Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật hình sự Việt Nam

Những diễn biến phức tạp của các tội phạm về kinh tế và chức vụ trong những năm gần

đây cho thấy, vi phạm pháp luật về kinh tế, chức vụ và tham nhũng vẫn tiềm ẩn trong các

ngành, các cấp, các doanh nghiệp, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, đặc biệt trong khâu quản lý, sử

dụng đất đai, giải phóng mặt bằng, phê duyệt và triển khai các dự án xây dựng cơ bản. Bên cạnh

đó, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thực hiện chính sách xã hội cũng khó

lường, gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước. Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng được

che đậy kín kẽ hơn, nhiều vụ án còn có sự tiếp tay hoặc do sự vô trách nhiệm của một số cán bộ

nhà nước tạo thành đường dây khép kín, gây khó khăn trong công tác điều tra, phát hiện. Điều này

đã làm cho một số qui định của luật hình sự về tội phạm chức vụ nói chung và tội thiếu trách

nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng không đáp ứng được yêu cầu làm cơ sở pháp lý cho

hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm về chức vụ trong đội ngũ cán bộ công chức. Vì vậy,

việc hoàn thiện các qui định pháp luật về tội phạm chức vụ và tội thiếu trách nhiệm gây hậu

quả nghiêm trọng là hết sức cần thiết, nó sẽ góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc để hoạt

động đấu tranh phòng chống tội phạm về chức vụ đạt hiệu quả cao hơn

pdf20 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự do bổ nhiệm, bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không được hưởng lương được giao một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thi hành công vụ đã không thực hiện hay thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức gây hậu quả nghiêm trọng. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có một số đặc điểm cơ bản như sau: Một là, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định tại BLHS, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Hai là, tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện. Ba là, tội phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng do hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao của người có chức vụ, quyền hạn. 1.1.3. Ý nghĩa của việc qui định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam Việc qui định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện, cụ thể là: Thứ nhất, qui định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là sự ghi nhận và bảo đảm sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, là một biểu hiện của bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, việc qui định tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có ý nghĩa trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm của các cán bộ công chức khi thực hiện nhiệm vụ của mình, góp phần xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Thứ ba, quy định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là nội dung cụ thể hóa nhiệm vụ của BLHS Việt Nam đã được ghi nhận tại Bộ luật này, đó là nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa tội phạm. 6 1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định pháp luật hình sự Việt Nam từ thời kỳ phong kiến đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng 1.2.1. Giai đoạn từ thời kỳ phong kiến Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Tác giả luận văn trình bày khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định pháp luật hình sự Việt Nam từ thời kỳ phong kiến đến trước khi ban hành BLHS năm 1999 về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, bao gồm: - Thời kỳ nhà Lê - Thời kỳ nhà Nguyễn - Thời kỳ Pháp thuộc 1.2.2. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 Tác giả luận văn đã điểm qua quá trình phát triển của các quy định pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. 1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 BLHS năm 1985 qui định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tại Điều 220 như sau: "Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp qui định ở các điều 139, 193 và 237, thì bị cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm". Tuy nhiên điều luật chỉ qui định một khung hình phạt chưa thực sự phù hợp với tình hình xét xử và thực tế tội phạm nên tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS được Quốc hội thông qua ngày 12/8/1991, ngày 22/12/1992 đã sửa sửa đổi bổ sung Điều 220: "1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp qui định ở các điều 139, 193 và 237, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm". 1.3. Các quy định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự một số nước Tác giả luận văn cũng đã nghiên cứu các quy định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự một số nước: 1.3.1. Luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 1.3.2. Luật hình sự của Liên bang Nga 1.3.3. Luật hình sự Bungary 7 Chương 2 TỘI THIẾU TRÁCH NHIỆM GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2011 2.1. Nhũng dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự năm 1999 và phân biệt tội này với một số tội phạm khác 2.1.1. Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự năm 1999 Các dấu hiệu pháp lý của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng bao gồm: * Khách thể của tội phạm Khách thể của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức bị tội phạm này xõm hại. Việc xâm phạm khách thể này là làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chế độ; gây thất thoát, lãng phí nghiêm trọng đến tài sản của cơ quan, tổ chức; làm cho cán bộ, công chức ở cơ quan, tổ chức mình bị thoái hóa, biến chất. * Mặt khách quan của tội phạm +Hành vi khách quan: Người phạm tội chỉ có hành vi khách quan duy nhất là thiếu trách nhiệm, bản thân của hành vi này đã phản ánh bản chất của tội phạm. Nhưng biểu hiện của hành vi thiếu trách nhiệm lại không giống nhau, nó tùy thuộc vào nhiệm vụ được giao và tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra hậu quả. Hành vi thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, điều hành của người có chức vụ quyền hạn được biểu hiện như: vi phạm các nguyên tắc, chính sách, chế độ liên quan đến việc quản lý nhà nước, quản lý con người, quản lý tài sản... + Hậu quả: Hậu quả của tội phạm này là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, là một bộ phận hợp thành tội danh, đó là hậu quả nghiêm trọng. Nếu hậu quả gây ra rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của điều luật. * Chủ thể của tội phạm Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có chức vụ quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức mới có thể là chủ thể của tội phạm này. * Mặt chủ quan của tội phạm Mặt chủ quan của tội phạm là diễn biến bên trong phản ánh trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi đó gây ra, bao gồm các dấu hiệu: lỗi, động cơ, mục đích. Về lỗi, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được thực hiện do vô ý. Các dấu hiệu về vô ý phạm tội được qui định tại Điều 10 BLHS. * Trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội cụ thể 8 Trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội cụ thể được quy định trong điều 285 BLHS năm 1999. 2.1.2. Phân biệt tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với một số tội phạm khác * Phân biệt tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước (Điều 144) Hành vi "thiếu trách nhiệm" là hành vi không làm hoặc làm không hết trách nhiệm nên đã để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước do mình trực tiếp quản lý. Điểm giống nhau cơ bản giữa hai tội phạm này là người phạm tội có hành vi khách quan duy nhất là thiếu trách nhiệm. Điểm khác nhau cơ bản giữa hai tội phạm này là khách thể của tội phạm, cụ thể: Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước với đối tượng tác động là tài sản của Nhà nước bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản; còn tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức nhà nước. * Phân biệt tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 235), tội thiếu trách nhiệm để người đang bị giam, giữ trốn (Điều 301) So sánh các tội phạm này thấy rằng: điểm giống nhau giữa ba loại tội này là đều có hành vi khách quan là "thiếu trách nhiệm" và ý thức chủ quan của người phạm tội được thực hiện với lỗi vô ý. Điểm khác nhau giữa ba loại tội này là khách thể xâm phạm, chủ thể thực hiện tội phạm và hậu quả. Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng là tội xâm phạm đến trật tự, an toàn cộng cộng, tính mạng, sức khỏe của công dân, tài sản của Nhà nước, các tổ chức và công dân. Đối tượng tác động của tội phạm là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Tội phạm được quy định nhằm đấu tranh phòng chống những hành vi thiếu trách nhiệm trong việc giữ gìn vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, bảo đảm an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe của nhân dân, bảo vệ tài sản nhà nước, các tổ chức và công dân. Tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn là tội xâm phạm đến hoạt động tư pháp nên khách thể của nó là sự xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của của cơ quan tư pháp, gây tác hại trực tiếp đến uy tín cũng như việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp mà còn xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân. 2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong 11 năm (2001-2011) 2.2.1. Khái quát tình hình xét xử các tội phạm hình sự của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong 11 năm (2001-2011) Bảng 2.1: Số liệu các vụ án toàn ngành TAND thành phố Hà Nội đã xét xử trong 11 năm (2001 - 2011) Năm 200 200 200 200 200 200 200 200 200 201 201 9 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 Hình sự sơ thẩm 487 5 512 6 505 8 498 6 511 34 542 3 524 9 671 5 698 2 683 9 679 3 Hình sự phúc thẩm 457 512 496 534 569 608 649 718 935 114 5 120 9 Nguồn: TAND thành phố Hà Nội. Bảng 2.2: Số liệu các nhóm tội phạm đã xét xử tại TAND thành phố Hà Nội trong 11 năm (2001 - 2011) Các nhóm tội phạm Năm Nhóm tội phạm xâm phạm tính mạng .con người Nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu Nhóm tội phạm xâm phạm ma túy Nhóm tội phạm chức vụ Nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Nhóm tội phạm xâm phạm an toàn công cộng 2001 124 248 490 12 5 196 2002 129 313 642 10 11 183 2003 130 331 650 18 21 106 2004 156 285 353 20 15 153 2005 114 213 181 17 13 112 2006 130 245 180 26 20 97 2007 134 254 125 30 21 60 2008 150 254 142 30 23 62 2009 128 242 111 26 34 60 2010 142 234 48 18 11 57 2011 151 236 42 16 25 59 Nguồn: TAND thành phố Hà Nội. Bảng số liệu chỉ nêu một số nhóm tội phạm thường xuyên xét xử tại TAND thành phố Hà Nội. Qua bảng số liệu có thể phân tích được diễn biến tình hình phát triển tội phạm theo từng năm và từng loại tội phạm. 2.2.2. Thực tiễn xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong 11 năm (2001-2011) Từ năm 2001 đến 2011, trong số 12.634 vụ án mà TAND thành phố Hà Nội đã xét xử, có 415 vụ án/963 bị cáo thuộc các tội phạm về chức vụ, chiếm 0,3% số lượng án xét xử. 10 Bảng 2.3: Số liệu tội phạm về chức vụ đã xét xử tại TAND thành phố Hà Nội trong 11 năm (2001 - 2011) Năm Các tội phạm về chức vụ 200 1 200 2 200 3 200 4 200 5 200 6 200 7 200 8 200 9 201 0 201 1 Điều 278 9 9 12 15 16 22 15 20 14 15 13 Điều 279 1 4 3 2 3 1 2 6 1 Điều 280 1 2 1 6 3 6 4 2 Điều 281 1 2 1 4 4 3 2 Điều 282 Điều 283 2 Điều 284 Điều 285 1 1 Điều 286 1 1 2 Điều 287 Điều 288 Điều 289 1 1 Điều 290 1 Điều 291 Nguồn: TAND thành phố Hà Nội. Bảng số liệu trên cho thấy một đặc điểm của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được xét xử tại TAND thành phố Hà Nội là tuy nằm ở trong nhóm những tội phạm về chức vụ nhưng sẽ có những bị cáo bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được xét xử trong những vụ án thuộc chương các tội phạm về kinh tế, vậy nên khi thống kê theo các vụ án sẽ không thể hiện tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tại chương các tội phạm về chức vụ, mặc dù thực tế TAND thành phố Hà Nội xét xử rất nhiều về tội phạm này. Bảng 2.4: Bảng số liệu so sánh việc xét xử các tội thuộc nhóm tội phạm về chức vụ của TAND thành phố Hà Nội với toàn quốc Năm Toàn quốc TAND thành phố Hà Nội 2005 418 17 2006 539 26 2007 622 30 2008 582 30 2009 524 26 11 2010 437 31 2011 514 16 Nguồn: TANDTC. Nhận xét về các vụ án về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đã được xét xử tại TAND thành phố Hà Nội, chúng tôi thấy có đặc điểm sau: Thứ nhất, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng không tồn tại thành một vụ án độc lập (như các tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước, tội thiếu trách nhiệm để người giam giữ trốn...) mà thường đi cùng với các tội phạm khác. Thứ hai, đây là loại tội phạm xảy ra trên rất nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau như quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, xây dựng, kế toán, đấu thầu, thương mại quốc tế, phòng cháy chữa cháy... Thứ ba, phần lớn các bị cáo bị truy tố, xét xử về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tại TAND thành phố Hà Nội đều là những người giữ chức vụ quản lý. Thứ tư, đôi khi tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xuất hiện trong những vụ án nằm trong nhóm tội xâm phạm sở hữu như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Qua nghiên cứu thực tế xét xử một số vụ án điển hình về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tại TAND thành phố Hà Nội, thấy rằng tội phạm này thường xảy ra trong các lĩnh vực sau: a) Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực thuế: b) Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực giao dịch thương mại quốc tế qua ngân hàng c) Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy d) Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực quản lý nhà nước đ) Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế e) Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực quản lý đất đai g) Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực xuất khẩu lao động h) Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực tài chính - kế toán i) Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực giáo dục 2.3. Những tồn tại, hạn chế trong xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và những nguyên nhân của nó 2.3.1. Một số tồn tại, hạn chế trong xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong thời gian qua Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác đảm bảo xét xử nghiêm minh, kịp thời và đúng pháp luật các bị cáo phạm tội trong Chương các tội phạm về chức vụ nói chung và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng thì trong công tác xét xử cũng gặp một số tồn tại, hạn chế từ những qui định của Bộ luật tố tụng hình sự đến thực tiễn xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng: 12 Một là, việc định tội danh giữa tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản nhà nước, tội cố ý làm trái các qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng đôi khi còn nhầm lẫn. Hai là, đây là loại tội xảy ra trên rất nhiều lĩnh vực như quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, quản lý đất đai, quản lý thuế, xây dựng, đấu thầu, y tế, giáo dục, ngân hàng, phòng cháy chữa cháy, giao thông vận tải... Do vậy khi nghiên cứu hồ sơ, các thẩm phán phải tìm hiểu kỹ lĩnh vực tội phạm thực hiện, nghiên cứu đầy đủ các văn bản qui phạm pháp luật liên quan. Có những lĩnh vực khó, được qui định bằng nhiều loại văn bản chồng chéo dẫn đến khó khăn trong việc nghiên cứu, sưu tầm tài liệu. Nhiều vụ án phức tạp, Tòa án phải trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần để làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo, tìm ra những đồng phạm khác, làm sáng tỏ động cơ, mục đích để định tội danh và quyết định hình phạt được chính xác, khách quan và đúng pháp luật dẫn đến tình trạng vụ án bị kéo dài nhiều năm không thể xét xử được. Ba là, vấn đề xác định thế nào là "hậu quả nghiêm trọng" để xác định tội danh và quyết định hình phạt đối với các bị cáo. "Hậu quả nghiêm trọng" là dấu hiệu định lượng thường gặp trong các điều luật của BLHS, không chỉ là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự, mà còn là cơ sở để định khung hình phạt tăng nặng. Tuy nhiên, đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thì dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì lại chưa rõ ràng, trong khi chưa có hướng dẫn nào của Hội đồng thẩm phán TANDTC về loại tội này. Thực tế xét xử TAND thành phố Hà Nội gặp không ít khó khăn trong việc xem xét bị cáo có phạm tội hay không vì hậu quả bị cáo gây ra có phải là "gây hậu quả nghiêm trọng" hay không. 2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Như vậy, từ những hạn chế, tồn tại trên đây cho thấy một số nguyên nhân cơ bản để xảy ra tội phạm này và hạn chế trong thực tiễn xét xử là do các nguyên nhân cơ bản sau đây: Thứ nhất, do các qui định của BLHS nói chung và về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng còn một số thiếu sót, vướng mắc cần tiếp tục được hoàn thiện. Thứ hai, sự hướng dẫn, giải thích pháp luật của TANDTC chưa đầy đủ và chưa kịp thời. Thứ ba, đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là loại tội có thể phát sinh trên nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều ngành nghề, phải cập nhật nhiều loại văn bản. Chương 3 NHỮNG YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI THIẾU TRÁCH NHIỆM GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM NÀY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Những yêu cầu hoàn thiện các quy định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong pháp luật hình sự Việt Nam và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này 13 Những diễn biến phức tạp của các tội phạm về kinh tế và chức vụ trong những năm gần đây cho thấy, vi phạm pháp luật về kinh tế, chức vụ và tham nhũng vẫn tiềm ẩn trong các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, đặc biệt trong khâu quản lý, sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng, phê duyệt và triển khai các dự án xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thực hiện chính sách xã hội cũng khó lường, gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước. Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng được che đậy kín kẽ hơn, nhiều vụ án còn có sự tiếp tay hoặc do sự vô trách nhiệm của một số cán bộ nhà nước tạo thành đường dây khép kín, gây khó khăn trong công tác điều tra, phát hiện. Điều này đã làm cho một số qui định của luật hình sự về tội phạm chức vụ nói chung và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng không đáp ứng được yêu cầu làm cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm về chức vụ trong đội ngũ cán bộ công chức. Vì vậy, việc hoàn thiện các qui định pháp luật về tội phạm chức vụ và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hết sức cần thiết, nó sẽ góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc để hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm về chức vụ đạt hiệu quả cao hơn. 3.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của BLHS năm 1999, đánh giá thực tiễn xét xử loại tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội, chỉ ra một số hạn chế, thiếu sót trong các quy định của pháp luật, cũng như các nguyên nhân của nhưng khó khăn, vướng mắc đó. Tác giả luận văn mạnh dạn đề xuất một số giải pháp đề khắc phục như sau: Thứ nhất, tăng cường công tác hướng dẫn của cơ quan chức năng về những qui định của pháp luật hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Thứ hai, sửa đổi, bổ sung Điều 285 BLHS năm 1999. Điều 285 BLHS năm 1999 thể hiện nhược điểm của kỹ thuật lập pháp là: Một là, trong khung hình phạt có hai loại hình phạt có tính chất khác hẳn nhau: cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn rất dễ đến lạm quyền từ phía người áp dụng pháp luật; Hai là, việc qui định hai tình tiết có nội dung như nhau nhưng có tính chất và mức độ nghiêm trọng khác nhau là yếu tố định khung hình phạt trong cùng một khung tăng nặng thể hiện sự bất hợp lý và chưa khoa học. Vì vậy, chúng tôi xin đề xuất sửa đổi bổ sung Điều 285 BLHS năm 1999 về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng như sau: 1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp được qui định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Thứ ba, mở rộng diện miễn trách nhiệm hình sự đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. 14 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng Áp pháp luật vừa là hình thức thực hiện pháp luật, vừa là một giai đoạn của thực hiện pháp luật. Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan bảo vệ pháp luật đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hoạt động mang tính chất luật trong công tác điều tra, truy tố, xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng cần chú ý một số yêu cầu: Thứ nhất, các cơ quan bảo vệ pháp luật phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng giai đoạn, từ đó vận dụng linh hoạt vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng. Thứ hai, các cơ quan bảo vệ pháp luật phải có sự thống nhất về quan điểm trong việc lựa chọn các qui phạm pháp luật hình sự. Đây là điều kiện rất quan trọng để nâng cao hiệu quả của trách nhiệm hình sự, khắc phục được tình trạng không thống nhất trong áp dụng pháp luật giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Thứ ba, việc điều tra, truy tố, xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng phải lựa chọn đúng các qui phạm pháp luật để áp dụng một cách mềm dẻo, linh hoạt. Xử lý những người phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng phải tuân thủ trình tự, thủ tục do pháp luật quyết định. Thứ tư, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần nghiêm chỉnh thực hiện Nghị quyết số 08/ NQ- TW ngày 02/02/2002 và Nghị quyết số 49/ NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về định hướng cải cách tư pháp đến năm 2020. 3.4. Một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng Thứ nhất: Giải pháp phòng ngừa Từ thực tiễn đấu tranh chống tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có thể đề xuất những yêu cầu để thực hiện giải pháp phòng ngừa sau: Một là, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thực hiện có hiệu quả nghị quyết của Bộ Chính trị về an ninh quốc gia, chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ. Hai là, hoàn thiện các hình thức và nội dung tuyên truyền giáo dục pháp luật nói chung và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng nhằm thu hút sự quan tâm của xã hội vào cuộc đấu tranh chống tội phạm. Ba là, thường xuyên bổ sung, điều chỉnh tổ chức, bộ máy cán bộ đấu tranh đối với các tội phạm về chức vụ nói chung và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới. Thứ hai: Giải pháp chủ động và kịp thời phát hiện, đấu tranh chống tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050001590_5902_2009919.pdf
Tài liệu liên quan