LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
VAI TRÒ CỦA KINH DOANH SÁCH BÁO TRONG XU THẾ HỘI NHẬP 3
HIỆN NAY 3
I. Kinh doanh sách báo trong xu thế hội nhập với thế giới của Việt Nam. 3
II: Vai trò của hoạt động kinh doanh sách báo. 4
CHƯƠNG II 5
TÌNH HÌNH KINH DOANH SÁCH BÁO Ở CÔNG TY XUNHASABA TRONG XU THẾ HỘI NHẬP 5
I. Vài nét về hoạt động kinh doanh sách báo của Công ty trong những năm đổi mới 5
II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Xunhasaba trong 3 năm (2000 - 2002). 5
1. Tìm kiếm thị trường 5
2. Khai thác nguồn hàng trong và ngoài nước. 6
3. Tiêu thụ hàng XNK: 7
4. Kết quả kinh doanh 13
CHƯƠNG III: 16
NHẬN XÉT CHUNG VÀ GIẢI PHÁP 16
I. Nhận xét chung 16
1. Ưu điểm 16
2. Tồn tại: 16
II. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh XNK của Công ty. 17
1. Kiến nghị với Nhà nước 17
a) Quản lý Nhà nước: 17
b) Chính sách thuế 17
2. Đối với Công ty: 17
21 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình kinh doanh sách báo ở Công ty Xunhasaba trong xu thế hội nhập của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Hoạt động kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu là hoạt động buôn bán ngoại thương, tuy nhiên đó là loại hình kinh doanh đặc biệt bởi đối tượng kinh doanh là những sản phẩm kết tinh từ giá tri tinh thần và trí tuệ con người được trải qua công nghệ xuất bản. Kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu do đó vừa phải đảm bảo hiệu quả xã hội vừa phải đảm bảo hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Từ khi đổi mới đến nay, Đảng và Nhà nước luôn chủ trương phát huy mọi tiềm lực đất nước, hoạt động kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu sách báo Xunhasaba rất được chú trọng. Ngoài hiệu quả kinh tế thông qua sách báo xuất nhập khẩu, Công ty còn thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền chính trị đối ngoại, phổ biến tri thức KHKT, thông tin góp phần giao lưu văn hoá trong khu vực và quốc tế.
Nhận thức được về ý nghĩa, vai trò quan trọng của hoạt động kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu trong xu thế hội nhập hiện nay.
Qua thời gian thực tập được dịp học hỏi và trao đổi với các cán bộ nhân viên công ty Xunhasaba em mạnh dạn chọn đề tài: “Tình hình kinh doanh sách báo ở Công ty Xunhasaba trong xu thế hội nhập của Việt Nam”.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài em đã sử dụng 1 số phương pháp như: hệ thống, thống kê, phân tích hoạt động kinh tế, so sánh, quan sát...
Phạm vi nghiên cứu: Tình hình kinh doanh sách báo tại Công ty Xunhasaba ở 2 lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu với số liệu từ năm 2000 - 2002.
Bài khoá luận này ngoài phần mở đầu và kết luận được chia làm 3 chương.
Chương I: Vai trò của kinh doanh sách báo trong xu thế hội nhập hiện nay.
Chương II: Tình hình kinh doanh sách báo ở Công ty trong xu thế hội nhập.
Chương III: Nhận xét chung và giải pháp.
Hoạt động kinh doanh sách báo của Công ty Xunhasaba trong xu thế hội nhập rất đa dạng và phức tạp. Do khả năng và trình độ nghiên cứu còn nhiều hạn chế, trong thời gian thực tập bằng những kiến thức thu được qua quá trình học tập tại trường, khi nghiên cứu đề tài này em không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, kính mong các thầy cô giáo, các anh chị đã và đang công tác tại Công ty Xunhasaba thông cảm và chỉ bảo.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo hướng dẫn Trịnh Tùng.
Các thầy cô giáo khoa PHXBP trường Đại học Văn hoá.
Các anh chị hiện đang công tác tại Công ty Xunhasaba đã tận tình hướng dẫn, sửa chữa những sai sót để em có thể hoàn thành bài khoá luận này.
Chương I
Vai trò của kinh doanh sách báo trong xu thế hội nhập
hiện nay
I. Kinh doanh sách báo trong xu thế hội nhập với thế giới của Việt Nam.
Để thấy được tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh sách báo xuất nhập khẩu trong xu thế hội nhập hiện nay là gì, hội nhập như thế nào, và quá trình hội nhập đó tác động đến hoạt động kinh doanh sách báo ra sao?
1. Em phân tích điều kiện đứa đến quá trình hội nhập và hội nhập trên 2 lĩnh vực kinh tế và văn hoá.
2. Em giới thiệu khái quát về môi trường kinh doanh sách báo XNK.
Hoạt động kinh doanh XBP nói chung cũng như sách báo XNK nói riêng chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh là các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nghiên cứu các yếu tố này nhằm điều khiển theo ý muốn của doanh nghiệp nhằm tạo ra khả năng thích ứng 1 cách tốt nhất xu hướng vận động của nó.
Trong môi trường kinh doanh sách báo XNK em xét đến 3 yếu tố chính là:
+ Môi trường VHXH.
+ Môi trường chính trị, luật pháp.
+ Môi trường kinh tế công nghệ.
Ba yếu tố này, tác động đến giá cả, chất lượng số lượng sách báo XNK tiêu thụ.
Mục đích của việc phân tích: 3 yếu tố này để doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh thích hợp với sự biến động của từng môi trường.
II: Vai trò của hoạt động kinh doanh sách báo.
Kinh doanh sách báo XNK là 1 hoạt động đặc thù, nó giữ vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội hiện nay. Chúng ta cần có nhận thức đúng về vai trò của nó để có biện pháp kinh doanh đúng đắn và chính sách hợp lý.
Kinh doanh sách báo có 4 vai trò quan trọng sau:
1. Kinh doanh góp phần tuyên truyền giáo dục, phổ biến văn minh, thông tin và đáp ứng nhu cầu sách báo cho xã hội.
2. Kinh doanh sách báo là góp phần quan trọng vào việc tái sản xuất.
3. Kinh doanh sách báo là đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp.
4. Kinh doanh đảm bảo sự thu hút nguồn lực của quốc gia và thế giới, làm hoà nhập thị trường sách báo trong nước và thị trường thế giới..
Chương II
Tình hình kinh doanh sách báo ở Công ty Xunhasaba trong xu thế hội nhập
I. Vài nét về hoạt động kinh doanh sách báo của Công ty trong những năm đổi mới
1. Quá trình ra đời và phát triển của Công ty.
2. Chức năng nhiệm vụ
3. Những thành tích Công ty đạt được.
II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Xunhasaba trong 3 năm (2000 - 2002).
Nghiên cứu tình hình kinh doanh của Công ty Xunhasaba chính là nghiên cứu các khâu nghiệp vụ đầu vào và đầu ra của xuất khẩu và nhập khẩu.
Để có được nguồn hàng phong phú, rẻ, chất lượng, và tiêu thụ tốt nguồn hàng công ty phải cố gắng tìm kiếm cho mình thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ tốt nhất. Đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu sách báo thì thị trường trong nước và thị trường nước ngoài vừa là thị trường đầu vào vừa là đầu ra. Nêu quá trình tìm kiếm thị trường cho mình là rất quan trọng, nó quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1. Tìm kiếm thị trường
1.1. Thị trường trong nước
1.2. Thị trường nước ngoài
Khi đã tìm kiếm cho mình những thị trường có thể cung cấp nguồn hàng để xuất khẩu và nhập khẩu thì các cán bộ nghiệp vụ của Công ty bắt tay vào khâu khai thác nguồn hàng.
2. Khai thác nguồn hàng trong và ngoài nước.
2.1. Nguồn hàng nhập khẩu
Nguồn hàng cho nhập khẩu rất phong phú, Công ty có quan hệ với 160 nhà cung cấp nước ngoài và là đại lý phân phối cho hơn 10 tờ báo, NXB lớn của nước ngoài tại Việt Nam như:
- McGrawhill, Pearson, Hachette, CA Press...
- Rower Com - Dan son (Pháp - Anh)
- Bangkok post, the Nation (Thái Lan)
Những nhà cung cấp này có thể cung cấp cho Xunhasaba nhiều chủng loại sách báo với các nội dung khác nhau như chuyên ngành, giải trí... đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng Việt Nam.
2.2. Nguồn hàng xuất khẩu:
Khá phong phú với những nhà cung cấp lớn trong nước như NXB Chính trị quốc gia, NXB Quân Đội, NXB Văn hoá Thông tin... với nhiều chủng loại sách có nội dung tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, có nội dung kinh tế, luật pháp, giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam. Nhiều tờ báo của chúng ta đã được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như: Báo Nhân dân, báo Hà Nội mới, Thời báo Kinh tế, Báo Phụ nữ, Báo Gia đình xã hội, Báo Văn nghệ... Đáp ứng nhu cầu của khách hàng nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài.
Có được hàng để xuất và nhập về thì Công ty phải tiến hành tiêu thụ hoạt động tiêu thụ của Công ty sẽ cho chúng ta thấy rõ thực trạng kinh doanh của Công ty.
Do thời gian có hạn nên em chỉ đi vào phân tích khái quát kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu trong 3 năm 2000 - 2002.
3. Tiêu thụ hàng XNK:
3.1. Vai trò của tiêu thụ
3.2.Tiêu thụ hàng XNK.
a. Tiêu thụ hàng nhập khẩu:
Để thấy rõ tình hình tiêu thụ sách báo nhập khẩu ở Công ty ta có bảng số liệu như sau:
Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu của XUNHASABA (2000-2002)
Chỉ tiêu
ĐVT
Kế hoạch
Thực hiện
% TH/KH
Kim ngạch NK 2000
Sách
Báo + tạp chí
USD
2.650.000
2.017.179
76,1
USD
400.000
315.600
78,9
USD
2.250.000
1.701.579
75,6
Kim ngạch NK 2001
Sách
Báo + tạp chí
USD
2.730.000
2.417.984
88,5
USD
460.000
432.138
93,9
USD
2.270.000
1.985.846
87,4
Kim ngạch NK 2002
Sách
Báo + tạp chí
USD
3.000.000
3.050.000
101,6
USD
300.000
542.300
180
USD
1.700.000
2.507.700
147
Nguồn: báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch tài chính XUNHASABA 2000-2003
Từ bảng số liệu ta có biểu đồ về kim ngạch nhập khẩu như sau:
Qua biểu đồ ta thấy kim ngạch nhập khẩu sách báo năm 2000 đến năm 2002 tăng rõ rệt trong đó:
+ Báo chí tăng 806.121 USD.
+ Sách tăng 226.700 USD
Mặc dù % giữa thực hiện và nhập khẩu sách báo tạp chí 2000 đến 2001 đều chưa đạt chỉ tiêu đề ra nhưng kim ngạch thực hiện từ năm 2000 đ 2002 đều tăng cụ thể:
+ Nhập khẩu báo chí tăng 1,47lần;
+ Nhập khẩu sách tăng 1,71 lần.
Tổng kim ngạch nhập khẩu sách báo tăng 1,51 lần.
Đảng và Nhà nước quan tâm đến lĩnh vực học tập tiếp thu tinh hoa văn hoá, KHKT của các nước trên thế giới.
- Xét về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu thì tỷ trọng nhập khẩu giữa báo và tạp chí luôn cao hơn sách. Khách hàng của Xunhasaba gồm hầu hết các trường Đại học, Thư viện, Viện nghiên cứu. Những đơn vị này được Nhà nước cấp ngân sách. Tuy nhiên lượng ngân sách đó không thể đáp ứng hết được nhu cầu về tài liệu phục vụ cho nghiên cứu khoa học nên những đơn vị này tập trung vào đặt báo, tạp chí nhiều hơn sách vì giá báo, tạp chí nhập khẩu rẻ hơn sách từ 6 - 10 lần. Mặt khác phần đông độc giả đều chưa đủ trình độ để khai thác triệt để nội dung từ sách nhập khẩu.
- Nhìn vào biểu đồ ta thấy kim ngạch sách nhập khẩu tăng dần lên. Điều này cho thấy trình độ khoa học tăng lên. Mộtphần nữa là do chiết khấu và phương thức thanh toán mà những nhà cung cấp nước ngoài đặt ra đối với Xunhasaba về sách có những thuận lợi hơn báo.
* Khách hàng trong lĩnh vực nhập khẩu của Xunhasaba được chia làm 2 nhóm chính.
Khách hàng trong lĩnh vực nhập khẩu của XUNHASABA được chia làm 2 nhóm chính:
Nhóm 1: khách hàng thường xuyên gồm 5 đơn vị sau:
+ Trung tâm thông tin KHXH va nhân văn quốc gia (TT.TTKHXH&NVQG)
+ Thư viện quốc gia ( TVQG)
+ Viện khoa học Việt Nam ( VKHVN)
+ Trung tâm tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia (TT.TLKH & CNQG)
+ Công Ty phát hành báo chí Trung ương ( CTPHBCTƯ)
Nhóm 2 : khách hàng không thường xuyên và khách hàng lẻ.
b) Tiêu thụ hàng xuất khẩu
Mặc dù hoạt động xuất khẩu sách báo của Công ty còn yếu so với nhập khẩu nhưng đây vẫn là hoạt động không thể thiếu trong xu thế hội nhập hiện nay.
Để thấy được tình hình tiêu thụ sách báo nhập khẩu ta có bảng số liệu sau:
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu của XUNHASABA ( năm 2000-2002)
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kế hoạch
Thực hiện
% TH/KH
Kim ngạch XK 2000
Sách
Báo + tạp chí
USD
USD
USD
2.74.000
84.000
190.000
270.000
83.000
187.000
98
98,8
98,4
Kim ngạch XK 2000
Sách
Báo + tạp chí
USD
USD
USD
272.800
86.800
186.000
273.069
86.885
186.184
100,09
100,09
100,45
Kim ngạch XK 2000
Sách
Báo + tạp chí
USD
USD
USD
319.780
90.800
228.980
319.840
90.860
228.980
100,01
100,06
100
Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch tài chính XUNHASABA 2000-2003
Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ thực hiện kim ngạch xuất của XUNHASABA năm 2000 - 2002 như sau:
Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu sách báo năm 2000-2002
Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch tài chính XUNHASABA 2000-2003
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ chúng ta thấy rằng: Từ năm 2000-2001 kim ngạch xuất khẩu tăng 49840 USD = 1,18 lần '
Con số này cho thấy tình hình tiêu thụ sách xuất khẩu khá tốt, sách báo xuất khẩu ra nước ngoài đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Công ty đã mở rộng được thị trường tiêu thụ ra nhiều nước, tăng lượng sách báo xuất khẩu hàng năm lên.
* Xét về cơ cấu mặt hàng thi có sự chênh lệch giữa báo chí xuất khẩu và sách xuất khẩu trong kim ngạch.
- Năm 2000:
+ Báo chí chiếm tỷ trọng 55,7%;
+ Sách chiếm tỷ trọng: 44,3%.
- Năm 2001:
+ Báo chí chiếm tỷ trọng 53,4%;
+ Sách chiếm tỷ trọng: 46,6%.
- Năm 2002:
+ Báo chí chiếm tỷ trọng 60,7%;
+ Sách chiếm tỷ trọng: 39,3%.
Như vậy báo xuất khẩu vẫn đóng góp nhiều hơn trong kim ngạch xuất khẩu nhu cầu về báo chí của Việt kiều và người nước ngoaì nhiều hơn sách. Vì qua báo chí họ cập nhật thông tin nhanh hơn, khai thác thông tin từ báo dễ hơn sách. Sách xuất khẩu của Việt Nam đa phần là có nội dung tuyên truyền chủ trương, đường lối, giới thiệu... Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu không cao vì chủ yếu hoạt động mang tính chất tuyên truyền đối ngoại, giao lưu văn hoá và mặt hàng sách báo xuất khẩu thường phải trợ giá. Năm 2002 Công ty đã phải trợ giá cho sách và 31 loại báo.
Mặc dù lượng sách báo xuất khẩu tiêu thụ không cao và chênh lệch lớn só với hàng nhập khẩu nhưng mạng lưới thị trường tiêu thụ mặt hàng này của XUNHASABA khá rộng lớn, nó được phân bố ở các khu vực thị trường có nhu cầu về chủng loại, số lượng khác nhau và thay đổi theo từng năm. Tuy nhiên chúng ta cũng phải tự hào vì sách báo của Việt Nam đã có mặt ở thị trường nước ngoài chấp nhận. Thế giới sẽ biết đến Việt Nam qua sách báo của chúng ta, sản phẩm của văn hóa Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài vẫn có thể biết được tình hình trong nước qua những thông tin báo chí cung cấp. Để hội nhập với thị trường xuất bản phẩm thế giới, các cán bộ làm công tác xuất khẩu đã phải cố gắng nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình, năng động tiếp cận với thị trường rộng lớn, phức tạp và luôn biến động.
3.3. Các biện pháp xúc tiến tiêu thụ:
Ngành kinh doanh sách báo của chúng ta không thể tiến hành tiếp thị như những ngành kinh doanh khách bởi lợi nhuận kinh tế không cao và doanh thu không lớn. Tuy nhiên do quá trình cạnh tranh trong lĩnh vực này hiện nay khá gay gắt nên hàng năm Công ty phải dành 1 khoản ngân sách tương đối lớn cho công tác xúc tiến tiêu thụ.
Dưới đây là các phương pháp mang tính truyền thống.
* Quảng cáo:
- Quảng cáo cho giới thương mại
- Quảng cáo cho người đọc
* Tiếp thị trực tiếp
* Tham gia và tổ chức các hội chợ trong và ngoài nước
4. Kết quả kinh doanh
Hoạt động kinh doanh XBP nói chung và hoạt động kinh doanh sách
báo nói riêng là 1 quá trình đầu tư công sức và tiền của để tổ chức hoạt động mua bán sách, báo nhằm đạt lợi nhuận trong hoạt động này không chỉ là tiền lãi thu được sau quá trình kinh doanh mà còn là cái lãi của quá trình sử dụng hàng hoá này trong xã hội. Tuy nhiên lợi nhuận Công ty mới duy trì được hoạt động kinh doanh và có thể tái sản xuất kinh doanh được.
Trên đây em đã trình bày hoạt động kinh doanh của Công ty qua hai lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu từ khâu đầu vào đến đầu ra. Nhưng để có thể đánh giá xác thực két quả kinh doanh của Công ty trong xu thế hội nhập quốc tế chúng ta phải quan sát bảng số liệu sau:
Bảng 5 :Tình hình kinh tế tài chính năm 2000-2002
Chỉ tiêu tài chính
ĐVT
2000
2001
2002
I-Tổng doanh thu
1-Xuất khẩu
2-Nhập khẩu
3-Kinh doanh khác
1000đ
1000đ
1000đ
1000đ
40.949.107
3.965.260
36.630.767
353.080
46.817.653
5.130.693
41.394.033
292.927
51.921.654
5.030.693
46.594.033
296.298
II. Chi phí
* Các khoản phải nộp ngân sách
1000đ
907.455
1.398.538
1.512.935
1, Thuế doanh thu
1000đ
286.332
542.563
620.000
2. Thuế nhập khẩu
1000đ
23.465
16.241
20.000
3. Thuế vốn
1000đ
45.501
46.134
47.135
4. Thuế lợi tức
1000đ
552.157
793.600
825.800
* Chi phí khác
1000đ
6.337.665
5.851.462
5.993.065
Tổng chi phí
1000đ
7.245.120
7.250.000
7.506.000
III. Lãi thực
1000đ
2.000.410
2.480.000
2.800.000
Nhìn vào bản số liệu ta thấy trong 3 năm 2000 - 2002 Công ty kinh doanh có lãi. Số lãi thực năm 2002 tăng so với năm 2000 là 799.590.000đ. Trong đó doanh thu tăng phần lớn là do hoạt động nhập khẩu sách báo mang lại.
Nếu lấy năm 2000 làm gốc thì 2002 doanh thu tăng từ hoạt động nhập khẩu là 9.355.058.000đ.
Hoạt động xuất khẩu tăng từ 2000 - 2002 tăng 1.091.713.000đồng.
Tóm lại qua bảng số liệu chúng ta tự hào về những thành tích mà Công ty đạt được trong 3 năm qua.
Chương III:
Nhận xét chung và giải pháp
Khi nghiên cứu về tình hình kinh doanh của 1 công ty nào người làm đề tài cũng phải đánh giá được ưu và nhược điểm của nó. Qua đánh giá để đưa ra những giải pháp nhằm phát huy những mặt mạnh của Công ty đồng thời hạn chế những tồn tại trong quá trình kinh doanh.
Công ty Xunhasaba cũng vậy, sau đây là những nhận xét chung nhất.
I. Nhận xét chung
1. Ưu điểm
- Năm 2002 hoàn thành vượt mức chỉ tiêu.
- Kinh doanh có lãi
- Thu được nhiều công nợ của khách đặt trong và ngoài nước.
2. Tồn tại:
- Mất cân đối giữa xuất và nhập
- Mất cân đối giữa sách nhập khẩu và báo chí nhập khẩu.
- Tồn kho trong kế hoạch nguồn hàng
- Tồn tại trong tổ chức quản lý hành chính.
- Tồn tại trong thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế.
Từ những nhận xét chung đó em đã đưa ra 1 số kiến nghị và giải pháp đối với Nhà nước và côn ty để khắc phục những tồn tại đó. Đồng thời đưa ra 1 số chiến lược nhằm ổn định và phát triển Công ty trong một tương lai gần.
II. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh XNK của Công ty.
1. Kiến nghị với Nhà nước
a) Quản lý Nhà nước:
- Xoá bỏ hình thức xin phép chuyển đổi từng lô sách nhập. Tăng cường kiểm tra các đơn vị PHS báo XNK nhằm phát hiện sai sót trong thẩm định nội dung.
- Xem xét kỹ khi cho phép các đơn vị được XNK trực tiếp.
b) Chính sách thuế
Nhà nước nên xoá bỏ thuế VAT là 5% đối với sách nhập khẩu.
2. Đối với Công ty:
Khai thác nguồn, chủng loại, số lượng sách Báo XNK đúng, đủ, phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.
Khắc phục tình trạng đóng gói nhầm lẫn.
Đối với hoạt động nhập khẩu sách nên có kế hoạch cụ thể trong từng thời kỳ, xây dựng quy chế, quy trình tham gia đấu thầu và thực hiện cung cấp sách cho các dự án thắng thầu.
Trong nghiệp vụ nhập khẩu báo nên chú ý đến việc bảo mật thông tin kinh tế.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy.
Rút kinh nghiệm trong việc tham gia các hội chợ sách quốc tế.
Để ổn định và phát triển công ty cần có 1 định hướng chiến lược dài hơn thể hiện ở những điểm sau:
+) Chiến lược phát triển kinh doanh
- Nâng cao chất lượng của trang Web trên mạng để từng bước phát triển mạng lưới bán hàng trong và ngoài nước.
- Mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sách báo (xuất và nhập).
Đa dạng hoá mặt hàng trong kinh doanh tiếp cận nhanh với hệ thống thông tin đa phương tiện,
- Xây dựng và hoàn thiện 1 quy trình nghiệp quản lý.
+) Chiến lược tổ chức bộ máy quản trị.
Hoàn thiện tổ chức bộ máy bằng cách tính giảm gọn nhẹ, tránh chồng chéo.
Thành lập bộ phận Marketing.
+) Chiến lược mở rộng và phát triển thị trường
- Giảm thời gian đưa sách báo vào lưu thông.
- Củng cố và khai thác triệt để các thị trường truyền thống như Đức, Mỹ, Nhật.
- Mở rộng các thị trường Nga, Trung, EU, ASEAN...
+) Chiến lược con người:
- Phổ cập Đại học cho nhân viên
- Có kiến thức kinh doanh tổng hợp
- Hiểu biết về đặc tính sản phẩm của Công ty.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC396.doc