Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU . 1
Chơng 1: MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ.6
1.1. Khái niệm tội giao cấu với trẻ em. 6
1.2. Lịch sử lập pháp về tội giao cấu với trẻ em trong pháp luật
hình sự Việt Nam.
1.2.1. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước
pháp điển hóa lần thứ nhất- Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1985Error! Bookma
1.2.2. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cho đến
trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự 1986
1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 cho đến
trước khi ban hành Bộ luật Hình sự 1999
1.2.4. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự 1999 đến nay
Chơng 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
NĂM 1999 VỀ TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ EM
2.1. Dấu hiệu pháp lý của tội giao cấu với trẻ em
2.1.1. Khách thể của tội giao cấu với trẻ em
2.1.2. Mặt khách quan của tội giao cấu với trẻ em
2.1.3. Chủ thể của tội giao cấu với trẻ em.
2.1.4. Mặt chủ quan của tội giao cấu với trẻ em
2.2. Đờng lối xử lý đối với ngời phạm tội giao cấu với trẻ em
2.2.1. Đường lối xử lý đối với người phạm tội giao cấu với trẻ em theo
quy định tại Khoản 1 Điều 115 .
13 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ BÍCH HẠNH
TéI GIAO CÊU VíI TRÎ EM
TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ BÍCH HẠNH
TéI GIAO CÊU VíI TRÎ EM
TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRƢƠNG QUANG VINH
HÀ NỘI - 2015
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ ........ 6
1.1. Khái niệm tội giao cấu với trẻ em ........................................................ 6
1.2. Lịch sử lập pháp về tội giao cấu với trẻ em trong pháp luật
hình sự Việt Nam .............................. Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước
pháp điển hóa lần thứ nhất- Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1985Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cho đến
trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự 1986Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 cho đến
trước khi ban hành Bộ luật Hình sự 1999Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự 1999 đến nayError! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
NĂM 1999 VỀ TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ EMError! Bookmark not defined.
2.1. Dấu hiệu pháp lý của tội giao cấu với trẻ emError! Bookmark not defined.
2.1.1. Khách thể của tội giao cấu với trẻ em Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Mặt khách quan của tội giao cấu với trẻ emError! Bookmark not defined.
2.1.3. Chủ thể của tội giao cấu với trẻ em .... Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Mặt chủ quan của tội giao cấu với trẻ emError! Bookmark not defined.
2.2. Đƣờng lối xử lý đối với ngƣời phạm tội giao cấu với trẻ emError! Bookmark not defined.
2.2.1. Đường lối xử lý đối với người phạm tội giao cấu với trẻ em theo
quy định tại Khoản 1 Điều 115 .......... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Đường lối xử lý đối với người phạm tội giao cấu với trẻ em theo
quy định tại Khoản 2 Điều 115 .......... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Đường lối xử lý đối với người phạm tội giao cấu với trẻ em theo
quy định tại Khoản 3 Điều 115 .......... Error! Bookmark not defined.
2.3. Phân biệt tội giao cấu với trẻ em với các tội xâm phạm tình
dục trẻ em khác ................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Tội hiếp dâm trẻ em ........................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Tội Cưỡng dâm trẻ em ....................... Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Tội dâm ô đối với trẻ em .................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: MỘT SỐ BẤT CẬP VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN ÁP
DỤNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CŨNG NHƢ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ EMError! Bookmark not defined.
3.1. Một số bất cập về lý luận và thực tiễn áp dụng đối với tội
giao cấu với trẻ em ........................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Một số bất cập về lý luận ................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Một số bất cập về thực tiễn áp dụng đối với tội giao cấu với trẻ emError! Bookmark not defined.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật
hình sự và nâng cao hiệu quả áp dụng đối với tội Giao cấu
với trẻ em ........................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình
sự đối với tội giao cấu với trẻ em ....... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình
sự đối với tội giao cấu với trẻ em ....... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 7
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ trẻ em luôn luôn là trách nhiệm hàng đầu của cả xã hội. Tư
tưởng đó cũng xuyên suốt trong hệ thống pháp luật Hình sự nước ta từ trước
tới nay thể hiện ở việc coi trẻ em là khách thể cần được bảo vệ đặc biệt mà
nếu bị xâm phạm đến thì hình phạt dành cho chủ thể tội phạm là nghiêm khắc
hơn rất nhiều so với tội phạm có khách thể là người đã thành niên.
Tuy nhiên hiện nay có một thực trạng đáng lo ngại là sự gia tăng của tội
phạm xâm hại tình dục trẻ em trên cả nước. Đặc biệt là trên địa bàn thành phố
Hà Nội, tuy là khu vực thành thị có dân trí cao so với mặt bằng của cả nước
nhưng lại là nơi mà tội phạm xâm hại tình dục đang có chiều hướng gia tăng
về số lượng và nghiêm trọng về tính chất vụ việc.
Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu tội giao
cấu với trẻ em trên toàn quốc song song với việc đi sâu phân tích địa bàn
thành phố Hà Nội. Tội giao cấu với trẻ em được quy định tại Điều 115 - Bộ
luật Hình sự 1999, thuộc chương XII – các tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Điểm khác biệt của tội giao cấu với
trẻ em so với các tội xâm phạm tình dục khác được quy định trong cùng
chương này là hành vi giao cấu được sự thuận tình từ phía bị hại. Như vậy có
thể hiểu các nhà lập pháp quy định điều luật này nhằm bảo vệ người bị hại là
trẻ em khi các em còn chưa phát triển đầy đủ về tâm sinh lý để quyết định về
hành vi tình dục của mình. Cũng chính vì đặc trưng trên của tội danh này mà
trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án giao cấu với trẻ em còn
nhiều vướng mắc. Nhiều vụ án giao cấu với trẻ em rất khó chứng minh trên
thực tế cũng như có những vụ án trong quá trình tố tụng đã phải đình chỉ hoặc
thay đổi tội danh do những biến chuyển xuất phát từ chính lời khai của các
bên đương sự, do sự xung đột kết quả giám định
2
Chính vì những nguyên nhân trên, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề
tài “Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam” bằng cách phân
tích sâu những dấu hiệu pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng khi tiến hành
điều tra, truy tố, xét xử tội giao cấu với trẻ em, trên cơ sở đó tìm ra những vấn
đề còn vướng mắc, bất cập cả về lý luận và thực tiễn, để từ đó đề xuất một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của Bộ luật hình sự về tội giao cấu
với trẻ em và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với loại tội
phạm này trên thực tế.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người là nhóm tội phạm được quan tâm nghiên cứu rất nhiều vì đây là nhóm tội
gây nguy hại cao cho xã hội, nó xâm hại trực tiếp đến con người là khách thể
được pháp luật hình sự đặc biệt bảo vệ. Vì vậy cho tới nay đã có nhiều công
trình khoa học nghiên cứu về nhóm tội danh này như: công trình khoa học
“Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự của con người”
do tác giả Trần Văn Luyện biên soạn (2000, Các tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội); đề
tài “Tìm hiểu các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
con người” của hai tác giả Bùi Anh Tuấn và Hồ Thị Nệ; (2010, Tìm hiểu các
tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự con người, NXB
Phụ nữ, Hà Nội) các bài viết đăng trên tạp chí Luật học: “Một số điểm mới
trong chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
con người trong Bộ luật hình sự năm 1999” của tác giả Lê Đăng Doanh (Tạp
chí Luật học số 4/2000); “ Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm
danh dự của con người – so sánh Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự
năm 1985” của giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Ngọc Hòa (Tạp chí Luật học số
1/2001); Luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Thùy Chi trường Đại học Luật Hà
3
Nội năm 2011 “Tội giao cấu với trẻ em theo quy định của Bộ luật hình sự hiện
hành” cũng đã nghiên cứu một cách khá toàn diện và cơ bản về tội Giao cấu
với trẻ em theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trước tình hình tăng lên nhanh chóng về số lượng và diễn biến phức tạp
về tính chất của các vụ án liên quan đến nhóm tội phạm xâm hại tình dục trẻ
em trong đó đặc biệt là tội Giao cấu với trẻ em trong mấy năm gần đây, chúng
tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự
Việt Nam”. Mục đích nghiên cứu mà chúng tôi mong muốn đạt được là phân
tích bao quát về toàn bộ lịch sử lập pháp của tội danh này trong pháp luật Việt
Nam qua đó rút ra sự kế thừa, phát triển của việc pháp điển hóa điều luật này
qua các thời kỳ lịch sử; bên cạnh đó chúng tôi cũng phân tích chuyên sâu
những dấu hiệu pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng trong quá trình điều tra,
truy tố và xét xử. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi phát hiện ra những quan
điểm còn mâu thuẫn, chưa thống nhất cả trên phương diện lý luận và thực tiễn
áp dụng pháp luật về tội danh này từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn
thiện những quy định của Bộ luật hình sự về tội giao cấu với trẻ em.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ thực tiễn công việc cùng với việc nghiên cứu, tham khảo các thông
tin, tài liệu trên báo chí và các phương tiện truyền thông khác, tôi nhận thấy
tình hình tội giao cấu với trẻ em đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên vẫn còn
tồn tại một số vấn đề bất cập trong công tác điều tra, truy tố và xét xử đối với
tội danh này. Vì vậy với những nghiên cứu và kết quả thu thập được, chúng tôi
hy vọng làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với tội giao cấu với
trẻ em. Trên cơ sở phân tích một số vụ án điển hình, chúng tôi tìm ra những
điểm bất cập và vướng mắc xuất phát từ các quy định của Bộ luật hình sự từ đó
4
đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về tội
giao cấu với trẻ em theo điều 115 Bộ luật hình sự. Đồng thời, chúng tôi cũng
đưa ra một số giải pháp cho công tác phòng ngừa và xử lý tội phạm này.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi nghiên cứu tội giao cấu với
trẻ em dưới góc độ khoa học pháp lý hình sự, trong đó đi sâu nghiên cứu các
vấn đề: Khái niệm và lịch sử lập pháp của nước ta về tội giao cấu với trẻ em;
các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội giao cấu với trẻ em được thể hiện trong
bốn yếu tố cấu thành tội phạm; đường lối xử lý đối với người phạm tội giao
cấu với trẻ em theo pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nghiên
cứu một số vụ án giao cấu với trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm
minh họa cho các vấn đề được đưa ra đồng thời phân tích những vướng mắc
trong quá trình tố tụng của các vụ án từ giai đoạn điều tra, truy tố đến xét xử.
Từ đó, đề xuất những vấn đề cần điều chỉnh nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy
định của pháp luật Việt Nam về tội giao cấu với trẻ em.
4. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng Mác – Lê nin, đồng thời chúng tôi cũng sử dụng những
phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, so sánh, thống kê xã hội
học kết hợp với tâm lý học và giải phẫu học nhằm làm rõ các vấn đề cần
nghiên cứu. Người viết cũng sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu với các
quy định về vấn đề tương tự trong pháp luật Việt Nam với pháp luật một số
nước trên thế giới, từ đó phân tích, tổng hợp và đưa ra kiến nghị để hoàn thiện
những quy định của Bộ luật hình sự đối với tội giao cấu với trẻ em.
5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn
- Phân tích chuyên sâu về khái niệm “trẻ em”, đưa ra các quan điểm
trong và ngoài nước về khái niệm này.
5
- Phân tích chuyên sâu về khái niệm “giao cấu”, đưa ra các quan điểm
trong và ngoài nước về khái niệm này và những bất cập trong luật hình sự
Việt Nam liên quan đến khái niệm này.
- Nêu và phân tích một số quan điểm về mặt “lỗi” trong cấu thành tội
phạm tội Giao cấu với trẻ em theo Điều 115 Bộ luật hình sự.
- Phân tích những bất cập còn tồn tại về lý luận và thực tiễn áp dụng
pháp luật liên quan đến tội Giao cấu với trẻ em theo Điều 115 Bộ luật hình sự.
- Kiến nghị giải pháp hoàn thiện thiện quy định của pháp luật hình sự
cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng đối với tội giao cấu với trẻ em.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục,
luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tội giao cấu với trẻ em.
Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về tội
giao cấu với trẻ em.
Chương 3: Một số bất cập về lý luận, thực tiễn áp dụng và giải pháp
nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự cũng như
nâng cao hiệu quả áp dụng đối với tội giao cấu với trẻ em.
6
Chương 1
MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ
1.1. Khái niệm tội giao cấu với trẻ em
Trong lịch sử lập pháp của Việt Nam cũng như trên thế giới, tội giao
cấu với trẻ em là loại tội được quy định từ rất sớm. Tuy nhiên tại mỗi thời kỳ
các quy định cụ thể về loại tội này là khác nhau.
Trước hết cần làm rõ về khái niệm “trẻ em”. Trong pháp luật quốc tế,
độ tuổi trẻ em được hiểu tương đối thống nhất là người dưới 18 tuổi. Tuy
nhiên, trong các Công ước quốc tế như Tuyên bố của Hội quốc liên về quyền
trẻ em năm 1924, Tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959,
Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1968, Công ước 138 của tổ
chức Lao động quốc tế (ILO) năm 1976 về tuổi tối thiểu được làm việc, Công
ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 đã khẳng định việc áp dụng
độ tuổi trẻ em của mỗi quốc gia có thể khác nhau, tùy thuộc tình hình thực tế
của của mỗi nước có thể áp dụng về độ tuổi trẻ em trong nội luật.
Ở Việt Nam, pháp luật quy định về độ tuổi trẻ em chính thức được đề
cập trong một văn bản pháp quy sau khi Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành
Pháp lệnh về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 14 tháng 11 năm 1979,
trong đó quy định: “Trẻ em nói trong Pháp lệnh này gồm các em từ mới sinh
đến 15 tuổi” (Điều 1). Đến năm 1991, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em được ban hành tại Điều 1 đã nâng độ tuổi trẻ em lên đến dưới 16 tuổi: “Trẻ
em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi” [19]. Độ
tuổi này cũng được khẳng định lại tại Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em ban hành năm 2004. Như vậy trong pháp luật chuyên ngành, Việt
Nam thừa nhận độ tuổi trẻ em được xã hội, pháp luật bảo vệ và chăm sóc là
những công dân dưới 16 tuổi. Mặc dù quy định độ tuổi thấp hơn so với Côn
7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tư pháp (2008), Quốc triều hình luật – Những giá trị lịch sử và đương
đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, NXB Tư pháp,
Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2010), Y pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung Luật Hình
sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
4. Lê Đăng Doanh (2000), “Một số điểm mới trong chương các tội xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trong Bộ
luật hình sự năm 1999”, Tạp chí Luật học, (4), Hà Nội.
5. Nguyễn Ngọc Hòa (2010), Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB Công
an nhân dân, Hà Nội.
6. Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn (2006), Từ điển pháp luật hình sự, NBX
Tư pháp, Hà Nội.
7. Lê Hương (2007), “Một số nét đặc trưng của lứa tuổi thanh niên”, Tạp
chí Tâm lý học, Hà Nội.
8. Liên hợp quốc (1989), Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
9. Trần Văn Luyện (biên soạn) (2000), Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự của con người, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Vũ Nguyên (chủ biên) (2013), Chỉ dẫn áp dụng Bộ luật Hình sự, NXB
Tư pháp.
11. Đinh Văn Quế (1997), “Người bị hại trong vụ án hình sự”, Tạp chí Tòa
án nhân dân, (12), Hà Nội.
8
12. Đinh Văn Quế (2000), Tìm hiểu về hình phạt và quyết định hình phạt
trong Luật hình sự Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đinh Văn Quế (2009), Bình luận khoa học về loại trừ trách nhiệm hình
sự, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
14. Đinh Văn Quế (2011), Một số vấn đề khi áp dụng tình tiết phạm tội với
trẻ em, Hà Nội.
15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1985), Bộ luật
Hình sự Việt Nam, Hà Nội.
16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1991), Luật bảo
vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, Hà Nội.
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Bộ luật Lao
động Việt Nam, Hà Nội..
18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Bộ luật
Hình sự Việt Nam, Hà Nội.
19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam, Hà Nội.
20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Bộ luật Dân
sự Việt Nam, Hà Nội.
21. Trường đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam,
Hà Nội.
22. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam,
tập 1, NXB CAND, Hà Nội.
23. Bùi Anh Tuấn, Hồ Thị Nệ (2010), Tìm hiểu các tội xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, nhân phẩm và danh dự con người, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
24. Viện kiểm sát nhân dân quận Đống Đa (2012 - 2014), Hồ sơ vụ án Hình
sự, Hà Nội.
9
25. Viện kiểm sát nhân dân quận Long Biên (2012 - 2013), Hồ sơ vụ án
Hình sự, Hà Nội.
26. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (2010 - 2014), Báo cáo thống
kê về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
con người, Hà Nội.
27. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2010), Hồ sơ vụ án Hình sự, Bắc Ninh.
28. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2010), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Đại học
Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050006090_3952_2009444.pdf