Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng số liệu
Danh mục bản đồ, biểu đồ
MỞ ĐẦU .1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TCLT CÔNG NGHIỆP .8
1.1. Một số khái niệm .8
1.1.1. Tổ chức lãnh thổ .8
1.1.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp .12
1.1.3. Các yêu cầu cơ bản của tổ chức lãnh thổ công nghiệp .14
1.1.4. Hệ thống phân vị tổ chức lãnh thổ công nghiệp .15
1.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ khu công nghiệp .23
1.2.1. Nhóm nhân tố bên trong .23
1.2.2. Nhóm nhân tố bên ngoài .25
1.3.Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới và ở
Việt Nam .25
1.3.1. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Đài Loan .25
1.3.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thái Lan .26
1.3.3. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Malaixia .27
1.3.4. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam .28
1.4. Tiểu kết chương 1 .28
Chương 2: HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ KHU CÔNG NGHIỆP
TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2000 – 2010 .29
2.1. Khái quát tỉnh Đồng Nai .29
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLT KCN tỉnh Đồng Nai .30
154 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu kho bãi và dịch vụ vận
tải rất lớn, nhất là nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, nhu cầu đi lại trong các
KCN Cùng với việc phát triển các KCN đến nay đã hình thành mạng lưới giao
thông với đặc điểm nổi bật của giao thông đường bộ của tỉnh Đồng Nai là tính liên
hoàn từ cơ sở đến hệ thống quốc lộ gắn với các địa điểm phát triển KCN dọc theo
tuyến đường trục chính, tổng chiều dài mạng lưới đường bộ hiện có 6 500 km,
trong đó đều được làm bê tông nhựa. Riêng trong KCN cũng có hệ thống đường
chuyên dùng kết cấu bê tông nhựa nóng và bê tông với tổng chiều dài trên 400 km.
Giao thông đường thủy cũng phát triển, tổng chiều dài các tuyến sông do các
cấp quản lý có 532km gồm 8 tuyến chính trên sông Đồng Nai, sông Thị Vải, sông
Đồng Tranh, sông Gò Gia, và sông La Ngà, Sông Cái, sông Nhà Bè, sông Lòng
Tàu. Hệ thống đường thủy cho các luồng tàu biển ra vào cảng Sài Gòn, cảng Cát
Lái, khu cảng Phú Hữu, Ông Kèo, Gò Dầu, Phước An. Hệ thống cảng gồm khu
cảng trên sông Đồng Nai, khu cảng trên sông Nhà Bè – Lòng Tàu, khu cảng trên
sông Thị Vải (Gò Dầu), nhiều khu cảng chuyên dùng của các doanh nghiệp trong
các KCN, công suất các cảng biển hiện đạt 3,5 triệu tấn/năm, các cảng sông đạt
khoảng 142 – 205 nghìn tấn/năm.
Giao thông đường sắt, đường hàng không cũng đạt qui hoạch (gồm tuyến
đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu, đường sắt Bắc – Nam, tuyến tránh thành phố
67
Biên Hòa, cảng hàng không quốc tế Long Thành), tạo thành hệ thống giao thông
đối nội, đối ngoại khá đồng bộ, hoàn chỉnh gắn kết với mạng lưới giao thông của
các KCN. Giao thông đường không theo qui hoạch sẽ xây dựng sân bay Long
Thành diện tích 5000 ha, công suất 100 triệu khách/năm và 5 triệu tấn hàng
hóa/năm
Hệ thống cấp nước: Hệ thống cấp nước trong tỉnh không ngừng được đầu tư
mở rộng mạng lưới đáp ứng nhu cầu của các KCN và đô thị, đặc biệt là các dự án
phát triển các nhà máy cấp nước tại địa bàn các huyện được tiến hành theo từng
bước phát triển của các KCN, các dự án cấp nước trên địa bàn tỉnh được mở rộng
theo sự phát triển công nghiệp trên địa bàn gồm các dự án cấp nước cho thành phố
Biên Hòa, cấp nước cho các KCN dọc theo quốc lộ 51, các KCN tập trung tại huyện
Nhơn Trạch, huyện Trảng Bom, huyện Vĩnh Cửu, KCN dọc theo quốc lộ 20, đến
nay hệ thống cấp nước đã cơ bản đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của các KCN và các
điểm tập trung dân cư. Hệ thống cấp nước hiện có 5 nhà máy nước, trong đó nhà
máy lớn nhất là Thiện Tâm với công suất 100.000 m3/ngày, tổng công suất cấp
nước hiện nay đạt gần 350 000 m3/ngày.
Bưu chính, viễn thông: Thông tin liên lạc là yêu cầu thiết yếu của các doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài, cùng với việc hình thành các KCN
và tốc độ thu hút đầu tư vào các KCN, mạng lưới bưu chính viễn thông được mở
rộng, nâng cấp, cải tạo để nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo thông tin liên lạc,
đáp ứng yêu cầu sử dụng dịch vụ mới của khách hàng, cung cấp dịch vụ phong phú,
đa dạng, đáp ứng đòi hỏi của các doanh nghiệp.
Phát triển hệ thống mạng lưới điện: Đến nay nguồn cấp điện cho tỉnh chủ
yếu từ nhà máy điện Trị An công suất 4x100 MW, nhà máy điện Formosa công suất
150MW, nhà máy điện Hàm Thuận công suất 2x150 MW, nhà máy điện Phú Mỹ và
một số nhà máy điện nhỏ khác ở các KCN trong tỉnh. Hệ thống lưới điện bao gồm
các tuyến điện cao áp 110, 35, 22 và 15 KV với tổng chiều dài mạng lưới dây
truyền tải điện gân 6 000 km, hệ thống trạm biến áp gồm 5 252 trạm. Công ty điện
68
lực Đồng Nai đã đầu tư tuyến đường điện và trạm biến điện 110 KV theo quy hoạch
đảm bảo cấp điện đến từng KCN trên địa bàn tỉnh.
Quá trình phát triển các KCN cũng hình thành nhu cầu phục vụ cho người
lao động trong KCN như nhà ở, ăn uống, đi lại, giải trí, trường học, bệnh viện
Tiềm năng phát triển mở rộng và liên kết cơ sở hạ tầng trong những
năm tới:
- Tiềm năng, cơ hội hợp tác, liên kết không gian kinh tế và đô thị với thành
phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh khác trong vùng KTTĐPN để
thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.
- Tiềm năng cơ hội phát triển thành trung tâm công nghiệp lớn và hiện đại.
Đồng Nai có lợi thế nằm trong vùng KTTĐPN gần khu vực khai thác dầu khí
Vũng Tàu, giáp kề trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật cao là thành phố
Hồ Chí Minh, điều kiện mặt bằng không gian rộng rãi cũng với điều kiện thuận lợi
về giao thông và cơ sở hạ tầng sẵn có thuận lợi để phát triển các nhà máy lớn, phát
triển lâu dài và hiện đang là một trung tâm sản xuất trong vùng.
- Tiềm năng cơ hội phát triển thành một đầu mối cửa mở, trung tâm vận
chuyển đường biển, đường bộ và hàng không của vùng KTTĐPN.
Với tốc độ phát triển kinh tế như vừa qua, trong thời kỳ từ nay đến năm 2020 khối
lượng hàng hóa lưu chuyển hàng năm của vùng KTTĐPN sẽ tăng lên rất nhanh.
Điều kiện vị trí có nhiều lợi thế cho lưu chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt,
hàng không vào ra vùng KTTĐPN với miền Trung và khu vực phía Bắc, cảng sông
(Gò Dầu, Phước An, Phú Hữu) tạo cho tỉnh có tiềm năng, cơ hội lớn về phát triển
cảng và kho vận đường biển và đường bộ.
- Tiềm năng, cơ hội phát triển các ngành dịch vụ mũi nhọn vận tải – kho bãi,
viễn thông – công nghệ thông tin, tài chính – ngân hàng phục vụ cho hoạt động của
các KCN
Tỉnh có qui mô dân số lớn và mức độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao, dịch vụ
cho sản xuất và sinh hoạt có điều kiện phát triển mạnh. Nằm giáp với thành phố Hồ
Chí Minh là trung tâm tài chính – ngân hàng, viễn thông – công nghệ thông tin và
69
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trung tâm du lịch, cảng biển của vùng KTTĐPN. Tạo cho
tỉnh vừa có thị trường tiềm năng lớn vừa có cơ hội hợp tác, liên lết với các tỉnh,
thành phố trong vùng để đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ phục vụ cho hoạt
động của các KCN.
Việc phát triển các KCN đòi hỏi nhiều yếu tố cơ bản: trong đó yếu tố cơ sở
hạ tầng là yếu tố rất cơ bản được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu để chọn địa
điểm đầu tư.
Do vậy, chính sách phát triển các KCN cần phát huy tối đa các nguồn nội lực
và lợi thế so sánh của tỉnh trong mối liên kết chặt chẽ với các tỉnh và thành phố
trong vùng và cả nước trong quá trình hội nhập.Các nguồn nội lực, trong đó có đất
đai, lao động và cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quyết định nhất. Chỉ có nguồn nội lực
mạnh mẽ mới có điều kiện tiếp thu các nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ và kinh
nghiệm quản lý từ bên ngoài, từng bước chuyển hóa trở thành nguồn nội lực mới,
củng cố vị thế của tỉnh trong vùng KTTĐPN và cả nước.
Một số hạn chế trong việc phát triển hạ tầng phục vụ hoạt động
KCN trong thời gian qua:
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tương đối thành công trong việc phát triển
các KCN và hệ thống hạ tầng trong thời gian qua, nhưng nhìn chung vẫn còn một số
vướng mắc chưa đồng bộ trong việc xây dựng hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng thiết yếu
phục vụ hoạt động của KCN như sau:
- Việc xây dựng một số công trình ngoài hàng rào phục vụ cho các KCN
không theo kịp tốc độ phát triển của các KCN. Các dự án hạ tầng ngoài hàng rào
như đường 25B, 25C (đoạn qua KCN Nhơn Trạch V), đường N2 (nối KCN Nhơn
Trạch III – giai đoạn 2 và KCN Nhơn Trạch VI); hệ thống tiếp nhận nước mưa,
nước thải KCN Nhơn Trạch V, Dệt May Nhơn Trạch, Nhơn Trạch II – Lộc Khang,
Nhơn Trạch II – Nhơn Phú, hệ thống tiếp nhận nước mưa, nước thải từ KCN Nhơn
Trạch ra các lưu vực đến nay vẫn chưa được triển khai thực hiện, làm ảnh hưởng
nhiều đến việc xây dựng cũng như đấu nối hạ tầng hoàn chỉnh của các KCN.
70
- Tiện ích cung cấp điện còn thiếu và không ổn định cũng là vấn đề nhà đầu
tư lo ngại. Tình hình thiếu điện thời gian qua nếu không sớm được khắc phục sẽ ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp và thu hút đầu tư của tỉnh.
- Một vấn đề ngày càng trở nên quan trọng là hạ tầng xã hội chăm lao cho
người lao động ngày càng bức thiết, đặc biệt là nhà ở cho công nhân lao động,
trường học, trường mẫu giáo cho con em người lao động thiếu thốn cơ sở vật chất
đạt tiêu chuẩn, nhu cầu vui chơi, giải trí nâng cao đời sống tinh thần cho người lao
động chưa phong phú và thuận tiện cho công nhân.
2.4.8. Tình hình thu hút vốn đầu tư phát triển KCN
Vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn giai đoạn 2000 - 2010 tăng nhanh, gấp
2,4 lần thời kỳ 1991 – 2000, mức tăng trưởng bình quân 34%, chiếm trên 80% vốn
đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh.
Bảng 2.5 : Tổng hợp tình hình thu hút vốn đầu tư xây dựng và phát triển KCN
CHỈ TIÊU Đơn vị tính
GIAI ĐOẠN
1991-
1995
1996-
2000
2001-
2005
2006-
2010
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong KCN
1. Tình hình cấp mới
- Số dự án Dự án 69 146 413 327
- Tổng vốn đầu tư
đăng ký
Triệu
USD 1 800 2 320 3 020 2 141
2. Tình hình tăng
vốn
- Số lượt dự án Dự án - 68 351 502
- Tổng vốn tăng Tr.USD - 535,72 1 394,81 4 073,94
3. Tổng vốn thu hút Tr.USD 1 800 2 855,72 4 414,81 6 214,94
4. Lũy kế đến
12/2010
- Số dự án còn hiệu
lực Dự án - - - 822
71
- Tổng vốn đầu tư Tr.USD - - - 13 060
Đầu tư trong nước trong KCN
1. Tình hình cấp mới
- Số dự án Dự án 30 22 131 126
- Tổng vốn đầu tư
đăng ký Tỷ đồng 2 213 3 678 7 543 15 483
2. Tình hình tăng
vốn
- Số lượt dự án Dự án - - - 15
- Tổng vốn tăng Tỷ đồng - - - 2 710
3. Tổng vốn thu hút Tỷ đồng - - - -
4. Lũy kế đến
12/2010
- Số dự án còn hiệu
lực Dự án - - - 309
- Tổng vốn đầu tư Tỷ đồng - - - 31 625
Tình hình sản xuất kinh doanh
1. Dự án còn hiệu
lực Dự án 312 754 1 131
2. Vốn thực hiện Triệu USD 5 926 15 493 32 600
3. Doanh thu Triệu USD 5 627 17 395 43 436
4. Giá trị nhập khẩu Triệu USD 3 789 10 197 25 467
5. Giá trị xuất khẩu Triệu USD 3 338 8 106 21 431
6. Thuế và các
khoản nộp NSNN Tỷ đồng 185 770 1 312
Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai
72
Tính đến thời điểm hiện nay có khoảng trên 35 quốc gia và vùng lãnh thổ
đầu tư vốn vào các KCN nước ta, dẫn đầu là Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái
Lan,...
Các nguồn vốn đầu tư trong nước được huy động từ nhiều đơn vị:
+ Vốn tín dụng đầu tư chiếm 41,4% vốn đầu tư trong nước.
+ Vốn huy động của doanh nghiệp Nhà nước
+ Vốn huy động của dân cư
+ Vốn đầu tư của kinh tế ngoài quốc doanh cũng đạt kết quả cao và chiếm
41,6% vốn trong nước.
Thời gian qua việc giải ngân và sử dụng nguồn vốn trong và ngoài nước
tương đối hiệu quả. Do đó, doanh thu, giá trị xuất - nhập khẩu và đóng góp vào
ngân sách của các KCN không ngừng tăng : Giai đoạn 1996-2010, doanh thu tăng
hơn 8 lần, giá trị xuất nhập khẩu tăng gần 9 lần, đóng góp vào ngân sách Nhà nước
tăng hơn 10 lần.
Bên cạnh đó, nhờ huy động có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong và ngoài
nước nên đã tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn: Đường giao
thông, mạng lưới điện, thông tin liên lạc, tiến hành xây dựng một số khu dân cư gắn
liền với các khu công nghiệp, qui hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công
nghiệp tập trung. Ngoài ra đã chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công
nghệ, nâng cao sức cạnh tranh, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong
KCN.
2.4.9. Tình hình xử lý nước thải tại các KCN
- Về hệ thống xử lý nước thải, đến nay đã có 19 khu công nghiệp xây dựng
hệ thống xử lý nước thải với tổng công suất 77 100 m3/ngày đêm, trong đó có :
+ 12 khu công nghiệp đã đưa hệ thống xử lý nước thải tập trung đi vào hoạt
động ổn định bao gồm: Biên Hòa I và Biên Hòa II, Amata, Loteco, Tam Phước,
Long Thành, Gò Dầu, Nhơn Trạch I, Nhơn Trạch II và Nhơn Trạch II-Lộc Khang,
Nhơn Trạch III, Agtex Long Bình; có 6 khu công nghiệp có nhà máy xử lý nước
thải tập trung đang trong quá trình vận hành thử bao gồm: Nhơn Trạch V, Hố Nai,
73
Sông Mây, Dệt May Nhơn Trạch, Định Quán và Bàu Xéo.
+ 1 khu công nghiệp đã có nhà máy xử lý nước thải tập trung nhưng chưa có
nước thải để vận hành.
+ 2 khu công nghiệp đang hoạt động là Ông Kèo và Thạnh Phú do chưa hoàn
tất việc bồi thường giải tỏa nên công ty hạ tầng chưa được bàn giao đất để xây dựng
nhà máy xử lý nước thải tập trung.
Ngoài ra đã có 5 khu công nghiệp chưa có dự án hoạt động nhưng đã tiến
hành xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung gồm: Nhơn Trạch II – Nhơn Phú,
Tân Phú, Long Khánh, Giang Điền, Dầu Giây.
2.4.10. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
trong KCN
Các KCN Đồng Nai có vai trò quan trọng trong việc duy trì mức tăng trưởng
kinh tế cao của tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua: giai đoạn 1991 – 2000, Đồng Nai
liên tục giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 12,9%/năm; đến giai đoạn 2001-
2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt và vượt mục tiêu của tỉnh đề ra. Cụ thể:
Năm 2000 là 11,2%, 2005 là 14%, năm 1020 tăng với tốc độ 13,5%.
Nhiều dự án hoạt động trong các KCN đạt hiệu quả cao và thu nhiều lợi
nhuận, tiếp tục đăng kí tăng vốn để mở rộng sản xuất: giai đoạn 1991 - 1999 có 153
dự án đi vào hoạt động, giai đoạn 2000-2005 có thêm 391 dự án đi vào hoạt động,
giai đoạn 2006 -2010 có thêm 375 dự án, nâng tổng số dự án đã đi vào hoạt động
của KCN là 901 dự án. Các dự án đều hoạt động có hiệu quả. Tổng vốn thực hiện
của các doanh nghiệp năm 2010 là 10 845 tỷ đồng, chiếm 34% tổng vốn đăng ký.
Trong suốt quá trình kinh doanh tại KCN cho đến nay chưa có doanh nghiệp nào rơi
vào tình trạng phá sản. Trong số các DN kinh doanh thành công phải kể đến các
công ty có mức doanh số lớn như: Công ty ô tô CP Trường Hải, Công ty CP
VINACAFE Biên Hòa, tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai,
Trong các năm qua, các KCN Đồng Nai đã tạo ra sản lượng hàng hóa xuất
khẩu lớn và đóng góp nguồn thu đáng kể cho tỉnh. Tổng doanh thu hàng năm tăng
đều:
74
Kim ngạch XK không ngừng tăng nhanh: Năm 2000 đạt 469 triệu USD, đến
năm 2010 đạt 2 052,314 triệu USD chiếm trên 88% so với tổng kim ngạch XK toàn
tỉnh. Thị trường XK chủ yếu tại các nước, vùng lãnh thổ: Mỹ, Nhật Bản, Trung
Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, ASEAN, Đức, Anh, Canada, Pháp,
Kim ngạch NK trong các KCN; năm 2000 đạt 516 triệu USD, đến năm 2010
con số này đã đạt mức 2 632,029 triệu USD chiếm 89% kim ngạch NK của toàn
tỉnh. Các sản phẩm NK chủ yếu phục vụ cho việc trang bị máy móc thiết bị, công
nghệ và nguyên liệu để phục vụ sản xuất.
Các KCN Đồng Nai cũng đóng góp ngày càng lớn cho ngân sách Nhà nước,
chỉ tính riêng 2010, các KCN chiếm trên 41,2% (2010) tổng thu ngân sách của tỉnh.
Việc hình thành và phát triển các KCN cũng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế tỉnh Đồng Nai theo hướng CNH - HĐH. Từ một nền kinh tế với nông
nghiệp là chủ đạo, chiếm trên 50%, hiện nay tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và
dịch vụ từng bước được nâng cao, tỷ trọng nông nghiệp giảm mạnh:
BIỂU ĐỒ 2.3: CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2000-2011
8,715,0 8,4
24,3
57,2
57,0
57,3
49,5
28,0 34,1 34,326,2
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2000 2005 2010 2011
Nông-lâm-ngư nghiệp Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đồng Nai)
75
Thời gian qua, các DN trong các KCN Đồng Nai đã tạo ra được sản lượng
hàng công nghiệp rất lớn. Trong năm 2010, tổng doanh thu của các DN KCN hoạt
động trong ngành công nghiệp chủ lực đạt 10 121 triệu USD, chiếm 84% tổng
doanh thu toàn KCN.
2.5. Đánh giá chung
2.5.1. Vai trò của các KCN
Sự phát triển mạnh mẽ của các KCN trong thời gian qua đã góp phần tạo cho
Đồng Nai một diện mạo mới của một tỉnh công nghiệp hướng đến hiện đại. Hiệu
quả từ sự lớn mạnh không ngừng của các KCN có tác động tích cực thúc đẩy tiến
trình phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ tại địa phương.
Góp phần quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế:
Thành quả đầu tiên được khẳng định từ sự phát triển của các KCN là việc
tích cực góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế cao của tỉnh. Các KCN chiếm hơn
80% giá trị sản lượng công nghiệp, 65% kim ngạch xuất khẩu, trên 40% tổng thu
ngân sách của tỉnh, thu hút mạnh mẽ FDI trong lĩnh vực công nghiệp (hơn 80%
doanh nghiệp FDI tại tỉnh Đồng Nai trong các KCN).
Sự phát triển nhanh, mạnh các KCN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng CNH, đặc biệt là tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Tạo điều kiện cho Đồng Nai tiếp cận và từng bước nâng cao trình độ khoa
học công nghệ thế giới như sản xuất các linh kiện bán dẫn và điện tử cao cấp, sản
xuất vật liệu siêu bền dùng trong công nghiệp hàng không, các thiết bị cơ khí chính
xác.
KCN đã tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế:
Phát triển khu dân cư và các khu đô thị mới:
Ngay từ đầu những năm 1990, tỉnh đã chọn địa điểm và lập quy hoạch các
khu dân cư mới gắn liền với các KCN. Các khu dân cư tổ chức theo dạng khu ở đô
thị hoàn chỉnh gồm: đất ở chung cư, nhà phố liền kề, nhà vườn, khu công cộng với
nhà trẻ, trường học, cửa hàng các loại, khu cây xanh, công viên, sân thể thao bên
76
cạnh các nhóm nhà, hệ thống hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị hoàn chỉnh. Do vậy,
việc phát triển KCN góp phần quan trọng vào việc phát triển các đô thị mới trải đều
trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó tập trung ở Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch và
Trảng Bom.
Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
+ Phát triển hệ thống lưới điện: Sự phát triển của các KCN làm tăng nhanh
phụ tải, thúc đẩy phát triển nhanh hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh. Ngược lại,
việc phát triển hệ thống lưới điện ổn định là một trong các yếu tố làm tăng thêm khả
năng thu hút đầu tư và các KCN Đồng Nai.
+ Phát triển hệ thống giao thông: Vào thời điểm trước năm 1990, hệ thống
giao thông ở Đồng Nai kể cả hướng ngoại lẫn hướng nội còn rất hạn chế về mọi
mặt. Sự phát triển các doanh nghiệp KCN đã nảy sinh nhu cầu giao thông, kho
bãi và dịch vụ vận tải rất lớn, nhất là vận tải xuất nhập khẩu hàng hóa, đi lại của
người lao động, chuyên giadẫn đến phát triển mạng lưới vận tải liên hoàn,
thông suốt, đáp ứng kịp thời sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sự phát
triển các KCN.
+ Phát triển hệ thống cấp nước: Trong 20 năm qua, hệ thống cấp nước trên
địa bàn tỉnh được tập trung đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát
triển của các KCN và đô thị như triển khai các dự án: Cải tạo và mở rộng Nhà máy
nước Biên Hòa (1992 – 1994) từ 24 000 lên 36 000m3/ngày; xây dựng giai đoạn I
Nhà máy nước Long Bình 15 000 m3/ngày (1997 – 1998), giai đoạn II (2001 –
2002) lên 30 000 m3/ngày; xây dựng nhà máy nước ngầm Tuy Hạ - Nhơn Trạch
(1996 – 1998) công suất 10 000 m3/ngày; đầu tư xây dựng nhà máy nước Thiện Tân
(1991 – 2004) công suất 100 000 m3/ngày đang chuẩn bị mở rộng 200.000 m3/ngày;
triển khai xây dựng nhà máy nước Nhơn Trạch 100 000 m3/ngày Đồng thời phát
triển các nhà máy cấp nước tại trung tâm các huyện, thị trấn khác, đảm bảo cấp
nước đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt
+ Phát triển mạnh lưới bưu chính viễn thông: Trong gần 20 năm qua, mạng
lưới bưu chính viễn thông luôn được phát triển, nâng cấp, hoàn thiện. Kể từ năm
77
1991, khi KCN Biên Hòa II được thành lập và tiếp sau đó là các KCN khác, cùng
với sự phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp FDI, mạng lưới Bưu chính – Viễn
thông của tỉnh được đầu tư xây dựng phù hợp để phục vụ thông tin liên lạc cho các
KCN và dân cư.
Để nâng cao chất lượng phục vụ và đảm bảo thông tin liên lạc, đáp ứng yêu
cầu sử dụng các dịch vụ mới của khác hàng Bưu điện tỉnh Đồng Nai đã nhanh
chóng đầu tư tổng đài tại các địa bàn trọng điểm trên địa bàn đặc biệt là các KCN.
Sự phát triển, đổi mới công nghệ Bưu chính – Viễn thông còn mang lại cho
người dùng nhiều dịch vụ mới như: Điện thoại di động, ADSL, dịch vụ thuê kênh
truyền số liệu, dịch vụ Internet, VOIP, hội nghị truyền hình, đào tạo từ xa
Góp phần phát triển các hoạt động dịch vụ và các lĩnh vực khác:
Sự phát triển KCN và thu hút đầu tư đã tạo một thị trường nội bộ rất lớn cho
các doanh nghiệp trong nước (như làm vệ tinh gia công, thi công xây dựng công
trình, tư vấn, tài chính – ngân hàng – bảo hiểm, phát triển đô thị, địa ốc, phát triển
nông lâm nghiệp và công nghiệp chế biến, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, khai
thuế hải quan, xử lý rác thải công nghiệp (thông qua việc thu gom rác thải trong các
KCN), dịch vụ trồng trọt, chăm sóc cây xanh, vệ sinh đường KCN, cung ứng lao
động, tham quan – du lịch, vận tải hàng hóa qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế
của các thành phần trong nước.
Quá trình phát triển các KCN và thu hút đầu tư, tạo ra nhu cầu thu hút nhiều
lao động dẫn đến nhu cầu dịch vụ nhà ở, ăn uống, đi lại tăng cao. Khi các doanh
nghiệp đi vào hoạt động, lập tức các dịch vụ phục vụ người lao động cũng hình
thành, ngày càng phát triển như cấp suất ăn công nghiệp, nhà trọ, chợ, siêu thị, dịch
vụ vui chơi – giải trí.
Thúc đẩy quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế:
Trong quá trình phát triển KCN và thu hút đầu tư, Đồng Nai có gắn kết với
các địa phương trong vùng và cả nước, đặc biệt là việc hợp tác bảo vệ nguồn nước
sông Đồng Nai, về phát triển tổng thể quy hoạch vùng, cũng như dự kiến hình thành
78
các khu đô thị, các công trình dịch vụ phục vụ chung cho toàn vùng và liên kết hợp
tác giữa các địa phương.
Cùng với quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế của nước ta với khu vực và thế
giới, được sự chấp nhận của Chính phủ, Đồng Nai đã thiết lập mối quan hệ hợp tác
song phương với một số tỉnh, thành trong khu vực và một số nước trên thế giới, dựa
trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng, đôi bên cùng có lợi. Thời gian qua Đồng Nai
đã thiết lập được quan hệ với vùng Rhone-Alpes (Pháp), tỉnh Kyongsangnam-Do
(Hàn Quốc), tỉnh Ternopol (Ucraina), tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), tỉnh Choburi
(Thái Lan) và quan hệ hợp tác giữa thành phố Biên Hòa với thành phố Kim Hae
(tỉnh Kyongsangnam-Do: Hàn Quốc), thành phố Tương Đàm (tỉnh Hồ Nam - Trung
Quốc). Nội dung quan hệ chủ yếu dựa trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội,
giáo dục và đào tạo, khoa học – kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Các doanh nghiệp đã hình thành các Hiệp hội, thông qua Hiệp hội và các
doanh nghiệp Đồng Nai đã thiết lập mối quan hệ ngày càng chặt chẽ với các tổ chức
quốc tế, cơ quan ngoại giao nhằm đẩy mạnh các quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực:
kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học – kỹ thuật và bảo vệ môi
trường
Khu công nhiệp tác động tích cực đến các lĩnh vực xã hội:
Góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn:
Với gần 12.000 ha đất nông nghiệp trồng cây lâu năm bạc màu là chủ yếu,
được quy hoạch phát triển công nghiệp, các KCN đã tạo ra một sự chuyển dịch cơ
cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp nhanh và rõ nét. Huyện Nhơn Trạch là điển
hình về công nghiệp hóa nông thôn thông qua hình thức phát triển công nghiệp và
dịch vụ. Với 8 KCN đang hoạt động và 1 KCN đã được Chính phủ cho phép thành
lập, kèm theo sự phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng và nhiều dự án phát triển đô
thị, thương mại, dịch vụ đã và đang được đầu tư sẽ tạo điều kiện để huyện Nhơn
Trạch trở thành đô thị trong tương lai.
79
Các huyện khác của Đồng Nai như Định Quán, Tân Phú và Xuân Lộc bước
đầu đã có kết quả tốt trong thu hút đầu tư góp phần đẩy nhanh tốc độ CNH nông
thôn trên địa bàn.
Giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động:
Các Doanh nghiệp KCN đã giải quyết số lượng lớn việc làm, giúp giải quyết
căn bản tình trạng thất nghiệp, đồng thời từng bước hình thành đội ngũ cán bộ khoa
học và quản lý giỏi, đội ngũ công nhân lành nghề cho sự nghiệp CNH – HĐH của
tỉnh.
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp KCN chủ yếu thu hút lao động địa
phương. Tuy nhiên, tốc độ phát triển KCN nhanh, đã phát sinh nhu cầu tuyển dụng
lao động nhiều mà địa phương không đáp ứng kịp thời. Do cầu vượt cung, tạo lợi
thế tương đối cho người lao động, thu nhập người lao động cũng được cải thiện
đáng kể, đặc biệt là người lao động có tay nghề.
Lao động làm việc trong các doanh nghiệp KCN đa số là lao động phổ thông.
Qua quá trình làm việc, người lao động luôn có nhu cầu học tập nâng cao trình độ,
về học vấn cũng như về tay nghề, nhằm cải thiện thu nhập, cải thiện vị thế. Một số
người lao động tự túc hoặc được chủ doanh nghiệp hỗ trợ tạo điều kiện, theo học
các lớp ban đêm để nâng cao trình độ, nâng cao tay nghề hoặc ngoại ngữ, tin học
Vai trò của KCN trong bảo vệ môi trường:
Thành lập KCN trước tiên nhằm bảo vệ môi trường dân cư, tiến tới phát triển
hạ tầng phù hợp mô hình đô thị văn minh, hiện đại. Việc quy hoạch các KCN và bố
trí dự án theo qui hoạch đã giảm thiểu việc bố trí các dự án công nghiệp xen lẫn và
tạo điều kiện thuận lợi việc di dời các dự án sản xuất trong khu dân cư.
Đối với hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp KCN, việc tổ chức thực
hiện các qui định của Luật bảo vệ môi trường, đầu tư khu xử lý chất thải tập trung,
đầu tư thiết bị quan trắc môi trường và tăng cường công tác kiểm tra giám sát môi
trường, đặc biệt là đầu ra các chất thải công nghiệp đối với môi trường xung quanh.
80
Nâng cao trình độ cán bộ công chức:
Quá trình phát triển các KCN cùng với doanh nghiệp FDI đầu tư vào
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_18_2636102939_8715_1869243.pdf