Từ kết quả nghiên cứu về thực trạng và đánh giá hiệu lực quản lý tài
chính trong ĐHTN, có thể tóm lược các vấn đề chính như sau:
(1) Khi vẫn có sự hỗ trợ từ NSNN, hầu hết các cơ sở giáo dục đại
học thành viên ĐHTN đều đạt mục tiêu thu đủ bù đắp chi phí và có tích
lũy. khả năng tự đạm bảo chi thường xuyên là tiền đề để các trường có
thể đạt được lợi nhuận trong bối cảnh tương lai. Tuy nhiên, mức độ tự
đảm bảo chi thường xuyên của các đơn vị này chưa cao, nguyên nhân là
bởi nguồn thu thấp trong khi chi thường xuyên tăng.
(2) Nguồn thu của ĐHTN chưa đa dạng và chưa được khai thác hiệu
quả.
(3) Tỷ trọng tăng thu nhập bình quân của cán bộ giảng viên qua các
năm không ổn định cho thấy khả năng tăng thu nhập cho cán bộ giảng viên
của đại học găp nhièu khó khăn trong thời kỳ mới. Đây là kết quả tất yếu
của một cơ cấu thu không hợp lý, phụ thuộc quá nhiều vào khả năng tuyển
sinh, các nguồn thu sự nghiệp khác lại chưa mang lại hiệu quả cao.
11 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ tới hiệu lực quản lý tài chính trong đại học vùng tại Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp Đại học Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài chính của Đại học Thái Nguyên trong bối cảnh hướng
tới đảm bảo tự chủ tài chính.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc kiểm soát nội
bộ tới hiệu lực quản lý tài chính Đại học Thái Nguyên trong bối cảnh
hướng tới đảm bảo tự chủ tài chính.
3
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ của Đại học Thái
Nguyên nhằm nâng cao hiệu lực quản lý tài chính trong bối cảnh tự chủ tài
chính.
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu trên, luận án tập trung trả lời
cho 3 câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi 1: Hiệu lực quản lý tài chính của Đại Thái Nguyên đã đạt
được như thế nào?
Câu hỏi 2: Các nhân tố thuộc kiểm soát nội bộ ảnh hưởng như thế
nào tới hiệu lực quản lý tài chính tại Đại học Thái Nguyên trong bối cảnh
hướng tới đảm bảo tự chủ tài chính?
Câu hỏi 3: Giải pháp nào là phù hợp trong việc hoàn thiện kiểm soát
nội bộ nhằm nâng cao hiệu lực quản lý tài chính của Đại học Thái Nguyên
trong bối cảnh tự chủ tài chính?
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa các nhân tố thuộc kiểm soát
nội bộ và hiệu lực quản lý tài chính Đại học Thái Nguyên khi hướng tới
chủ tài chính.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của
các nhân tố kiểm soát nội bộ tới hiệu lực quản lý tài chính, nghiên cứu
trường hợp cụ thể của Đại học Thái Nguyên. Dữ liệu phân tích được lấy
chủ yếu trong khoảng thời gian từ 2015 tới 2017.
4. Những đóng góp mới của luận án
Những đóng góp mới dự kiến đạt được của luận án:
- Về mặt lý luận:
+ Khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về KSNB và quản lý tài
chính trong đại học nói chung và đại học vùng nói riêng.
4
+ Phân tích KSNB đối với quản lý tài chính của Đại học vùng và ảnh
hưởng của các chính sách, thể chế pháp luật tới sự vận hành hệ thống
KSNB và hiệu lực quản lý tài chính của đại học vùng trong bối cảnh hướng
tới đảm bảo tự chủ tài chính.
+ Chỉ ra sự ảnh hưởng của KSNB tới hiệu lực quản lý tài chính tại
đại học vùng và đánh giá mối quan hệ đó
- Về mặt thực tiễn:
+ Nghiên cứu, làm rõ mối quan hệ, ảnh hưởng của các yếu tố thuộc
KSNB đến hiệu lực quản lý tài chính tại ĐHTN.
+ Từ kết quả nghiên cứu, chỉ ra các nhân tố của KSNB có ảnh hưởng
tới hiệu lực quản lý tài chính của ĐHTN trong bối cảnh hướng tới đảm bảo
tự chủ tài chính, đưa ra các khuyến nghị điều chỉnh, khắc phục cần thiết
đối KSNB, nâng cao hiệu lực quản lý tài chính nhằm phát huy tối đa quyền
tự chủ của ĐHTN trong khuôn khổ pháp luật, từ đó có thể điều chỉnh, đúc
kết kinh nghiệm chung cho các đại học vùng tại Việt Nam.
5. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận án bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Lý luận về kiểm soát nội bộ và quản lý tài chính đại học trong
điều kiện tự chủ tài chính
Chương 3: Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Bối cảnh nghiên cứu và kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của
kiểm soát nội bộ tới quản lý tài chính trong Đại học Thái Nguyên
Chương 5: Phân tích kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp tăng cường
kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao hiệu lực quản lý tài chính trong Đại học
Thái Nguyên
5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu các vấn đề chung về Kiểm soát nội bộ (KSNB)
Nghiên cứu Internal Control của tác giả Charles A. Saia (1992) xác
định các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB gồm: môi trường kiểm soát,
Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám
sát.
Nhiều công trình nghiên cứu về KSNB của các nhà nghiên cứu đề
cập đến khái niệm về kiểm soát nội bộ, các loại hình kiểm soát trong mối
quan hệ với kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán tài chính. Trong đó, Kiểm
toán nội bộ hiện đại kế thừa quan điểm của Brink, tác giả Robert R.
Moeller (2009 khi phát triển thêm lý luận của COSO ứng dụng cho mục
đích của kiểm toán nội bộ, đã bổ sung thêm một số mục tiêu của kiểm soát
nội bộ cần đạt được.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về khái niệm hệ thống KSNB, các yếu
tố cấu thành hệ thống KSNB, vai trò và trách nhiệm của các đối tượng có
liên quan đến KSNB, những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB, trình
tự và phương pháp nghiên cứu hệ thống KSNB của kiểm toán viên chủ yếu
là các giáo trình, sách, tạp chí, bài viết.
1.2. Các nghiên cứu về kiểm soát nội bộ trong trường đại học
Các nghiên cứu này tập trung vào khía cạnh thiết lập khung kiểm
soát nội bộ của trường đại học như nghiên cứu của Weixing Wang (2010),
M. Popescu và A. Dacălu (2012), He Fan và các cộng sự (2013)... khẳng
định kiểm soát là một công cụ của quản lý.
Tại Việt Nam, trong nghiên cứu Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các
trường đại học công lập Việt Nam hiện nay (2012), các tác giả Đinh Thế
Hùng, Nguyễn Thị Hồng Thúy, Hàn Thị Lan Thư đã xác định kiểm soát
nội bộ của các trường đại học công lập tại Việt Nam được cấu thành bởi
6
các yếu tố: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hệ thống kế toán, Hệ
thống thông tin kế toán, các thủ tục kiểm soát và giám sát.
1.3. Các nghiên cứu về vấn đề quản lý tài chính và tự chủ tài chính
trong các trường đại học
Nghiên cứu về khía cạnh này, các tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề
khác nhau như so sánh hiệu quả quản lý tài chính giáo dục khối công lập
và dân lập (Estelle James và các cộng sự, 1996); sự đa dạng hóa nguồn tài
chính các trường đại học (Estermann, 2011); nhìn nhận vấn đề tự chủ tài
chính của các trường đại học là một vấn đề tất yếu (Michael Mitsopoulos
và Theodore Pelagidis, 2008).
Các nghiên cứu ở Việt Nam về lĩnh vực quản lý tài chính nói chung
trong các trường đại học vẫn chủ yếu tập trung giải quyết các vấn đề quản
lý, mang tính thời sự. Kết quả nghiên cứu chưa hướng tới tính quy luật, do
đó chỉ có thể giải quyết vấn đề quản lý cụ thể của một đối tượng cụ thể,
trong một khoảng thời gian nhất định.
LATS. Quản lý tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam,
tác giả Vũ Thị Thanh Thủy (2012) đã xác định thang đo tự chủ tài chính
của các trường đại học bằng tỷ lệ thu ngoài ngân sách nhà nước/tổng thu
của trường và khả năng tự chủ, tự quyết định các danh mục, mức chi.
1.4. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và quản lý
tài chính trong trường đại học
Trong các nghiên cứu này, các tác giả đều khẳng định có mối quan
hệ ảnh hưởng tích cực giữa kiểm soát nội bộ và quản lý tài chính trong
trường đại học.
Tóm lại, các nghiên cứu trước đã giải quyết được các vấn đề sau:
1. Xác định mục tiêu và các yếu tố của KSNB trường đại học.
7
2. Đánh giá mức độ nhận thức và thực hiện KSNB của lãnh đạo cấp
cao cũng như cán bộ công nhân viên
3. Các yếu tố của quản lý tài chính trường đại học
4. Xác định thang đo tự chủ tài chính và các yếu tố ảnh hưởng tới tự
chủ tài chính trường đại học
5. Xác định mối quan hệ giữa KSNB với quản lý tài chính trong
trường đại học, tuy nhiên mức độ giải quyết vẫn chưa triệt để.
Như vậy, qua quá trình tổng quan tài liệu, theo hiểu biết của tác giả,
vẫn tồn tại khá nhiều khoảng trống trong các nghiên cứu về KSNB và tự
chủ tài chính trong đại học công lập ở Việt Nam nói chung.
Thứ nhất. Các nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý
tài chính các trường đại học trên thế có thể không phù hợp với các đơn vị
giáo dục đại học ở Việt Nam.
Thứ hai. Chưa có nghiên cứu nào về tại Việt Nam chỉ ra tính quy
luật trong mối quan hệ giữa KSNB và quản lý tài chính.
Thứ ba. Chưa có nghiên cứu nào đánh giá mức độ ảnh hưởng của
các quyết định quản lý vĩ mô tới việc thiết lập và vận hành KSNB của các
đơn vị sử dụng Ngân sách nhà nước.
Thứ tư. Các nghiên cứu đối với các đơn vị tự chủ tài chính cũng chỉ
tập trung vào các giải pháp để nâng cao khả năng tự chủ của đơn vị mà
chưa đánh giá được mức độ ảnh hưởng của quyền tự chủ tới các quyết
định quản lý tài chính.
Thứ năm. Chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu mối quan hệ giữa hệ
thống kiểm soát nội bộ và khả năng tự chủ tài chính trong trường đại học..
Thứ sáu. Cho tới nay, các nghiên cứu mới chỉ tập trung giải quyết
các vấn đề về kiểm soát nội bộ hoặc tự chủ tài chính cho các trường đại
học công lập mà chưa có nghiên cứu nào giải quyết vấn đề của đại học
vùng.
8
Thứ 7. Trong bối cảnh các đại học Việt Nam hướng tới tự chủ tài
chính tài chính, đạt được hiệu lực quản lý tài chính là một vấn đề vô cùng
cấp thiết song các nghiên cứu về hiệu lực quản lý tài chính nói chung và
hiệu lực quản lý tài chính trong đại học nói riêng hầu như có rất ít tài liệu
đề cập tới.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu Đề tài “Ảnh
hưởng của kiểm soát nội bộ tới hiệu lực quản lý tài chính trong đại học
vùng tại Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp Đại học Thái Nguyên”
nhằm làm sáng tỏ ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ tới hiệu lực quản lý tài
chính trong đại học vùng trong bối cảnh hướng tới đảm bảo tự chủ tài
chính.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
9
CHƯƠNG 2. LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
2.1. Khái quát về đại học công lập
“Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất và đảm bảo chi thường xuyên” .
2.2. Quản lý tài chính đại học
2.2.1. Quan điểm về quản lý tài chính đại học
Có thể hiểu rằng: Quản lý tài chính đại học là sự tác động của Nhà
quản lý tới các hoạt động tài chính (quản lý thu, quản lý chi, quản lý tài
sản, kiểm soát tài chính) trong đơn vị thông qua các công cụ quản lý tài
chính được thiết lập nhằm đạt được các mục tiêu để ra trên cơ sở pháp
luật hiện hành. Quản lý tài chính của đại học là một quá trình liên tục bao
gồm: xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, lập dự toán; tiếp nhận dự toán Ngân
sách và thực hiện phân bổ; tổ chức tạo nguồn và sử dụng nguồn tài chính;
hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn tài chính của các đơn vị
trực thuộc; thực hiện công khai tài chính theo quy định.
2.2.2. Quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính trong đại học
Trong điều kiện tự chủ tài chính, các đại học phải tự đảm bảo được
nguồn thu của mình, cân đối thu - chi, đảm bảo bù đắp được chi phí và
phải có tích lũy, quản lý tài chính tương tự như một doanh nghiệp độc lập.
Tình hình mới đòi hỏi các đại học phải thay đổi trong quản lý tài chính
hướng tới bền vững tài chính nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển. Nội
dung quản lý tài chính của trường đại học gồm có: (1) Quản lý huy động
các nguồn lực tài chính, (2) Quản lý phân bổ và sử dụng các nguồn lực
tài chính, và (3) Kiểm soát tài chính.
2.2.2.1. Quản lý huy động các nguồn lực tài chính
- Nguồn tài chính từ NSNN cấp
10
- Nguồn tài chính ngoài NSNN
2.2.2.2. Quản lý phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính
2.2.2.3. Kiểm soát tài chính
Các công cụ quản lý tài chính trong đại học công lập gồm có:
* Dự toán ngân sách
* Công tác kế hoạch
* Quy chế chi tiêu nội bộ
* Hạch toán, kế toán, kiểm toán
* Hệ thống thanh tra, kiểm tra nội bộ
* Tổ chức bộ máy quản lý tài chính
2.2.3. Hiệu lực quản lý tài chính
Trong điều kiện tự chủ tài chính, quản lý tài chính của đại học vùng
được coi là có hiệu lực khi đảm bảo đạt được các mục tiêu: (1) Có lợi
nhuận; (2) Nguồn thu đa dạng; (3) Đảm bảo mục tiêu phát triển; (4) Tăng
thu nhập cho cán bộ, giảng viên.
2.3. Kiểm soát nội bộ trong đại học
2.3.1. Quan điểm về kiểm soát nội bộ trong trường đại học
Có nhiều khung KSNB đã được phát triển, từ đó có các định nghĩa
riêng về KSNB và các cách tiếp cận hệ thống khác nhau. Trên cơ sở mục
đích nghiên cứu và phạm vi Luận án, tác giả lựa chọn sử dụng khung
KSNB theo COSO làm định hướng cho việc xác định các thành tố của
KSNB trong Đại học vùng. Theo đó, KSNB bao gồm 5 yếu tố: Môi trường
kiểm soát, Quản lý rủi ro, Thông tin và truyền thông, Các hoạt động kiểm
soát, Giám sát.
2.3.2. Khái quát về kiểm soát nội bộ
Khái niệm về KSNB của COSO đã được cập nhật cho thấy sự mở
rộng của mục tiêu báo cáo: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình, bị ảnh
11
hưởng bởi ban giám đốc, quản lý và các nhân viên khác, được thiết kế để
cung cấp sự đảm bảo hợp lý liên quan đến việc đạt được mục tiêu về quá
trình hoạt động, báo cáo và tuân thủ của thực thể”.
Nhiều tác giả đã cụ thể hóa các mục tiêu của kiểm soát nội bộ trong
một tổ chức. Tác giả Đinh Thế Hùng và các cộng sự trong một nghiên cứu
về hệ thống KSNB trong các trường đại học công lập Việt Nam cũng đã
khái quát các định nghĩa về KSNB của COSO và INTOSAI, từ đó khẳng
định: “trong lĩnh vực công, hệ thống kiểm soát nội bộ cũng được hiểu theo
nghĩa là quá trình chi phối bởi nhà quản lý và các nhân viên của đơn vị,
được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục
tiêu: Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động; Sự tin cậy của báo cáo tài
chính; Sự tuân thủ các luật lệ và luật định”. Đại học vùng thuộc hệ thống
giáo dục đào tạo đại học công lập, do đó, khẳng định trên phù hợp đối với
hệ thống kiểm soát nội bộ đại học vùng.
2.3.3. Các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ của đại học
Theo COSO, Kiểm soát nội bộ gồm 5 yếu tố cấu thành: Môi trường
kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Các hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền
thông, Các hoạt động giám sát.
2.4. Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và hiệu lực quản lý
Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, tồn tại một mối liên hệ giữa
KSNB đối với hiệu suất tài chính của một tổ chức, và KSNB có ảnh
hưởng tích cực tới doanh thu, lợi nhuận. Như đã phân tích, tổ chức có
thể đạt được các mục tiêu phát triển khác khi đạt được mục tiêu lợi
nhuận. Và do đó, tồn tại một mối liên hệ giữa KSNB và hiệu lực quản lý
tài chính.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
12
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận của nghiên cứu
3.1.1. Lý thuyết nền tảng
* Lý thuyết bất định (Contingency Theory)
Lý thuyết bất định giải thích cho sự đa dạng của các hệ thống kiểm
soát nội bộ trên thực tế, và do đó, hoàn toàn phù hợp khi được vận dụng
vào nghiên cứu này. Các đại học là các tổ chức kinh tế, có sứ mệnh, mục
tiêu đặc thù, khác biệt với doanh nghiệp và các tổ chức khác. Sự tồn tại của
kiểm soát nội bộ trong đại học đảm bảo cho đơn vị đạt được các mục tiêu,
và do tính chất đặc thù của đại học mà kiểm soát nội bộ cần phải có những
điều chỉnh phù hợp.
* Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory)
Trong nghiên cứu này, lý thuyết các bên liên quan được vận dụng để
giải thích cho việc ra quyết định của nhà quản lý trên cơ sở xem xét các
mối liên hệ cũng như lợi ích với bên ngoài và bên trong đại học.
3.1.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu được xác định như sau:
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu
Môi trường kiểm soát
Đánh giá rủi ro
Thông tin & Truyền
thông
Hoạt động kiểm soát
Giám sát
Hiệu lực quản lý tài
chính của đại học
trong bối cảnh hướng
tới tự chủ tài chính
13
3.1.3. Xác định các biến quan sát thuộc mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở 17 nguyên tắc của COSO, các biến quan sát về Kiểm soát
nội bộ được xác định theo từng thành tố: Môi trường kiểm soát, Đánh giá
rủi ro, Thông tin và Truyền thông, Hoạt động kiểm soát và Giám sát.
Các biến quan sát của Hiệu lực quản lý tài chính gồm có: Đơn vị có
khả năng đạt được lợi nhuận khi đại học chuyển sang tự chủ tài chính; Đơn
vị có khả năng đa dạng hóa nguồn thu khi đại học tự chủ tài chính; Đơn vị
có khả năng đảm bảo mục tiêu phát triển khi đại học tự chủ tài chính; Đơn
vị có khả năng đảm bảo tăng thu nhập cho cán bộ, giảng viên khi đại học
chuyển sang tự chủ tài chính
3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết (H1): Môi trường Kiểm soát có tác động cùng chiều tới
hiệu lực quản lý tài chính của ĐHTN trong điều kiện tự chủ tài chính
Giả thuyết (H2): Có sự tác động tích cực của việc đánh giá rủi ro tới
hiệu lực quản lý tài chính của ĐHTN trong điều kiện tự chủ tài chính
Giả thuyết (H3): Thông tin và truyền thông có tác động tích cực
đến hiệu lực quản lý tài chính của ĐHTN trong điều kiện tự chủ tài chính
Giả thuyết (H4): Có sự tác động cùng chiều của hoạt động kiểm
soát tới hiệu lực quản lý tài chính của ĐHTN
Giả thuyết (H5) Có mối tương quan cùng chiều giữa hoạt động giám
sát và hiệu lực quản lý tài chính của ĐHTN
3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu
Xây dựng thang đo và chuẩn bị cho điều tra sơ bộ. Bảng hỏi điều tra
sơ bộ được gửi xin ý kiến một số chuyên gia, sau đó thực hiện điều chỉnh
và thực hiện điều tra sơ bộ với quy mô mẫu nhỏ nhằm đánh giá độ tin cậy
của thang đo. Kết quả của việc phân tích dữ liệu điều tra sơ bộ cùng với
phản hồi của các đáp viên là cơ sở điều chỉnh bảng hỏi, loại bớt các biến
14
quan sát trùng lắp hoặc không thỏa mãn điều kiện của phân tích định
lượng, từ đó điều chỉnh bảng hỏi cho phù hợp trước khi điều tra trên diện
rộng. Các chuyên gia được lựa chọn dựa trên tiêu chí vị trí công tác và
thâm niên công tác.
3.4. Nguồn dữ liệu nghiên cứu
- Nguồn dữ liệu thứ cấp
- Nguồn tài liệu sơ cấp
3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu
(1) Đánh giá hiệu lực quản lý tài chính của ĐHTN đã đạt được như
thế nào thông qua việc đánh giá các mục tiêu quản lý tài chính đã đạt được
- Đánh giá khả năng đạt được lợi nhuận
- Đánh giá khả năng đa dạng hóa các nguồn thu
- Đánh giá khả năng đảm bảo mục tiêu phát triển
- Khả năng tăng thu nhập cho cán bộ, giảng viên
(2) Nghiên cứu ảnh hưởng của KSNB tới hiệu lực quản lý tài chính
của ĐHTN
Tác giả sử dụng phần mềm SPSS20 để phân tích mối quan hệ giữa
kiểm soát nội bộ và hiệu lực quản lý tài chính của Đại học Thái Nguyên
trong bối cảnh hướng tới tự chủ tài chính. Bảng khảo sát sau khi được xây
dựng sẽ thực hiện pilot test với mẫu nhỏ và tham khảo ý kiến chuyên gia
trước khi đưa vào khảo sát chính thức. Sử dụng kiểm định Cronbach’s
Alpha để đánh giá chất lượng của thang đo.
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
- Kiểm định KMO
- Kiểm định Bartlett .
- Sử dụng phương sai trích (% cumulative variance) để đánh giá mức
độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố
15
- Phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy được thực hiện
theo từng thành tố đối với Hiệu lực quản lý tài chính
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
16
CHƯƠNG 4. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TỚI HIỆU LỰC
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
4.1. Bối cảnh nghiên cứu của luận án
4.1.1. Đại học vùng và đặc điểm của đại học vùng trong hệ thống đại học
công lập Việt Nam
4.1.2. Khái quát về Đại học Thái Nguyên
Trên cơ sở sắp xếp lại các trường đại học trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên, ngày 4/4/1994 Đại học Thái Nguyên (tên giao dịch bằng tiếng
Anh: Thai Nguyen University, viết tắt là TNU) được thành lập theo Nghị
định số 31/CP của chính phủ. Là một trong 5 Đại học của Việt Nam thực
hiện theo mô hình Đại học 2 cấp, Đại học Thái Nguyên được giao trọng
trách là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh, đào tạo đa ngành,
đa lĩnh vực, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công
nghệ nhằm góp phần phát triền kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của
vùng trung du và miền núi phía Bắc. Hiện nay, Đại học Thái Nguyên có
tổng số 29 đơn vị thành viên với 11 đơn vị đào tạo, 15 đơn vị nghiên cứu,
03 đơn vị phục vụ.
4.2. Thực trạng quản lý tài chính của Đại học Thái Nguyên
4.2.1. Quản lý khai thác nguồn thu
Nguồn thu của Đại học Thái Nguyên được hình thành từ các nguồn:
- Nguồn Ngân sách Nhà nước cấp
- Nguồn thu phí, lệ phí và thu sự nghiệp khác
4.2.2. Quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính
17
4.2.2.1. Phân phối các nguồn thu sự nghiệp tại Đại học Thái Nguyên
4.2.2.2. Phân bổ dự toán Ngân sách Nhà nước
4.2.3. Quản lý trích lập và sử dụng các quỹ
4.2.4. Kiểm soát quản lý tài chính trong Đại học Thái Nguyên
4.3. Kết quả nghiên cứu
4.3.1. Đánh giá hiệu lực quản lý tài chính của Đại học Thái Nguyên
Đánh giá hiệu lực quản lý tài chính của ĐHTN đã đạt được như thế
nào thông qua việc đánh giá các mục tiêu quản lý tài chính đã đạt được.
Kết quả đánh giá hiệu lực quản lý tài chính của ĐHTN: có khả năng đạt
được lợi nhuận song mức độ chưa cao; nguồn thu chưa thực sự đa dạng và
hiệu quả; khả năng tăng thu nhập cho CBGV gặp nhiều khó khăn; khả
năng đạt được mục tiêu phát triển bị ảnh hưởng cơ cấu chi chưa hợp lý
4.3.2. Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ tới hiệu lực quản lý tài chính của
Đại học Thái Nguyên
4.3.2.1. Điều tra sơ bộ
Từ kết quả của khảo sát sơ bộ và sau khi thực hiện điều chỉnh bảng
hỏi, tác giả tiến hành điều tra chính thức. Mô hình nghiên cứu sau khảo sát
có sự thay đổi, gồm 18 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc với 58 quan sát.
4.3.2.2. Điều tra chính thức
* Xác định cỡ mẫu điều tra:
Tác giả xác định, cỡ mẫu điều tra tối thiểu là 290, thỏa mãn điều kiện
cỡ mẫu. Kết quả thu được 298 phiếu hợp lệ, chiếm 85,14% tổng số phiếu
điều tra, thỏa mãn điều kiện cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu. Sau khi phân
tích EFA ta có 18 biến độc lập với 52 biến đo lường được gom lại thành
18 nhân tố.
* Ảnh hưởng của Môi trường kiểm soát tới Hiệu lực quản lý tài chính
18
HLQLTC = 0.26GTDAODUC + 0.306LANHDAO +
0.131CCTOCHUC + 0.212CSNHANSU + 0.116TNCANHAN +
0.152CSNHANUOC
Trong đó, Hiệu lực quản lý tài chính của ĐHTN chịu ảnh hưởng
nhiều nhất từ vai trò người lãnh đạo và các giá trị đạo đức được thiết
lập cũng như chính sách nhân sự.
* Ảnh hưởng của Đánh giá rủi ro tới Hiệu lực quản lý tài chính
HLQLTC = 0.502XDMUCTIEU + 0.296NDRUIRO +
0.168DGGIANLAN + 0.22TDDANGKE
Hiệu lực quản lý tài chính của ĐHTN chịu ảnh hưởng nhiều nhất
từ việc xác định mục tiêu và nhận dạng các rủi ro, bên cạnh đó, cũng
cần phải lưu ý tới các thay đổi đáng kể.
* Ảnh hưởng của Hoạt động kiểm soát tới Hiệu lực quản lý tài chính
HLQLTC = 0.617CLKIEMSOAT + 0.136SDCONGNGHE +
0.204TUANTHU
Trong đó, Hiệu lực quản lý tài chính của ĐHTN chịu ảnh hưởng nhiều
nhất bởi chọn lọc hoạt động kiểm soát.
* Ảnh hưởng của Thông tin và Truyền thông tới Hiệu lực quản lý tài
chính
HLQLTC = 0.560TTTHICHHOP + 0.171TTNOIBO +
0.233TTBENNGOAI
Hiệu lực quản lý tài chính của ĐHTN chịu ảnh hưởng nhiều nhất
bởi việc sử dụng thông tin thích hợp.
* Ảnh hưởng của Giám sát tới Hiệu lực quản lý tài chính
HLQLTC = 0.481GIAMSAT + 0.385SCHIEMKHUYET
Trong mối quan hệ với Hiệu lực quản lý tài chính của ĐHTN cả 2 nhân
tố thuốc Giám sát đều có ảnh hưởng lớn.
19
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
5.1. Phân tích kết quả nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu về thực trạng và đánh giá hiệu lực quản lý tài
chính trong ĐHTN, có thể tóm lược các vấn đề chính như sau:
(1) Khi vẫn có sự hỗ trợ từ NSNN, hầu hết các cơ sở giáo dục đại
học thành viên ĐHTN đều đạt mục tiêu thu đủ bù đắp chi phí và có tích
lũy. khả năng tự đạm bảo chi thường xuyên là tiền đề để các trường có
thể đạt được lợi nhuận trong bối cảnh tương lai. Tuy nhiên, mức độ tự
đảm bảo chi thường xuyên của các đơn vị này chưa cao, nguyên nhân là
bởi nguồn thu thấp trong khi chi thường xuyên tăng.
(2) Nguồn thu của ĐHTN chưa đa dạng và chưa được khai thác hiệu
quả.
(3) Tỷ trọng tăng thu nhập bình quân của cán bộ giảng viên qua các
năm không ổn định cho thấy khả năng tăng thu nhập cho cán bộ giảng viên
của đại học găp nhièu khó khăn trong thời kỳ mới. Đây là kết quả tất yếu
của một cơ cấu thu không hợp lý, phụ thuộc quá nhiều vào khả năng tuyển
sinh, các nguồn thu sự nghiệp khác lại chưa mang lại hiệu quả cao.
(4) Mục tiêu phát triển của đại học được xác định theo từng giai đoạn
lịch sử, tuy nhiên, cơ cấu chi trong tổng chi chưa hợp lý, chưa đáp ứng
được mục tiêu hoạt động và phát triển của một đại học vùng.
20
5.2. Định hướng phát triển của Đại học Thái Nguyên đến năm 2030
5.3. Một số giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao hiệu
lực quản lý tài chính trong Đại học Thái Nguyên
5.3.1. Tăng cường kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao hiệu lực quản lý tài
chính trong Đại học Thái Nguyên
(1) Đề xuất hoàn thiện môi trường kiểm soát nội bộ
(2) Đề xuất về công tác Đánh giá rủi ro
(3) Đề xuất về hoàn thiện Thông tin và Truyền thông
(4) Đề xuất về hoàn thiện Hoạt động kiểm soát
(5) Đề xuất về tăng cường giám sát
5.3.2. Giải pháp đảm bảo khả năng tự chủ tài chính của Đại học Thái
Nguyên
5.3.2.1. Giải pháp vĩ mô
(1) Đại học vùng cần được giao quyền tự chủ cao hơn và toàn diện
hơn so với các trường thành viên; (2) Cần sớm ban hành các văn bản pháp
quy quy định cụ thể về quyền tự chủ đại học phù hợp với đặc điểm tổ chức
và chức năng, nhiệm vụ của đại học vùng; (3) Các văn bản được ban hành
cần có tính thống nhất cao nhằm đảm bảo trọn vẹn quyền tự chủ cho các
đại học.
5.3.2.2. Giải pháp từ phía Đại học Thái Nguyên
(1) ĐHTN cần thực hiện tái cấu trúc nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức
trong đại học, phân bổ lại các nguồn lực, phân cấp quản lý theo hướng tăng
cường tự chủ cho các đơn vị thành viên; (2) Thiết lập và và hoàn thiện
kiểm soát nội bộ trong đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_anh_huong_cua_kiem_soat_noi_bo_toi_hieu_luc.pdf