Ý niệm (concept) được tường giải trong cuốn “Từ điển tâm lý học Oxford” như sau: “Ý niệm là một
biểu hiện tinh thần, một ý tưởng, hay một tư tưởng tương ứng với một thực thể riêng biệt hay một lớp các
thực thể, hoặc đó là việc định nghĩa hay là những thuộc tính điển dạng của thực thể hay lớp các thực thể đó,vốn có thể là cụ thể hay trừu tượng”. Tác giả cuốn từ điển này cũng giải thích “ý niệm hóa” là một quá trìnhmà trong đó có một ý niệm được thụ đắc hay được học hỏi, thường là nhờ vào các thí dụ của thực thể thuộcvề phạm trù và của các thực thể không thuộc về phạm trù đó. Nói chung, nó bao gồm sự học hỏi để phân biệtvà nhận biết những thuộc tính cần chủ yếu mà theo đó các thực thể được phân loại cũng như các qui tắc chếước sự kết hợp các thuộc tính cần yếu vẫn có thể tách biệt nhau
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Ẩn dụ ý niệm của phạm trù ăn uống trong tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái lược về ngôn ngữ học tri nhận
5
Hiện nay, “tri nhận” là một từ đƣợc sử dụng với tần suất khá nhiều trong các nghiên cứu ngôn ngữ.
“Tri nhận” trong ngôn ngữ học, theo Triệu Diễm Phƣơng [52], chỉ giới hạn ở những tri nhận có liên quan
đến việc học và vận dụng ngôn ngữ của con ngƣời chứ không phải là sự tri nhận hiểu theo nghĩa truyền
thống là việc nắm vững các quy tắc của hệ thống ngôn ngữ.
NNHTN nghiên cứu sự ảnh hƣởng của các cách thức tri giác về thế giới, kinh nghiệm của con ngƣời
lên việc sử dụng ngôn ngữ của họ, đặc biệt là trong điều kiện cùng phù hợp với các qui phạm ngôn ngữ thì
việc làm thể nào để lựa chọn các từ, các câu khác nhau để biểu đạt các ý nghĩa khách quan lại là điều nhận
đƣợc sự quan tâm đặc biệt của NNHTN.
Tóm lại, NNHTN coi ngôn ngữ là một hoạt động tri nhận với xuất phát điểm là tri nhận để từ đó
nghiên cứu hình thức, ý nghĩa của ngôn ngữ cũng nhƣ qui luật của nó.
1.2.2. Lý thuyết phạm trù và phạm trù tỏa tia
1.2.2.1. Phạm trù và phạm trù hóa
Trong ngôn ngữ học tri nhận, phạm trù là một trong những hình thái nhận thức của tƣ duy con ngƣời,
cho phép khái quát hóa kinh nghiệm để phân loại các sự vật hiện tƣợng trong thế giới khách quan. Điều này
có nghĩa là một phạm trù phải đƣợc dựa trên nhƣng gì mà con ngƣời tri giác và trải nghiệm về sự vật hiện
tƣợng đó chứ không phải chính bản thân nó.
Sơ đồ sau đây chỉ ra khái niệm về quá trình phạm trù hóa theo quan điểm kinh nghiệm luận
(experientialism).
Sơ đồ số 1: Quá trình phạm trù hóa theo quan điểm kinh nghiệm luận
Sơ đồ trên cho thấy, phạm trù (categories) không trực tiếp kết nối với thế giới thực (real world) mà
trải nghiệm thế giới thông qua những trải nghiệm cơ thể nhờ năng lực cảm tri của con ngƣời. Chính kinh
nghiệm nghiệm thân của con ngƣời giúp hình thành lƣợc đồ hình ảnh bên trong một hệ thống ý niệm.
1.2.2.2. Phạm trù tỏa tia
Khái niệm lan tỏa hay tỏa tia (radiality) là một khái niệm trọng tâm của ngôn ngữ học tri nhận đƣợc
David Lee (2001) và Evan & Green (2006) đề cập tới trong [90] và [110]. Theo đó, hình thức thể hiện của
phạm trù lan tỏa là các lƣới xuyên tâm (radial network). Các lƣới xuyên tâm này đƣợc cấu thành từ một
thành viên trung tâm mang nghĩa trung tâm, gọi là điển mẫu (prototype), xung quanh là các thành viên phụ
(phạm trù bậc dƣới) với nghĩa chuyển . Phạm trù tỏa tia đƣợc Evan & Green (2006) mô hình hóa duới dạng
lƣới nhƣ trong sơ đồ số 2 dƣới đây.
Ý niệm tri nhận
Năng lực cảm tri
Thực thể trong thế giới thực
TƢ DUY
CƠ THỂ
THẾ
GIỚI
Lƣợc đồ hình ảnh
Trải nghiệm thân
thể
6
Trong sơ đồ lan tỏa này, mỗi nghĩa đặc trƣng đều đƣợc minh họa bằng một điểm mốc thể hiện bởi
một chấm tròn. Các mũi tên có vai trò liên kết các điểm mốc thể hiện mối liên hệ gần hay xa giữa các nghĩa
thành viên.
Sơ đồ số 2: Sơ đồ mô hình hóa phạm trù tỏa tia
1.2.3. Ý niệm và ý niệm hóa
Ý niệm (concept) đƣợc tƣờng giải trong cuốn “Từ điển tâm lý học Oxford” nhƣ sau: “Ý niệm là một
biểu hiện tinh thần, một ý tưởng, hay một tư tưởng tương ứng với một thực thể riêng biệt hay một lớp các
thực thể, hoặc đó là việc định nghĩa hay là những thuộc tính điển dạng của thực thể hay lớp các thực thể đó,
vốn có thể là cụ thể hay trừu tượng”. Tác giả cuốn từ điển này cũng giải thích “ý niệm hóa” là một quá trình
mà trong đó có một ý niệm đƣợc thụ đắc hay đƣợc học hỏi, thƣờng là nhờ vào các thí dụ của thực thể thuộc
về phạm trù và của các thực thể không thuộc về phạm trù đó. Nói chung, nó bao gồm sự học hỏi để phân biệt
và nhận biết những thuộc tính cần chủ yếu mà theo đó các thực thể đƣợc phân loại cũng nhƣ các qui tắc chế
ƣớc sự kết hợp các thuộc tính cần yếu vẫn có thể tách biệt nhau.
1.2.4. Lược đồ và điển dạng
Langacker (1993) chỉ ra rằng cả lƣợc đồ và điển dạng đều là những yếu tố “vốn có” của cấu trúc
phạm trù. Chúng là những biểu hiện khác nhau của cùng một hiện tƣợng nhất quán và mạch lạc. Mặt khác
ông cũng chỉ ra ràng sự mở rộng của phạm trù sẽ xuất hiện khi ta tiến hành phạm trù hóa một trải nghiệm
mới mà trải nghiệm này lại hơi khác biệt so với những trải nghiệm trƣớc đó cùng một phạm trù. Quan điểm
này đƣợc minh họa qua sơ đồ sau:
Sơ đồ số 3: Sơ đồ minh họa sự liên quan tương hỗ giữa điển dạng – hình ảnh – sự mở rộng nghĩa
(theo Langacker, 1993, tr.2)
1.2.5. Tính nghiệm thân
Nghiên cứu của khoa học tri nhận cho rằng các ý niệm của con ngƣời không chỉ là các phản ánh của
thực tại bên ngoài mà cơ bản hình thành từ thân thể và não bộ của chúng ta. Lakoff (1987) đã kế thừa những
SCHEMA (sơ đồ)
PROTOTYPE (điển dạng) EXTENSION(sự mở rộng)
7
thành quả đó hình thành nên khái niệm trải nghiệm luận và năm 1999 cho ra đời cuốn Philosophy in the
Flesh (triết lí về thân thể) [108]. Lakoff chỉ ra sự nghiệm thân bao gồm những trải nghiệm thực tế hoặc tiềm
tàng của cá thể hay cộng đồng ngƣời, sự tƣơng tác của cá thể với môi trƣờng vật lí và xã hội, bao gồm sự
cảm tri môi trƣờng, di chuyển cơ thể, phát ra lực và cảm thụ lực.
Ở nhiều nền văn hóa, rất nhiều trải nghiệm cơ bản của con ngƣời đƣợc tạo ra từ tập tục văn hóa bản
địa, do đó, có thể xem tính nghiệm thân của tâm trí đƣợc sản sinh từ mối tƣơng tác giữa con ngƣời với thế
giới khách quan và bị giới hạn trong bối cảnh văn hóa cộng đồng. Vì vậy, khi xem xét kinh nghiệm trải
nghiệm của con ngƣời là phải xem xét cả kinh nghiệm của cá thể và kinh nghiệm cộng đồng của ngƣời nói
cùng ngôn ngữ.
1.2.6. Thuyết ẩn dụ ý niệm
1.2.6.1. Sự ra đời của lí thuyết ẩn dụ ý niệm
Khái niệm ẩn dụ ý niệm (hay còn gọi là ẩn dụ tri nhận) đƣợc nhà ngôn ngữ học ngƣời Mỹ G. Lakoff
và nhà triết học ngƣời Anh M. Johnson đƣa ra năm 1980 khi hai ông cho ra đời cuốn sách Metaphor we live by
[105]. Quan điểm của hai ông cho rằng: ẩn dụ không chỉ là hình thức ngôn ngữ mà quan trọng hơn đó là hình
thức tri nhận phổ biến của nhân loại, là quá trình mà con ngƣời dựa vào một sự vật, một hiện tƣợng nào đó
để nhận thức, hiểu biết, suy nghĩ và diễn đạt một sự vật hay một hiện tƣợng khác.
1.2.6.2. Khái niệm về ẩn dụ ý niệm
Ẩn dụ ý niệm (hay còn gọi là ẩn dụ tri nhận – cognitive metaphor) “là một trong những hình thức ý
niệm hóa, một quá trình tri nhận có chức năng biểu hiện và hình thành những ý niệm mới và không có nó thì
không thể nhận được tri thức mới. Về nguồn gốc, ẩn dụ tri nhận đáp ứng năng lực của con người nắm bắt và
tạo ra sự giống nhau giữa những cá thể và những lớp đối tượng khác nhau” (Trần Văn Cơ [7], tr. 293).
1.2.7. Khái niệm miền, miền nguồn và miền đích
1.2.7.1. Khái niệm miền (domain)
Theo Langacker (1987), “miền là những thực thể tri nhận như trải nghiệm tinh thần, không gian trình hiện, ý niệm,
hoặc phức hợp ý niệm”. Nói cách khác, miền là những thực thể ý niệm của những phức hợp và tổ chức ở những mức độ đa
dạng khác nhau. Điều kiện tiên quyết để một cấu trúc tri thức đƣợc coi là một miền là cấu trúc tri thức đó phải có những
thông tin nền cho một nhóm từ vựng. Ví dụ; những biểu thức nhƣ : hot (nóng), cold (lạnh), lukewarm (âm ấm), warm (ấm
áp), cool (mát) là những đơn vị từ vựng thuộc miền TEMPERATURE (nhiệt độ). Nhƣng, nếu không có những phông kiến
thức về TEMPERATURE và những khái niệm liên quan, thì chúng ta sẽ không thể sử dụng đƣợc những thuật ngữ này.
1.2.7.2. Miền nguồn (source domain ) và miền đích (target domain)
Trong cuốn Metaphor – a practical introduction [104], Kovesces đã có một khảo sát về những miền nguồn
và miền đích chủ yếu trong ẩn dụ ý niệm. Theo đó, có 13 miền nguồn và 13 miền đích phổ biến. Những miền
nguồn này bao gồm các phẩm chất của sự vật nhƣ hình dạng, mầu sắc, kích cỡ, độ cứng, độ sắc, trọng lƣợng
v.v..Các miền đích có thể phân thành 3 nhóm chính là (1) tâm lý, trạng thái tinh thần, sự kiện (cảm xúc, tham
vọng, đạo đức, tƣ duy); (2) nhóm xã hội, quá trình xử lí (xã hội, chính trị, kinh tế, mối quan hệ con ngƣời,
giao tiếp); (3) trải nghiệm cá nhân (thời gian, cuộc đời, cái chết, tôn giáo).
1.3. Hành động ăn uống nhìn từ góc độ tác thể (agent-oriented) và bị thể (patient-oriented) theo quan
điểm của John Newman
John Newman (1997) đã có một nghiên cứu khá sâu về vấn đề ăn uống trong tiếng Anh dƣới góc nhìn
của ngôn ngữ học tri nhận, chủ yếu dựa trên quan điểm của Lakoff và Johnson (1980). Nghiên cứu đã đƣa ra
những ví dụ cụ thể đƣợc trích dẫn từ các tác phẩm văn học cổ điển đƣợc viết bằng tiếng Anh – Anh và tiếng
8
Anh – Mỹ. Theo đó tác giả chứng minh đƣợc rằng ý niệm ăn uống trong tiếng Anh (miền nguồn) đƣợc
phóng chiếu lên những miền ý niệm khác (miền đích). Tác giả nghiên cứu sự lan tỏa nghĩa của ý niệm ăn
uống nhìn từ hai góc độ: từ góc độ tác thể (agent-oriented) và từ góc độ bị thể (patient-oriented). Nhìn từ góc
độ tác thể, ý niệm ăn uống đƣợc phóng chiếu đến sáu miền ý niệm khác nhau là miền hô hấp (respiratory
domain), miền cảm xúc (emotional domain), miền tri thức (intellectual domain), miền trải nghiệm cuộc sống
(domain of life’s experiences) và miền sở hữu (possession domain). Sự mở rộng nghĩa của ý niệm ăn uống
theo hƣớng này nhấn mạnh vào tính “nội tại hóa” (internalization), nhất quán với vai trò của đối tƣợng tạo ra
hành động ăn uống ở miền nguồn. Nhìn từ góc độ bị thể, ý niệm ăn uống đƣợc mở rộng nghĩa với sự phóng
chiếu lên ba miền ý niệm khác là miền địa chất (geological domain), miền cảm xúc (emotional domain), và
miền tâm lí (psychological domain). Theo hƣớng này, phạm trù ăn uống lại miêu tả sự phá hủy (destruction)
nhất quán với những ảnh hƣởng của đồ ăn/đồ uống đƣợc nói đến trong miền nguồn.
Nhƣ vậy, miền ăn uống có thể tạo ra những hình ảnh trên hai phƣơng diện khá khác biệt, phụ thuộc
vào đối tƣợng nào đƣợc nhấn mạnh (tác thể hay bị thể) trong quá trình diễn ra hiện tƣợng ăn uống. Tác giả
khẳng định rằng miền ăn uống là một mảnh đất khá “mầu mỡ” cho những nghiên cứu sâu hơn.
Sự mở rộng nghĩa của những từ chỉ ý niệm ăn/uống dựa trên các nền tảng khác nhau là:
a) Dựa trên tính nội tại hóa, ăn/uống có thể mở rộng nghĩa tới các miền khác nhƣ: sự cảm nhận của tác
thể, sự hít thở không khí, sự thỏa mãn về mặt cảm xúc hoặc tri thức.
b) Dựa trên sự tiêu biến của thức ăn/thức uống, ăn/uống có thể mở rộng nghĩa sang sự phá hủy về mặt
thể chất, sự dằn vặt/giằng xé về tâm lý.
Luận điểm của John Newman đƣợc chúng tôi áp dụng nhƣ kim chỉ nam cho những nội dung nghiên
cứu chính của luận án, đƣợc trình bày trong các chƣơng tiếp theo.
*Tiểu kết chƣơng 1
Chƣơng 1 đã tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến vấn đề ăn uống trong và ngoài nƣớc từ bình
diện ngôn ngữ. Vì ăn uống liên quan mật thiết đến văn hóa từng dân tộc nên việc dùng ngôn ngữ liên quan
đến phạm trù ăn uống lại càng phong phú, đa dạng, đặc thù riêng có theo vùng, miền, quốc gia. Tuy nhiên,
các nghiên cứu về vấn đề ăn uống còn khá mỏng, mang tính nhỏ lẻ. Đặc biệt là chƣa có nghiên cứu nào tiếp
cận nghiên cứu phạm trù này thực sự chuyên sâu đối chiếu hai ngôn ngữ Anh – Việt theo góc nhìn ngôn ngữ
học tri nhận.
Ngoài ra, quan điểm của các nhà khoa học tiên phong của ngành ngôn ngữ học tri nhận nhƣ G.
Lakoff & M. Johnson, R. Langacker, L. Talmy, Z. Kovesces, David Lee đã đƣợc chúng tôi nghiên cứu, phân
tích, so sánh để tìm ra những quan điểm phổ quát nhất của ngành ngôn ngữ học tri nhận, từ đó xây dựng nên
đƣờng hƣớng nghiên cứu, cho các chƣơng triển khai phía sau.
Đặc biệt, quan điểm nhìn nhận hành động ăn uống từ hai góc độ: tác thể và bị thể của John Newman
và nhữnng phân tích nhận định từ khoa học sinh lí đã đƣợc trinh bày cụ thể. Đây là luận điểm mấu chốt,
đƣợc chúng tôi áp dụng xuyên suốt trong các chƣơng sau của luận án.
CHƢƠNG 2. CƠ CHẾ CHUYỂN DI CỦA Ý NIỆM ĂN UỐNG TRONG TIẾNG ANH
(ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)
2.1. Cơ chế sinh học của ăn và uống
Có thể tổng kết các quá trình bậc dƣới tạo nên hành động ăn uống hoàn chỉnh trong sơ đồ sau:
9
Sơ đồ số 4: Các quá trình tạo nên hành động ăn uống hoàn chỉnh
Sơ đồ số 5: Các quá trình tạo nên hành động ăn uống hoàn chỉnh
2.2. Nghĩa của từ eat (ăn) và từ drink (uống) trong tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt)
2.2.1. Nghĩa của từ eat trong tiếng Anh và ăn trong tiếng Việt
Trong tiếng Anh, từ eat đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “to put food in your mouth, chew it and swallow
it” (Oxford advanced learner’s dictionary) nghĩa là “đưa thức ăn vào miệng, nhai và nuốt”.
Kết hợp với khảo sát ngữ liệu trong tiếng Anh (lấy từ kho ngữ liệu tiếng Anh-Anh và kho ngữ liệu
tiếng Anh – Mỹ trên trang và chúng tôi
đã rút ra đƣợc 13 nghĩa của từ eat trong tiếng Anh.
Căn cứ trên từ điển tiếng Việt [48] và căn cứ trên ngữ liệu thu thập đƣợc, chúng tôi phân loại lại
nghĩa của từ ăn trong tiếng Việt gồm 24 nghĩa.
Cảm giác (phản xạ của cơ thể)
+ Tích cực: ngon miệng, thỏa mãn
+ Tiêu cực: không ngon miệng, ngấy, ngán,
Phản xạ sinh học: cảm giác đói/khát
Tiếp thụ đồ ăn/thức uống (chất rắn/lỏng): qua miệng
Cách thức tiếp thụ: nhai, nhá, nghiền, nhào trộn, cắn, xé, gặm, nhấm
trong khoang miệng
Chuyển đổi trạng thái đồ ăn/thức uống: tiêu hóa
Tác động:
+ Tích cực (nuôi dƣỡng cơ thể)
+ Tiêu cực (bào mòn cơ thể, gây ngộ độc, suy kiệt)
Chuyển đổi vị trí đồ ăn/thức uống: nuốt
10
Bảng so sánh nghĩa của từ eat trong tiếng Anh trong sự đối chiếu với từ ăn trong tiếng Việt nhƣ sau:
STT Nghĩa của từ “ăn” Nghĩa bậc dƣới (nếu có) Trong
TA
Trong
TV
1 Nạp năng lƣợng Đưa thức ăn vào miệng, nhai nghiền và
nuốt nuôi dưỡng cơ thể
+
+
2 Ăn một bữa ăn (ăn sáng, ăn trưa, ăn tối,
ăn đêm...)
+ +
3 Tham dự một bữa cỗ/ tiệc trong một dịp cụ
thể (ăn cưới, ăn giỗ, ăn tết, ăn hỏi..)
+ +
4 Một hình thức ăn cụ thể (ăn chay, ăn
kiêng, ăn dặm, ăn vặt..)
- +
5 Nhai trầu, hút thuốc - +
6 Tiếp nhận Thụ hưởng - +
7 Tiêu thụ (hàng hóa, nhiên liệu) + +
8 Thu nạp (để hưởng) - +
9 Phải nhận lấy, chịu lấy (ý tiêu cực) - +
10 Giành đoạt, lấn át đối tượng khác + +
11 Hấp thu/ngấm/hút vào - +
12 Hòa hợp Gắn chặt, dính vào - +
13 Phù hợp, hài hòa - +
14 Lan ra Phá hủy/tiêu hao đối tượng khác + +
15 Mở rộng phạm vi - +
16 Là thành phần hoặc thuộc về đối tượng
khác
- +
17 Chiếm chỗ/ chiếm không gian/ dung lượng + -
18 Tƣơng ứng/ ngang giá - +
19 Quan hệ tình dục + +
20 Giành đoạt bằng hình
thức xấu
- +
21 Làm việc gì đó nhanh,
trong thời gian ngắn
mang tính thực dụng
-`` +
22 Kiếm sống - +
23 Trục lợi từ đối tƣợng
khác
- +
24 Thực hiện các hoạt động - +
25 Gây chết ngƣời - +
26 Hoạt động tâm lí Buồn rầu/ lo lắng/ dày vò + -
27 Hoan nghênh, ca ngợi,
yêu thích
+ -
11
28 Tiếp thu lĩnh hội tri thức + -
29 Rút lại lời nói + -
30 Nhận lỗi, chịu nhịn nhục + -
Bảng 1: So sánh nghĩa của từ “eat” trong tiếng Anh và từ “ăn” trong tiếng Việt
Ghi chú: dấu “+”: có xuất hiện nghĩa, dấu “-” : không xuất hiện nghĩa
Qua bảng so sánh trên ta có thể thấy đƣợc từ eat trong tiếng Anh có 13 nghĩa và từ ăn trong tiếng
Việt có 24 nghĩa. Trong đó hai ngôn ngữ có chung 11 nghĩa, còn lại 22 nghĩa khác nhau. Rõ rằng từ ăn trong
tiếng Viết đa nghĩa hơn từ eat trong tiếng Anh. Đặc biệt khả năng kết hợp của từ ăn trong tiếng Việt với các
từ loại khác khá đa dạng, phong phú, tạo nên khả năng chuyển nghĩa mạnh mẽ. (ăn có thể kết hợp nhiều từ
loại khác nhau nhƣ với tính từ, động từ, danh từ). Từ eat trong tiếng Anh thƣờng đƣợc kết hợp với các giới
từ nhƣ at, up, away tạo nên những cụm từ với nghĩa khác nghĩa gốc.
Từ bảng phân tích nghĩa chuyển của từ eat trong tiếng Anh và từ ăn trong tiếng Việt nói trên, đồng
thời áp dụng lí thuyết về mô hình tỏa tia của David Lee và Evan & Green (đã nói trong phần 1.2.2), chúng
tôi có đƣợc mô hình tỏa tia của từ eat trong tiếng Anh và từ ăn trong tiếng Việt nhƣ sau:
12
Sơ đồ số 5: mô hình tỏa tia của từ „eat” trong tiếng Anh
1. NẠP NĂNG LƢỢNG
2. TIẾP NHẬN
9. NHẪN LỖI
CHỊU NHỤC
1A. Đƣa
thức ăn vào
miệng
nhai,
nuốt
3A. Phá
hủy/ăn mòn
3B.Chiếm
không gian,
dung lƣợng
4. QUAN HỆ
TÌNH DỤC
8. RÖT LẠI LỜI NÓI
7.LĨNH HỘI
TRI THỨC
6. HOAN
NGHÊNH/YÊU THÍCH
5. H/Đ TÂM LÍ
2B. Lấn át
/giành
đoạt
2A. Tiêu thụ
3. LAN
RA
1C.Tham gia
một bữa
cỗ/tiệc
1B. Ăn một
bữa ăn cụ
thể
6A. Lo
lắng/dày vò
EAT
(ăn)
13
Sơ đồ số 6: mô hình tỏa tia của từ “ăn” trong tiếng Việt
ĂN
1. NẠP NĂNG
LƢỢNG
1D. Một hình
thức ăn cụ
thể
2A. Một hình
thức ăn cụ thể
1C. Ăn một
bữa cỗ, tiệc
1B. Ăn một
bữa ăn cụ
thể 1A. Đƣa
thức ăn vào
miệng
2. NHAI TRẦU,
HÖT THUỐC
3. TIẾP NHẬN
3A.Thụ
hƣởng
3B.Tiêu thụ
3C. Thu nạp
3D. Hấp
thu/ngấm
3E. Giành
đoạt
3F. Phải
chịu 4. HÕA HỢP
4A. Gắn
chặt/dính
vào
4B.Hài hòa,
phù hợp
5. LAN RA
6. TƢƠNG ÖNG/
NGANG GIÁ
7. QUAN HỆ
TÌNH DỤC
5A. Phá
hủy/tiêu hao
5B. Mở
rộng phạm
vi
5C. Thuộc
về đối
tƣợng khác
8. LÀM
TRONG
THỜI GIAN
NGĂN
9. KIẾM
SỐNG
10. TRỤC
LỢI
11. THỰC HIỆN
HÀNH ĐỘNG
12. GÂY CHÉT
NGƢỜI
14
2.2.2. Nghĩa của từ drink trong tiếng Anh và uống trong tiếng Việt
Trong tiếng Anh, từ drink đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “to take liquid into your mouth and swallow it”
(Oxford advanced learner’s dictionary) nghĩa là “đưa chất lỏng vào miệng và nuốt”.
Qua khảo sát trên cứ liệu từ điển Oxford [141] và căn cứ trên ngữ liệu thu thập đƣợc, chúng tôi thấy
rằng, ngoài nghĩa gốc là “đưa chất lỏng vào miệng và nuốt”, từ drink trong tiếng Anh còn có một số nghĩa
chuyển, xa dần nghĩa gốc.
Với tiếng Việt, chúng tôi đã tiến hành khảo sát từ điển (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên) và
nguồn ngữ liệu từ báo chí và một số tác phẩm văn học. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau: từ uống trong tiếng Việt
có 8 nghĩa.
Các nghĩa của từ drink trong tiếng Anh và từ uống trong tiếng Việt đƣợc tổng hợp trong bảng so
sánh sau đây:
STT Nghĩa của từ uống Trong TA Trong TV
1) Đƣa chất lỏng vào miệng, nuốt + +
2) Uống chất có cồn + +
3) Tiêu tốn tiền (vì uống rƣợu) + -
4) Tiếp thụ không khí + +
5) Thấm, hút + -
6) Chúc mừng + +
7) Chú ý lắng nghe, thƣởng thức + +
8) Đƣa đến trạng thái nào đó + -
9) Tiêu thụ nhiên liệu - +
10) Quan hệ tình dục - +
11) Trải nghiệm cuộc sống - +
Bảng 2: So sánh nghĩa của từ “drink” trong tiếng Anh và từ “uống” trong tiếng Việt
Qua bảng so sánh trên ta thấy rằng, về mặt số lƣợng nghĩa của từ drink trong tiếng Anh và từ uống
trong tiếng Việt ngang nhau (8 nghĩa trong tiếng Anh, 8 nghĩa trong tiếng Việt). Ngoài các nghĩa riêng, hai
ngôn ngữ có chung 5 lớp nghĩa là: đưa chất lỏng vào miệng và nuốt, uống chất có cồn, tiếp thụ không khí,
chúc mừng, chú ý lắng nghe và thưởng thức.
Từ bảng so sánh nghĩa của từ drink trong tiếng Anh và từ uống trong tiếng Việt, áp dụng lí thuyết về
mô hình tỏa tia của David Lee và Evan & Green (đã nói trong phần 1.2.2), chúng tôi có đƣợc mô hình tỏa tia
của từ drink trong tiếng Anh và từ uống trong tiếng Việt nhƣ sau:
15
Sơ đồ số 7: mô hình tỏa tia của từ „drink” trong tiếng Anh
Sơ đồ số 8: mô hình tỏa tia của từ „uống” trong tiếng Việt
UỐNG
1. Đƣa chất lỏng
vào miệng
8. Trải
nghiệm cuộc
sống
7. Quan hệ tình dục
6. Tiêu thụ nhiên
liệu
5. Chú ý lắng nghe,
thƣởng thức
2. Uống chất
có cồn
3. Tiếp thụ không khí
4. Chúc mừng
DRINK
1. Đƣa chất
lỏng vào miệng
2. Uống
chất có cồn
8. Đƣa đến một
trạng thái khác
7. Chú ý lắng
nghe,
thƣởng thức
6. Chúc mừng
3. Tiêu tốn tiền
4. Tiếp thụ
không khí
5.Thấm, hút
16
Trong 4 mô hình tỏa tia trên, ý niệm ăn trong tiếng Việt có khả năng lan tỏa, vận động mạnh mẽ nhất
với 04 chùm nghĩa phái sinh từ nghĩa gốc, tổng số thành tố nghĩa là 24. Ý niệm ăn trong tiếng Anh, đại diện
là eat có 04 chùm nghĩa phái sinh từ nghĩa gốc, tổng số thành tố nghĩa là 13. Ý niệm uống trong tiếng Anh,
đại diện là drink có 8 thành tố nghĩa, ý niệm uống trong tiếng Việt cũng có số lƣợng thành tố nghĩa tƣơng
đƣơng là 8.
2.3. Nền tảng tri nhận tạo nên cơ chế chuyển di ý niệm của ăn và uống trong tiếng Anh (đối chiếu với
tiếng Việt)
Vận dụng quan điểm của Newman (1997) về cơ chế chuyển nghĩa của ý niệm ăn uống đƣợc nêu ra
trong cuốn “The linguistics of eating and drinking”, chúng tôi khái quát 03 hƣớng chuyển di ý niệm của miền
ăn uống sang các miền ý niệm khác gồm: (i) Chuyển di ý niệm dựa trên sự hoàn thành của hoạt động ăn
uống; (ii) Chuyển di ý niệm dựa trên sự nội tại hóa (nhìn từ góc độ tác thể); (iii) Chuyển di ý niệm dựa trên
sự tiêu biến của đồ ăn/thức uống (nhìn từ góc độ bị thể).
2.3.1. Chuyển di ý niệm dựa trên sự hoàn thành của hoạt động ăn uống
Nhƣ đã nói ở trên, hoạt động ăn uống có những nét giống nhau, tuy nhiên không giống nhau một
cách hoàn toàn. Khi nói đến ăn là chúng ta liên tƣởng tới sự thay đổi về trạng thái của đồ ăn, từ dạng vật chất
thô trải qua quá trình nhai, nghiền chuyển sang dạng vật chất tinh hơn, cuối cùng chuyển hóa thành chất dinh
dƣỡng đi nuôi cơ thể. Nhƣ vậy, hoạt động ăn nói chung và các động từ chỉ sự ăn nói riêng hàm chỉ một quá
trình “hoàn chỉnh”, sự hoàn thành của một chu trình làm việc (perfectivity). Hoạt động uống hơi khác biệt vì
ở đó không diễn ra quá trình chuyển đổi trạng thái vật chất (ở đây là đồ uống) giống nhƣ quá trình ăn. Đồ
uống sau khi đƣợc đƣa vào khoang miệng sẽ trải qua quá trình thay đổi ngay trong đƣờng đi của nó là qua
khoang miệng, ống họng và đi qua các tuyến tiêu hóa. Quá trình này gần nhƣ một “đƣờng thẳng” vì không
xảy ra sự nhai nghiền, nhào trộn thức ăn nào trong khoang miệng cũng nhƣ trong dạ dày. Rõ ràng hoạt động
“ăn” sẽ tạo ra một hình ảnh về một quá trình thay đổi vật chất hoàn chỉnh, còn hoạt động “uống” lại gợi nên
hình ảnh về sự liên tục, lặp lại. Chính nét khác biệt này tạo ra sự phân tách trong khả năng chuyển di
của ý niệm ăn ý niệm uống.
2.3.2. Chuyển di ý niệm dựa trên sự nội tại hóa (nhìn từ góc độ tác thể)
Khi tƣ duy ngôn ngữ, con ngƣời sẽ dựa trên những trải nghiệm thân thể của mình với môi trƣờng
xung quanh để mô hình hóa, khái quát hóa thành những lƣợc đồ hình ảnh, từ đó hình thành nên ý niệm, ý
nghĩa và kết quả cuối cùng là ngôn ngữ. Trƣớc hết với tƣ cách là tác thể (agent), con ngƣời hiểu, trải nghiệm
qua quá trình ăn uống và từ đó tƣ duy sang ngôn ngữ sử dụng. Trong quá trình ăn uống, con ngƣời với vai trò
là tác nhân gây ra hành động tạo ra một hình ảnh rõ nét về tính nội tại hóa (internalization).
2.3.2.1. Chuyển di ý niệm dựa trên trải nghiệm thoải mái, thỏa mãn của chủ thể
2.3.2.2. Chuyển di ý niệm dựa trên trải nghiệm không thoải mái của chủ thể
2.3.2.3. Chuyển nghĩa dựa trên cảm giác do ăn uống mang lại cho chủ thể
2.3.3. Chuyển nghĩa dựa trên sự tiêu biến của đồ ăn/ thức uống (nhìn từ góc độ bị thể)
Ở đây vai trò của đối tƣợng tiếp thụ đồ ăn/thức uống không còn đƣợc chú trọng. Cái đƣợc chú trọng
chính là hiệu ứng tạo nên khi hình ảnh đồ ăn/thức uống phải trải qua một qua trình xử lí cơ học có phần bạo
liệt và bị chuyển hóa thành các chất khác nhau để tham gia vào quá trình tiêu hóa và đào thải. Dựa trên trải
nghiệm này, ngƣời sử dụng ngôn ngữ đã ý niệm hóa sang các miền ý niệm khác, cụ thể chúng tôi đề cập ở
đây là các hiện tƣợng tự nhiên (địa lý, thiên văn, địa chất, sinh học, hóa học v.v..), hiện tƣợng xã hội, hoạt
động kinh tế-xã hội, hoạt động tâm sinh lí.
17
2.3.3.1. Sự tiêu biến các thực thể trong các hiện tượng tự nhiên
2.3.3.2. Hiện tượng đấu tranh trong tự nhiên và xã hội
2.3.3.3. Trải nghiệm cuộc sống
2.3.3.4. Diễn biến về tâm lí, tình cảm
* Tiểu kết chƣơng 2:
Chƣơng 2 đã đƣa ra khái quát về cơ chế sinh học của hoạt động ăn uống gồm các giai đọan cơ bản
của quá trình ăn uống. Nhìn chung hành động ăn uống luôn tuân theo một chu trình chung từ “cảm giác
đói/khát” (hunger/thirst) tạo ra nhu cầu ăn/uống cho con ngƣời, thậm chí bắt buộc con ngƣời phải ăn/uống để
thỏa mãn cảm giác đó. Bắt đầu của chu trình này là phải có một lƣợng chất rắn/ lỏng đƣợc đƣa vào trong
miệng (intake). Tiếp theo là quá trình nhai, nghiền đồ ăn/thức uống diễn ra trong khoang miệng. Đồ ăn/thức
uống phải trải qua một quá trình này gọi là tiêu hóa (digestion). Chức năng của hành vi ăn uống là để nuôi
dƣỡng cơ thể (nourishment). Sau khi ăn, chủ thể sẽ có đƣợc cảm giác từ ăn uống đem lại (taste), đƣợc cảm
nhận thông qua vị giác (gustation). Cơ chế sinh học của quá trình ăn uống là cơ sở quan trọng, là kim chỉ
nam để chúng tôi thực hiện các bƣớc nghiên cứu tình hình chuyển di ý niệm từ miền ăn uống sang các miền
khác.
Căn cứ trên quan điểm của Newman (1997), chúng tôi đã nêu ra và chứng minh bằng các ví dụ cụ
thể cơ sở của hiện tƣợng chuyển di ý niệm của miền ăn uống, cụ thể là hiện tƣợng tỏa tia ý niệm của nhóm từ
chỉ ý niệm ăn uống. Theo đó, quá trình chuyển nghĩa cần phải đƣợc xét từ hai góc nhìn khác nhau: (1) từ góc
độ tác thể tức là chú trọng tính nội tại hóa của chủ thể, (2) từ góc độ bị thể tức là chú trọng vào hình ảnh bị
phá hủy và tiêu biến của đồ ăn/thức uống. Ngoài ra, cảm giác do ăn uống mang lại cũng là một nguồn gốc
quan trọng tạo ra hiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- an_du_y_niem_cua_pham_tru_an_uong_trong_tieng_anh_doi_chieu_voi_tieng_viet_139_1937777.pdf