Qua kết quả nghiên cứu và phân tích, đánh giá tình hình tội phạm đối với tội sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, tác giả đã chỉ ra những vướng mắc, bất cập,
trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này. Đồng thời, đề xuất hệ thống các giải
pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình
sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
Những kết quả đạt được của luận văn, các cơ quan chức năng tỉnh Cao Bằng có thể
nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của
pháp luật hình sự hiện hành về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Thông
qua kết quả nghiên cứu và các đề xuất, tác giả mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình
vào việc phát triển khoa học luật hình sự nói chung, hoàn thiện về tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng
12 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong Luật Hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Cao Bằng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán
hàng cấm trong Luật Hình sự Việt Nam (trên
cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Cao
Bằng)
Lục Thị Út
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số 60 38 01 04
Người hướng dẫn: TS. Trần Văn Luyện
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Luật hình sự; Hàng cấm; Pháp luật Việt Nam; Tội phạm hình sự.
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với nhiều nước trên
thế giới. Với đường lối của Đảng và Nhà nước ta là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại, thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
Công cuộc đổi mới toàn diện đó, xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần. Sự vận hành kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định
hướng XHCN đã và đang đem lại sự chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực. Đời sống kinh
tế, chính trị, xã hội đã có nhiều khởi sắc với những biến đổi quan trọng.
Những thành tựu đã đạt được chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta
là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Cùng với những chủ trương, chính
sách phát triển toàn diện nền kinh tế xã hội, Nhà nước ta luôn quan tâm đến các biện pháp bảo
đảm quyền tự do, bình đẳng trước pháp luật, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người kinh
doanh, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh. Nhà
nước tạo sự tự chủ cho các tổ chức và cá nhân, tập thể đăng ký, hoạt động kinh doanh ngoài
những ngành nghề gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội,
truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân
dân. Tuy nhiên, do đặc thù của nền kinh tế thị trường, do sức ép cạnh tranh và những yếu
kém trong quản lý kinh tế nên nhiều tệ nạn xã hội và tội phạm về kinh tế có môi trường phát
sinh, phát triển, trong đó có tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
Bên cạnh những hoạt động kinh doanh hợp pháp, vẫn còn những hoạt động kinh doanh
các ngành nghề, mặt hàng Nhà nước cấm, tạo nên sự mất cân đối trên thị trường ảnh hưởng đến
sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế và ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật tự. Trong quá trình
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc đấu tranh chống tội phạm nói chung và
tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng đang là một trong những vấn đề
cấp thiết đặt ra mà Đảng, Nhà nước cùng các ngành, các cấp cần phải quan tâm giải quyết. Những
năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo sát sao công tác đấu tranh phòng, chống sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Các ngành, các cấp, đã có nhiều cố gắng triển
khai các biện pháp đấu tranh phòng ngừa, phát hiện xử lý nhưng hiệu quả thấp và còn nhiều hạn
chế. Vì vậy, để đấu tranh, phòng chống tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng
cấm sẽ thực hiện như thế nào? Cơ sở lý luận về hình sự hóa, khái niệm hàng cấm, quy định tội sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong Luật Hình sự như thế nào và nhận thức về
hàng cấm trong thực tiễn ra sao, cũng như chúng ta cần có những biện pháp nào để đấu tranh
phòng, chống tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm có hiệu quả trên cả nước nói
chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng? Đây là những vấn đề thực tiễn đặt ra.
Cao Bằng là một trong những tỉnh biên giới xuất hiện về tình hình buôn lậu, sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Hoạt động sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán
hàng cấm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian gần đây không chỉ có chiều hướng tăng
về số lượng, chủng loại mà còn diễn biến phức tạp về cả tính chất, quy mô. Đối tượng phạm
tội có rất nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, táo bạo và có tính chất rất quyết liệt.
Trong khi đó, hoạt động điều tra xử lý tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn
bán hàng cấm hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu trước tình hình thực tế tại địa
phương, làm ảnh hưởng tình hình an ninh trật tự và sự phát triển toàn diện các mặt kinh tế xã
hội.
Tình hình trên đã đặt ra một vấn đề rất bức thiết là phải có những giải pháp hữu hiệu,
phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống tội
phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Để xử lý nghiêm minh, đúng pháp
luật, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự
an toàn xã hội, tạo lòng tin trong nhân dân và điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh
tế xã hội tại địa phương cũng như của đất nước. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm vẫn chưa được thực hiện một cách có hệ thống và chuyên sâu
trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Vì vậy tác giả chọn đề tài: "Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Cao Bằng)" làm
Luận văn thạc sĩ Luật học là cấp thiết hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đấu tranh, phòng chống, xử lý tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung và
tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng đã được quy định trong Bộ luật
hình sự (BLHS) và được một số nhà Luật học đề cập một cách khái quát trong các bài giảng như
Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2011; Giáo trình luật Hình sự Việt Nam, tập II, của Trường Đại
học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân; Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999 (phần các tội
phạm), của TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, LS.ThS. Phạm Thanh Bình, TS. Nguyễn
Đức Mai, ThS. Nguyễn Sĩ Đại, ThS. Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở một phạm vi hẹp, chưa đề cập một
cách trực tiếp, tổng thể và phương hướng hoàn thiện loại tội phạm này. Tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm chưa được quan tâm đúng mức, các nghiên cứu về tội sản xuất, tàng
trữ, vận chuyển buôn bán hàng cấm thường mới chỉ đề cập, tập trung nghiên cứu chung với các
tội phạm khác liên quan đến các đối tượng hàng cấm cụ thể đã được quy định tại các điều luật cụ
thể khác hoặc việc nghiên cứu thực trạng tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng
cấm đã được thực hiện trong nhiều báo cáo khoa học, các bài báo, tạp chí, khóa luận trên nhiều
góc độ và khía cạnh khác nhau. Một số khác đặt việc nghiên cứu tội phạm tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm trong sự liên quan đến các loại tội phạm khác như buôn lậu, trốn thuế, vận
chuyển hàng hóa, tiền tệ trái phép qua biên giới hoặc ở những nội dung khái quát khác liên quan
tội phạm kinh tế nói chung. Trong thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử cũng có tổ chức tổng
kết, nghiên cứu nhiều vụ án điển hình về sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong
phối kết hợp liên ngành cũng như các đơn vị cấp độc lập nhưng còn mang tính chất báo cáo, rút
kinh nghiệm. Cho đến nay chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu toàn diện được
giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự nhằm nâng cao hiệu quả khi xử lý tội phạm này. Vì vậy,
cần phải nghiên cứu tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm tương đối có hệ
thống, toàn diện từ góc độ lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó đề ra phương hướng và các giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng
cấm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cầm ở Việt Nam hiện nay. Trên
cơ sở đó xây dựng hệ thống giải pháp hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu quả của cuộc đấu
tranh phòng, chống tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng.
Để đạt được những mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm hiện nay ở Việt Nam.
- Phân tích các quy định của BLHS về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng
cấm.
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Hình sự đối với tội sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm ở tỉnh Cao Bằng, làm sáng tỏ thực tiễn áp
dụng loại tội phạm này, nêu lên những vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử.
- Đưa ra các kiến nghị hoàn thiện BLHS và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các
quy định của BLHS về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, góp phần nâng cao
hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là những vấn đề lý luận, pháp lý và thực
tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm ở
Việt Nam hiện nay, trực tiếp là hoạt động điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
- Tập trung nghiên cứu tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm theo
Điều 155 Chương XVI BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
- Nghiên cứu khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về Tội sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
- So sánh tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm với tội buôn lậu.
- Đồng thời, luận văn cũng đi sâu nghiên cứu hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội
phạm này trong vòng 5 năm từ năm 2009 đến hết năm 2013 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và
vì nhân dân và những quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội
phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Để phù hợp với đối tượng, nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của đề tài,
luận văn sử dụng một cách linh hoạt và hợp lý các phương pháp nghiên cứu cụ
thể, tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, lôgíc, kết hợp với các phương pháp
khác như tổng kết thực tiễn, chuyên gia, điều tra xã hội học.
6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của luận văn
Qua kết quả nghiên cứu và phân tích, đánh giá tình hình tội phạm đối với tội sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, tác giả đã chỉ ra những vướng mắc, bất cập,
trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này. Đồng thời, đề xuất hệ thống các giải
pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình
sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
Những kết quả đạt được của luận văn, các cơ quan chức năng tỉnh Cao Bằng có thể
nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của
pháp luật hình sự hiện hành về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Thông
qua kết quả nghiên cứu và các đề xuất, tác giả mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình
vào việc phát triển khoa học luật hình sự nói chung, hoàn thiện về tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng.
Luận văn đề cập các giải pháp phòng, chống có hiệu quả tội phạm sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm để các cơ quan lập pháp, hành
pháp, tư pháp có thể tham khảo, hoàn thiện pháp luật xây dựng kế hoạch tổ
chức đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với loại tội phạm này .
Luận văn còn là tài liệu nghiên cứu tham khảo trong các trường đào tạo
pháp luật tại Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
theo quy định của Bộ luật hình sự.
Chương 2: Tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm và thực trạng
áp dụng pháp luật về tội phạm này trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật hình sự và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng
đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Mai Bộ (2010), Các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự năm 1999, được
sửa đổi, bổ sung năm 2009, (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Công an - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao (2008), Thông tư
liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 25/12/2008 hướng dẫn việc
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn
bán các loại pháo nổ và thuốc pháo, Hà Nội.
3. Bộ Nội vụ - Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1996), Thông tư
liên tịch số 01/TTLN/BNV-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/11/1996 hướng dẫn xử lý hình
sự các hành vi sản xuất, vận chuyển, buôn bán pháo nổ, Hà Nội.
4. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà
nước pháp quyền, một số vấn đề cơ bản của phần chung, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
5. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (phần chung), (Sách
chuyên khảo sau đại học), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Lê Cảm (2005), Những vấn đề lý luận về bốn yếu tố cấu thành tội phạm, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
7. Lê Cảm, Nguyễn Ngọc Chí (2003), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây
dựng Nhà nước Pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Lê Văn Cảm, Trịnh Quốc Toản (2004), Định tội danh: Lý luận, hướng dẫn mẫu và hệ
thống 350 bài tập thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Chính phủ (1998), Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 về tăng cường công
tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Hà Nội.
10. Chính phủ (1999), Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03/3/1999 quy định về danh mục
các mặt hàng cấm lưu thông, Hà Nội.
11. Chính phủ (2000), Nghị định số 03/2000/NĐ-CP quy định về các loại pháo, các sản
phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ,
nhân cách; đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ
em hoặc tới an ninh, trật tự an toàn xã hội (bao gồm cả các chương trình trò chơi điện
tử), Hà Nội.
12. Chính phủ (2006), Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định về 18 loại
hàng hóa cấm kinh doanh, Hà Nội.
13. Chính phủ (2013), Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013 về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng cấm, Hà Nội.
14. Chính phủ (2013), Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định về xử phạt
hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội.
15. Công an tỉnh Cao Bằng (2009-2013), Báo cáo tổng kết các năm 2009, 2010, 2011, 2012,
2013, Cao Bằng.
16. Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh
doanh kinh tế hiện hành ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb
Sự thật, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm
vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm
2020, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập
(Đại hội VI, VII, VII, IX, X), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Đoàn Hồng Hiệu, Nguyễn Xuân Túy (2013), "Một số vấn đề cần hoàn thiện trong quy
định của Bộ luật hình sự 1999 và thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-
TANDTC về xử lý tội phạm liên quan đến pháo nổ", Cảnh sát phòng chống tội phạm,
36(183), tr. 62-64.
26. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (1997), Luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
27. Nguyễn Phong Hòa (2005), Tội phạm kinh tế và hoạt động phòng chống tội phạm của lực
lượng Cảnh sát nhân dân trong tình hình mới, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
28. Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn (2006), Từ điển Pháp luật hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
29. Hội đồng Bộ trưởng (1983), Nghị định số 46/HĐBT ngày 10/5/1983 về xử lý bằng biện
pháp hành chính các hành vi đầu cơ, buôn lậu, kinh doanh trái phép, Hà Nội.
30. Hội đồng Nhà nước (1976), Sắc luật số 03/SL ngày 15/03/1976 quy định về tội phạm và
hình phạt, Hà Nội.
31. Hội đồng Nhà nước (1982), Pháp lệnh số 07-LCT/HĐNN về trừng trị các tội đầu cơ,
buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, Hà Nội.
32. Trần Minh Hưởng (Chủ biên) (2010), Tìm hiểu Bộ Luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và những văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Lao động, Hà Nội, 2010.
33. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần
chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
34. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần
các tội phạm), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
35. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
36. Nguyễn Đức Mai (Chủ biên) (2010), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, được
sửa đổi, bổ sung năn 2009 (Phần các tội phạm), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
37. Dương Tuyết Miên (2005), "Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế", Tài liệu tập huấn
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật hình sự, tr. 6-8.
38. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
39. Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
40. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
41. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
42. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
43. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
44. Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng (2009-2013), Báo cáo tổng kết năm 2009, 2010, 2011,
2012, 2013, Cao Bằng.
45. Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng (2013), Các bản án xét xử về tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm của ngành Tòa án Cao Bằng từ 2009 - 2013, (Tài liệu lưu
trữ), Cao Bằng.
46. Tòa án nhân dân tối cao (1989), Nghị quyết số 01/1989/NQ-HĐTP ngày 19/4/1989 của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của
Bộ luật hình sự, Hà Nội.
47. Tòa án nhân dân tối cao (2002), Công văn số 81/2002/TATC ngày 10/6/2002 về giải đáp,
hướng dẫn các vấn đề về nghiệp vụ, quy định về số lượng thuốc lá điếu được coi là số
lượng lớn, rất lớn và đặc biệt lớn, Hà Nội.
48. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành một số quy định
trong phần thứ ba "Xét xử sơ thẩm" của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Hà Nội.
49. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của
Bộ luật hình sự, Hà Nội.
50. Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp (2001),
Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BTP ngày 25/12/2001 về
hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội.
51. Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ
(1990), Thông tư liên ngành số 11/TTLN ngày 20/11/1990 quy định về số lượng các mặt
hàng như: Thuốc lá, ngoại tệ bị xử lý về tội buôn bán hàng cấm, Hà Nội.
52. Trịnh Quốc Toản (2010), Các hình phạt bổ sung trong Luật hình sự Việt Nam, Luận án
Tiến sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
53. Trịnh Quốc Toản (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt bổ sung trong
luật hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
54. Trịnh Quốc Toản (2013), Một số vấn đề về định tội danh trong luật hình sự Việt Nam,
(Sách chuyên khảo sau đại học), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
55. Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
56. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập I, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội.
57. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập II của, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
58. Hoàng Anh Tuấn (2003), Đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu ở nước ta, thực trạng và
giải pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học.
59. Đào Trí Úc (Chủ biên) (1994), Tội phạm học, Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự Việt
Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
60. Đào Trí Úc (2000), Luật hình sự Việt Nam, Quyển 1 - Những vấn đề chung, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
61. Trương Văn Út (2013), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự Việt Nam, Luận
văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
62. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, Hà Nội.
63. Phùng Thế Vắc, Trần Văn Luyện, Phạm Thanh Bình, Nguyễn Đức Mai, Nguyễn Sĩ Đại,
Nguyễn Mai Bộ, (2001), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (phần các tội phạm),
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
64. Nguyễn Tất Viễn (2004), "Tác động của thực tiễn xét xử đến việc áp dụng thống nhất
pháp luật và hoàn thiện pháp luật", Thông tin khoa học pháp lý, (Số chuyên đề), tr. 20-26.
65. Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa và Nxb Tư
pháp, Hà Nội.
66. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng (2009-2013), Báo cáo tổng kết năm 2009, 2010,
2011, 2012, 2013, Cao Bằng.
67. Viện Nghiên cứu Công an nhân dân (1977), Từ điển nghiệp vụ phổ thông Công an nhân
dân, Hà Nội.
68. Viện Ngôn ngữ học (1992), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
69. Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và trách nhiệm hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
70. Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội
phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
71. Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học và tội phạm học hiện đại, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050004291_9548_2009941.pdf