DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 2
1.1. SỰ CẦN THIẾT KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 2
1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất 2
1.1.2. Khái niệm giá thành sản phẩm 2
1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 2
1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3
1.2. HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 4
1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 4
1.2.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 4
1.2.3. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 5
1.2.4. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kình 9
1.2.5. Đánh giá sản phẩm dở dang 11
1.3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG MỘT SỐ LOẠI HÌNH SẢN XUẤT CHỦ YẾU 12
1.3.1. Đối tượng tính giá thành 12
1.3.2. Kỳ tính giá thành 13
1.3.3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 13
1.3.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu 15
1.3.5. Tổ chức hệ thống sổ kế toán 17
51 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam - Xí nghiệp may Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản xuất kinh doanh phụ
Phương pháp tính giá thành sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ tuỳ thuộc vào đặc điểm công nghệ và mối liên hệ giữa các bộ phận sản xuất phụ trong doanh nghiệp. Trường hợp không có sự phục vụ lẫn nhau hoặc giá trị và khối lượng phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ không đáng kể, chi phí sản xuất sẽ được tập hợp riêng theo từng bộ phận. Giá thành sản phẩm lao vụ của từng bộ phận sẽ được tính theo phương pháp trực tiếp.
Trong trường hợp có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ, kế toán có thể áp dụng các phương pháp tính giá thành sau:
* Phương pháp đại số: Là phương pháp xây dựng và giải các phương trình đại số để tính giá thành sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ phục vụ các đối tượng.
* Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành ban đầu:
Trước hết tính giá thành đơn vị ban đầu của từng bộ phận SXKD phụ và xác định giá phục vụ lẫn nhau giữa chúng. Sau đó xác định giá trị sản phẩm của SXKD phụ phục vụ cho các bộ phận khác theo giá thành đơn vị mới.
=
* Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành kế hoạch: Trình tự tính giá thành tương tự như phương pháp trên, chỉ khác thay thế giá thành đơn vị ban đầu bằng giá thành đơn vị kế hoạch.
1.3.4.4. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức
Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm. Đồng thời hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành 3 loại: Theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức. Từ đó tiến hành xác định giá trị thực tế của sản phẩm bằng cách:
= ± ±
1.3.4.5. Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểm chế biến liên tục
Trong các doanh nghiệp này, phương pháp kế toán chi phí thích hợp nhất là kế toán theo bước chế biến (giai đoạn công nghệ). Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Riêng với chi phí sản xuất chung sau khi được tập hợp theo phân xưởng sẽ được phân bổ cho các bước theo tiêu thức phù hợp.
Tuỳ theo tính chất hàng hoá của bán thành phẩm và yêu cầu công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể được tập hợp theo phương án có bán thành phẩm và phương án không có bán thành phẩm. Phương pháp tính giá thành thường là phương pháp trực tiếp kết hợp phương pháp tổng cộng chi phí hay hệ số (hoặc tỷ lệ).
Tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm.
Đặc điểm của phương án hạch toán này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước trước chuyển sang bước sau được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí và gọi là kết chuyển tuần tự.
Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm:
Theo phương án này, kế toán không cần tính giá thành bán thành phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành thành phẩm hoàn thành bằng cách tổng hợp chi phí nguyên vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong giai đoạn công nghệ.
1.3.5. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Theo chế độ kế toán hiện hành có năm hình thức sổ kế toán: Nhật ký chứng từ, Nhật ký sổ cái, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký chứng từ, kế toán máy. Doanh nghiệp có thể lựa chọ một trong năm hình thức sổ kế toán này để xác định hình thức sổ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp.
----------------------------
Sau khi nghiên cứu lý thuyết chung về việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, được sự hướng dẫn của kế toán trưởng Xí nghiệp may Hải Phòng, em hiểu sâu hơn về cách tính chi phí sản xuất. Và sau đây, em xin được trình bày thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may Hải Phòng.
CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP MAY HẢI PHÒNG
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về xí nghiệp
- Tên doanh nghiệp: Xí nghiệp may xuất khẩu Hải Phòng – Công ty xuất nhập khảu I Việt Nam.
- Mã số thuế: 0100107490004
- Tài khoản: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương.
- Địa chỉ doanh nghiệp: Km 110 đường quốc lộ 5, phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
- Điện thoại: 0313. 766.088
- Fax: 0313. 827097
- Ngày thành lập: 24/12/1993.
- Số lượng cán bộ công nhân viên: 312 người.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
- Chủ động khai thác các nguồn hàng may mặc phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu đặc biệt là khai thác các nguồn hàng trang phục phục vụ xuất khẩu.
- Chủ động quan hệ, giao dịch tìm kiếm thị trường, lo đủ và dư việc làm cho công nhân, tổ chức huấn luyện, đào tạo tay nghề cho cán bộ, công nhân.
- Tìm các giải pháp quản lý, chỉ đạo hướng dẫn công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và tổ chức tiêu thụ hết số sản phẩm làm ra, củng cố từng bước uy tín và vị thế của xí nghiệp trên thị trường.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất của xí nghiệp:
Xí nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh theo phân xưởng, mỗi phân xưởng có chức năng nhiệm vụ sản xuất khác nhau. Nhiệm vụ chính của từng phân xưởng như sau:
- Phân xưởng cắt: Cắt các loại quần áo theo số đo, mẫu mã của khách hàng yêu cầu, sau đó ép mếch, vắt sổ và chuyển cho các phân xưởng may tiếp tục may và hoàn thiện sản phẩm.
- Phân xưởng may: Thực hiện các công nghệ may và hoàn thiện bán thành phẩm mà phân xưởng cắt chuyển giao.
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại xí nghiệp:
Xí nghiệp may Hải Phòng tổ chức sản xuất theo quy trình sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục. Sản phẩm sản xuất ra trải qua 2 giai đoạn sản xuất liên tiếp nhau theo dây truyền công nghệ khép kín: Cắt - May hoàn thiện sản phẩm, đồng thời trong giai đoạn may, các bộ phận, chi tiết sản phẩm lại được sản xuất 1 cách độc lập song song và cuối cùng được lắp ráp, ghép nối thành phẩm là sản phẩm may.
Phân xưởng cắt
Phân xưởng may
Nguyên vật liệu
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4
Tổ 7
Tổ 6
Tổ 5
Tổ 8
Kho Thành phẩm
Xuất trả
khách hàng
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM
2.1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý của xí nghiệp:
Xí nghiệp may Hải Phòng là một đơn vị hạch toán độc lập, tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng:
- Giám đốc xí nghiệp: Chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Uỷ quyền cho các Phó Giám đốc khi đi vắng. Trực tiếp giúp việc cho Giám đốc gồm có:
- Phó Giám đốc: Phụ trách hoạt động sản xuất kinh doanh toàn xí nghiệp.
Các phòng chức năng gồm có:
- Phòng tổ chức hành chính: thực hiện công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, BHYT, BHXH và công tác hành chính quản tị.
- Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán, quản lý tài chính của xí nghiệp theo quy định của Nhà nước. Lập báo cáo tài chính tháng, quý năm theo quy định.
- Phòng kế hoạch: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đôn đốc và giám sát việc thực hiện kế hoạch ở các phân xưởng.
- Phòng kỹ thuật: Xây dựng hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức lao động. Tổ chức thiết kế và chế tạo mẫu. Chịu trách nhiệm về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm của toàn xí nghiệp.
MÔ HÌNH BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA XÍ NGHIỆP
Giám đốc
P. Giám Đốc
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán
Phòng kế hoạch vật tư
Phòng kỹ thuật
Phân
xưởng cắt
Phân xưởng may
Tổ 3
Tổ 2
Tổ 1
Tổ 4
Tổ 5
Tổ 6
Tổ 7
Tổ 8
2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp:
Bộ máy kế toán của xí nghiệp được tổ chức theo hình thức bộ máy kế toán tập trung. Toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán, tại các phân xưởng hạch toán báo cáo sổ, không tổ chức bộ phận kế toán riêng.
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc và toàn bộ công tác kế toán tài chính của xí nghiệp, điều hành công việc chung của phòng.
Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm quản lí hoạt động của các kế toán viên, lập các báo cáo tài chính kế toán theo qui định.
Các kế toán viên có nhiệm vụ thu thập, xử lí thông tin kế toán phát sinh hàng ngày một cách chính xác đảm bảo đúng chế độ kế toán hiện hành.
Thủ quĩ chịu trách nhiệm thu, chi tiền mặt vào sổ quĩ hàng ngày.
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
tiền lương
Thủ quỹ
Kế toán
chi tiết
Kế toán
công nợ
Nhân viên thống kê các phân xưởng và bộ phận kho
SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC BỘ PHẬN
2.1.5.2. Hình thức sổ kế toán:
Xí nghiệp may Hải Phòng thực hiện công tác hạch toán kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ
* Nguyên tắc cơ bản:
- Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng bên nợ.
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế ( theo tài khoản)
- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một số kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn, các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính.
* Các loại sổ kế toán:
- Nhật ký chứng từ.
- Bảng kê.
- Sổ cái.
- Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.
Trình tự ghi sổ: theo sơ đồ
Chứng từ gốc và
các bảng phân bổ
Nhật ký chứng từ
Bảng kê
Số thẻ kế toán chi tiết: TK 621, 622…
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ cái TK 621,622,627…
Báo cáo kế toán
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
- Hình thức nhật ký chứng từ có ưu điểm: Giảm nhẹ khối lượng công việc, kịp thời cung cấp số liệu cho việc tổng hợp tài liệu để lập báo cáo tài chính.
- Nhược điểm: Mẫu sổ phức tạp, đòi hỏi trình độ kế toán phải vững, không thuận tiện cho việc cơ giới hoá kế toán.
- Điều kiện vận dụng: áp dụng cho các doanh nghiệp quy mô lớn, trình độ kế toán phải cao.
2.1.5.3. Về hệ thống tài khoản và báo cáo tài chính, chứng từ sử dụng:
Về cơ bản, hệ thống tài khoản, sổ sách và báo cáo tài chính của xí nghiệp đã áp dụng theo đúng chế độ kế toán doanh nghiệp.
* Về chứng từ sử dụng:
Để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong quá trình sản xuất, kế toán căn cứ vào các chứng từ như:
- Phiếu định mức nguyên vật liệu.
- Phiếu xuất kho nguyên vật liệu.
- Bảng kê nhập - xuất tồn nguyên vật liệu.
- Bảng thanh toán lương.
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
- Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.
- Bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ.
* Tài khoản sử dụng: TK 152, 621, 622, 627…
- Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…
2.2. TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP MAY HẢI PHÒNG
2.2.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở xí nghiệp là quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ cấu thành. Mặt khác kết quả sản xuất của từng giai đoạn không có giá trị sử dụng và không bán chúng ra ngoài. Chỉ có sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn sau cùng mới được xác định là thành phẩm và mới có giá trị sử dụng.
Một điểm nữa, khối lượng sản phẩm mà xí nghiệp sản xuất trong kỳ là rất lớn nhưng lại chỉ được phân chia thành một số loại sản phẩm nhất định.
Như vậy, với đặc điểm cụ thể trên, để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, hạch toán,... xí nghiệp đã xác định:
+ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng sản xuất.
+ Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng.
+ Kỳ tính giá thành là hàng tháng.
2.2.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất:
2.2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty là toàn bộ nguyên vật liệu chính và các vật liệu phụ dùng cho sản xuất trong kỳ được tập hợp theo từng loại sản phẩm hoàn thành trong tháng.
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công ty sử dụng tài khoản 621-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Xí nghiệp may Hải Phòng chuyên sản xuất may đo, gia công hàng may mặc hàng xuất khẩu và hàng nội địa theo đơn đặt hàng. Ngoài ra xí nghiệp còn sản xuất một số lượng sản phẩm nhỏ lẻ để phục vụ khách hàng không thường xuyên và bán ra ngoài thông qua cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm.
* Đối với loại hình sản xuất gia công theo đơn đặt hàng toàn bộ nguyên vật liệu chính do khách hàng đem đến. Vì thế xí nghiệp chỉ phản ánh số lượng vật liệu nhận gia công đồng thời phản ánh vào chi phí nguyên vật liệu chính trong kỳ phần chi phí vận chuyển, bốc dỡ phải trả do thuê ngoài số nguyên vật liệu đó.
* Đối với loại hình sản xuất toàn bộ công ty tự tổ chức thu mua nguyên vật liệu nên trị giá nguyên vật liệu mua vào được tính bằng giá mua cộng chi phí thu mua chưa có thuế GTGT.
= x
Ví dụ: Trong tháng 1/2007 xuất 10.500 vải cotton, đơn giá: 77.090đ/mét; xuất 5.040m vải lót lụa đơn giá: 12.500đ/mét để may quần áo sơ mi xuất khẩu, giá xuất dùng thực tế như sau:
- = 10.500 x 77.090 = 809.445.000 (đồng)
- = 5.040 x 12.500 = 63.000.000 (đồng)
Biểu số 1:
Xí nghiệp may Hải Phòng
Theo QĐ: 1141-TC/QĐ/CĐKT
Ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 02 tháng 01 năm 2007
Số : 01
Nợ: TK 621
Có: TK 152
Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Thị Hương. Địa chỉ:
Lý do xuất: Phục vụ sản xuất
Xuất tại kho: Vật tư
TT
Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư
Mã
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền (đ)
Yêu cầu
Thực xuất
1
Vải len
m
10.500
77.090
809.445.000
2
Vải lót lụa
m
5.040
12.500
63.000.000
3
Vải lót katê trắng
m
1.806
5.600
10.113.600
Tổng cộng
882.558.600
(Bằng chữ): Tám trăm tám hai triệu năm trăm năm tám nghìn sáu trăm đồng chẵn
Thủ trưởng đơn vị
Phụ trách bộ phận sử dụng
Phụ trách cung tiêu
Người nhận hàng
Thủ kho
Do đặc điểm riêng của sản phẩm may nên vật liệu phụ: chỉ, nhãn, mác,... thường đi kèm với nguyên vật liệu chính để phục vụ từng loại sản phẩm cụ thể. Vật liệu phụ ở xí nghiệp cũng được xuất theo giá thực tế đích danh.
Ví dụ: Để sản xuất 4.200 bộ quần áo đông len và 10.000 áo sơ mi cho xí nghiệp Index. Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản phẩm này là: 1.326.316.530 đồng.
Trong đó: - Nguyên vật liệu chính: 1.263.158.600
- Vật liệu phụ: 63.157.930
Kế toán tiến hành định khoản như sau:
Nợ TK 621: 1.326.316.530
Có TK 152: 1.326.316.530
Biểu số 2:
BẢNG KÊ PHIẾU XUẤT KHO VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT (Trích)
ĐVT: Đồng
Ngày tháng
Số CT
Tên vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
02/01
XK 01
NVL SX quần áo len nhật
948.784.230
Vải len
mét
10.500
77.090
809.445.000
Vải lót lụa
mét
5.040
12.500
63.000.000
Vải lót katê trắng
mét
1.806
5.600
10.113.600
...
...
...
...
...
...
...
05/01
XK 04
NVL gia công SX áo jackét cho hãng S4
Vải kaki màu vàng
mét
7652,6
Vải lót lụa
mét
3937,4
06/01
XK05
NVL SX may áo sơ mi
cho công Index
Vải katê Nhật
mét
14.300
25.000
377.532.300
...
...
...
...
...
...
...
15/01
XK17
Xuất phụ tùng cho PX may cao cấp
Kim máy may
Hộp
27
100.000
2.700.000
Chân vịt máy may
Cái
40
35.000
1.400.000
...
...
...
...
...
...
...
Tổng cộng
1.339.451.570
Từ số liệu trên bảng kê phiếu xuất kho vật tư, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ nguyên vật liệu vào cuối tháng.
Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng để phản ánh giá trị nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất cho đối tượng sử dụng trong tháng.
Mặc dù xí nghiệp xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng loại sản phẩm song trên bảng phân bổ, bảng kê phát sinh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng như khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung lại không được tập hợp theo sản phẩm, chỉ khi tính toán giá thành kế toán giá thành mới tính toán cho từng loại sản phẩm.
Căn cứ vào bảng phân bổ NVL - CCDC, kế toán tổng hợp ghi vào sổ Nhật ký chứng từ. Từ sổ Nhật ký chứng từ, kế toán ghi vào sổ cái tài khoản 621. Cuối tháng kết chuyển chi phí phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm.
Biểu số 3:
Xí nghiệp may Hải Phòng
SỔ CÁI TK 621 - CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Tháng 01 năm 2007
TT
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Số
NT
Nợ
Có
Xuất NVL SX quần áo cho PX cắt
152
1,263,158,600
Xuất NVL phụ cho PX
152
63,157,930
Kết chuyển chi phí NVLTT
154
1,326,316,530
Cộng
1,326,316,530
1,326,316,530
Ngày ...... tháng ...... năm .......
Người ghi sổ(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng(Ký, họ tên)
Giám đốc(Ký, họ tên)
2.2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ bao gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp, tiền ăn ca, các khoản trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỉ lệ quy định của công nhân trực tiếp sản xuất.
Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622 - "Chi phí nhân công trực tiếp".
Đơn giá lương sản phẩm được Hội đồng lương xét duyệt trên cơ sở định mức lao động do phòng kỹ thuật cấp cho từng loại sản phẩm. Trong đó lương một sản phẩm được chia ra làm nhiều công đoạn như công đoạn cắt, may, là, đóng gói,...
Lương sản phẩm = Số sản phẩm x Đơn giá
Lương công nhân = x Công nhân
Lương thời gian = Lương sản phẩm:
{NC x 8 + LTG(50%)} x LTG(50%) x 50%
Lương ngày lễ = Số ngày lễ x LCB/ngày
Ngoài ra, xí nghiệp áp dụng hình thức tính lương sản phẩm có luỹ tiến để khuyến khích công nhân làm việc tốt, đạt năng suất cao, thêm vào đó công nhân cắt nếu thực hiện cắt tiết kiệm vải hơn so với định mức đưa ra sẽ được tính thưởng theo % giá trị của vải tiết kiệm được.
Lương luỹ tiến của công nhân được tính trên cơ sở: Khi công nhân sản xuất đạt mức năng suất vượt mức năng suất lao động do công ty quy định những sản phẩm vượt năng suất sẽ được thưởng. Cụ thể, đối với công nhân may:
- May 10 chiếc áo được thưởng 3.000đồng.
- May 12 chiếc áo được thưởng 5.000đồng.
- May 15 chiếc áo được thưởng 8.000đồng.
Kế toán tiền lương căn cứ vào "Bảng tổng hợp năng suất" do nhân viên thống kê ở mỗi phân xưởng gửi lên ghi rõ hệ số lương, lương luỹ tiến, lương sản phẩm của mỗi công nhân, tiến hành tính lương cho công nhân sản xuất trực tiếp tuân theo chế độ hiện hành:
Bên cạnh đó, là các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng, tiền làm thêm, tiền lương nghỉ phép,... Toàn bộ các khoản này đều được cộng vào lương chính và trả cho công nhân vào cuối tháng.
Ví dụ: Trong tháng 1, chị Lương Thị Thắm là thợ bậc 2, hệ số lương: 2.42 làm được 286 SP; đơn giá 2,900 đồng; làm 19 ngày; làm thêm 9 giờ, làm 2 ngày chủ nhật. Lương của chị được tính như sau:
Lương SP
= 286 x 2,900
= 829.400 đồng
Lương CN
= (829.400:19)x2
= 87.305 đồng
Lương TG (50%)
= 829.400:{19 x 8 + 9} x 9 x 50%
= 23.182 đồng
Chị được lĩnh tiền luỹ tiến, phụ cấp, ăn ca và ngày lễ là 241.746 đồng. Vậy tổng lương và thu nhập trong tháng của chị Thắm là:
829.400 + 87.305 + 23.182 + 241.746 = 1.181.633 đồng
Ở xí nghiệp, tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất không tiến hành trích trước mà hàng tháng kế toán căn cứ vào số ngày nghỉ phép thực tế của công nhân tính luôn vào tiền lương phải trả công nhân sản xuất tháng đó.
* Đối với các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân sản xuất trực tiếp: theo chế độ hiện hành. Đây là khoản trích trên tiền lương cơ bản thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất và phải xác định là khoản chi phí cơ bản, được hạch toán riêng. Do đó, tiền lương công nhân sản xuất phát sinh ở bộ phận nào thì phải trích BHXH, BHYT, KPCĐ để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh ở bộ phận đó. Căn cứ vào số tiền lương của công nhân sản xuất đã tập hợp cho từng đối tượng, kế toán căn cứ vào tỉ lệ trích nộp theo quy định để xác định khoản trích nộp. Cụ thể:
Ví dụ: Chị Lương Thị Thắm là thợ bậc 3, hệ số lương là 2.42. Vậy lương cơ bản của chị Thắm là:
2.42 x 350.000 = 847.000đ
- BHXH, BHYT, KPCĐ trích vào giá thành là: 847.000 x 19% = 160.930đ.
- BHXH, BHYT, KPCĐ chị Thắm phải nộp là: 847.000 x 6% = 50.820đ
Bảng thanh toán tiền lương tháng 01 năm 2007, cho công nhân sản xuất.
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 01 năm 2007
Dựa vào Bảng phân bổ tiền lương, kế toán ghi một lần vào Sổ Nhật ký chứng từ theo định khoản:
- Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất:
Nợ TK 622: 648.944.187
Có TK 334: 648.944.187
- Các khoản trích theo lương:
Nợ TK 622: 70.139.034
Có TK 388: 70.139.034
Cuối tháng, kế toán căn cứ vào dòng, cột có liên quan đến CPNCTT ghi trên Sổ Nhật ký chứng từ, lấy số liệu liên quan chuyển ghi vào Sổ Cái TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.
Biểu số 4
Xí nghiệp may Hải Phòng
SỔ CÁI TK 622 - CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
Tháng 01 năm 2007
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Trang ghi sổ NK
Số hiệu TK
Số phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
16.02
10
31.01
Tiền lương phải trả cho CNSX trực tiếp
334
648,944,187
Các khoản trích theo lương CNSX trực tiếp
338
70,139,034
Kết chuyển CPNCTT
154
719,083,221
Cộng
719,083,221
719,083,221
Ngày ...... tháng ...... năm .......
Người ghi sổ(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng(Ký, họ tên)
Giám đốc(Ký, họ tên, đóng dấu)
Biểu số 5
SỔ CHI TIẾT TK622 - CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
Tháng 01 năm 2007
NT
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số
NT
Nợ
Có
Tiền lương phải trả cho CNSX PX cắt
334
120,692,484
Tiền lương phải trả cho CNSX PX may
334
528,251,703
KPCĐ, BHXH, BHYT trích theo lương của CNSX PX cắt
338
15,643,274
KPCĐ, BHXH, BHYT trích theo lương của CNSX PX may
338
54,495,760
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
154
719,083,221
Cộng
719,083,221
719,083,221
Ngày ...... tháng ...... năm .......
Người ghi sổ(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng(Ký, họ tên)
Giám đốc(Ký, họ tên, đóng dấu)
2.2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.
Tại xí nghiệp CPSXC bao gồm:
- Chi phí nhân viên phân xưởng.
- Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ phân xưởng.
- Chi phí KHTSCĐ.
- Chi phí điện, nước, tiếp khách,...
2.2.2.3.1. Chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phí nhân viên phân xưởng ở xí nghiệp bao gồm: tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp cho nhân viên phân xưởng như quản đốc, phó quản đốc, nhân viên thống kê phân xưởng,... và các khoản trích theo lương về BHXH, BHYT, KPCĐ được trích tiền lương theo qui định hiện hành.
Tiền lương chính của NVPX được tính gián tiếp theo lương sản phẩm của CNSXTT, cách tính như sau:
= x
Hệ số tính lương của NVPX đều do Giám đốc quyết định căn cứ vào số lượng nhân viên quản lý của từng phân xưởng như: hệ số tính lương cho NVPX cắt là: 10%, PX May là 12%.
Ví dụ: Tiền lương sản phẩm của công nhân sản xuất trực tiếp của PX cắt tháng 1/2007 là: 105.324.248. Do đó, tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng cắt là: 105.324.248 x 10% = 10.532.425.
Và các khoản trích theo lương gồm BHXH, BHYT, KPCĐ cũng được trích trên lương cơ bản theo tỷ lệ quy định.
Cụ thể, tháng 1/2007, chi phí này phát sinh được định khoản như sau:
Nợ TK 6271: 86.619.016 (chi tiết cho từng PX)
Có TK 334: 76.005.902
Có TK 338: 10.613.114
Cuối tháng, căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương kế toán ghi vào Sổ Nhật ký chứng từ, từ Sổ Nhật ký chứng từ ghi vào Sổ Cái TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
2.2.2.3.2. Chi phí vật liệu
Chi phí vật liệu bao gồm những chi phí vật liệu xuất dùng cho toàn phân xưởng bao gồm: phụ tùng thay thế cho máy móc thiết bị của phân xưởng như: dầu máy khâu, kim máy, phấn may,... Chi phí vật liệu xuất dùng trong tháng được kế toán vật liệu theo dõi riêng đối với từng bộ phận sử dụng. Cuối tháng căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu, kế toán tập hợp chi phí lập bảng kê xuất vật liệu và bảng phân bổ NVL - CCDC. Từ bảng phân bổ vào sổ Nhật ký chứng từ, sau đó vào sổ Cái TK 627.
Cụ thể, tháng 1/2007, chi phí này phát sinh ở các phân xưởng được định khoản như sau:
Nợ TK 6272: 13.135.040 (chi tiết cho từng PX)
Có TK 152: 13.135.040
2.2.2.3.3. Chi phí công cụ dụng cụ
Chi phí công cụ dụng cụ tập hợp chi phí sản xuất chung là những chi phí xuất dùng cho sản xuất có giá trị nhỏ như: Bàn, ghế may, chiếu,...
Hàng tháng, căn cứ vào phiếu xuất công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung, kế toán lên bảng kê xuất công cụ dụng cụ và lập bảng phân bổ. Cuối tháng từ bảng phân bổ vào sổ Nhật ký chứng từ, sau đó ghi vào sổ Cái TK 627.
Cụ thể, tháng 1/2007, chi phí này phát sinh ở các phân xưởng được định khoản như sau:
Nợ TK 6273: 4.872.811 (chi tiết cho từng phân xưởng)
Có TK 153: 4.872.811
Biểu số 6
BẢNG KÊ XUẤT CÔNG CỤ - DỤNG CỤ
Tháng 1 năm 2007
Chứng từ
Nội dung
Tổng số tiền ghi Có TK 153
TK 627
TK 142
TK 641
TK 642
NT
SH
Phân xưởng may I
Phân xưởng may cao cấp
...
...
...
...
...
...
...
...
...
17/1
XK 18
Xuất ghế cho PX may
2.092.350
19/1
XK 20
Xuất bàn cho PX may
2.780.461
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
4.872.811
2.780.461
2.092.350
...
...
...
2.2.2.3.4. Chi phí khấu hao TSCĐ:
TSCĐ củ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37302.doc