Tình hình hoạt động tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC

Phần I: Khái quát về Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC 1

I/ Sợ lược quá trình hình thành và phát triển PVFC: 1

II/ Sơ đồ tổ chức trong PVFC: 3

1. Chức năng: 5

Phần II: Hoạt động sản xuất kinh doanh của PVFC 6

I/ Các hoạt động sản xuất kinh doanh: 6

1. Hoạt động đầu tư: 6

2. Dịch vụ tài chính doanh nghiệp: 6

3. Thu xếp vốn và Tín dụng Doanh nghiệp: 6

4. Dịch vụ tài chính cá nhân: 6

5. Kinh doanh tiền tệ: 6

II/ Kết quả sản xuất kinh doanh: 6

1. Nhận định chung: 6

2. Tình hình hoạt động Tài chính: 6

3. Chính sách về tổ chức lao động: 6

III/ Thành tựu và hạn chế của PVFC: 6

1. Thành tựu: 6

2. Hạn chế: 6

Phần III: Chiến lược phát triển của PVFC 6

I/ Kế hoạch 2009: 6

1. Mục tiêu: 6

2. Nhiệm vụ: 6

2.1 Hoàn thành tốt các nhiệm vụ Tập đoàn giao: 6

2.2 Công tác tổ chức quản lý: 6

2.3 Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của PVFC trong giai đoạn 2008 – 2010: 6

II/ Chiến lược phát triển PVFC đến 2015 và Định hướng đến 2025: 6

1 Quan điểm và nguyên tắc phát triển: 6

1.1 Quan điểm: 6

1.2 Nguyên tắc: 6

2. Mục tiêu chiến lược: 6

2.1 Mục tiêu tổng quát: 6

2.2 Mục tiêu từng giai đoạn 6

3. Định hướng triển khai: 6

3.1 Giai đoạn 2007 – 2010: Nhanh chóng hoàn thiện PVFC thành Tập đoàn tài chính dầu khí: 6

3.2 Giai đoạn 2011 – 2015: Giai đoạn tăng tốc: 6

3.3 Giai đoạn 2016 – 2025: Giai đoạn phát triển bền vững 6

 

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1701 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m, vươn ra Quốc tế. Với chức năng chủ yếu là thu xếp nguồn vốn cho Tập đoàn, vận hành sinh lời và hiệu quả nhất mọi nguồn tài chính của nghành Dầu khí, tạo lập công cụ tài chính hỗ trợ chính sách nhân viên của Tập đoàn, nhiều sản phẩm mang tính sáng tạo của PVFC đã ra đời, trở thành những sản phẩm đặc trưng góp phần tạo nét riêng của PVFC trên thị trường như: đồng tài trợ, uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, tư vấn và môi giới đầu tư, tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp... PVFC còn là một nhà tư vấn tài chính và chuyển đổi cấu trúc tài chính, đưa các doanh nghiệp nghành Dầu khí gắn với hoạt động của thị trường vốn. II/ Sơ đồ tổ chức trong PVFC: Hội đồng quản trị (HĐQT): Ông Nguyễn Đình Lâm: Chủ tịch HĐQT Ông Nguyễn Xuân Sơn: Phó Chủ tịch HĐQT Ông Nguyễn Khuyến Nguồn: Uỷ viên HĐQT Ông Tống Quốc Trường: Uỷ viên HĐQT Ban kiểm soát: Bà Lý Thị Thu Hương: Trưởng Ban kiểm soát Bà Đào Kim Hải: Uỷ viên Ban Kiểm soát Bà Võ Thị Hoàng Yến: Uỷ viên Ban kiểm soát Ban Lãnh đạo: Ông Tống Quốc Trường: Tổng Giám Đốc Ông Phạm Ngọc Láng: Phó Tổng Giám Đốc Ông Đoàn Minh Mẫn: Phó Tổng Giám Đốc Ông Nguyễn Anh Tuấn: Phó Tổng Giám Đốc Ông Nguyễn Quốc Khánh: Phó Tổng Giám Đốc Ông Nguyễn Thiện Bảo: Phó Tổng Giám Đốc SƠ ĐỒ BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA PVFC: Đại hội cổ đông Héi ®ång qu¶n trÞ Ban tæng gi¸m ®èc Ban kiểm soát Kiểm toán nội bộ Khối quản lý Văn phòng Tổng CTy P. Tổ chức nhân sự và tiền lương P. Kế toán P. Kiểm tra kiểm soát nội bộ Ban Qlý rủi ro tín dụng & đầu tư P. Kế hoạch P. Hchính qu¶n trÞ P. T. Định độc lập Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư TCDKVN P. TT & PT sản phẩm Cty Cổ phần đầu tư tư vấn TCDKVN Công ty cổ phần bất động sản TCDKVN Các công ty thành viên khác Khối kinh doanh B. Thu xếp vốn &TD DN B. Dịch vụ tài chính B. QLý dòng tiền B. Đầu tư Các trung tâm TT đào tạo TT thông tin& CNTH Các CN&VP đại diện CN Đà Nẵng Cn Sài Gòn CN TPHCM CNVũng Tàu CN Cần Thơ Các VP Đại diện khác CNThăng Long CNHải Phòng CN Nam Định CN Thanh Hoá CN Khác CN khác Hoạt động của phòng Kế hoạch: 1. Chức năng: Phòng Kế Hoạch là đơn vị trực thuộc bộ máy điều hành Tổng công ty, có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban Lãnh đạo Tổng cty trong công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị và tài sản, công tác xây dựng cơ bản của Tổng công ty. 2 Nhiệm vụ: 2.1 Về công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch: Nghiên cứu xây dựng trình Tổng Giám đốc chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm của toàn Tổng công ty và tham mưu cho Ban Tổng giám đốc các biện pháp nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị. Cụ thể hoá các chỉ tiêu kinh doanh và hoạt động cho từng lĩnh vực của các phòng ban và các đơn vị trong Tổng công ty theo từng tháng, quý, năm. Phối hợp với Phòng Kế toán xây dựng kế hoạch tài chính định kỳ cho từng đơn vị trong hệ thống. Theo dõi đánh giá tình hình thực hịên kế hoạch của từng đơn vị, từng lĩnh vực công tác của Tổng công ty trong từng thời kì để tổng hợp báo cáo và ngiên cứu đề xuất các giải pháp, các kiến nghị cần thiết nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch của đơn vị và Tổng công ty. Định kỳ hàng tháng, quý, năm lập báo cáo tổng hợp về các mặt hoạt động của Tổng công ty và các báo cáo đột xuất do Tổng Giám đóc giao. Nghiên cứu đề xuất, xây dựng và cải tiến cơ chế quản lý đảm bảo việc thưcj hiện kế hoạch của Tổng công ty được chủ đông, sáng tạo và hiệu quả. 2.2 Công tác quản lý chất lượng theo ISO: Chủ trì triển khai và hướng dẫn các đơn vị áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 trong toàn hệ thống PVFC. Phối hợp với phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ đánh giá tình hình thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty. Chủ trì phối hợp tổ chức đánh giá để tái cấp chúng nhận chứng chỉ ISO trong Tổng công ty. 2.3 Công tác quản lý xây dựng cơ bản, xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị và tài sản cố định: Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị và tài sản cho các phòng, ban và các đơn vị trực thuộc trình Lãnh đạo Tổng công ty phê duyệt. Quản lý vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị và tài sản cố định của Tổng công ty. Đầu mối quản lý các hoạt động liên quan đến công tác xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị tài sản trong toàn hệ thống PVFC. Phối hợp cùng các chi nhánh và ban quản lý dự án chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn vệ sinh môi trường, nghiệm thu công trình xây dựng. Phối hợp với phòng Kế toán và các Chi nhánh lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành và khai thác đưa vào sử dụng. Xây dựng các quy trình, quy chế, quy định của Tổng công ty về lĩnh vực xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị tài sản trên cơ sở các quy định của pháp luật về công tác xây dựng cơ bản trong toàn hệ thống để triển khai và tổ chức hướng dẫn thực hiện. Chủ trì báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trang thiết bị và tài sản trong toàn Tổng công ty. 2.4 Công tác quản lý hệ thống: Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị về việc triển khai kế hoạch và đánh giá thực hiện kế hoạch do Tổng giám đốc giao. Quản lý công tác xây dựng cơ bản trên toàn hệ thống PVFC Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trong toàn hệ thống lập kế hoạch mua sắm triển khai thực hiện các kế hoạch mua sắm trang thiết bị và tài sản theo đúng quy định. 2.5 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. Phần II Hoạt động sản xuất kinh doanh của PVFC Là định chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí VN, PVFC đã thực hiện tốt khả năng thu xếp vốn cho đầu tư phát triển nghành, bước đầu thực hiện chức năng kinh doanh vốn của tập đoàn. I/ Các hoạt động sản xuất kinh doanh: 1. Hoạt động đầu tư: Uỷ thác đầu tư: Khách hàng uỷ thác cho PVFC tham gia đầu tư, tư vấn quản lý tài sản uỷ thác thuộc sở hữu của khách hàng nhằm mục đích tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn vào những cơ hội đầu tư hấp dẫn, sinh lời cao, và giảm thiểu rủi ro. Mua bán và sáp nhập Doanh nghiệp: PVFC thực hiện dưới hình thức: mua và sáp nhập doanh nghiệp; bán doanh nghiệp; tư vấn ccác vấn đề liên quan đến hoạt động M&A; tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp. Đầu tư chứng từ có giá: PVFC mua/bán kỳ hạn các chứng từ có giá (chứng khoán, trái phiếu, tín phiếu,,) với các tổ chức; tham gia góp vốn thành lập công ty cổ phần, đầu tư cổ phiếu niêm yết, mua bán cổ phiếu OTC, đầu tư cổ phiếu thông qua phát hành lần đầu (IPO), hợp đồng hợp tác kinh doanh.. Đầu tư dự án: PVFC cùng khách hàng hợp tác đầu tư dự án với các hình thưc phong phú như: thành lập công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh... 2. Dịch vụ tài chính doanh nghiệp: Dịch vụ tư vấn: là một trong hai dịch vụ mũi nhọn của PVFC trong chiến lược phát triển Tổng công ty đến năm 2015, và định hướng đến 2025. Với tư cách là nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp, đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính sẽ tư vấn những giải pháp hiệu quả, phù hợp với yêu cầu đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp. Các sản phẩm Dịch vụ tư vấn TC PVFC cung cấp bao gồm: Tư vấn tài chính doanh nghiệp Tư vấn tái cấu trúc doang nghiệp Tư vấn phát hành chứng khoán Tư vấn niêm yết chứng khoán Tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài Tư vấn phát hành trái phiếu quốc tế Quản lý vốn uỷ thác: PVFC nhận uỷ thác quản lý vốn của các khách hàng trong và ngoài ngành, các tổ chức có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam dưới nhiều hình thức linh hoạt trên cơ sở mang lại sự thuận tiện và lợi ích tối đa cho khách hàng. Các loại hình uỷ thác quản lý vốn bao gồm: Quản lý vốn uỷ thác Uỷ thác quản lý vốn nước ngoài Dịch vụ quản lý tiền gửi thanh toán Dịch vụ đại lý bảo hiểm: PVFC là đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp của công ty bảo hiểm lớn trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay, đảm bảo cung cấp các sản phẩm bảo hiểm có chất lượng và phí bảo hiểm cạnh tranh cho toàn bộ dự án, tài sản và mọi đối tượng bảo hiểm liên quan của chủ đầu tư trên phạm vi toàn cầu. Phát triển các dự án CDM: với các dự án trong nghành, PVFC làm đầu mối tổ chức phát triển các dự án CDM của PetroVietnam và các công ty thành viên của Tập đoàn. Với các dự án ngoài nghành PVFC sẽ trở thành nhà tư vấn trong suốt quá trình phát triển dự án CDM, bên cạnh đó cũng tham gia thu xếp vốn và tín dụng cho dự án. 3. Thu xếp vốn và Tín dụng Doanh nghiệp: Thu xếp vốn: là việc PVFC tiến hành thu xếp cho khách hàng có được nguồn vốn phù hợp với các điều kiện yêu cầu của khách hàng cũng như của thị trường. Bảo lãnh: là cam kết bằng văn bản với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Bao thanh toán: là viêc PVFC dùng nguồn vốn của mình để cấp tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán phát sinh từ việc mua bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong Hợp đồng mua bán hàng hoá. Đồng tài trợ: là việc PVFC hợp vốn với các Ngân hàng, tổ chức tín dụng để cho vay với các đối tượng khách hàng. Uỷ thác cho vay: là việc PVFC giao vốn cho bên nhận uỷ thác thông qua Hợp đồng uỷ thác cho vay để cho vay tới các đối tượng khách hàng. Nhận uỷ thác cho vay: là việc PVFC nhận vốn từ bên uỷ thác thông ưua hợp đồng uỷ thác cho vay để trực tiếp cho vay tới các đối tượng khách hàng. Tín dụng cho các Tổ chức kinh tế: là việc PVFC xem xét cho khách hàng sử dụng một số vốn với mục đích và thời gian xác định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 4. Dịch vụ tài chính cá nhân: Huy động vốn cá nhân: Là hình thức PVFC huy động tiền gửi cá nhân của khách hàng với mức lãi suất thỏa thuận trên Hợp đồng ủy thác quản lý vốn. Loại hình huy động vốn cá nhân của PVFC gồm: Uỷ thác quản lý vốn cá nhân bằng VND Uỷ thác quản lý vốn cá nhân tích luỹ bằng VND Tiền gửi tiết kiệm bằng USD Tín dụng cá nhân: Là hình thức PVFC thực hiện cho vay khách hàng là cá nhân, tổ chức (doanh nghiệp vừa và nhỏ). Loại hình tín dụng cá nhân của PVFC gồm có: Cho vay trả góp đảm bảo bằng lương Cho vay thế chấp tài sản Cho vay cầm cố chứng từ có giá Cho vay mua nhà trả góp Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ Mua bán kỳ hạn: Là việc PVFC mua/bán (chuyển nhượng) có kỳ hạn một phần hoặc toàn bộ chứng khoán do khách hàng/Công ty sở hữu và cam kết sẽ bán (chuyển nhượng) mua lại số chứng khoán này tại một thời điểm trong tương lai với mức giá do hai bên thoả thuận tại thời điểm mua/bán (chuyển nhượng) chứng khoán. 5. Kinh doanh tiền tệ: Hoạt động kinh doanh ngoại hối: Là lĩnh vực nhiều hứa hẹn của PVFC với đầu mối tại Hà Nội và các trung tâm giao dịch lớn tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Vũng Tàu. Kinh doanh vốn: Là lĩnh vực hoạt động truyền thống, PVFC đã tạo dựng được uy tín trên thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam với các đầu mối giao dịch tại Hội sở chính và tại chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Hiện nay, bằng uy tín của mình, PVFC đã và đang quan hệ giao dịch với các Tổ chức tín dụng trong nước, các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam. II/ Kết quả sản xuất kinh doanh: 1. Nhận định chung: PVFC là công ty tài chính hoạt động mạnh nhất trong các công ty tài chính Nhà Nước với các chỉ tiêu không ngừng tăng trưởng. Công ty đã từng bước nâng cao chất lượng các dịch vụ tài chính tiền tệ, tạo mối quan hệ tin tưởng thân thiết với các khách hàng, bạn hàng, xây dựng và rèn luyện đội ngũ cán bộ phù hợp với các tiêu chí quản lí hiện đại. Tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận qua các năm rất khả quan, phù hợp với tốc độ tăng trưởng bền và hiệu quả trong mọi hoạt động của công ty. Đặc biệt là năm 2006: tổng tài sản đạt 18.143 tỷ đồng, gấp 2,65 lần so với 2005; tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân giai đoạn 2002-2006 đạt 130%; doanh thu năm 2006 đạt 1023 tỷ đồng vượt 28% so với kế hoạch. Năm 2006 là năm PVFC chính thức tham gia câu lạc bộ các doanh nghiệp có doanh thu trên 1000 tỷ. Các khoản thu nộp ngân sách Nhà Nước đạt 31,296 tỷ đồng; nộp Tập đoàn 9,71 tỷ đồng. Hoạt động thu xếp vốn được triển khai mạnh đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư của nghành. Giai đoạn 2002-2006 đã thực hiện thu xếp vốn thành công 7000 tỷ đồng cho các dự án nghành Dầu khí. Bên cạnh đó PVFC đã tích cực bám sát, thực hiện thu xếp vốn cho một số nghành điện lực, than xây dựng, du lịch cao cấp.... với số vốn thu xếp thành công lên tới 3000 tỷ đồng. Hoạt động Tín dụng tăng trưởng ổn định và bền vững, đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án và vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên của Tập đoàn. Tốc độ huy động vốn cao và ổn định, giai đoạn 2002-2006 đạt bình quân 151%/năm. Dịch vụ tư vấn tài chính qua các năm đã trở thành Dịch vụ đặc trưng của Công ty, phát huy thế mạnh đầu tư một cách uy tín. Hoạt động đầu tư được thực hiện với mục đích đa dạng hoá danh mục đầu tư và đảm bảo vốn đầu tư tham gia có hiệu quả vào một số dự án vừa và nhỏ của các đơn vị kinh doanh trong và ngoài nghành. Bảng 1: Quy mô và cơ cấu vốn của PVFC giai đoạn 2005 – 2007: Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng nguồn vốn 6828 18143 54047 Vốn huy động 6528 17143 49047 Cơ cấu vốn Vốn ngắn hạn 5224 12574 31861 Vốn trung dài hạn 1604 5569 22186 Tỷ trọng vốn trung và dài hạn 23.49% 30.7% 41.5% Ngày 22/8/2007, Công ty Tài chính Dầu Khí đã tiến hành cổ phần hoá và đến nay đã hoàn tất các thủ tục theo nội dung: Tên tiếng Việt: Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam Tên tiếng Anh: PetroVietNam Joinstock Finance Corporation (viết tắt là PVFC) Vốn điều lệ: 5.000.000.000.000 (năm ngàn tỷ đồng) ứng với 500.000.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng trong đó: Số cổ phần của Nhà Nước: 390.000.000 cổ phần, chiếm 78% vốn điều lệ. Số cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài: 50.000 cổ phần, chiếm 10% vốn điều lệ. Số cổ phần bán đấu giá ra ngoài: 59.638.900 cổ phần chiếm 11,93% vốn điều lệ. Bảng 2: Cơ cấu huy động vốn theo nguồn huy động: Chỉ tiêu 31/12/06 31/12/2007 % tăng giảm 2007 so với 2006 17/03/2008 31/08/2008 1. Tiền gửi 1.809.948 11.759.205 549.7% 5.685.269 659.964 Tiền gửi có kỳ hạn của các TCTD khác 1.513.614 11.615.643 667,4% 5.555.101 384.952 Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, tiền gửi khác 296.334 143.562 (51.5%) 130.168 275.012 2. Tiền vay 14.264.535 28.565.612. 100,3% 29.199.608 33.910.370 Vay của các TCTD khác 3.131.032 2.370.940 (24,3%) 1.408.100 4.049.900 Vốn nhận tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay 8.118.879 18.140.253 123,4% 23.000.230 29.660.470 Vay khác 3.014.624 8.054.419 167,2% 4.791.278 200.000 3. Phát hành giấy tờ có giá 665.215 2.192.285 229,6% 2.190.394 2.199.948 Tổng cộng 16.739.698 42.517.102 154% 37.075.271 36.770.282 Có thể thấy, năm 2008 là một năm đầy biến động đối với ngành Tài chính toàn Thế Giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của khách hàng, thể hiện trong việc giảm lượng tiền gửi vào Tổ chức tài chính này trong năm 2008. Tính đến cuối tháng 8/2008 mà lượng tiền gửi vẫn còn kém so với thời điểm cuối năm 2007. Điều này buộc các doanh nghiệp như PVFC phải đưa ra các chiến lược có tính khôi phục tạm thời để chống lại khủng hoảng như bán các cổ phiếu đã đầu tư. Đây được xem như là một giải pháp mang tính tình thế chứ không phải là giải pháp lâu dài. Bảng 3: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2006 – 31/08/2008 của PVFC: Đvị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 % tăng giảm 2007 so với 2006 Từ 1/1/2008 đến 17/3/2008 Từ 18/3/2008 đến 31/8/2008 Tổng tài sản 18.143.649 47.993.166 164,5% 42.151.734 43.893.925 Tổng thu nhập kinh doanh 1.023.421 3.144.036 207,2% 746.600 1.710.603 Thuế & các khoản phải nộp 38.721 195.626 405,2% N/A 37.337 Lợi nhuận trước thuế 126.302 616.630 388,2% (559.121) 352.473 Lợi nhuận sau thuế 92.207 460.325 399,2% (559.121) 315.136 TNBQ của CB CNV 7,9 8,3 5,06% 6,6 6,6 Bảng 4: Chi tiết thu nhập PVFC giai đoạn 2006 -31/8/2008: STT Chỉ tiêu 2006 2007 % tăng giảm 2007 so 2006 1/1/2008 đến 17/3/2008 18/3/2008 đến 31/8/2008 I TN lãi&các khoản tương tự 947.625 2.323.221 655.210 1.300.320 1 TN lãi tiền gửi 592.121 1.438.365 142,9% 384.594 477.837 2 TN từ chứng khoán nợ 64.196 68.771 7,13% 14.323 38.465 3 TN lãi từ hoạt động TDụng 291.307 816.084 180,1% 256.293 784.018 II TN từ hoạt động dịch vụ 21.858 80.534 268,4% 6.751 13.707 III TN từ hoạt độnh kinh doanh ngoại hối 1.113 3.373 176% 0 3.165 IV TN từ hoạt động kinh doanh Chứng khoán 744.865 665.812 1,384% 8.154 23.304 V TN từ góp vốn mua cổ phần 7.634 51.169 670,3% 21.665 86.601 IV TN từ các hoạt động khác 327 19.927 5,994% 54.820 283.506 Tổng cộng 1.023.421 3.144.036 207,2% 746.600 1.710.603 Bảng 5: Chi tiết chi phí của PVFC giai đoạn 2006 – 31/8/2008: Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 % tăng giảm 2007 so 2006 1/1/2008 đến 17/3/2008 18/3/2008 đến 31/8/2008 I CP lãi&các khoản tương tự 729.613 1.862.872 155% 566.797 1.160.616 1 CP lãi tiền gửi 417.406 1.390.017 233% 493.283 855.167 2 CP hoạt động TDụng 261.307 327.317 25,3% 30.067 180.052 3 CP lãi phát hành giấy tờ có giá 50.900 145.538 185,9% 43.447 95.397 II CP hoạt động Dvụ 1.753 2.552 45,6% 2.048 2.021 CP hoạt động kinh doanh ngoại hối 0 2.913 NA 7.810 6.546 III CP về mua bán chứng khoán 20 178.512 892,460% 125 238 IV CP hoạt động khác 306 399 30,39% 6.803 3.894 V CP hoạt động 93.970 234.662 149,72% 51.353 129.215 VI CP dự phòng 71.457 245.497 243,6% 670.784 55.600 Bảng 6: Vị thế của PVFC so với các doanh nghiệp trong cùng ngành: Tên công ty Vốn điều lệ Mạng lưới chi nhánh PVFC 5000 tỷ 09 chi nhánh, 15 phòng Giao dịch Cty tài chính Điện lực 2500 tỷ 01 phòng Giao dịch Cty Tài chính Than 300 tỷ 01 phòng Giao dịch Cty Tài chính Handico 50 tỷ 01 phòng Giao dịch Cty Tài chính Bưu điện 500 tỷ 01 phòng Giao dịch Cty Tài chính Dệt may 234 tỷ 01 phòng Giao dịch Cty Tài chính Vinashin 1023 tỷ 01 phòng Giao dịch Cty Tài chính Cao su 800 tỷ 08 phòng Giao dịch 2. Tình hình hoạt động Tài chính: Bảng 7: Tiền gửi của PVFC giai đoạn 2006 – 31/8/2008: Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 % tăng giảm 2007 so 2006 17/3/2008 31/8/2008 1. Tiền gửi tại NHNN 2.109 4.379 107,6% 3.925 9.359 2. Tiền gửi tại các TCTD khác 9.521.761 27.780.924 191,8% 15.788.756 11.075.662 -tiền gửi không kì hạn 265.358 71.625 (73%) 223.932 1.639.311 -tiền gửi có kì hạn 9.256.403 27.709.299 199,4% 15.564.824 9.436.351 Tổng cộng 9.523.870 27.785.303 191,7% 15.792.681 11.085.021 Bảng 8: Các chỉ tiêu Tài chính cơ bản của PVFC: Chỉ tiêu 2006 2007 17/3/2008 31/8/2008 Quy mô vốn -vốn điều lệ(trđ) 1.000.000 3.000.000 3.000.000 5.000.000 -tổng tài sản Có(trđ) 18.143.649 47.993.166 42.151.734 43.893.925 -tỷ lệ an toàn vốn 14,72% 26,2% 27,6% 23,3% Kết quả hoạt động kd -số dư huy động vốn(trđ) 16.739.698 42.517.102 37.075.271 36.770.282 -số dư cho vay(trđ) 4.780.441 10.133.700 14.239.173 20.989.021 -nợ quá hạn(trđ) 73.702 413.010 947.185 970.123 -nợ xấu(trđ) 49.137 300.798 841.745 566.972 -hệ số sdụng vốn +tỷ lệ lnhuận sau thuế/vốn điều lệ BQ 14,2% 23% 7,9% +tỷ lệ lnhuận sau thuế/tổng tsản BQ 0,7% 1,4% 0,73% -tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ cho vay 1,54% 4,08% 6,65% 4,62% -tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho ay 1,03% 2,97% 5,91% 2,70% Chỉ tiêu về khả năng thanh toán -khả năng thanh toán ngay (lần) 2,1 1,62 1,95 1,62 3. Chính sách về tổ chức lao động: Bảng 9: Số lượng và cơ cấu lao động tại 31/8/2008: Loại lao động Số lượng Tỷ lệ Phân theo trình độ học vấn 1. Trên Đại học 86 7,22 2. Đại học 928 78 3. Cao đẳng, Trung cấp 85 7,14 4. Công nhân Kỹ thuật 15 1,26 5. Lao động Phổ thông 76 6,38 Tổng số 1.190 100 Phân theo tính chất hợp đồng lao động 1. Hợp đồng không xác định thời hạn 407 34 2. Hợp đồng có thời hạn từ 1 – 3 năm 758 64 III/ Thành tựu và hạn chế của PVFC: 1. Thành tựu: Thực hiện tốt vai trò định chế tài chính của Tập đoàn, hoàn thành nhiệm vụ đổi mới doanh nghiệp, quản lý và vận hành hiệu quả các nguồn vốn, nguồn tiền nhàn rỗi Từng bước thực hiện tốt chính sách của nghành Dầu khí thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ với các hình thức đa dạng Hoàn thành tốt chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách theo kế hoạch được giao Công tác cổ phần hoá công ty được triển khai quyết liệt Hoạt động quảng bá truyền thông đạt kết quả tốt Triển khai mở rộng mạng lưới hoạt động có hiệu quả 2. Hạn chế: Khối lượng giải ngân trong hoạt động tín dụng có sự tăng trưởng khá cao nhưng dư nợ cho vay vẫn chưa đạt kết quả cao. Nguyên nhân: đặc thù hoạt động của tín dụng của Công ty là cho vay trung và dài hạn, cho vay theo dự án, số dư nợ lại phụ thuộc vào tiến độ giải ngân của dự án. Tuy doanh thu 2008 đạt 3000 tỷ nhưng để có được điều đó Công ty đã phải sử dụng giải pháp tình thế là bán các sản phẩm chiến lược của mình như bán cổ phiếu đã đầu tư. Đây không phải là giải pháp lâu dài Sau 8 năm hoạt động công ty đã xây dựng được đội ngũ cán bộ chủ chốt có năng lực chuyên môn tâm huyết nhưng theo định chế tài chính mới cần điều chuyển cán bộ nên đội ngũ cán bộ chủ chốt còn đang thiếu Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó là các rủi ro mà Công ty sẽ phải đương đầu như: Rủi ro về lãi suất: là sự chênh lệch giữa lãi suất huy động vào và lãi suất đầu ra do biến động của thị trường và chênh lệch giữa các kỳ hạn huy động và kỳ hạn đầu tư, cho vay ra thị trường. Tuy nhiên PVFC đã thực hiện và nghiên cứu một số biện pháp để loại trừ giảm thiểu rủi ro như phân tích đánh giá vĩ mô các chỉ tiêu kinh tế để đưa ra nhận định về lãi suất tương lai từ đó cơ cấu lại tài sản nợ và có của mình một cách hợp lý; phân loại các tài sản nợ và có của mình theo từng giai đoạn; sử dụng biểu đồ lệch kỳ hạn tái định giá;.... Rủi ro về tín dụng: xuất phát từ các hoạt động tín dụng khi khách hàng vay vi phạm các điều kiện của hợp đồng tín dụng dẫn đến việc khách hàng không trả nợ được cho PVFC. Rủi ro về hoạt động đầu tư: là sự mất cơ hội, giảm tài sản, mất vốn hay mất nguồn thu từ việc đầu tư vào các dự án, đầu tư tài chính do thị trường biến động xấu hoặc dự án không hiệu quả. Rủi ro về hoạt động ngoại hối: phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, về loại tiền tệ của các khoản ngoại hối biến động. Rủi ro về Thanh khoản: có thể phát sinh do sự chênh lệch giữa kỳ hạn tài sản nợ và tài sản có. Rủi ro về hoạt động: bao gồm quản trị không tốt các quy trình hoạt động, các cán bộ quản lý có thẩm quyền lợi dụng chức vụ của mình thực hiện hoạt động kinh doanh không đúng với chức năng nhiệm vụ của mìn hoặc thu lợi cá nhân.... Rủi ro về Luật pháp: liên quan đến các sự cố hoặc sai sót trong quá trình hoạt động kinh doanh làm thiệt hại cho PVFC, khách hanggf và đối tác dẫn đến việc bị khởi kiện. Rủi ro Khác: như rủi ro về nghành nghề, đối tượng cấp tín dụng, đầu tư do khủng hoảng kinh tế hay chính sách, hoặc liên quan đến các trườg hợp bất khả kháng như thiên tại, cháy nổ.... Phần III Chiến lược phát triển của PVFC I/ Kế hoạch 2009: 1. Mục tiêu: Giữ vững tốc độ tăng trưởng, đảm bảo an toàn tối đa trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng cường cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ (đa dạng hoá hình thức cung cấp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các tổ chức kinh tế..) 2. Nhiệm vụ: 2.1 Hoàn thành tốt các nhiệm vụ Tập đoàn giao: Chủ động tham gia thu xếp vốn cho các dự án, phấn đấu thu xếp 100% thành công các dự án. Đáp ứng đúng tiến độ, yêu cầu, chất lượng, về vốn cho các dự án. Tham gia các chương trình đổi mới doanh nghiệp. Thực hiện thành công các đợt phát hành trái phiếu trong và ngoài nước. Triển khai và quản lý hiệu quả quỹ đảm bảo tài chính thu dọn công trình Dầu khí. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi. Quản lý hiệu quả các toà nhà, các dự án do Tập đoàn giao Hoàn thành cơ cấu tổ chức, các quy chế quản lý nội bộ Sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ Tập đoàn giao 2.2 Công tác tổ chức quản lý: Đảm bảo ổn định và có chất lượng độ ngũ cán bộ và lãnh đạo từ cấp Trưởng phòng trở lên, đào tạo cán bộ mới đáp ứng nhu cầu hoạt động của Công ty trong giai đoạn mới. Mở rộng địa bàn hoạt động của công ty tại Quảng Ninh, Huế, Dăk Lăk, Kiên Giang... Tiếp tục thực hiện các công tá kế toán quản trị, giao đơn giá tiền lương đến từng đơn vị. Củng cố đẩy mạnh công tác khuếch trương, quảng bá thương hiệu Tài Chính Dầu Khí. Duy trì thực hiện hệ thống quản lý chất lượng của Công ty theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Hoàn thành hệ thống quy trình quy chế cho mọi hoạt động của Công ty. Hoàn thiện hệ thống Công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiên đại. 2.3 Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của PVFC trong giai đoạn 2008 – 2010: Bảng dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức PVFC giai đoạn 2008-2010: II/ Chiến lược phát triển PVFC đến 2015 và Định hướng đến 2025: 1 Quan điểm và nguyên tắc phát triển: 1.1 Quan điểm: Phát triển PVFC dựa trên cơ sở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5811.doc
Tài liệu liên quan