh toán quốc tế - Phòng ngân quỹ - Phòng kiểm tra - Phòng kế toán nội bộ - Phòng tổ chức cán bộ - Phòng hành chính - Phòng vi tính - Phòng marketing - Phòng phục vụ tư vấn - Phòng thẩm định Hoạt động của ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Hà Nội theo quy định 169 QĐHĐBT 7/9/2000 của chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng trung ương Việt Nam . Quy định ban hành về quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Cùng với hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam , chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội được thành lập trong bối cảnh có nhiều khó khăn về nhiều mặt như cơ sở vật chất, công nghệ, lao động, khách hàng, những ảnh hưởng to lớn và nặng nề của cơ chế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường vẫn còn tồn tại đến nay. Tuy vậy, từ năm thành lập đến nay, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển Hà Nội đã có nhiều cố gắng, từng bước vượt qua những thách thức to lớn để phát triển kinh doanh, đã đóng góp tích cực vào xây dựng kinh tế thủ đô cũng như sự phát triển bền vững của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Từ chỗ thiếu vốn và tiền mặt, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã có những giải pháp mạnh dạn vừa thu hút nguồn vốn vừa tạo nguồn thu tiền mặt, đã mạnh dạn mở rộng mạng lưới, chiếm lĩnh thị trường nên đến nay ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã có nguồn vốn trên 7.500 tỷ đồng, cung ứng trên 2.300 tỷ dư nợ cho các thành phần kinh tế thủ đô; mở rộng và làm tốt công tác thanh toán quốc tế với gần 700 ngân hàng và đại lý ngân hàng nước ngoài, giải quyết nhu cầu ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu; ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã cùng với toàn ngành góp phần tích cực vào công cuộc phát triển , hiện đại nông nghiệp và nông thôn, xoá đói giảm nghèo, ổn định giá cả và tiền tệ, đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.... đó là thành tích bước đầu đáng trân trọng mà ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trong những năm qua đã đạt được. Để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh phát triển , ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã chú trọng phát huy sức mạnh của tổ chức đảng cơ sở, các tổ chức quần chúng như công đoàn, phụ nữ, thanh niên, chú trọng đào tạo nguồn lực con người tại chỗ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội như ủng hộ nhân dân các vùng bị thiên tai, lũ lụt, nuôi dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, huấn luyện dân quân tự vệ. ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã được đảng và Nhà Nước đã trao tặng 1 huân chương chiến công hạng 3 và 1 huân chương lao động hạng 3, đó là sự ghi nhận những công lao và thành tích mà toàn thể công nhân viên chức ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã phấn đấu không mệt mỏi trong những năm qua. Để phát triển bền vững và sớm vươn lên hoà nhập với cộng đồng khu vực và quốc tế, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cần thực hiện thắng lợi chiến lược kinh doanh giai đoạn 2001 – 2005 đã được ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam phê duyệt và những nhiệm vụ trọng tâm sau đây để phát triển mạnh trong cơ chế thị trường hiện nay : 1/ Tiếp tục mở rộng mạng lưới kinh doanh triển khai nhiều hình thức huy động vốn nhất là dân cư, trong đó tập trung huy động vốn trung và dài hạn để đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trước hết là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn 2/ Mở rộng đầu tư tín dụng cho các thành phần kinh tế thủ đô, coi trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng, cho vay các hộ gia đình làm kinh tế , mở rộng hình thức đồng tài trợ với các ngân hàng bạn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, hạn chế rủi ro, tích cực thu hồi nợ tồn đọng của các thành phần kinh tế. Luôn luôn lấy phương châm chất lượng tín dụng làm hiệu quả hàng đầu. 3/ Đổi mới công nghệ ngân hàng , cung cấp ngày càng nhiều các sản phẩm dịch vụ tiện ích cho mọi khách hàng. 4/ Thường xuyên củng cố tổ chức và phát huy hoạt động sáng tạo của các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ, dân quân tự vệ, phát huy sức mạnh của các tổ chức quần chúng để động viên chăm lo người lao động khắc phục khó khăn hiện tại để làm việc ngày càng tốt hơn, tham gia tích cực các hoạt động xã hội.... Trong những năm tiếp theo, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội nói riêng có nhiều thuận lợi để phát triển nhưng cũng có nhiều trở ngại khó khăn đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, viên chức ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội phải phấn đấu nhiều hơn nữa, học hỏi nhiều hơn nữa trên con đường phát triển của mình. II. Nhiệm vụ của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp : A. Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn loại I, II có nhiệm vụ: Huy động vốn: a/ khai thác và nhận tiền gửi tích kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; b/ phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kì phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngân hàng nông nghiệp ; c/ tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế , cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của ngân hàng nông nghiệp . d/ Được phép vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước khi tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp cho phép. Cho vay: a/ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế; b/ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế . Kinh doanh ngoại hối: huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, ngân hàng Nhà Nước và ngân hàng nông nghiệp . Kinh doanh dịch vụ: thu, chi tiền mặt; mua, bán vàng bạc; máy rút tiền tự động; dịch vụ thẻ tín dụng; két sắt, nhận cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ trị giá được bằng tiền, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà Nước , ngân hàng nông nghiệp cho phép. Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh nội tệ đối với các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trực thuộc trên địa bàn. Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của ngân hàng nông nghiệp . Thực hiện đầu tư dưới các hình thức như: hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được ngân hàng nông nghiệp cho phép. Làm dịch vụ cho ngân hàng phục vụ người nghèo. Quản lý nhà khách, nhà nghỉ và đào tạo tay nghề trên địa bàn. Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, thi đua, khen thưởng theo phân cấp uỷ quyền của ngân hàng nông nghiệp. Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của ngân hàng nông nghiệp. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà Nước, ngành ngân hàng và ngân hàng nông nghiệp liên quan đến hoạt động của các chi nhánh NHN0&PTNT. Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương. Chấp hành đầy đủ cá báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp. Thực hiện các nhiệm vụ khác được tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp giao. B. Chi nhánh NHNo&PTNT loại III, IV có nhiệm vụ: Huy động vốn: a/ khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam; b/ phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngân hàng nông nghiệp. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp uỷ quyền. Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, thẩm định các dự án tín dụng vượt quyền phán quyết; trình ngân hàng nông nghiệp cấp trên quyết định. Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp cho phép. Kinh koanh dịch vụ: thu, chi tiền mặt; két sắt, nhận cất giữ các loại giấy tờ trị giá được bằng tiền; thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài nước; các dịch vụ ngân hàng khác được ngân hàng Nhà Nước , ngân hàng nông nghiệp quy định. Làm dịch vụ cho ngân hàng phục vụ người nghèo. Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của ngân hàng nông nghiệp. Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm bi địa bàn theo quy định. Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Chấp hành đầy đủ các báo cáo , thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của diám đốc chi nhánh NHN0&PTNT cấp trên. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc chi nhánh NHN0&PTNT cấp trên giao. III. Vài nét sơ lược về chi nhánh NHNo&PTNT quận Thanh Xuân Từ năm 1995 thành lập đến nay, là một chi nhánh trực tiếp của NHNo&PTNT Hà Nội, cùng với những bước đi lên của NHNo&PTNT Hà Nội, NHNo&PTNT Thanh Xuân cũng đã có những bước phát triển vững chắc. Tuy chỉ là một chi nhánh được thành lập sau của NHNo&PTNT Hà nội, cơ sở vật chất đang còn nhiều thiếu thốn song với vai trò và nhiệm vụ quan trọng của mình, chi nhánh đã biết khắc phục những khó khăn hiện tại để từ đó với sự nổ lực của mỗi phòng, mỗi cán bộ nhân viên đã đạt được những kết quả kinh doanh hiệu quả. Hoạt động theo quyết định 169 QĐHĐQT 7/9/2000 của chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng trung ương Việt Nam, quyết định ban hành về quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Các phòng của chi nhánh NHNo&PTNT quận Thanh Xuân đã và đang phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ của mình : a/ Phòng kinh tế kế hoạch - Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương. - Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp . - Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. - Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng. - Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh ngân hàng nông nghiệp giao. b/ Phòng tín dụng: - Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm, mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. - Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. - Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. - Thẩm định các dự án , hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng nông nghiệp cấp trên theo phân cấp uỷ quyền. - Tiếp nhận và thực hiện các chường trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế , cá nhân trong và ngoài nước. - Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, tổng kết; đề xuất tổng giám đốc cho phép nhân rộng. - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích dư nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. - Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHN0&PTNT trực thuộc trên địa bàn. - Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh NHN0&PTNT giao. c/ Phòng kế toán- ngân quỹ: - Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của ngân hàng Nhà Nước. Ngân hàng nông nghiệp. - Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, kết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHN0&PTNT trên địa bàn trình ngân hàng nông nghiệp cấp trên phê duyệt. - Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHN0&PTNT trên địa bàn. - Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. - Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà Nước theo luật định. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. - Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. - Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHN0&PTNT. - Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh NHN0&PTNT giao. d/ Phòng hành chính: - Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã giám đốc chi nhánh NHN0&PTNT phê duyệt. - Xây dựng và phát triển chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho giám đốc NHN0&PTNT. - Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh NHN0&PTNT. - Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan. - Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và các văn bản định chế của ngân hàng nông nghiệp . - Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh NHN0&PTNT. - Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh NHN0&PTNT. - Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động; quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan. - Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo của ban lãnh đạo chi nhánh NHN0&PTNT. - Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ cán bộ, nhân viên. IV. Hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT quân Thanh Xuân trong những năm gần đây: Chi nhánh NHNo&PTNT quận Thanh Xuân là chi nhánh trực NHNo&PTNT Hà Nội. Trong những năm gần đây, chi nhánh đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình với những kết quả đạt được đáng khích lệ, chi nhánh Thanh Xuân được xem là một địa chỉ đáng tin cậy của khách hành trên địa bàn quận Thanh Xuân nói riêng và của thành phố Hà Nội nói chung, góp phần vào sự thành công chung của NHNo&PTNN Hà Nội. Là một chi nhánh loại 3 trực thuộc song Chi nhánh hiện tại có 4 phòng giao dịch, đó là: Phòng giao dịch số 31 Địa chỉ: 106 Nguyễn Trãi Phòng giao dịch số 32 Địa chỉ: 180 Nguyễn Tuân Phòng giao dịch số 33 Địa chỉ: 5 Nguyễn Quý Đức Phòng giao dịch số 34 Địa chỉ: 106 Khương Trung Tuy nhiên, trong những kết quả đạt được đó, chi nhánh cũng gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế từ phía khách hàng và cả trong chi nhánh. Để thấy rõ hơn những kết quả mà chi nhánh đã làm được, xem xét và đánh giá những hoạt động kinh doanh cuả chi nhánh trong những năm qua : Năm 2000 : 6 tháng đầu năm * Nguồn vốn: 30/6/2000 : 25.356 triệu chỉ bằng 12% so với 31/12/1999, giảm 3.451 tr đạt bình quân 2.144tr/người * Sử dụng vốn: Tổng dư nợ đến 30/6/2000 là 9.258 tr chỉ bằng 29,8% so với 31/12/1999 Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2000 đạt 18.370,3 tr Thu nợ đến 30/6/2000 đạt 16.244 tr * Tài chính : Lãi suất đầu vào 6 tháng đầu năm: 0,92% Lãi suất đầu ra 6 tháng đầu năm : 0,71% Tổng thu 6 tháng đầu năm( chưa có lương) 1.361tr Quỹ thu nhập âm 509tr đồng - Lãi phải trả loại tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng lãi suất cao( huy động năm 1999 hạn trả năm 2000) nên đến 30/6/2000 phải trả là 784 tr. - Lãi phải thu đến 30/6/2000 là 1.026tr trong đó thu đối với dư nợ ngắn hạn là 748 tr, đối với dư trung hạn là 14tr. * Cơ cấu thu nhập: Tổng thu lãi cho vay so với 31/12/1999 bằng 275tr, chỉ đạt 46,3% Tổng thu dịch vụ thanh toán: 3 tr Thu lãi tiền gửi 19 tr Các khoản thu 946 : 556 tr ( phí thừa) * Cơ cấu chi phí: Trong 6 tháng đầu năm 2000 trả lãi tiền gửi tiết kiệm: 375 tr, trả lãi kỳ phiếu: 785 tr( bằng 247,68% so với 31/12/1999) Bình quân chi phí trên một lao động: 1.041 nghìn Cả năm 2000: Nguồn vốn đạt 47,4 tỷ đ, tăng so với năm 1999 là 18,9 tỷ đ, bình quân đạt 3,4 tỷ đ trên một lao động. Dư nợ cho vay đạt: 25,8 tỷ đ tăng so với năm 1999 là 18,7 tỷ đ, bình quân đạt 1,8 tỷ đ. Nợ quá hạn đến 31/12/2000 là 111 triệu đ, chiếm 0,43% trên tổng dư nợ. Trong 6 tháng đầu năm 2000 hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Thanh Xuân có phần giảm sút so với năm 1999, tuy nhiên trong 6 tháng cuối năm được sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và với sự cố gắng của cán bộ, nhânviên NHN0&PTNT Thanh Xuân đã khắc phục được những khó khăn trước mắt đồng thời đưa kết quả kinh doanh vượt lên so với năm 1999. 2. Năm 2002: Nguồn vốn: Stt Chỉ tiêu Tổng số khách hàng gửi Số dư Lãi suất bình quân Tổng +/- so với 2001 2001 2002 +/- so với 2001 1 Tiền gửi tiết kiệm 1.668 +1.003 51.199 79.871 +28.67 0,63% Tiền gửi không kỳ hạn 112 52 3.645 4.630 985 Tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng 432 221 9.675 20.612 10.937 Tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng 406 100 9.880 14.843 4.963 Tiền gửi có kỳ hạn 9 tháng 16 16 710 710 Tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng 702 391 27.999 39.058 11.059 Tiền gửi trên 12 tháng 2 18 18 2 Tiền gửi các TCKT 249 +134 8.174 17.897 +9.723 0,40% Tiền gửi không kỳ hạn 241 126 8.169 10.067 1.898 Tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng 4 3 5 5.969 5.964 Tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng 1 1 1.862 1.862 3 Tiền gửi các TCTD và khác 3 -10 98.004 30.005 -67.999 0,65% Tiền gửi không kỳ hạn 1 4 5 1 Tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng 3 98.000 30 -97.970 4 Tiền gửi huy động kỳ phiếu 1.428 +558 29.804 130.943 +101.139 0,67% Tổng cộng 3.348 +1.685 187.181 258.716 +71.535 0,52% Tổng nguồn vốn đến 31/12/2002, chi nhánh đạt kế hoạch thành phố giao( 260 tỷ đồng) so với 2001 tăng 71,535 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 38,2%. Bình quân nguồn vốn đạt 10,349 tỷ đồng/1 cán bộ. * Tổng dư nợ: Stt Chỉ tiêu Tổng số khách hàng gửi Số dư Lãi suât bình quân Số lượng +/- so đầu năm 31/12/2001 31/12/2002 +/- so đầu năm 1 Dư nợ DNNN 9 +5 17.597 27.174 +9.577 0,70% Ngắn hạn 6 +2 17.288 26.378 +9.090 Trung hạn 3 +3 309 796 +487 Dài hạn 2 Doanh nghiệp NQD 36 +24 8.265 31.803 +23.538 0,82% Ngắn hạn 23 +15 6.803 25.163 +18.360 Trung hạn 13 +9 1.462 6.640 +5.178 3 Hộ gia đình cá thể 50 +16 2.417 7.063 +4.646 0,85% Hộ nghèo ngắn hạn 23 +7 8 12 +4 Hộ nghèo trung hạn 27 +9 31 31 0 4 Cho vay khác 710 +159 12.131 21.652 0,85% Tổng cộng 805 +204 40.410 87.692 +47.282 0,8% Tr. đó ngoại tệ quy đổi VNĐ 462 -462 Chi nhánh chú trọng mở rộng tín dụng đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn và an toàn cán bộ. Thường xuyên nhắc nhở về đạo đức, tác phong nghề nghiệp để có niềm tin từ khách hàng. Tập trung thu nợ quá hạn thông thường và nợ quá hạn ĐXLRR để tăng thu nhập bất thường. Hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh. Trong năm đã thu được 222,823 triệu đồng tiền NQH ĐLRR, trong đó 173,002 triệu đồng tiền gốc và 49,821 tiền lãi. Kiểm tra hồ sơ và chuyển lên thành phố hàng trăm món thanh toán quốc tế, thu được hơn 100 tr đồng tiền phí thanh toán, góp phần tạo thuận lợi cho khách hàng hưởng các dịch vụ ngân hàng hoàn thiện hơn. Thực hiện khoán việc, giao việc cụ thể từng cán bộ và đánh giá hưởng lương, thi đua theo A,B,C từ đó thúc đẩy trách nhiệm, lòng nhiệt tình say mê nghề nghiệp cho CBCNV và thực sự đã có hiệu quả. * Nợ quá hạn: Tổng số nợ quá hạn đến 90 ngày năm 2002 là: 27 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,03%. * Kết quả tài chính: Stt Chỉ tiêu Tổng số % so kế hoạch % so với 2001 b.q l.suât đầu vào, ra 2001 2002

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC071.doc
Tài liệu liên quan