PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN I : KHÁI QUÁT VỀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ XNK NÔNG LÂM SẢN CHẾ BIẾN 3
I. SƠ LƯỢC QUÁ TRèNH HèNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ. 3
1. Sơ lược về quá trỡnh hỡnh thành phỏt triển. 3
2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến 4
II. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5
1. Mặt hàng kinh doanh: 5
2. Phương thức kinh doanh. 5
3. Nguồn hàng chủ yếu: 5
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN Lí CỦA CễNG TY 6
IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ XNK NÔNG LÂM SẢN CHẾ BIẾN 7
PHẦN II: TèNH HèNH THỰC HIỆN CễNG TÁC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 10
I. PHÂN CẤP QUẢN Lí TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 10
II. CễNG TÁC KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 10
III. TèNH HèNH VỐN VÀ NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 11
1. Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty 11
2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty 12
III. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP 13
A. Cỏc khoản phải thu 14
B. Cỏc khoản phải trả 14
IV. CễNG TÁC KIỂM TRA, KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 15
PHẦN III: QUÁ TRèNH HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP 16
I. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TIỀN HÀNG 16
36 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lý của doanh nghiệp.
4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Do đặc điểm hoạt động kinh doanh nên Công ty chọn mô hình kế toán vừa tập trung vừa phân tán được minh hoạ bằng sơ đồ sau:
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán theo dõi TSCĐ
Kế toán phí
Kế toán thanh toán công nợ
Kế toán tiền lương, kế toán tiền mặt
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ kiêm thủ kho
Kế toán đơn vị hạch toán độc lập
Kế toán đơn vị hạch toán tập trung
Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ cụ thể là:
+ Tổ chức mọi công việc kế toán để thực hiện đầy đủ, có cơ sở chất lượng những nội dung công việc của kế toán đơn vị.
+ Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và thu thập đầy đủ, kịp thời tất cả các chứng từ kế toán của Công ty.
+ Giúp giám đốc hướng dẫn các bộ phận của Công ty thực hiên đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu nhằm phục vụ cho việc điều hành hàng ngày mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.
+ Ngoài ra bộ máy kế toán còn tham gia công tác kiểm kê tài sản tổ chức bảo quản lưu trữ, hồ sơ, tài liệu kế toán theo quy định.
4.2. Hình thức kế toán doanh nghiệp
Hiện nay doanh nghiệp đang áp dụng hình thức nhật ký chứng từ. Nhật ký chứng từ là sổ sách kế toán tổng hợp dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo một trình tự thời gian và hệ thống hoá theo nội dung kinh tế phản ánh trong các TK kế toán. Trên cơ sở đó kiểm tra giám sát sự biến động từng loại vốn, nguồn vốn làm cơ sở căn cứ đối chiếu với các sổ kế toán chi tiết và lập báo cáo tài chính. Nhật ký chứng từ bao gồm, các sổ sách kế toán sau:
- Sổ nhật ký chứng từ: Sổ được mở hàng tháng cho một số tài khoản theo yêu cầu quản lý và lập các bảng tổng hợp, cân đối.
- Sổ cái : Mở cho từng tài khoản sử dụng trong năm, chi tiết theo từng tháng trong đó bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng thêm các sổ như: Sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản... (Trình tự hạch toán theo hình thức nhật ký chứng từ trang bên).
Phần II: Tình hình thực hiện công tác tài chính của doanh nghiệp
I. Phân cấp quản lý tài chính của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến là một doanh nghiệp Nhà nước. Cũng như bao doanh nghiệp khác Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, quyền sở hữu và thừa kế tài sản... việc tự chủ sản xuất kinh doanh cũng đồng nghĩa với việc Công ty phải chịu trách nhiệm độc lập về hoạt động của mình trên cơ sở vốn có được. Chính sách tài chính đúng đắn sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự chuyển dịch các luồng giá trị (phân phối lại vốn và tài sản) trong nền kinh tế quốc dân theo hướng tập trung huy động mọi nguồn vốn vào phát triển sản xuất kinh doanh, tăng khả năng tích tụ và tập trung vốn ở doanh nghiệp, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp mà có thể đưa ra những biện pháp quản lý tài chính cho phù hợp. Bởi vậy quản lý tài chính đóng một vai trò chủ chốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và đối với Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến cũng vậy, là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh lớn nên việc phân cấp quản lý tài chính của Công ty được thực hiện ở phòng Kế toán - tài chính mà người chịu trách nhiệm là kế toán trưởng.
Kế toán trưởng là người được Công ty bổ nhiệm, là người đứng đầu bộ máy tài chính, là người tham mưu cho giám đốc về các cơ chế hoạt động tài chính tại doanh nghiệp. Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước Công ty về tài chính tại doanh nghiệp.
II. Công tác kế hoạch tài chính của doanh nghiệp
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta đã chủ trương xóa bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Do đó để tiến hành thuận lợi và có hiệu quả đòi hỏi mọi hoạt động tài chính phải được dự kiến thông qua việc lập kế hoạch tài chính công tác kế hoạch tài chính của doanh nghiệp do ban giám đốc trực tiếp chỉ đạo, phòng kế toán tài chính xây dựng và nó được thực sau khi đã được Công ty phê duyệt trong quá trình thực hiện giám đốc doanh nghiệp sẽ phân bổ chỉ tiêu kế hoạch theo thời gian, tháng, quý.
III. Tình hình vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp
Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong nền kinh tế thị trường, vốn kinh doanh của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến bao gồm vốn do ngân sách Nhà nước cấp, vốn tự có và vốn vay từ bên ngoài. Trong đó vốn lưu động chiếm khoảng 90% trong tổng số vốn, vốn cố định chiếm trên dưới 10% trong tổng vốn. Vốn chủ sở hữu của Công ty ở mức trên dưới 30%, còn lại là vốn nợ phải trả chiếm tới 60-70%. Toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện trên bảng cân đối kế toán.
Tổng số vốn: 22.139.690.777
- Vốn lưu động: 20.940.229.353
- Vốn cố định : 1.199.461.424
1. Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty
Phân tích tổng tài sản của doanh nghiệp là xem xét sự tăng trưởng của tài sản, cơ sở vật chất của doanh nghiệp để thấy được trình độ quản lý của doanh nghiệp. Cơ cấu tài sản là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, nếu cơ cấu tài sản hợp lý sẽ tạo ra hiệu quả kinh doanh và ngược lại.
Căn cứ vào số liệu ở phần tài sản trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp ta lập bảng phân tích sau:
Bảng phân tích cơ cấu tài sản
Đơn vị tính: đồng
Các chỉ tiêu
Số đầu năm
Số cuối năm
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
A. TCLĐ và ĐTNH
12.266.095.674
88,85
20.940.229.353
94,58
- Tiền
3.122.955.756
22,95
2.519.299.306
11,38
- Các khoản phải thu
1.809.848.138
9,64
2.129.220.831
21,91
- Hàng tồn kho
5.378.851.489
39,53
14.264.003.117
69,43
- TSLĐ khác
1.954.440.291
13,46
2.027.706.039
9,15
B. TSCĐ và ĐTNH
1.498.448.600
11,15
1.199.461.424
5,42
- TSCĐ
1.490.548.600
11,09
1.191.561.424
5,38
- CPXD dở dang
7.900.000
0,06
7.900.000
0,04
Tổng
13.764.544.274
100
22.139.690.777
100
Qua bảng số liệu trên ta thấy :
- Tỷ trọng tài sản lưu động đầu năm là 88,85% đến cuối năm tăng lên thành 94,58%. Bảng phân tích cho thấy phần vốn lưu động tăng thêm chủ yếu là mua hàng hoá dự trữ cho kỳ kinh doanh sau.
- Ngoài ra bảng phân tích còn cho thấy Công ty đẩy mạnh việc mua bán hàng hoá trên thị trường song có một số lượng lớn tiền hàng chưa thu được thể hiện ở các chỉ tiêu, các khoản phải thu của Công ty tăng 309.372.693 đ.
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của Công ty giảm chủ yếu do giá trị hao mòn của TSCĐ tăng lên theo thời gian là hợp lý, giá trị hao mòn TSCĐ của Công ty hàng năm xấp xỉ 200 triệu đồng, việc trang bị mua sắm mới TSCĐ đối với Công ty trong thời gian này chưa thực sự cần thiết bởi tỷ trọng của TSCĐ chiếm trong tổng số tài sản của Công ty là tương đối hợp lý.
Quy mô dự trữ hàng hoá đầu năm chiếm khoảng 39,53 % với giá trị là 5.378.851.489đ thì đến cuối năm cũng chỉ là 14.264.003.177đ chiếm tỷ trọng 69,43% trong tổng tài sản lưu động, tuy nhiên việc các khoản phải thu của Công ty tăng đáng kể là một điều không tốt. Đầu năm các khoản phải thu của Công ty là: 1.809.848.138đ chiếm 9,64%. Đến cuối năm lên tới 2.129.220.831đ chiếm 21,91%. Mặc dù nó có thể hiện được quy mô hàng hoá của Công ty bán ra trên thị trường lớn hơn, song nếu bán hàng thu được tiền ngay vẫn tốt hơn. Do vậy Công ty cần tích cực thu hồi công nợ hơn nữa.
2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty
Nguồn vốn là nguồn hình thành nên vốn hay là nguồn hình thành nên tài sản, tài sản là cụ thể, còn nguồn vốn là trừu tượng. Nó không tồn tại trên thực tế mà chỉ tồn tại trên sổ sách kế toán. Nguồn vốn trả lời câu hỏi “Vốn ở đâu hay tài sản ở đâu”.
Như vậy, ngoài việc phân tích tình hình tài sản chung ta cần phân tích thêm cơ cấu nguồn vốn, nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như tính chủ động và tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp ta lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn như sau:
Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn:
Đơn vị tính : đồng
Các chỉ tiêu
Số đầu năm
Số cuối năm
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
Tổng nguồn vốn
13.764.544.274
100
22.139.690.777
100
Trong đó :
- Nợ phải trả
- Vốn chủ sở hữu
8.807.128.221
4.957.416.053
57,07
42,93
16.366.840.366
5.802.850.411
73,79
26,21
Qua bảng phân tích trên ta thấy :
- Khoản nợ phải trả của Công ty tăng là 7.529.712.145đ, về tỷ trọng tăng từ 57,07% lên tới 73,79%.
Nguồn vốn chủ sở hữu lại có xu hướng giảm với một lượng là 7.961.693.863đ, về tỷ trọng giảm từ 42,93% xuống còn 26,21 % việc giảm này do nợ ngắn hạn tăng quá mạnh khiến tỷ trọng của vốn này tăng nhiều. Như vậy mặc dù quy mô vốn của Công ty tăng, song vẫn không hoàn toàn tốt bởi không thể hiện được khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty. Đây chính là mối lo thường trực của Công ty bởi còn trách nhiệm trả nợ. Như vậy nguồn vốn kinh doanh của Công ty được tài trợ chủ yếu từ các khoản vay nợ, các khoản nợ này chiếm tới 73,79% trong tổng nguồn vốn kinh doanh.
Nói tóm lại tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến tăng lên là do nợ phải trả là chủ yếu. Là một doanh nghiệp thương mại, nợ phải trả chiếm một tỷ trọng lớn cho thấy vốn của Công ty phải huy động từ bên ngoài là chính. Mặc dù tổng nguồn vốn kinh doanh có tăng lên với tỷ lệ khá cao, song nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm đi với tỷ lệ nhỏ, điều này cho thấy Công ty không thể hiện được khả năng tự chủ về mặt tài chính. Vì vậy Công ty cần tìm mọi cách khắc phục tình trạng này để tránh chịu tác động quá lớn ở bên ngoài vào những quyết định kinh doanh của Công ty.
III. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Tình hình và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng của công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt doanh nghiệp sẽ càng ít nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn cũng như ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại nếu hoạt động tài chính kém dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả dây dưa kéo dài làm mất tính chủ động trong sản xuất kinh doanh và có thể dẫn tới tình trạng phá sản. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp ta lập bảng phân tích tình hình thanh toán công nợ như sau:
Bảng phân tích tình hình thanh toán công nợ
Đơn vị tính: đồng
Các chỉ tiêu
Số đầu năm
Số cuối năm
Chênh lệch
A. Các khoản phải thu
1. Phải thu của khách hàng
2. Phải trả trước cho người bán
3. Phải thu khác
B. Các khoản phải trả
1. Vay ngắn hạn
2. Phải trả người bán
3. Người mua trả trước
4. Phải trả CNV
5. Phải trả khác
1.809.848.138
1.419.588.968
162.309.495
227.949.675
8.807.128.221
1.969.025.000
3.719.539.170
496.452.718
393.923.872
777.093.215
2.129.220.831
1.048.875.736
930.516.571
149.828.524
16.336.840.366
2.956.673.992
10.802.724.008
722.393.844
429.758.434
885.433.347
309.372.693
-370.713.232
768.207.076
-78.121.151
7.529.712.145
987.648.992
7.083.184.838
255.941.126
35.834.562
108.340.132
Qua bảng phân tích ta có nhận xét sau:
Các khoản phải thu tăng 309.372.693đ. Chứng tỏ Công ty đã mở rộng kinh doanh, trong đó phải thu của khách hàng giảm 370.713.232đ, các khoản phải thu khác giảm là 78.121.151đ. Điều này cho thấy Công ty cần đôn đốc việc thu một cách tích cực hơn nữa.
Còn tình hình các khoản phải trả của Công ty tăng 7.529.712.145đ với mức tăng rất mạnh, trong các khoản này chủ yếu là khoản phải trả người bán tăng 7.083.184.838đ, tiếp theo đó là khoản vay ngắn hạn tăng 987.648.992đ, còn lại là các khoản khác tăng tương đối lớn. Đây là gánh nặng cho Công ty, vì vậy Công ty cần phải có biện pháp để giải quyết.
Khoản chênh lệch giữa phải thu và phải trả là 7.220.339.452đ. Khoản phải trả của Công ty lớn hơn khoản phải thu, chứng tỏ Công ty đã tận dụng được một khoản tiền nợ của bên ngoài để kinh doanh, điều này chứng tỏ rất tốt đối với Công ty.
* Khảo sát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Để xem xét đánh giá về tình hình kết quả chi phí của doanh nghiệp ta căn cứ vào một số chỉ tiêu sau:
Bảng phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
Đơn vị tính : VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
So sánh
Số tiền
Tỷ lệ %
- Chi phí
- Lợi nhuận
- Nộp ngân sách Nhà nước
- Thu nhập người lao động
5.042.487.231
67.992.263
712.114.826
577.433
9.452.691.427
76.167.103
839.485.602
585.757
4.410.204.196
8.174.840
172.370.776
8.324
46,6
10,73
20,5
1,42
Qua số liệu trên ta thấy :
- Tổng chi phí của năm 1999 tăng cao hơn năm 1998 với số tiền là 4.410.204.196đ, tương ứng với tỷ lệ tăng 46,5% (vì lượng hàng tồn kho năm 1999 tăng lên nhiều so với năm 1998).
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước tăng 172.370.776 đ, tương ứng với tỷ lệ tăng 20,5%.
- Lợi nhuận của năm 1999 cũng cao hơn năm 1998 là 8.174.840đ với tỷ lệ tăng là 10,73%. Đây là nguồn lợi nhuận tăng chủ yếu từ việc hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nhưng chi phí quá lớn lên lợi nhuận còn lại không được nhiều.
- Đời sống CBCNV trong Công ty không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân năm 1998 là 577.433 đồng/người, năm 1999 là 585.757 đồng/người. Tăng lên 1,42% ứng với số tiền là 8324đ.
Ngoài chỉ tiêu trên doanh nghiệp luôn bảo toàn, góp phần tăng trưởng vốn phục vụ cho kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá.
IV. Công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính của doanh nghiệp
Trong cơ chế thị trường, để doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì công tác kiểm tra, kiểm soát đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó giúp cho doanh nghiệp thực hiện đúng pháp lệnh, tránh những rủi ro sai sót trong công tác kế toán - tài chính , có những loại kiểm tra sau:
- Kiểm tra của cơ quan cấp trên: được thực hiện một lần vào cuối năm sau khi làm xong quyết toán báo cáo tài chính. Công việc này do bộ kế toán của cơ quan tài chính hoặc kiểm toán Nhà nước thực hiện.
- Ngoài ra Công ty còn có phòng thanh tra thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát thường xuyên.
Phần III: Quá trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp
I. Kế toán nghiệp vụ mua hàng và thanh toán tiền hàng
Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến là một doanh nghiệp có quy mô lớn, tiến hành đồng thời nhiều loại hoạt động kinh doanh nên cần được theo dõi ghi chép quản lý thường xuyên, liên tục từng lần nhập xuất hàng hoá trong sổ kế toán. Vì vậy doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
1. Chứng từ sử dụng:
+ Hoá đơn GTGT
+ Hoá đơn kiêm phiếu nhập kho, xuất kho
+ Biên bản kiểm nhận hàng hoá
+ Các chứng từ thanh toán (phiếu chi) báo nợ NH, uỷ nhiệm chi, giấy nhận nợ (mua chịu).
+ Các chứng từ vận chuyển.
2. Tài khoản sử dụng:
Để phản ánh quá trình mua hàng, kế toán sử dụng các tài khoản như: TK156, TK151, TK111...
3. Trình tự hạch toán:
Trong kỳ Công ty mua hàng hoá vật tư về nhập kho kế toán ghi:
Nợ TK 156, 152, 153: Giá mua hàng hoá chưa có VAT
Nợ TK 1331: Thuế VAT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111: Thanh toán bằng tiền mặt
Có TK 112: Thanh toán bằng TGNH
Có TK 141: Tạm ứng
Có TK 331: Phải trả cho người bán
Trong kỳ Công ty mua hàng hoá nhưng hàng chưa về nhập kho (hàng đang đi đường) thì cuối tháng căn cứ vào hoá đơn mua hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 151 : Giá mua của hàng hoá chưa có VAT
Nợ TK 1331: Thuế VAT được khấu trừ
Có TK 111: Thanh toán bằng tiền mặt
Có TK 112: Thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
Có TK 331: Phải trả cho người bán
Khi hàng về nhập kho, hàng mua đi đường tháng trước, căn cứ vào chứng từ kế toán ghi:
Nợ TK 156, 152 : Giá mua của hàng hoá vật tư chưa có VAT
Nợ TK 1532: Trị giá bao bì theo giá mua thực tế
Có TK 151: Giá mua chưa có thuế
Trong kỳ Công ty mua hàng không chuyển về nhập kho mà chuyển thẳng theo phương thức gửi hàng, gửi hàng bán thẳng kế toán ghi:
Nợ TK 157 : Hàng gửi đi bán theo giá mua chưa có thuế
Nợ TK 3331: Thuế VAT đầu vào khấu trừ
Có TK 111 Thanh toán bằng tiền mặt
Có TK 112 Thanh toán băng tiền gửi ngân hàng
Có TK 331 Phải trả cho người bán
Trong kỳ Công ty mua hàng hoá phát sinh các khoản chi phí mua hàng, căn cứ vào chứng từ kế toán ghi:
Nợ TK 156 (1562) : Chi phí mua hàng
Có TK 111: Thanh toán bằng tiền mặt
Có TK 331: Trường hợp chưa trả người bán
Khi cán bộ mua hàng tạm ứng tiền kế toán ghi:
Nợ TK 141: Tạm ứng
Có TK 111: Tiền mặt
Khi cán bộ mua hàng thanh toán bằng tiền tạm ứng kế toán ghi:
Nợ TK 156 (1561): Trị giá hàng mua
Nợ TK 156 (1562) : Chi phí mua hàng
Có TK 141 : Tạm ứng
Khi Công ty mua hàng hoá nhưng chưa thanh toán tiền căn cứ vào chứng từ mua hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 156 (1561): Hàng về nhập kho
Nợ TK 153 (1532) : Bao bì đi kèm hàng hoá
Có TK 331: Số tiền phải trả
Công ty thanh toán tiền hàng cho người bán kế toán ghi:
Nợ TK 331 : Phải trả người bán
Có TK 111: Tiền mặt
II. Kế toán tiêu thụ hàng hoá:
1. Chứng từ sử dụng:
+ Hoá đơn giá trị gia tăng
+ Hoá đơn bán hàng
+ Hoá đơn kiêm phiêú xuất kho
+ Hoá đơn bán hàng giao thẳng
+ Giấy nộp tiền của nhân viên bán hàng
+ Các chứng từ kế toán khác có liên quan
2. Tài khoản sử dụng:
Để phản ánh quá trình tiêu thụ hàng hoá, kế toán sử dụng các tài khoản như: TK511, TK632, TK 157 ...
3. Trình tự hạch toán:
Trường hợp xuất bán và nhận tiền thanh toán tại kho kế toán ghi:
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán
Có TK 156: Giá vốn hàng bán
Đồng thời phản ánh doanh thu bán hàng.
Nợ TK 111, 112 : Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu chưa thế
Có TK 333: thuế GTGT phải nộp.
Trường hợp xuất hàng gửi bán khi có lệnh xuất kho kế toán ghi.
Nợ TK 157
Có TK 156
Theo phương thức này cố hàng trên vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp chỉ đến khi người mua chấp nhận hoặc đã thanh toán số hàng trên thì số hàng gưỉ đi mới được tính là tiêu thụ kế toán ghi.
Nợ TK 632: giá vốn hàng bán
Có TK157: giá vốn hàng bán
Đồng thời phản ánh doanh thu bán hàng.
Nợ TK 111, 112: Tổng giá thanh toán
Nợ TK 3331 : Thuế GTGT
Có TK 511: Doanh thu
Trường hợp hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi:
Trong trường hợp này nhìn chung trình tự các bước toán giống như trường hợp xuất hàng để bán, nhưng khi phản ánh doanh thu số tiền hoa hồng cho đại lý phải được phản ánh vào TK 641.
Kế toán ghi sổ theo định khoản.
Nợ TK 111, 112, 131 : Doanh thu đã trừ tiền hoa hồng
Nợ TK 641: Tiền hoa hồng trả cho đại lý
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Khi xuất bán buôn có triết khấu giảm kế toán ghi:
Nợ TK 521 : Triết khấu bán hàng tính giá chưa VAT
Nợ TK 3331: Thuế VAT của kế toán triết khấu
Có TK 111, 112 Tổng số tiền
Đối với hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán.
Nợ TK 521, 531 : Khoản trả lại và xuống giá hàng bán
Nợ TK 3331: Thuế VAT của khoản trả
Có TK 111, 112: Khoản xuống giá
Cuối kỳ kết chuyển doanh thu sang tài khoản xác định kết quả
Nợ TK 511
Có TK 911
III. Kế toán tài chính cố định
1. Chứng từ sử dụng:
+ Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng
+ Chứng từ thanh toán
+ Biên bản góp vốn
+ Biên bản nhượng bán TSCĐ, thanh lý TSCĐ
2. Tài khoản sử dụng:
Để kế toán TSCĐ kế toán sử dụng TK 211, và các TK có liên quan như: TK 111, TK112, TK241, TK133...
3. Trình tự hạch toán:
Khi mua sắm TSCĐ mới chưa qua sử dụng, căn cứ vào hoá đơn mua tài sản và hoá đơn vận chuyển, bốc dỡ kế toán ghi:
Nợ TK 211: Trị giá tài sản chưa có thuế
Nợ TK 1331: Thuế VAT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112 : Thanh toán bằng tiền mặt, TGNH
Kế toán TSCĐ hữu hình được ngân sách cấp, cấp trên cấp (cấp vốn bằng TSCĐ) dùng vào sản xuất kinh doanh kế toán ghi:
Nợ TK 211: Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá)
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh
Khi thanh lý TSCĐ, căn cứ vào biên bản thanh lý và phiếu thu kế toán ghi:
Nợ TK 111: Tiền nhượng bán TSCĐ
Có TK 721: Thu nhập do nhượng bán TSCĐ
Đồng thời ghi giảm TSCĐ :
Nợ TK 211 (chi tiết tài sản): Nguyên giá TSCĐ
Có TK 821 : Giá trị TSCĐ
Có TK 214: Giá trị hao mòn
Có TK 142 : Giá trị TSCĐ thiếu
(giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán).
Cúôi tháng trích khấu hao TSCĐ, phân bổ cho các đối tượng sử dụng, căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ kế toán ghi:
Nợ TK 641: Chi phí khấu hao TSCĐ cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 642: Chi phí khấu hao TSCĐ cho bộ phận quản lý
Có TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình
V. Kế toán tiền lương và các khoản bảo hiểm:
Tiền lương là một bộ phận sản phẩm xã hội trả cho người lao động để bù đắp lại hao phí sức lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp trả lương tháng theo bảng lương quy định đối với các doanh nghiệp Nhà nước, (theo NĐ 25/CP, NĐ 26/CP) tính theo phụ cấp trách nhiệm. Phương pháp trả lương: Được xây dựng trên cơ sở tỷ suất tiền lương mà Công ty bảo vệ được với các ngành ban như năm 1999 là 89%.
Dựa trên lợi nhuận còn lại thì bằng tổng nguồn thu - chi phí vật chất không lương.
Tổng quỹ lương = Lợi nhuận còn lại x 89%. Dựa vào kết quả kinh doanh.
Phương pháp tính:
Số ngày làm việc bình quân tháng x hệ số lương (của một người)
1. Chứng từ sử dụng:
Công ty sử dụng các chứng từ
+ Bảng thanh toán tiền lương
+ Bảng thanh toán BHXH
+ Bảng thanh toán tiền thưởng
+ Các chứng từ thu, chi ....
2. Tài khoản sử dụng:
+ TK 334: phải trả CNV
+ TK 338 : phải trả phải nộp khác
+ Các TK liên quan khác như TK 111, 112, 141...
3. Trình tự hạch toán :
Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương để trả cho CBCNV của công ty kế toán ghi:
Nợ TK 622.627: chi phí nhân công
Nợ TK 641,64: chi phí bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 334: tiền lương phải trả cho CNV
Căn cứ vào chứng từ trả tiền thưởng, trả phúc lợi cho CB CNV kế toán ghi:
Nợ TK 431(4311,4312): quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi
Có TK 334: tiền luơng phải CNV
Căn cứ vào chứng từ trả BHXH thay lương cho cán bộ bị ốm đau, thai sản...kế toán ghi:
Nợ TK 338 (3383): Tiền BHXH
Có TK 334: Tiền lương phải trả CNV
Các khoản khấu trừ lương và thu nhập của CB CNV như BHXH, BHYT tiền tạm ứng thừa, kế toán ghi:
Nợ TK 334: Tiền lương phải trả CNV
Có TK 338 (3383): Tiền BHXH
Khi thanh toán lương căn cứ vào chứng từ kế toán ghi:
Nợ TK 334 : Tiền lương phải trả CNV
Có TK 111: Tiền mặt
Kế toán trích các khoản BH, KPCĐ theo tỷ lệ quy định, kế toán căn cứ vào chứng từ ghi:
Nợ TK 622, 627, 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 338 (3382, 3383, 3384) : KPCĐ, BHXH, BHYT
VI. kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
A. Kế toán chi phí bán hàng
1. Chứng từ sử dụng:
+ Bảng thanh toán tiền lương và BHXH.
+ Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
+ Phiếu xuất kho
+ Hoá đơn bán hàng, hoá đơn VAT
+ Giấy báo nợ, phiếu chi
2. Tài khoản sử dụng:
+ Để hạch toán và phân bổ chi phí bán hàng, kế toán sử dụng TK641.
3. Trình tự hạch toán:
Một số nghiệp vụ chủ yếu phát sinh.
- Phản ánh tiền lương, phụ cấp phải trả CNV
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng
Có TK 334: Phải trả CNV
- Chi phí điện nước mua ngoài, chi phí thông tin, phải trả, chi phí thuê kho bãi, bốc vác vận chuyển:
Nợ TK 641 : Chi phí bán hàng
Có TK 331: Phải trả cho người bán
Có TK 111, 112 : Tổng số tiền
- Trích BHXH , BHYT, KPCĐ của nhân viên bán hàng:
Nợ TK 641
Có TK 338: 19% x tiền lương
- Khi tính khấu hao TSCĐ ở bộ phận báo hàng
Nợ TK 641
Có TK 214
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí bán hàng sang tài khoản xác định kết quả:
Nợ TK 911
Có TK 641
B. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
1. Chứng từ sử dụng:
+ Bảng thanh toán lương, BHXH
+ Tờ khai nộp thuế
+ Phiếu chi giấy báo nợ
+ Bảng lập dự phòng....
2. Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán sử dụng TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
3. Phương pháp hạch toán :
Tiền lương các khoản phụ cấp phải trả CBCNV quản lý (ban giám đốc, các phòng ban quản lý) kế toán ghi:
Nợ TK 642
Có TK 334 : Tiền lương phải trả
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý ghi:
Nợ TK 642
Có TK 338 : Tỷ lệ 19% x tiền lương
- Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK “xác định kết quả kinh doanh”.
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
VII. Kế toán vốn bằng tiền
1. Chứng từ sử dụng:
1.1. Kế toán tiền mặt
+ Phiếu thu - phiếu chi
+ Các sổ tiền mặt tại quỹ sử dụng
+ Sổ quỹ + bảng kê số 1, NKCT số 1
1.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng các chứng từ bao gồm:
+ Các chứng từ để rút tiền ở ngân hàng về qũy của doanh nghiệp để thanh toán lương, nộp ngân sách, vật tư gồm có:
- Séc, tiền mặt + séc chuyển khoản + uỷ nhiệm chi.
+ Các loại sổ sách gồm:
- Sổ chi tiết TK 112 + NKCT số 2, bảng kê số 2.
2. Trình tự hạch toán:
2.1. Kế toán tiền mặt:
- Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt, kế toán ghi:
Nợ TK 111 : Tiền mặt
Có TK 112: TGNH
- Thanh toán các khoản nợ phải thu bằng tiền mặt nhập quỹ:
Nợ TK 111 tiền mặt
Có TK 131 phải thu của khách hàng
2.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng:
Một số nghiệp vụ chủ yếu sau:
- Xuất quỹ tiền mặt gửi vào TK tại ngân hàng ghi:
Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng
Có TK 111: Tiền mặt
- Chuyển tiền gửi ngân hàng mua hàng hoá ghi:
Nợ TK 641, 642 : Giá chưa có thuế
Nợ TK 133: Thuế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0001.doc