Hệ thống qui chuẩn, tiêu chuẩn và qui trình, qui định kỹ
thuật đã được xây dựng, ban hành cơ bản phù hợp với chuẩn
mực, thông lệ quốc tế góp phần đổi mới nâng cao hiệu quả công
tác quản lý ATTP, vượt qua các rào cản ATTP của thị trường,
thúc đẩy xuất khẩu nông sản.
- Hầu hết các tỉnh đã phê duyệt quy hoạch giết mổ, sản xuất
rau quả an toàn và bước đầu đã phát triển VietGAP.
- Hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ, tạo động lực cho người
dân, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh nông sản thực
phẩm chất lượng, an toàn đã được ban hành và bước đầu phát
huy vai trò trong thực tiễn như Nghị định số 210/2013/NĐ-CP
của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg
ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác,
liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng
lớn.; nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào nông nghiệp như:
Vingroup, TH True Milk, Vinamilk, Dabaco.
62 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình thực thi chính sách pháp luật và quản lý an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2016, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng sản xuất, chế biến, lưu thông trên thị trường. Cụ thể
như sau:
+ Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động
vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi: Chương trình được thực
hiện từ năm 1999. Các loài thủy sản có sản lượng thương phẩm
lớn tại các vùng nuôi thủy sản tập trung sẽ được lấy mẫu giám sát
các chỉ tiêu tồn dư hóa chất kháng sinh, kim loại nặng, thuốc trừ
sâu và thông báo kết quả hằng tháng. Năm 2015, Chương trình
thực hiện giám sát tại 166 vùng nuôi thủy sản tập trung tại 38
tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước.
+ Chương trình giám sát vệ sinh, an toàn trong thu hoạch
nhuyễn thể hai mảnh vỏ: Chương trình được thực hiện từ năm
1997, lấy mẫu giám sát các chỉ tiêu độc tố sinh học biển, vi sinh
vật, kim loại nặng, thuốc trừ sâu và thông báo kết quả 2 tuần/lần.
Năm 2015, Chương trình được thực hiện tại 20 vùng nhuyễn thể
2 mảnh vỏ thuộc 12 tỉnh/thành phố.
Hiện 02 chương trình nêu trên đã được các quốc gia nhập
khẩu thủy sản nuôi và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ công nhận, kể cả
các nước có quy định nghiêm ngặt về vệ sinh ATTP như: Uỷ ban
Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, New Zealand, Úc, Hàn Quốc
26
+ Chương trình giám sát ATTP nông lâm thủy sản trong sản
xuất, chế biến, lưu thông trên thị trường thực hiện theo chương
trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh ATTP từ 2011 - 2015 và từ
năm 2015 đến nay đã tổ chức và thực hiện chương trình giám sát
an toàn thực phẩm chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản cho thành
phố Hồ Chí Minh và Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Do nguồn lực hạn chế nên hoạt động giám sát tập trung vào
các sản phẩm, vấn đề gây bức xúc trong xã hội, cụ thể là tồn dư
thuốc bảo vệ thực vật trong rau và chất cấm, kháng sinh trong
thịt, thủy sản nhằm xác định mức độ vi phạm, đánh giá rủi ro để
kịp thời cảnh báo, khoanh vùng, đối tượng cần tăng cường thanh
tra, xử lý vi phạm.
Kế hoạch lấy mẫu kiểm nghiệm, giám sát trên diện rộng tồn
dư thuốc bảo vệ thực vật và kháng sinh, chất cấm trong thịt, thủy
sản được thiết kế theo hướng dẫn của Ủy ban Thực phẩm Quốc tế
(CODEX) về giám sát tồn dư hóa chất, kháng sinh trong thực
phẩm nông sản, thủy sản. Kết quả giám sát là cơ sở đánh giá
nguy cơ về ATTP, đưa ra biện pháp quản lý và kiểm soát ATTP
(kể cả quản lý yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất) và cơ chế
phối hợp giữa các ban ngành liên quan, cảnh báo kịp thời, thu hồi
sản phẩm không an toàn, áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời.
Triển khai việc điều tra và truy xuất nguồn gốc sản phẩm
nông sản không đảm bảo an toàn theo Thông tư số 74/2011/TT-
BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Khi có sự cố không
bảo đảm ATTP, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra,
xác minh, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác về các
sự cố ATTP. Các sai phạm đã được xác minh, xử lý và hoạt động
giám sát, kiểm tra sau đó của các địa phương đã được tăng cường
nhằm ngăn chặn tái phạm.
27
- Kết quả giám sát trên diện rộng các sản phẩm nông lâm thủy
sản của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn
2011 - 2016 được thực hiện bởi các cơ quan trung ương cho thấy
tỷ lệ mẫu rau, củ, quả tươi, sơ chế, thịt tươi các loại, thủy sản
nuôi đáp ứng yêu cầu về VSATTP có xu hướng cải thiện, tuy
nhiên sự cải thiện còn chậm, không ổn định và chưa bền vững.
6. Kiểm nghiệm thực phẩm
Trong giai đoạn 2011 – 2016, Bộ đã ban hành 04 Thông tư về
quản lý hoạt động kiểm nghiệm thực phẩm2. Tính đến thời điểm
báo cáo, có 32 phòng kiểm nghiệm thực phẩm được Bộ Nông
nghiệp & PTNT chỉ định và duy trì được hiệu lực chỉ định, trong
đó có 23 phòng kiểm nghiệm thuộc các cơ quan nhà nước (Bộ
NN & PTNT, Bộ KHCN...) và 09 phòng kiểm nghiệm xã hội
hóa. Quyết định chỉ định các phòng kiểm nghiệm an toàn thực
phẩm có hiệu lực trong vòng 3 năm và mỗi năm đều có hoạt động
đánh giá giám sát, những nội dung không đạt yêu cầu được phát
hiện trong quá trình đánh giá giám sát sẽ ban hành quyết định
đình chỉ hiệu lực nội dung tương ứng.
2Thông tư 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 1/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thông tư số 54/2011/TT-
BNNPTNT ngày 3/8/2011 Yêu cầu năng lực phòng thử nghiệm về chất lượng,
an toàn thực phẩm Nông lâm thủy sản và muối, Thông tư số 55/2012/TT-
BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy
thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tư
liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 1/8/2013 của Bộ Y tế - Bộ
Công Thương – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qui định điều kiện,
trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà
nước
28
Các phòng kiểm nghiệm này ở các cấp độ khác nhau đều đã
được đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại; một số phòng kiểm
nghiệm được trang bị máy móc thiết bị tương đương với các
nước thuộc nhóm đầu ở ASEAN để phân tích được hầu hết các
chỉ số về ATTP theo qui định quốc tế như: Sắc ký khối phổ phân
giải cao phân tích Dioxin; thiết bị đo hàm lượng phóng xạ; quang
phổ phát xạ khối phổi phân tích kim loại nặng; sắc khí lỏng, sắc
khí ký khối phổ phân tích tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú
y, hooc môn, phụ gia thực phẩm; thiết bị PCR thời gian thực
phân tích thực phẩm biến đổi gien. Cơ chế hoạt động chủ yếu
của các phòng kiểm nghiệm được chỉ định là cung cấp dịch vụ
và thu phí để duy trì hoạt động. Cán bộ, nhân viên các phòng
kiểm nghiệm đều đã được đào tạo trong và ngoài nước. Các
thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai đầu
tư một số xe kiểm nghiệm nhanh phục vụ kiểm tra, thanh tra về
ATTP.
Mặc dù số lượng các phòng kiểm nghiệm thực phẩm khá
nhiều nhưng lại phân bố không đều, tập trung chủ yếu tại các
tỉnh, thành phố lớn dẫn đến tình trạng các tỉnh vùng sâu, vùng xa,
biên giới còn phải gửi mẫu phân tích về các tỉnh thành phố lớn
không đảm bảo về thời gian kiểm nghiệm phục vụ công tác quản
lý ATTP tại địa phương. Trong thời gian tới, đề nghị Chính phủ
có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư một số phòng kiểm nghiệm
thực phẩm tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa, biên giới.
7. Công tác thông tin, giáo dục truyền thông, phổ biến
chính sách pháp luật về ATTP
Hằng năm, Bộ đều xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật. Việc phổ biến văn bản QPPL, quy định của
thị trường nhập khẩu tới doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước
29
liên quan được thực hiện kịp thời, thông qua tổ chức các hội nghị
phổ biến ngay sau khi văn bản được ban hành; đăng tải trên
website của Bộ.
Năm 2011, Bộ đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ
chức 04 hội nghị phổ biến Luật ATTP, các văn bản quy phạm
pháp luật, quy định mới về ATTP nông lâm thủy sản tại 4 tỉnh,
thành phố cho trên 300 cán bộ tuyên giáo các cấp.
Năm 2012 - 2013, Bộ đã chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam tổ chức 06 Hội thảo
tập huấn cán bộ của các tỉnh hội về tuyên truyền vận động sản
xuất kinh doanh an toàn; hoàn thiện, xuất bản tài liệu tuyên
truyền vận động và triển khai thí điểm tại một số địa phương
trọng điểm; đã phối hợp với Đoàn thanh niên cơ quan Bộ Nông
nghiệp và PTNT xây dựng và tổ chức tuyên truyền, phát tờ rơi về
đảm bảo ATTP tới các cơ sở sản xuất, các hộ kinh doanh thực
phẩm nông lâm thủy sản.
Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay, công tác thông tin, truyền
thông về vệ sinh ATTP ngày càng được tăng cường về quy mô,
số lượng. Trong đợt cao điểm hành động về vệ sinh ATTP năm
2015, Bộ đã phối hợp phát sóng các clip truyền thanh, truyền
hình chuyển tải các thông điệp ngắn về đảm bảo ATTP trong sản
xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản an toàn và quảng bá, giới
thiệu các chuỗi cung cấp nông sản, thủy sản an toàn có xác nhận;
xây dựng và gửi đến địa phương cấp phát đến từng nhóm đối
tượng 04 loại tờ rơi tuyên truyền về đảm bảo ATTP trong trồng
trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và tiêu dùng thực phẩm an
toàn; tổ chức họp báo, mời các cơ quan báo chí tham gia Đoàn
thanh tra đột xuất để kịp thời thông tin kết quả thanh tra...
30
Bộ đã chỉ đạo Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ
chức các hội chợ, phiên chợ hằng tháng giới thiệu, quảng bá các
sản phẩm an toàn, các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an
toàn.
Đã phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình
Việt Nam ký Chương trình phối hợp tuyên truyền về ATTP giai
đoạn 2016 - 2020; tiếp đó đã phối hợp với VTV 24 thực hiện các
phóng sự giới thiệu chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn
trên chuyên mục "Nói không với thực phẩm bẩn"; phối hợp với
Ban Thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam, Ngân hàng Agribank
xây dựng và phát sóng hằng ngày chương trình truyền thông,
quảng bá “Nông nghiệp sạch cho người Việt Nam cho Thế giới”.
Phối hợp với Báo Nông thôn Ngày nay cập nhật danh sách địa
chỉ bán sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn đã được kiểm soát
theo chuỗi tại “Địa chỉ xanh – Nông sản sạch” và tổ chức Lễ ký
cam kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn với top 15 doanh
nghiệp có hệ thống phân phối lớn nông sản thực phẩm; với Báo
Nông nghiệp giới thiệu quảng bá các mô hình sản xuất, các chuỗi
cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên chuyên mục “Chuỗi
thực phẩm an toàn – từ sản xuất đến bàn ăn”. Ngoài ra, đã cung
cấp thông tin cho các báo, đài viết trên 1500 tin, bài, phóng sự về
công tác quản lý của Bộ, ngành về ATTP.
Ngoài ra, Bộ cũng đã chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt Chương
trình phối hợp vận động và giám sát bảo đảm ATTP giai đoạn
2016 - 2020 ký kết giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc theo nhiệm vụ được giao.
8. Quản lý hoạt động thông tin, quảng cáo thực phẩm
Về hoạt động quảng cáo thực phẩm thực hiện theo Thông tư
75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2016 quy định về đăng ký và
31
xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý
của Bộ NN & PTNT. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và
Thủy sản là cơ quan thường trực tiếp nhận hồ sơ, tổ chức xử lý,
thẩm định hồ sơ, thông báo kết quả thẩm định và xác nhận nội
dung quảng cáo thực phẩm cho các cơ sở theo quy định trong
Thông tư này.
Tổng số hồ sơ tiếp nhận tại Bộ Nông nghiệp & PTNT từ năm
2011 đến nay là 54 hồ sơ và cấp xác nhận nội dung quảng cáo
cho 43 hồ sơ; các sản phẩm chủ yếu là trà, cà phê, xúc xích; nước
tương, súp, nấm, trái cây; nước mắm.
Tổng số hồ sơ xin cấp tại 57/63 tỉnh thành, phố có báo cáo về là
739 hồ sơ về sản phẩm nông lâm thủy sản và đã cấp xác nhận nội
dung quảng cáo cho 713 hồ sơ (chiếm 96% tổng hồ sơ xin cấp).
9. Việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về
ATTP
Từ năm 2011 - 2016, hoạt động kiểm tra điều kiện vệ sinh
ATTP cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản vẫn được duy trì. Ở cấp
Trung ương, hằng năm, các đơn vị thuộc Bộ thực hiện trung bình
hơn 2.000 lượt kiểm tra điều kiện đảm bảo vệ sinh ATTP các cơ
sở chế biến nông, thủy sản.
Đối với địa phương, việc triển khai Thông tư 14/2011/TT-
BNNPTNT (nay là Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT) đã góp
phần tăng dần tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông, thủy sản
được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo vệ sinh, ATTP
qua các năm, từ 69,7% năm 2011 lên 81,3% năm 2015 và lên
91% năm 2016; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy
sản xếp loại C được tái kiểm tra và nâng hạng A, B là 57%, tăng
111,9% so với năm 2015 (26,8%). Việc công khai các cơ sở xếp
loại A, B, C trên website của Sở NN & PTNT và các phương tiện
32
thông tin đại chúng như báo, đài địa phương đã được thực hiện
tại một số địa phương. Việc xử lý theo qui định của pháp luật đối
với các cơ sở tái kiểm vẫn xếp loại C đang được các địa phương
chú trọng thực hiện.
Hằng năm, Bộ đã tổ chức khoảng 6 - 10 đoàn thanh tra, kiểm
tra liên ngành tại 63 tỉnh/thành phố nhân dịp Tết Nguyên đán,
Tháng hành động về VSATTP và Tết Trung thu do Ban chỉ đạo
liên ngành TW về chất lượng, ATTP phát động; chỉ đạo, tổ chức
các đoàn thanh tra theo kế hoạch và đột xuất các cơ sở sản xuất,
kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản với trọng
tâm là kiểm soát, ngăn chặn sử dụng chất cấm và lạm dụng hóa
chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực
phẩm.
Trong giai đoạn 2011 - 2016, các cơ quan thuộc Bộ đã tổ chức
thanh, kiểm tra hàng chục nghìn lượt cơ sở sản xuất kinh doanh
vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản theo kế hoạch và đột xuất;
kết quả đã xử phạt tiền 17.007 cơ sở với tổng số tiền phạt là
86,23 tỷ đồng; mức phạt trung bình 01 cơ sở trong lĩnh vực quản
lý chất lượng VTNN, ATTP từ 1,88 triệu đồng năm 2011 lên đến
25 triệu đồng năm 2016.
Đặc biệt năm 2015, 2016 Bộ tổ chức 02 đợt cao điểm thanh,
kiểm tra đấu tranh đẩy lùi đi đến chấm dứt việc sử dụng chất cấm
trong chăn nuôi, ngăn chặn, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong
trồng trọt và thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản. Kết quả như sau:
- Về chất cấm trong chăn nuôi: đã phát hiện 08/15 công ty sử
dụng chất cấm Salbutamol và chất phẩm màu công nghiệp, ban
hành 17 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 2,6 tỷ
đồng nộp ngân sách nhà nước; buộc tiêu hủy chất cấm và thức ăn
33
có chất cấm, đình chỉ sản xuất các công ty có sử dụng chất cấm là
01 tháng; trực tiếp phối hợp với địa phương (TP. Hồ Chí Minh,
Tiền Giang, Vĩnh Long, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nội) tiến
hành xử lý, xử phạt và tiêu hủy các đàn heo có sử dụng chất cấm
trong chăn nuôi. Nhờ sự đấu tranh quyết liệt của các cấp trung
ương và địa phương đã góp phần làm giảm tỷ lệ mẫu thịt tươi vi
phạm chất cấm Salbutamol 11 tháng đầu năm 2016 xuống 0,44%,
giảm so với năm 2015 (1,07%), đặc biệt trong 04 tháng gần đây
(từ tháng 7 - 11/2016) không phát hiện Salbutamol trong các mẫu
thịt kiểm nghiệm.
- Về kiểm soát hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y trong chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản: đã tiến hành thanh tra 45 công ty sản
xuất, kinh doanh, nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh, đình chỉ có
thời hạn hoạt động nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh đối với 5
công ty, rút chứng chỉ hành nghề 02 công ty, xử phạt hành chính
26 công ty với số tiền 1,65 tỷ đồng. Đã xác lập hành vi vi phạm
đối với gần 200 đối tượng là các công ty sản xuất nhỏ, đại lý kinh
doanh vật tư nông nghiệp, trang trại chăn nuôi, cơ sở nuôi trồng
thủy sản xử phạt số tiền 425 triệu đồng. Hành vi vi phạm chủ
yếu: bán sai đối tượng, sử dụng nguyên liệu kháng sinh không
đúng mục đích, cơ sở chưa đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y,
mua bán và sử dụng kháng sinh cấm
- Về kiểm soát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng
trọt:
Năm 2016, Bộ đã phối hợp với các cơ quan chức năng, lực
lượng công an thành lập các đoàn thanh tra hoạt động sản xuất
kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tại một số tỉnh trong cả nước.
Kết quả đã xử phạt vi phạm hành chính 50 công ty với số tiền
910 triệu đồng; đình chỉ hoạt động sản xuất đối với 03 Công ty
34
không có giấy phép sản xuất; buộc tiêu hủy các sản phẩm vi
phạm với số lượng lớn. Hành vi vi phạm chủ yếu là sản xuất,
kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục, thuốc kém
chất lượng, thuốc giả; nhập lậu; chưa có giấy phép đủ điều kiện
sản xuất.
Trong giai đoạn 2011 – 2016, theo báo cáo của 55 tỉnh/thành
phố đã tổ chức được 68.998 cuộc kiểm tra về an toàn thực phẩm
theo kế hoạch đối với 206.671 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh
sản phẩm nông lâm thủy sản; trong đó: xử phạt cảnh cáo 18.495
cơ sở (chiếm 9%); xử phạt tiền 8.007 cơ sở (chiếm 4%) với tổng
số tiền phạt là 27.476 triệu đồng; tổ chức được 1.054 cuộc thanh,
kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm đối với 7.659 lượt cơ sở
sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản; trong đó: xử
phạt cảnh cáo 1.140 cơ sở (chiếm 15%); xử phạt tiền 1029 cơ sở
(chiếm 13%) với tổng số tiền phạt là 3.999 triệu đồng. Tuy nhiên,
mức phạt trung bình 01 cơ sở trong lĩnh vực quản lý chất lượng
VTNN, ATTP từ 1 triệu đồng năm 2011 lên đến 4 triệu đồng
năm 2016 thấp hơn mức xử phạt tại các cơ quan trung ương.
Nhìn chung, công tác thanh tra, kiểm tra hằng năm đã được
trung ương và địa phương chú trọng triển khai. Kết quả thanh,
kiểm tra góp phần quan trọng chấn chỉnh tình trạng đảm bảo
ATTP, ngăn chặn có hiệu quả việc lạm dụng chất cấm trong chăn
nuôi, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt và thuốc thú y, hóa
chất, kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nâng cao
nhận thức, ý thức trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh về
ATTP.
10. Xã hội hóa công tác quản lý ATTP
Từ năm 2008, Bộ đã thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt
động kiểm nghiệm. Trong giai đoạn 2011 - 2016, Bộ đã ban hành
35
06 Thông tư để đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ kỹ thuật phục vụ
quản lý an toàn thực phẩm3. Cho đến nay, Bộ Nông nghiệp và
PTNT đã xã hội hóa được 28 tổ chức chứng nhận, 33 phòng kiểm
nghiệm về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm
ngoài ngành nông nghiệp.
III. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH,
PHÁP LUẬT VỀ ATTP GIAI ĐOẠN 2011 - 2016
1. Những kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm
Với sự nỗ lực của toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn, công tác quản lý nhà nước về ATTP của ngành giai đoạn
2011 - 2016 đã có những cải thiện đáng kể trên các mặt sau:
- Hệ thống văn bản qui phạm pháp luật hướng dẫn thi hành
Luật ATTP, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Bảo vệ và
kiểm dịch thực vật, Luât Thú y đã được Bộ Nông nghiệp và
PTNT chủ trì xây dựng trình ban hành và ban hành theo thẩm
quyền đầy đủ, phủ kín các đối tượng công đoạn trong chuỗi giá
trị sản phẩm, kịp thời (không nợ văn bản hướng dẫn thi hành)
đảm bảo tính thống nhất, cơ bản đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu
3Thông tư 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 1/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thông tư số 54/2011/TT-
BNNPTNT ngày 3/8/2011 Yêu cầu năng lực phòng thử nghiệm về chất lượng,
an toàn thực phẩm Nông lâm thủy sản và muối, Thông tư số 55/2012/TT-
BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy
thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tư
liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 1/8/2013 của Bộ Y tế - Bộ
Công Thương – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qui định điều kiện,
trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà
nước.
36
quản lý nhà nước về ATTP trên toàn chuỗi sản xuất, kinh doanh
thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ. Trong đó, có những đổi mới
quan trọng như: thay đổi phương thức kiểm tra cơ sở sản xuất
kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản từ bị động
sang kiểm tra chủ động, có hệ thống, có phân loại trên đánh giá
rủi ro, phân loại cơ sở để tập trung nguồn lực kiểm soát; chuyển
hướng kiểm tra ATTP nhập khẩu ngay từ gốc đối với cả thực
phẩm có nguồn gốc động vật và thực phẩm có nguồn gốc thực
vật. Đặc biệt, khi ban hành văn bản Bộ đã chú trọng khảo sát
đánh giá thực tiễn và các đối tượng thực thi để đảm bảo nguồn
lực để triển khai cũng như tính phù hợp, khả thi với điều kiện sản
xuất, kinh doanh ở nước ta hiện nay.
- Hệ thống qui chuẩn, tiêu chuẩn và qui trình, qui định kỹ
thuật đã được xây dựng, ban hành cơ bản phù hợp với chuẩn
mực, thông lệ quốc tế góp phần đổi mới nâng cao hiệu quả công
tác quản lý ATTP, vượt qua các rào cản ATTP của thị trường,
thúc đẩy xuất khẩu nông sản.
- Hầu hết các tỉnh đã phê duyệt quy hoạch giết mổ, sản xuất
rau quả an toàn và bước đầu đã phát triển VietGAP.
- Hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ, tạo động lực cho người
dân, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh nông sản thực
phẩm chất lượng, an toàn đã được ban hành và bước đầu phát
huy vai trò trong thực tiễn như Nghị định số 210/2013/NĐ-CP
của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg
ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác,
liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng
lớn...; nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào nông nghiệp như:
Vingroup, TH True Milk, Vinamilk, Dabaco...
37
- Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về ATTP của ngành từng
bước được kiện toàn từ Trung ương đến địa phương, có sự phân
công, phân cấp trách nhiệm rõ giữa Bộ và địa phương, hệ thống
thanh tra chuyên ngành về ATTP được chú trọng và tăng cường
năng lực nên đã phát huy hiệu lực và hiệu quả trong công tác
quản lý chất lượng ATTP.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được đổi
mới theo hướng tiếp cận trực tiếp đến đối tượng với nhiều hình
thức phong phú đa dạng, tuyên truyền trên hệ thống thông tin cơ
sở cấp xã, phường và trên sóng phát thanh truyền hình vào khung
giờ thích hợp với nội dung được biên soạn chuyên biệt cho từng
nhóm đối tượng đã tạo chuyển biến tích cực trong thay đổi hành
vi của người sản xuất, kinh doanh. Việc kết hợp giữa tuyên
truyền mang tính chất khuyến khích hướng dẫn với tuyên truyền
răn đe (hình phạt hành chính hình sự đối với hành vi vi phạm về
an toàn thực phẩm) cũng là một kinh nghiệm cần phát huy trong
công tác truyền thông về an toàn thực phẩm.
- Công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành phát huy hiệu quả
do được chú trọng đầu tư tăng cường năng lực và đổi mới
phương thức tổ chức thực hiện theo hướng từ thanh tra theo kế
hoạch là chủ yếu sang thanh tra, kiểm tra đột xuất là chủ yếu; tổ
chức các đợt thanh tra, kiểm tra cao điểm theo chuyên đề dựa
trên đánh giá rủi ro và diễn biến của thực tiễn sản xuất, kinh
doanh... đã giải quyết dứt điểm nhiều vấn đề bức xúc kéo dài
nhiều năm như sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, lạm dụng hóa
chất kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản...
- Thực trạng đảm bảo an toàn thực phẩm nông sản từng bước
được cải thiện trên tất cả các nhóm ngành hàng thuộc phạm vi
quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Điều kiện VSATTP tại
38
các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản được cải thiện
hơn. Diện tích trồng rau an toàn, chăn nuôi quy mô trang trại,
tăng dần theo từng năm. Ô nhiễm vi sinh vật và hóa chất trong
một số sản phẩm thực phẩm tươi sống có chiều hướng giảm;tỷ lệ
cơ sở được xếp loại A, B được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
ATTP tăng nhanh. Những kết quả đó đã góp phần quan trọng xây
dựng, phát triển nông nghiệp bền vững, đẩy mạnh xuất khẩu
nông sản.
- Các mô hình xã hội hóa đã được nhân rộng, nhiều phòng
kiểm nghiệm đã được đầu tư nâng cấp hiện đại đáp ứng tiêu
chuẩn ISO 17025, đáp ứng nhu cầu nhà nước, cung ứng dịch vụ
công cho xã hội.
- Chế biến xuất khẩu nông sản phát triển mạnh mẽ đáp ứng
yêu cầu của các thị trường lớn khó tính; tổng kim ngạch xuất
khẩu nông lâm thủy sản tăng từ 25,1 tỷ USD năm 2011 lên 32,1
tỷ USD năm 2016 chứng tỏ năng lực và khả năng sản xuất kinh
doanh thực phẩm an toàn của Việt Nam.
Qua quá trình triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm
giai đoạn 2011 –2016, Bộ nhận thấy cần tổng kết một số bài học
kinh nghiệm trong việc tổ chức chỉ đạo triển khai để nghiên cứu
phát huy, nhân rộng trong thời gian tới, cụ thể như sau:
(1) Kịp thời cụ thể hóa các chủ trương chính sách của Đảng,
Quốc hội, Chính phủ thành các chương trình hành động cụ thể có
phân công trách nhiệm thực hiện rõ ràng cho các ngành, các cấp,
đồng thời, phải xác định được các giải pháp tổ chức triển khai sát
với điều kiện thực tiễn của Việt Nam nhằm đảm bảo tính khả thi
của các chính sách, giải pháp quản lý an toàn thực phẩm.
(2) Đổi mới công tác chỉ đạo điều hành là một trong những
yếu tố quan trọng có vai trò quyết định đến kết quả của công tác
39
quản lý an toàn thực phẩm là việc thiết kế phương thức quản lý
phù hợp và tương thích với thực tiễn sản xuất kinh doanh và trình
độ phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Trong giai đoạn 2011 -
2016, Bộ đã kịp thời có những điều chỉnh về phương thức quản
lý và áp dụng các biện pháp thực thi như tổ chức thống kê, đánh
giá, phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh để kiểm soát theo mức
độ rủi ro, kiểm soát từ gốc đối với thực phẩm nhập khẩu, chuyển
mạnh từ thanh, kiểm tra theo kế hoạch sang thanh kiểm tra đột
xuất, ngăn chặn nguy cơ an toàn thực phẩm ngay từ gốc (nguồn
cung ứng nguyên liệu kháng sinh, ngăn chặn đưa hóa chất công
nghiệp vào thức ăn chăn nuôi...). Những chuyển hướng đó đã góp
phần quan trọng để đạt được các kết quả nêu trên và duy trì các
kết quả đó trong thời gian tới.
(3) Sự vào cuộc quyết liệt của tất cả các cấp trong ngành nông
nghiệp phát triển nông thôn, trong đó, đặc biệt coi trọng vai trò
của chính quyền địa phương trong việc đưa chính sách pháp luật
vào cuộc sống, quan tâm chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho lực
lượng quản lý, tuyên truyền giáo dục pháp luật và giám sát ngay
tại cơ s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_thuc_thi_chinh_sach_phap_luat_va_quan_ly_an_toan_t.pdf