Tình hình hoạt động tại Xí nghiệp xây lắp điện và nội thất - Công ty xây lắp điện I

I. NHẬN XÉT :

 1. Ưu điểm:

 - Xí nghiệp hoạt động có lợi nhuận ngày càng tăng lên.

- Xí nghiệp có cơ cấu vốn tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lớn và có chiều hướng tăng lên.

- Nguồn vốn chủ sở hữu của xí nghiệp tăng lên là do vốn tự bổ sung điều đó chứng tỏ xí nghiệp quan tâm tự bổ sung vốn.

2. Tồn tại:

- Các khoản phải thu tăng vì công tác thanh toán và thu hồi vốn chưa tốt. Vì vậy xí nghiệp cần có biện pháp thu hồi nhanh.

- Hàng tồn kho quá lớn cần phải tổ chức thi công dứt điểm để bàn giao.

- Vốn chủ sở hữu quá ít trong khi nợ phải trả quá lớn.

Bên cạnh đó xí nghiệp phải nghiên cứu tìm ra biện pháp tích cực cho phù hợp để giảm chi phí quản lý, các khoản lãi vay phải trả nhằm đạt lợi nhuận tối đa.

 

doc17 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình hoạt động tại Xí nghiệp xây lắp điện và nội thất - Công ty xây lắp điện I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LờI Mở ĐầU Trong điều kiến sản xuất kinh doanh hiện nay, để tăng cường sức cạnh tranh của mình các doanh nghiệp luôn tìm cách phát triển sản xuất kinh doanh với quy mô ngày càng lớn bên cạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ, do đó luôn đòi hỏi phải có một lượng vốn ngày càng nhiều. Việc tổ chức đảm bảo kịp thời vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh có tác động mạnh mẽ đến hiệu qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cuối cùng hiệu quả kinh tế thể hiện ở mức doanh lợi đạt được. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn cần thiết, cân nhắc lựa chọn phương án đầu tư có hiệu quả và lựa chọn các hình thức thu hút vốn tích cực. Bởi vậy bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm đến vấn đề tạo lập, quản lý và sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả nhất, từ đó khẳng định vị trí của mình, tìm chỗ đứng vững chắc trong cơ chế mới. Sau thời gian thực tập tại Xí Nghiệp Xây Lắp Điện và Nội thất,em đã được tiếp cận với công tác quản lý tài chính ,công tác hạch toán kinh doanh,được tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, em nhận thấy Xí nghiệp hiện đang gặp nhiều khó khăn về vấn đề huy động vốn. Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp, em đã được sự giúp đỡ tận tình của các phòng ban Xí nghiệp đặc biệt là phòng Tài chính-Kế toán với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn PGS Lê Thế Tường, em đã hoàn thành báo cáo này. Ngoài lời mở đầu và kết luận,báo cáo gồm 3 phần chính: - Giới thiệu chung về Xí nghiệp Xây lắp Điện và Nội thất-Công ty Xây lắp Điện I. - Tình hình tài chính kế toán của xí nghiệp. - Một số nhận xét và đề xuất. Trong quá trình viết báo cáo và phân tích em không tránh khỏi thiếu sót.Em kính mong sự góp ý,chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy cô. PHầN I Giới Thiệu chung về Xí nghiệp Xây lắp Điện và Nội thất-công ty xây lắp điện I. I . lịch sử hinh thành công ty-Xí nghiệp Xây lắp Điện và Nội thất - Công ty ra đời với tên gọi : ”Công ty Xây lắp đường dây và trạm” vào năm 1963. - Căn cứ vào nghị định 14/CP của Chính Phủ ban hành ngày 21/7/1995 về việc thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91 với nhiều thành viên hạch toán độc lập, căn cứ vào QĐ346/NL/TCCCBLT ngày 19/6/1993 của Bộ trưởng Bộ Năng lượng về việc thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước, căn cứ vào quyết định số 63/1998/QĐ-CN ngày 22/9/1998 của bộ trưởng bộ công nghiệp, xí nghiệp Xây lắp Điện và Nội thất được thành lập và là xí nghiệp thành viên trong công ty Xây lắp Điện I. Xí nghiệp là đơn vị hạch toán độc lập, bắt đầu hoạt động từ năm 1994. Trụ sở chính của Xí nghiệp tại xã Đại Mỗ Huyện Từ Liêm Hà Nội. Tổng số vốn kinh doanh ban đầu 2.119 triệu đồng Trong đó : Vốn lưu động 1.519 triệu đồng. Vốn cố định 600 triệu đồng II . CHứC NĂNG NHIệM Vụ ĐặC ĐIểM HOạT động kinh doanh của xí nghiệp + Chức năng : Xí nghiệp có chức năng xây lắp các công trình điện và xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp phục vụ nền kinh tế quốc dân. + Nhiệm vụ : Tổ chức sản xuất kinh doanh đúng với đăng ký kinh doanh được cấp đồng thời đảm bảo các yêu cầu sau : - Thúc đẩy sản xuất phát triển đảm bảo đời sống cho người lao động(gồm 142 người trong đó có 32 nhân viên quản lý). - Thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước. - Phân phối kết quả lao động, chăm lo đời sống CBCNV về cả tinh thần và vật chất. - Bảo vệ sản xuất,bảo vệ chính trị nội bộ + Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp : Là doanh nghiệp xây lắp có tính đặc thù riêng biệt,các công trình xây dựng hầu hết có khối lượng lớn và chia làm nhiều công đoạn,công việc thường xuyên phải thực hiện ngoài trời nên chịu nhiều ảnh hưởng yếu tố của thiên nhiên.Luôn luôn phải lưu động theo các công trình hoặc hạng mục công trình.Phạm vi hoạt động của xí nghiệp trong cả nước. -Xí nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ,hạch toán kinh doanh độc lập,có con dấu riêng,được mở tài khoản tại ngân hàng,được đăng ký kinh doanh theo nhiệm vụ quy định được ký kết hợp đồng kinh tế với tất cả các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước.Được huy động mọi nguồn vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. - Hình thức sở hữu vốn: sở hữu nhà nước. -Hình thức hoạt động: xây dựng cơ bản. - Lĩnh vực kinh doanh: . Xây lắp các công trình đường dây và trạm điện . Lắp điện công nghiệp,điện dân dụng,nội thất. . Xây dựng các công trình dân dụng và phần bao che các công trình công nghiệp. . Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng: đường giao thông trong công trường, san nền,giải phóng lòng hồ. Iii đặc điểm tổ chức bộ máy của xí nghiệp Bộ máy quản lý của xí nghiệp đứng đầu là giám đốc đại diện pháp nhân của xí nghiệp và chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của xí nghiệp. Phó giám đốc phụ trách lĩnh vực sản xuất. Kế toán trưởng phụ trách lĩnh vực tài chính và hạch toán kinh doanh của xí nghiệp. Xí nghiệp tổ chức cơ cấu gồm các phòng ban sau : - Phòng Tài chính- kế toán : chịu trách nhiệm đề ra các biện pháp và tổ chức thực hiện tốt việc bảo toàn và phát triển vốn,phân tích các hoạt động kinh tế. - Phòng Vật tư : tổ chức thực hiện việc cung ứng vật tư,thiết bị...phục vụ thi công cho công trình.Theo dõi việc xuất,nhập,tồn các loại vật tư hàng hoá. - Phòng Kỹ thuật-an toàn : quản lý,hướng dẫn công tác kỹ thuật thi công và kỹ thuật an toàn trong xí nghiệp. - Phòng Kinh tế- kế hoạch : Chịu trách nhiệm về lĩnh vực kinh tế, công tác kế hoạch sản xuất của xí nghiệp. - Phòng TCLĐ -HC : Xây dựng cơ cấu tổ chức sản xuất và quản lý toàn bộ lao động, quản lý công tác tiền lương, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động. Ngoài ra xí nghiệp còn có: 6 đội xây lắp và các đơn vị phụ trợ: tổ xe, tổ gia công cơ khí ... sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất của xí nghiệp GIáM ĐốC PHó GIáM ĐốC PHòNG VậT TƯ PHòNG TC-KT PHòNG KT-An toàn Phòng Kinh tế- KH PHòNG TCLĐ-HC Các đội xây lắp điện 1,2,..,6 Tổ Gia Công Cơ Khí Tổ Cơ Giới Và Sửa Chữa Tổ Xe Và Phục Vụ Iv cơ cấu và đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp 1. Cơ cấu bộ máy kế toán của xí nghiệp bao gồm: - Trưởng phòng Tài chính -kế toán: là người phụ trách chung trong việc quản lý,điều hành và kiểm soát hoạt động kinh tế giúp ban giám đốc có hướng chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. - Phó phòng Tài chính -kế toán(Kế toán tổng hợp): phụ trách tổng hợp tất cả các số liệu, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính. - Kế toán viên: thu, chi tiền mặt, tiền gửi và xử lý hạch toán các chứng từ. - Thủ quỹ: quản lý tiền mặt, thực hiện thu chi tiền mặt Tổ chức phòng Tài chính-kế toán Trưởng phòng tài chính kế toán (Kế toán trưởng) Phó phòng tài chính kế toán (Kế toán tổng hợp) Kế toán viên Thủ quỹ 2. Chế độ kế toán áp dụng trong xí nghiệp: - Chế độ kế toán: áp dụng chế độ kế toán của bộ tài chính theo quyết định số 1864/1998/QĐ-BTC tháng 12 năm 1998 - Niên độ kế toán: áp dụng theo năm, niên độ kế toán của xí nghiệp bắt đầu vào ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác. . Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam . Phương pháp chuyển đổi ngoại tệ: theo tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng nhà nước VN. - Hình thức ghi sổ kế toán: hình thức kế toán “nhật ký chung” và toàn bộ hạch toán được thực hiện trên máy tính áp dụng phần mềm kế toán ACSoft. - Phương pháp kế toán TSCĐ: . Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại đang theo dõi, không đánh giá lại mà chỉ phân loại. . Phương pháp áp dụng và các trường hợp khấu hao đặc biệt: khấu hao cơ bản của TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng. Mức khấu hao được xác định theo quyết định 166/1999/TC/QĐ/CSTC ngày 25/12/1999 của Bộ tài chính. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên - Phương pháp tính các khoản dự phòng, trích nộp và hoàn nhập: chưa tiến hành. - Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ. v. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002 –2003 Đơn vị: VNĐ Chỉ Tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch % Tổng doanh thu Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp Chí phí quản lý Lợi nhuận thuần từ HĐKD Tổng LN trước thuế Thuế thu nhập DN Lợi nhuận sau thuế 10.562.192.207 10.562.192.207 9.567.756.583 994.435.624 767.919.144 226.516.480 130.823.616 32.705.904 98.117.712 16.135.005.382 16.135.005.382 14.149.466.540 1.985.538.842 1.314.496.617 363.873.099 384.497.443 123.039.182 261.458.261 5.572.813.175 5.572.813.175 4.581.709.957 991.103.218 546.577.473 137.356.619 253.673.827 90.333.278 163.340.549 52,76 52,76 47,89 99,66 71,18 60,64 193,90 276,20 166,50 -Nguồn tài liệu : Báo cáo tài chính của xí nghiệp Xây lắp Điện và Nội thất năm 2002 -2003 Qua bảng số liệu cho thấy tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong 2 năm qua là tương đối tốt. Doanh thu tăng lên : Năm 2002 doanh thu chỉ đạt 10.562.192.207 đồng thì năm 2003 đạt đến 16.135.005.382 đồng tương ứng 52,76%. Đây là một kết quả đáng khích lệ đối với một doanh nghiệp nói chung và xí nghiệp Xây lắp Điện và Nội thất nói riêng. Lợi nhuận gộp năm 2002 so với năm 2003 tăng 991.103.218 đồng, tỉ lệ tăng là 99,66%. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 546.577.473 đồng so với năm 2002, tỉ lệ tăng 71,18% là quá lớn. Chí phí quản lý của xí nghiệp cần phải giảm trong những năm tiếp theo. Lợi nhuận sau thuế của xí nghiệp tăng đáng kể. Nếu năm 2002 lợi nhuận sau thuế đạt 98.117.712 đồng thì năm 2003 đạt 261.458.261 đồng hay 166,5%. Nhìn chung xí nghiệp hoạt động khá tốt, lợi năm sau tăng hơn nhiều so với năm trước. Xí nghiệp cần duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh. Phần hai Tình hình thực hiện công tác tài chính tại xí nghiệp I. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn Nguồn vốn Nguồn hình thành vốn được thể hiện qua bảng sau : Bảng 2 : Nguồn hình thành vốn của xí nghiệp Đơn vị: VNĐ CHỉ TIÊU Năm 2002 Năm 2003 Chênh Lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % I- Nợ phải trả 9.487.925.924 85,30 14.025.966.707 87,87 4.538.404.783 47,83 1.Nợ ngắn hạn 8.669.809.269 91,38 13.506.674.429 96,30 4.836.865.160 55,79 2.Nợ dài hạn 220.442.940 2,54 216.442.940 1,54 -4.000.000 -1,82 3.Nợ khác 597.673.715 6,08 302.849.338 2,16 -294.824.377 -49,3 II- Nguồn vốn CSH 1.635.365.577 14,7 1.936.868.224 12,13 301.502.647 18,44 1. Nguồn vốn –Quỹ gồm: 1.661.969.533 101,6 1.949.418.298 100,6 287.448.765 17,30 .Nguồn vốn KD 1.529.955.524 92,06 1.594.767.617 81,81 64.812.093 4,24 -Ngân sách cấp 29.548.342 1,93 29.548.342 1,85 0 0 -Tự bổ sung 1.500.407.182 98,07 1.565.219.275 98,15 64.812.093 4,32 .Chênh lệch đánh giá lại TS 0 0 0 0 0 0 .Quỹ đầu tư phát triển 29.133.364 1,75 77.660.350 3,98 48.526.986 166,6 .Quỹ dự phòng tài chính 5.826.673 0,35 15.532.070 0,8 9.705.397 166,6 .Lợi nhuận chưa phân phối 97.053.972 5,84 261.458.261 13,41 164.404.289 169,4 .Nguồn vốn Đ.tư XDCB 0 0 0 0 0 0 2. Nguồn KP, quỹ khác -26.603.956 -1,63 -12.550.074 -0,65 14.053.882 -52,8 Tổng nguồn vốn 11.123.291.501 100 15.962.834.931 100 4.839.543.430 43,51 Thông qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2002 và năm 2003 có những biến động sau: + Các khoản nợ phải trả tăng cả về số tương đối (96,3% - 85,3% = 11%) và cả số tuyệt đối: 4.538.040.783 đồng. Điều này thể hiện năm 2003 tình hình tài chính có những biến động không tốt. Trong đó, tăng chủ yếu là nợ ngắn hạn còn nợ dài hạn giảm , chứng tỏ xí nghiệp phải đi vay để đảm bảo cho nhu cầu vốn lưu động(tạm thời). - Nợ ngắn hạn tăng 4.836.865.160 đồng tương ứng với 7,83%. Khoản nợ này đòi hỏi xí nghiệp phải chú trọng tìm những nguồn thay thế để đảm bảo sao cho giảm đến mức thấp nhất chi phí sử dụng vốn. - Nợ dài hạn giảm 4.000.000 đồng tương ứng 1,82%. - Các khoản nợ khác giảm 294.824.377 đồng tương ứng với 49,33% Như vậy số nợ phải trả năm 2003 so với năm 2004 đã tăng đáng kể và do đó sẽ làm hệ số vay vốn tăng lên. + Nguồn vốn chủ sở hữu giảm về số tương đối (12,13% -14,7% = -2,57%) nhưng lại có sự tăng lên về số tuyệt đối 301.502.647 đồng chủ yếu là nguồn vốn và quỹ tăng 287.448.765 đồng. Nguồn vốn kinh doanh chủ sở hữu của xí nghiệp năm 2003 là 1.594.767.617 đồng tăng hơn năm 2002 là 64.812.093 đồng. Nguồn vốn kinh doanh chủ sở hữu năm 2003 chiếm 9,99% tổng số vốn sản xuất kinh doanh. - Vốn do ngân sách cấp là 29.548.342 đồng chiếm 0,19% tổng số vốn sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. - Vốn tự bổ sung 125.219.275 đồng chiếm 0,8% tổng số vốn sản xuất kinh doanh. Như vậy trong nguồn vốn kinh doanh chủ sở hữu của xí nghiệp thì phần lớn là do xí nghiệp tự bổ sung từ lợi nhuận. 2. Tình hình phân bổ vốn: Tình hình phân bổ vốn của xí nghiệp trong năm 2002 và năm 2003 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Tình hình phân bổ vốn của xí nghiệp Đơn vị: VNĐ CHỉ Tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % I-TSLĐ & ĐTNH 10.316.359.101 92,75 14.891.607.746 93,29 4.575.248.645 44,35 1.Tiền 1.532.604.643 14,86 2.238.553.557 15,03 705.948.914 46,06 2.Phải thu 4.159.405.696 40,32 6.008.358.215 40,35 1.848.952.519 44,45 3.Tồn kho 3.031.590.850 29,39 4.005.887.926 26,90 974.297.076 32,14 4.TSLĐ khác 1.592.757.912 15,74 2.638.808.048 17,72 1.046.050.136 65,68 II-TSCĐ &ĐTDH 806.932.400 7,25 1.071.227.185 6,71 264.294.785 32,75 1.TSCĐ 806.932.400 100 1.071.227.185 100 264.294.785 100 2.ĐTTC dài hạn 0 0 0 0 0 0 Tổng 11.123.291.501 100 15.962.834.931 100 4.839.543.430 43,51 Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng tổng số vốn của năm 2003 so với năm 2002 tăng 4.839.543.430 đồng tương ứng với 43,51%. Trong đó vốn lưu động tăng 4.575.248.645 đồng và vốn cố định tăng 264.294.785 đồng.Điều này thể hiện quy mô về vốn của xí nghiệp đã tăng. Vốn cố định năm 2003 tăng 264.294.785 đồng so với năm 2002. Đó là sự tăng về số tuyệt đối còn số tỉ trọng giảm (6,71% -7,25% =- 0,54%) và kết cấu vốn tài sản cố định quá bé so với vốn tài sản lưu động chứng tỏ vốn cố định không hợp lý so với quy mô vốn, năng lực sản xuất của xí nghiệp có hạn. Tài sản cố định yếu thể hiện trình dộ cơ giới hiện đại hoá thiết bị kém . II. tình hình vốn sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Tại thời điểm 31/12/2003, tổng số vốn sản xuất kinh doanh của xí nghiệp là 15.162.834.931 đồng trong đó: - Vốn cố định: 1.071.227.185 đồng chiếm 6,71% - Vốn lưu động: 14.891.607.746 đồng chiếm 93,29%. Vốn cố định: Để nghiên cứu tình hình vốn cố định ta xét năng lực hiện còn của tài sản cố định thông qua chỉ tiêu giá trị còn lại. Bảng 4:Tình hình nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh Lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Nguyên giá 4.381.001.535 100 4.633.979.568 100 252.978.033 5,77 2.Hao mòn 3.361.357.644 76,73 3.562.752.383 76,88 201.394.739 5,99 3.Giá trị còn lại 1.019.643.891 23,27 1.071.227.185 23,12 51.583.294 5,06 Vốn cố định bao gồm: Nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý, đất, TSCĐ vô hình, TSCĐ khác. Năm 2003, tổng giá trị còn lại của tài sản cố định là 1.071.227.185 đồng chiếm 23,12% so với nguyên giá, nghĩa là vốn cố định còn phải thu hồi 23,12% so với nguyên giá. Tài sản cố định của xí nghiệp đã hao mòn 76,88%. Như vậy, thời gian sử dụng tài sản cố định đã gần hết, các thiết bị máy móc đã cũ và lạc hậu. Trong những năm tới đây, xí nghiệp cần phải thay thế, bổ sung, mua sắm những thiết bị máy móc, phương tiện, cải tạo tu sửa nhà xưởng để phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động: Vốn lưu động chiếm tỉ lệ lớn 93,29% so với tổng vốn sản xuất kinh doanh. Xem xét tình hình vốn lưu động thông qua bảng sau: Bảng 5: Tình hình vốn lưu động của xí nghiệp. Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh Lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % I- Tiền 1.532.604.643 14,86 2.238.553.557 15,03 705.948.914 46,06 1.Tiền mặt 138.209.634 1,34 152.660.916 1,03 14.451.282 10,46 2.Tiền gửi NH 1.394.395.009 13,52 2.085.892.641 14,00 691.497.632 49,59 II- Phải thu 4.159.405.696 40,32 6.008.358.215 40,35 1.848.952.519 44,45 1.PT của khách hàng 1.755.459.228 17,02 3.509.669.661 23,57 1.754.210.433 99,93 2.Trả trước người bán 770.261.405 7,47 836.109.978 5,6 65.848.573 8,55 3.Thuế GTGT khấu trừ 24.951.611 0,24 190.963.976 1,29 166.012.365 665,3 4.PT nội bộ 1.463.732.070 14,19 1.229.457.088 8,26 -234.274.982 -16,0 5.PT khác 145.001.337 1,4 242.157.512 1,63 97.156.175 67,0 III- Hàng tồn kho 3.031.590.850 29,39 4.005.887.926 26,9 974.297.076 32,14 1.Nguyên vật liệu 45.369.627 0,44 49.139.992 0,33 3.770.365 8,31 2.Công cụ dụng cụ 21.667.082 0,21 45.687.537 0,31 24.020.455 110,9 3.Chi SXKD dở dang 2.964.554.141 28,74 3.911.060.397 26,26 946.506.256 31,93 IV- TSLĐ khác 1.592.757.912 15,81 2.638.808.048 17,72 1.046.050.136 65,68 V- Chi sự nghiệp 0 0 0 0 0 0 Tổng 10.316.359.101 100 14.891.607.746 100 4.575.248.645 44,35 Thông qua bảng số liệu ta thấy năm 2003 có những biến đổi về vốn lưu động như sau: Vốn lưu động năm 2003 tăng 44,35% tương ứng 4.575.248.645 đồng so với năm 2002 do các nguyên nhân sau: - Vốn bằng tiền tăng 46,06% tương ứng với 705.948.914 đồng chủ yếu tăng tiền gửi ngân hàng trong khi nợ ngắn rất lớn xí nghiệp chưa trả là chưa hợp lý. .Tiền mặt tại quỹ là 152.660.916 đồng, về mặt tuyệt đối tăng 14.451.282 đồng nhưng về mặt tương đối giảm (1,03% -1,34% = - 0,31%). Như vậy lượng vốn tồn đọng của xí nghiệp năm 2003 có chiều hướng tăng lên so với năm 2002. .Tiền gửi ngân hàng tăng 691.497.632 đồng tương ứng tăng 49,59% so với năm 2002. Khoản tiền này giúp xí nghiệp có khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn, phòng chống rủi ro. - Các khoản phải thu tăng 44,45% tương ứng 1.848.942.519 đồng phản ánh xí nghiệp có phần vướng mắc ở khâu thu hồi các khoản nợ phải thu (Do đặc thù sản xuất kinh doanh của xí nghiệp ) .Các khoản phải thu của khách hàng tăng1.754.210.433 đồng tương ứng tăng 99,93% so với năm 2002. Khoản tăng này khá nhiều cả về số tương đối và tuyệt đối do xí nghiệp chưa làm tốt việc thu hồi các khoản nợ. .Trả trước cho người bán tăng tức là việc mua bán nguyên vật liệu của xí nghiệp vẫn gặp phải những khó khăn nhất định. Xí nghiệp luôn phải đặt tiền trước để có vật tư phục vụ thi công công trình. .Thuế GTGT được khấu trừ tăng 166.012.365 đồng. .Phải thu nội bộ giảm 234.274.982 đồng tương ứng giảm 16% so với năm 2002. Khoản này giảm do trong các đơn vị nội bộ đã hạn chế việc trao đổi trang thiết bị, máy móc cho thi công. - Hàng tồn kho tăng 44,45% tương ứng 947.297.076 đồng. .Nguyên vật liệu tăng 3.770.365 đồng. Việc tăng dự trữ nguyên vật liệu đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh,tránh tình trạng thiếu nguyên vật liệu cho việc thi công công trình. .Công cụ, dụng cụ tăng 24.020.455 tương ứng 110,86% so với năm 2002 do năm 2003 xí nghiệp ít đầu tư máy móc thiết bị mới nên phải tăng số dự trữ công cụ, dụng cụ để thay thế. .Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng 946.506.256 đồng tương ứng 31,93%. Xí nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức, phối hợp các khâu trong quá trình thi công. - Ngoài ra còn tăng tài sản lưu động khác là 65,68% tương ứng 1.046.050.136 đồng chủ yếu tăng từ các khoản tạm ứng và các chi phí chờ kết chuyển. Như vậy, vốn lưu động trong năm 2003 của xí nghiệp so với năm 2002 ở các khoản đều có sự thay đổi. Xí nghiệp gặp phải nhiều vướng mắc trong việc thu hồi các khoản nợ, tức là đang bị chiếm dụng vốn không đưa được nhiều vốn vào phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Trong khi đó xí nghiệp vẫn phải trả chi phí vốn vay cho các khoản vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn phải trả. Do vậy xí nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân từ đó tìm ra những giải pháp hợp lý, phù hợp. III. Công tác kiểm tra tài chính Việc quản lý tài chính trong xí nghiệp luôn được giám đốc kiểm tra, theo dõi qua số liệu và sổ sách kế toán. Hàng năm , xí nghiệp tiến hành kiểm kê phân loại tài sản, tổ chức duyệt quyết toán tài chính cho các đội thi công nhằm mục đích: - Xác định thực lực tài chính - Kiểm tra việc thực hiện và chấp hành chế độ sổ sách, chứng từ kế toán của nhà nước quy định và các quy định khác của cơ quan chủ quản cấp trên - Kiểm tra tình hình thu chi của xí nghiệp có đúng với chế độ hay không. - Kiểm tra việc phân bổ tiền lương và chi phí trả lương cho người lao động. Ngoài việc kiểm tra định kỳ theo quy định của nhà nước, công tác tài chính kế toán của xí nghiệp còn bị kiểm tra đột suất khi có dấu hiệu vi phạm về công tác tài chính, tình hình chấp hành chế độ kế toán và các hiện tượng tiêu cực ... mà trực tiếp kiểm tra, kiểm soát là: cục thuế,thanh tra tài chính công ty, thanh tra nhà nước, ... Phần iii Một số nhận xét và đề xuất tình hình xí nghiệp i. nhận xét : 1. Ưu điểm: - Xí nghiệp hoạt động có lợi nhuận ngày càng tăng lên. - Xí nghiệp có cơ cấu vốn tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lớn và có chiều hướng tăng lên. - Nguồn vốn chủ sở hữu của xí nghiệp tăng lên là do vốn tự bổ sung điều đó chứng tỏ xí nghiệp quan tâm tự bổ sung vốn. 2. Tồn tại: - Các khoản phải thu tăng vì công tác thanh toán và thu hồi vốn chưa tốt. Vì vậy xí nghiệp cần có biện pháp thu hồi nhanh. - Hàng tồn kho quá lớn cần phải tổ chức thi công dứt điểm để bàn giao. - Vốn chủ sở hữu quá ít trong khi nợ phải trả quá lớn. Bên cạnh đó xí nghiệp phải nghiên cứu tìm ra biện pháp tích cực cho phù hợp để giảm chi phí quản lý, các khoản lãi vay phải trả nhằm đạt lợi nhuận tối đa. ii. đề xuất : - Đẩy nhanh tốc độ thi công một số công trình dở dang và hoàn tất thủ tục nghiệm thu các công trình đã hoàn thành. - Cần phân loại nợ và đẩy nhanh thanh toán giảm bớt nợ phải thu. - Đầu tư mua sắm mới một số máy thi công mới để thay thế các máy thi công đã hết khấu hao hoặc hư hỏng. Kết luận Xí nghiệp xây lắp điện và nội thất là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Kể từ khi thành lập đến nay xí nghiệp đã phát triển và đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Xí nghiệp đã biết phát huy thế mạnh của mình đồng thời biết khắc phục những nhược điểm yếu kém. Xí nghiệp đã cố gắng kiện toàn và không ngừng đổi mới về phương thức tổ chức, nâng cao trình độ quản lý, kỹ thuật. Công tác tổ chức hạch toán của xí nghiệp gọn nhẹ hợp lý áp dụng đúng chế độ kế toán hiện hành của nhà nước. Xí nghiệp có đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn vững vàng và nhiệt tình tìm tòi học hỏi nanng cao kiến thức. Vì vậy trong những năm vừa qua xí nghiệp đã đảm bảo được tính chủ động trong sản xuất kinh doanh, tức là trong quá trình huy động, sử dụng vốn và phân phối thu nhập để đạt được mục đích tăng lợi nhuận và giảm chi phí. Nhưng xí nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn nhất định về vốn và việc làm, hai vấn đề này xí nghiệp cần phải có những giải pháp tích cực tháo gỡ nhằm phát triển trong những năm tới. Trên đây là toàn bộ nội dung của bản báo cáo thực tập mà em đã ghi nhận được tại xí nghiệp xây lắp điện và nội thất. Chắc chắn với thời gian thực tập có hạn và sự nhận thức chưa đầy đủ nên nội dung của bản báo cáo sẽ có nhiều thiếu sót và hạn chế. Em rất mong được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô để báo cáo của em được hoàn thiện tốt hơn. Em xin chân thành cám ơn thầy giáo PGS. Lê Thế Tường cùng các bác các cô chú trong phòng tài chính kế toán xí nghiệp đã giúp em hoàn thành bản báo cáo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC674.doc
Tài liệu liên quan