Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật hình sự Việt Nam.
- Nghiên cứu, đánh giá làm sáng tỏ những tồn tại, hạn chế của thực tiễn áp dụng tội
chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, cũng
như những nguyên nhân cơ bản của các tồn tại, hạn chế đó;
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất các định hướng
và giải pháp hoàn thiện pháp luật thực định và nâng cao hiệu quả áp dụng tội chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong giai đoạn xây dựng
Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp hiện nay ở Việt Nam.
10 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên
cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên)
Dương Diệp Quần
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số 60 38 01 04
Người hướng dẫn: TS. Trương Quang Vinh
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Luật hình sự; Tội phạm hình sự; Pháp luật Việt Nam.
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 (năm 1986) đến nay, trên đất
nước ta đã và đang diễn ra quá trình đổi mới sâu sắc và toàn diện. Đời sống chính trị - xã hội
đã có những biến đổi quan trọng. Đặc biệt, nền kinh tế - xã hội đã có những bước phát triển
lớn, tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, sau một thời gian xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao
cấp để bước vào nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của
Nhà nước, tình hình kinh tế, xã hội nước ta vẫn còn chịu ảnh hưởng và tác động lớn của cơ
chế quản lý cũ và tác động của mặt trái của cơ chế thị trường, do đó tình hình tội phạm và vi
phạm pháp luật khác còn nhiều phức tạp, gây thiệt hại đáng kể đến tài sản xã hội chủ nghĩa và
tài sản của công dân, ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Trong điều kiện đất nước ta hiện nay, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm vẫn
còn nhiều hạn chế. Diễn biến của tình hình tội phạm nói chung cũng như các tội phạm xâm
phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói riêng hết sức phức tạp và đang có xu hướng
gia tăng. Trong đó tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt vật liệu nổ đang ngày càng phổ biến và diễn biến ngày càng phức tạp, gây mất trật tự
công cộng và tạo ra dư luận xấu trong cộng đồng dân cư. Tuy Bộ luật Hình sự có quy định cụ
thể và khá đầy đủ về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt vật liệu nổ, song vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu, những tình huống xảy
ra trong thực tế ở Việt Nam hiện nay cũng như trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn, tôi thấy rằng, việc nghiên cứu về tội chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ mang tính cấp
bách, để từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao, hoàn thiện cơ sở pháp lý về tội chế
tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, từ đó trừng
trị nghiêm khắc người phạm tội, răn đe người có ý định thực hiện tội phạm đó, đồng thời bảo
vệ trật tự xã hội, tạo niềm tin cho người dân yên tâm sinh sống. Với mong muốn có những
đóng góp một phần nhỏ về mặt lý luận và thực tiễn, tác giả chọn đề tài "Tội chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật hình sự
Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên)" để làm đề tài nghiên
cứu.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Do tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật
liệu nổ diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng, nên đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa
học ở những mức độ khác nhau, những phương diện khác nhau về tội tội chế tạo, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.
Về giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công trình sau: Trần Đức Thìn,
Luật Hình sự - Phần các tội phạm, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2010; Giáo trình Luật Hình
sự Việt Nam (Phần các tội phạm), của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, 1997; Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học luật Hình sự, Phần các tội phạm,
tập 2, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo sát trên đây cho thấy, ở nước ta đã có một số
công trình nghiên cứu cơ bản. Tuy nhiên, những nghiên cứu về tội chế tạo, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ mới chỉ dừng lại ở các công
trình nghiên cứu chung về phần các tội phạm hoặc các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng,
trật tự công cộng, chưa nghiên cứu độc lập, đánh giá lý luận và tổng kết thực tiễn về tội chế
tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.
Như vậy, tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa cho phép khẳng định việc
nghiên cứu đề tài "Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa
bàn tỉnh Thái Nguyên)" là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực
tiễn.
3. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu và đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận
văn
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự về tội chế
tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ dưới khía
cạnh lập pháp hình sự và áp dụng trong thực tiễn, từ đó luận văn đưa ra những giải pháp nhằm
hoàn thiện các quy định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật hình sự Việt Nam, cũng như đề xuất những giải pháp nâng
cao hiệu quả của việc áp dụng những quy định của loại tội này trong thực tiễn trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Từ việc nghiên cứu tổng quát về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ luận văn nghiên cứu sâu về cơ sở của việc hình thành quy định
về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, khái
niệm, cơ sở pháp lý, các quy định trong pháp luật hình sự hiện hành, thực trạng áp dụng các quy
định pháp luật hình sự trong hoạt động xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó đưa ra một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của áp dụng pháp luật đối với tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nội dung nghiên cứu chủ yếu
sau:
- Từ cơ sở kết quả tổng hợp các quan điểm của các tác giả về tội chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, luận văn nghiên cứu làm
sáng tỏ một số vấn đề chung như: Khái niệm, quá trình hình thành và phát triển những quy
định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu
nổ trong luật Hình sự Việt Nam, nghiên cứu những quy định về tội chế tạo, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ; thực tiễn xét xử trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt vật liệu nổ, những khó khăn, vướng mắc, bất cập khi áp dụng.
- Khái quát sự phát triển của tội tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong lịch sử pháp luật hình sự để rút ra những nhận xét,
đánh giá;
- Nghiên cứu các quy định cụ thể về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong Bộ luật Hình sự hiện hành của Việt Nam, từ
đó rút ra những nhận xét, đánh giá;
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về tội chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, đồng thời phân
tích làm rõ những tồn tại, hạn chế xung quanh việc áp dụng và những nguyên nhân cơ bản của
nó;
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định về tội chế tạo, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong Bộ luật Hình sự Việt
Nam hiện hành, cũng như những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng của tội này trong thực
tiễn.
3.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về
tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, tìm
hiểu thực trạng về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt vật liệu nổ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây.
Dựa trên cơ sở Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, đề tài
tập trung nghiên cứu, làm rõ những vấn đề:
- Các vấn đề trọng tâm liên quan đến tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ như: Khái niệm, các trường hợp áp dụng...
- Nghiên cứu thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về tội chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong thời gian gần đây
và đưa ra những nhận xét, đánh giá.
- Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn về tội chế tạo, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ theo quy định của luật hình
sự và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay, luận văn đề xuất một số kiến
nghị nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại, nâng cao hiệu quả của các quy định của pháp
luật về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu
nổ.
Nghiên cứu tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt vật nổ trên cơ sở thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2009 đến năm
2013.
4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ
nghĩa duy vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta về xây dựng chính sách hình sự áp dụng đối với tội chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.
5. Địa điểm nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ theo quy định của luật hình sự và thực tiễn xét xử trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên trong năm năm từ năm 2009 đến năm 2013.
6. Những điểm mới và đóng góp của luận văn
Đây là đề tài khoa học nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận của tội chế tạo, tàng
trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật hình sự
Việt Nam trên cơ sở và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Những điểm mới cơ bản của luận văn là:
- Tổng hợp các quan điểm khoa học về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.
- Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật hình sự Việt Nam.
- Nghiên cứu, đánh giá làm sáng tỏ những tồn tại, hạn chế của thực tiễn áp dụng tội
chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, cũng
như những nguyên nhân cơ bản của các tồn tại, hạn chế đó;
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất các định hướng
và giải pháp hoàn thiện pháp luật thực định và nâng cao hiệu quả áp dụng tội chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong giai đoạn xây dựng
Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp hiện nay ở Việt Nam.
Ngoài ra, luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên
cứu, cho người làm công tác thực tiễn liên quan đến việc áp dụng các quy định của pháp luật
hình sự về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật
liệu nổ trong thực tế. Đồng thời là nguồn tham khảo cho những cá nhân quan tâm đến pháp
luật hình sự nói chung và tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt vật liệu nổ nói riêng, tạo tiền đề cho việc hiểu rõ hơn các quy định cũng như
những tồn tại, hạn chế của loại tội này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.
Chương 2: Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt vật liệu nổ theo Điều 232 Bộ luật Hình sự 1999 và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về về tội
chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.
Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Anh (2014), "Xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm liên quan đến công tác quản lý,
sử dụng vật liệu nổ", ngày 18/7/2014.
2. Ban PL-ĐT (2014), "Vi phạm quản lý, sử dụng vật liệu nổ sẽ bị xử lý như thế nào",
www.cand.com.vn, ngày 02/8/2014.
3. Phạm Văn Beo (2010), Luật Hình sự Việt Nam - Quyển 2: Phần các tội phạm, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Công an - Bộ Công nghiệp 01/1998/TTLT, Bộ Công an - Bộ Công nghiệp hướng dẫn
quản lý sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
5. BT (2014), "Quyết liệt trong công tác thu hồi vũ khí, vật liệu nổ", www.antv.gov.vn, ngày
22/6/2014.
6. Chính phủ (1998), Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 về tăng cường công tác
phòng chống tội phạm trong tình hình mới, Hà Nội.
7. Chính phủ (2009), Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 về vật liệu nổ công
nghiệp, Hà Nội.
8. Chính phủ (2009), Chỉ thị số 902/2009/CT-TTg ngày 25/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về tăng cường quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, đảm bảo an ninh trật tự trong
tình hình mới, Hà Nội.
9. Chính phủ (2012), Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012 sửa đổi, bổ sung một số
điều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu
nổ công nghiệp, Hà Nội.
10. Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình - Tâm lý học pháp lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung
ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính
trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính
trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị
về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Hồng (2014), "Những khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý các hành vi
chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ,
quy định tại Điều 232 Bộ luật Hình sự", www.kiemsatbacgiang.vn, ngày 23/11/2014.
18. Phạm Hùng (2012), Tìm hiểu về Bộ luật Hình sự Việt Nam, tội phạm và hình phạt 2012,
Nxb Lao Động, Hà Nội.
19. Đinh Thế Hưng, Trần Văn Biên (2012), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Lao Động, Hà Nội.
20. Uông Chu Lưu (2008), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đoàn Tấn Minh (2010), Phương pháp định tội danh và hướng dẫn định tội danh đối với
các tội phạm trong Bộ luật Hình sự hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
22. Đinh Văn Quế (2006), Bình luận Bộ luật Hình sự 1999, phần các tội phạm, Tập 9, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
23. Quốc hội (1985). Bộ luật Hình sự, Hà Nội.
24. Quốc hội (1988), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.
25. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
26. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.
27. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.
28. Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
29. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
30. Đặng Khắc Thắng (2014), "Thuốc pháo nặng hơn thuốc nổ",
ngày 12/8/2014.
31. Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Báo cáo công tác năm 2009 và triển khai
nhiệm vụ năm 2010, Thái Nguyên.
32. Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2011), Báo cáo công tác năm 2010 và triển khai
nhiệm vụ năm 2011, Thái Nguyên.
33. Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2012), Báo cáo công tác năm 2011 và triển khai
nhiệm vụ năm 2012, Thái Nguyên.
34. Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2013), Báo cáo công tác năm 2012 và triển khai
nhiệm vụ năm 2013, Thái Nguyên.
35. Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2014), Báo cáo công tác 6 tháng đầu năm 2014 và
triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014, Thái Nguyên.
36. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (1995), Thông tư
liên ngành số 01/TTLN ngày 7/01/1995 hướng dẫn áp dụng Điều 95, Điều 96 Bộ luật
Hình sự năm 1985, Hà Nội.
37. Trịnh Quốc Toản (2005), "Hình phạt bổ sung trong tiến trình phát triển của Luật hình sự Việt
Nam", Khoa học, (Kinh tế - Luật), (1), Tập XXI, tr. 9-15.
38. Đoan Trang (2012), "Cần xem xét trách nhiệm hình sự cả những kẻ bán thuốc nổ trái
phép", www.anninhthudo.vn, ngày 24/6/2012.
39. Phương Trung (2014), "Gia tăng tội phạm sử dụng súng, thuốc nổ", www.baomoi.com,
ngày 25/7/2014.
40. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình - Luật Hình sự Việt Nam, Phần chung,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
41. Phùng Thế Vắc (2007) Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội.
42. Ủy ban thường vụ Quốc hội (1970), Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội
chủ nghĩa, Hà Nội.
43. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2011), Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011
về việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Hà Nội.
44. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2013), Pháp lệnh số 07/2013/UBTVQH13 ngày 12/7/2013
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công
cụ hỗ trợ, Hà Nội.
45. V.T (2014), "Họp liên ngành thống nhất hướng dẫn Điều 232 Bộ luật Hình sự", www.
Baomoi.com, ngày 28/5/2014.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050004302_5753_2009409.pdf