Bón 500 kg NPK/ha/năm: năng suất thực thu dao động từ 3,84 - 4,57
tạ/ha/năm, thấp nhất là công thức 1 (đối chứng) chỉ đạt 3,84 tạ/ha/năm, công
thức 3 đạt cao nhất 4,57 tạ/ha/năm cao hơn 0,73 tạ/ha, công thức 2 đạt 4,31
tạ/ha/năm cao hơn 0,47 tạ/ha, công thức 4 đạt 4,48 tạ/ha/năm cao hơn 0,64 tạ/ha
so với đối chứng.
Bón 1000 kg NPK/ha/năm: năng suất thực thu dao động từ 3,96 - 4,84
tạ/ha/năm, thấp nhất là công thức 1 (đối chứng) chỉ đạt 3,96 tạ/ha/năm, công
thức 3 đạt cao nhất 4,84 tạ/ha/năm cao hơn 0,88 tạ/ha, công thức 2 đạt 4,37
tạ/ha/năm cao hơn 0,41 tạ/ha, công thức 4 đạt 4,7 tạ/ha/năm cao hơn 0,74 tạ/ha
so với đối chứng.
Bón 1500 kg NPK/ha/năm: năng suất thực thu dao động từ 4,01 - 4,93
tạ/ha/năm, thấp nhất là công thức 1 (đối chứng) chỉ đạt 4,01 tạ/ha/năm, công
thức 3 đạt cao nhất 4,93 tạ/ha/năm cao hơn 0,92 tạ/ha, công thức 2 đạt 4,46
tạ/ha/năm cao hơn 0,45 tạ/ha, công thức 4 đạt 4,87 tạ/ha/năm cao hơn 0,86 tạ/ha
so với đối chứng. So sánh trung bình phân bón về năng suất thực thu ở lượng
bón 1500 kg NPK/ha/năm cho năng suất cao nhất, cao hơn 0,1 tạ/ha so với bón
1000 kg NPK/ha/năm và cao hơn 0,27 tạ/ha so với chỉ bón 500 kg NPK/ha/năm,
bón 1000 kg NPK/ha/năm năng suất thực thu đạt cao hơn 0,17 tạ/ha so với bón
500 kg NPK/ha/năm.
24 trang |
Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây sơn tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển và năng suất nhựa của cây sơn
- Thí nghiệm gồm 4 công thức:
+ Công thức 1: Để tự nhiên không che phủ đất, không tưới giữ ẩm theo
cách làm của nông dân (đối chứng)
+ Công thức 2: Sử dụng vật liệu phủ hữu cơ để che phủ đất giữ ẩm. Vật
liệu sử dụng là cây ngô, rơm, rạ phủ đều trên mặt đất của ô thí nghiệm sau đó
đóng gim cố định
+ Công thức 3: Sử dụng cây mạch môn trồng xen trong hàng sơn làm
thảm che phủ giữ ẩm đất.
+ Công thức 4: Tưới nước trong mùa khô
* Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật tỉa cành, cắt ngọn
tạo tán ở thời kỳ kiến thiết cơ bản đến sinh trưởng, phát triển của cây sơn
- Thí nghiệm gồm 4 công thức:
+ Công thức 1: Không tỉa cành tạo tán, theo cách làm của nông dân (đối chứng)
+ Công thức 2: Tỉa cành tạo tán định kỳ 3 tháng/1 lần
+ Công thức 3: Tỉa cành tạo tán định kỳ 6 tháng/1 lần
7
+ Công thức 4: Tỉa cành tạo tán định kỳ 9 tháng/1 lần
Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật triệt hoa, cắt
quả đến sinh trưởng, phát triển và năng suất sơn
+ Công thức 1: Không triệt hoa, cắt quả theo cách làm thông thường của
nông dân (đối chứng)
+ Công thức 2: Triệt hoa ngay khi phát triển ngồng hoa
+ Công thức 3: Triệt hoa khi hoa nở rộ, bắt đầu có một số hoa phát triển
quả non
+ Công thức 4: Cắt quả khi tắt hoa, quả phát triển đấy đủ
* Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích tiết
nhựa ethephon đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng nhựa sơn
+ Công thức 1: Không bôi ethephon theo cách làm của nông dân (đối chứng)
+ Công thức 2: Bôi ethephon nồng độ 0,05% theo phương pháp Pa
+ Công thức 3: Bôi ethephon nồng độ 0,10% theo phương pháp Pa
+ Công thức 4: Bôi ethephon nồng độ 0,15% theo phương pháp Pa
* Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức khai thác nhựa
đến sinh trưởng, phát triển và năng suất sơn
+ Công thức 1: Cắt hình chữ V một lát cắt phía trên theo cách làm của
nông dân (đối chứng)
+ Công thức 2: Cắt hình chữ V cắt 2 lát cả phía trên, phía dưới trên cùng
một mặt cạo
+ Công thức 3: Cắt 2 hình lá liễu song song
+ Công thức 4: Cắt 2 hình lá liễu hai bên
2.3.3 Nội dung 3: Xây dựng mô hình
Trên cơ sở kết của nghiên cứu của đề tài để lựa chọn các biện pháp kỹ thuật
tốt nhất, xây dựng mô hình trình diễn chuyển giao khoa học kỹ thuật với diện tích
0,5ha tại huyện Tam Nông, nhằm khẳng định kết quả nghiên cứu của đề tài.
2.4 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý thống kê theo phần mềm EXCEL và IRRISTAT 4.0.
8
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Tam
Nông, tỉnh Phú Thọ ảnh hưởng đến sản xuất sơn
3.1.1 Khái quát về khu vực nghiên cứu
Huyện Tam Nông, có tổng diện tích đất tự nhiên 15.596,92ha, đất nông
nghiệp là 11.315ha, trong đó: diện tích đất đồi, đồi núi thấp là 5.092,14ha, chiếm
32,7%, với nhiều nét đặc trưng của vùng trung du bán sơn địa. Huyện có 20 đơn
vị hành chính gồm: 19 xã và 1 thị trấn Hưng Hóa cũng là trung tâm huyện. Ở
đây cây sơn là cây trồng truyền thống, sản phẩm chính là nhựa sơn đã được đăng
ký nhãn hiệu sở hữu tập thể sản phẩm đặc thù địa lý “ Nhựa sơn Tam Nông”
năm 2011.
3.1.2 Tính chất hóa học của đất trồng sơn tại huyện Tam Nông
Phân tích hóa tính đất cho thấy, ở tầng đất mặt tại khu vực thí nghiệm có
phản ứng cực kỳ chua, thành phần cơ giới thịt nhẹ pha cát và sét, chuyển lớp từ
từ, đất có hàm lượng chất hữu cơ tổng số, đạm tổng số ở mức thấp. Các chất
dinh dưỡng đa lượng khác: lân tổng số từ 0,05 - 0,08% ở mức nghèo đến trung
bình; kali tổng số từ 0,08 - 0,12% và K2O dễ tiêu từ 2,33- 7,65 mg/100g đất, ở
mức nghèo về dinh dưỡng. Đây cũng là hậu quả của một thời gian dài người
nông dân bóc màu đất, làm đất bạc màu là nguyên nhân dẫn đến năng suất nhựa
sơn của huyện Tam Nông thấp hơn trung bình của tỉnh mặc dù là huyện có
truyền thống và giàu kinh nghiệm sản xuất sơn.
3.1.3 Đánh giá hiện trạng phát triến sản xuất sơn tại tỉnh Phú Thọ và huyện
Tam Nông
a. Tại tỉnh Phú Thọ: Cây sơn đã xuất hiện từ xa xưa, nay vùng sơn được qui
hoạch, diện tích trồng 964,8ha, trong đó 633,3 ha đang cho sản phẩm, năng suất
đạt 4,19tạ/ha, sản lượng 265,6 tấn (năm 2010). Cây sơn được trồng theo quy mô
nông hộ phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, trách nhiệm bảo vệ chất lượng, giữ gìn
thương hiệu, khả năng bảo quản, trình độ quản lý của nông dân.
b. Tại huyện Tam Nông: Tam Nông là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
9
triển sản xuất sơn. Hiện nay, diện tích sản xuất là 499ha chiếm 4,41% tổng diện
tích đất sản xuất nông lâm nghiệp, trong đó cho sản phẩm là 323,6ha, năng suất
3,94 tạ/ha, sản lượng 127,5 tấn, giá trị sản xuất của cây sơn chiếm 13,23% giá trị
sản xuất nông lâm nghiệp.
3.1.4 Yếu tố hạn chế phát triển sản xuất sơn
Qua điều tra nghiên cứu thực trạng sản xuất sơn tại Phú Thọ, chúng tôi
thấy, năng suất, sản lượng sơn hiện đang ở mức thấp so với tiềm năng, do những
nguyên nhân chủ yếu sau: thiếu quy trình sản xuất, phương thức khai thác chưa
phù hợp, chưa biết sử dụng phân bón, đất đai tàng kiệt và thiếu nước tưới. Tuy
nhiên, người nông dân vẫn có nguyện vọng thiết tha với cây sơn, muốn mở rộng
sản xuất hàng hóa, nên việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất
làm cơ sở để tổ chức tập huấn cho nông dân và chỉ đạo sản xuất sơn hàng hóa là
nhiệm vụ đặt ra đối với Nhà nước, các nhà khoa học.
3.2 Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển và
nâng cao năng suất, chất lượng nhựa sơn
3.2.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng trên nền phân bón NPK khác nhau đến
sinh trưởng, phát triển và năng suất sơn
Sơn là cây trồng có tán rộng, mật độ trồng cùng chế độ phân bón thích
hợp đối với cây sơn có vai trò rất quan trọng, có tính quyết định đến năng suất,
sản lượng nhựa sơn, hiệu quả sử dụng phân bón và sử dụng đất. Trên nương sơn,
năng suất của từng cá thể đạt rất thấp chỉ từ 1,2 - 5,0g/lần khai thác tùy theo tuổi
sơn, trong một năm mỗi cây khai thác trung bình từ 70 - 80lần, nên mật độ cây
trồng phù hợp là cơ sở để có được năng suất cao.
a. Ảnh hưởng của mật độ trồng trên nền phân bón NPK khác nhau đến chiều
cao thân chính của cây sơn thời kỳ kinh doanh
Chiều cao thân chính của cây sơn năm thứ 6 sau trồng, với mức bón phân
NPK 500kg/ha/năm, công thức 1 (đối chứng) có chiều cao thân chính thấp nhất,
chỉ đạt 312,51cm, công thức 4 đạt cao nhất (345,09cm) cao hơn 32,58cm, công
thức 3 có chiều cao thân chính 326,66cm cao hơn 14,15cm, công thức 2 có chiều
cao thân chính đạt 320,34cm cao hơn 7,83cm so với đối chứng. Với mức bón
10
phân NPK 1000kg/ha/năm, công thức 1 (đối chứng) có chiều cao thân chính
thấp nhất, chỉ đạt 315,78cm, công thức 4 cao nhất đạt 351,79cm cao hơn
36,01cm, công thức 3 có chiều cao thân chính 330,85cm cao hơn 15,07cm, công
thức 2 có chiều cao thân chính đạt 328,12cm cao hơn 12,34cm so với đối chứng.
Với mức bón phân NPK 1500kg/ha/năm, công thức 1 (đối chứng) có chiều cao
thân chính thấp nhất, chỉ đạt 323,82cm, công thức 4 đạt cao nhất (359,04cm) cao
hơn 35,22cm, công thức 3 có chiều cao thân chính 335,71cm cao hơn 11,89cm,
công thức 2 có chiều cao thân chính đạt 332,49cm cao hơn 8,67cm so với đối
chứng. So sánh trung bình phân bón về chiều cao thân chính cho thấy, lượng
bón 1500kg NPK/ha/năm có chiều cao thân chính cao hơn 6,13cm so với lượng
bón 1000kg NPK/ha/năm và cao hơn 11,62cm so với lượng bón 500kg
NPK/ha/năm, lượng bón 1000kg NPK/ha/năm có chiều cao thân chính cao hơn
5,49cm so với lượng bón 500kg NPK/ha/năm.
Bảng 1. Ảnh hưởng của mật độ trồng trên nền phân bón NPK khác nhau
đến chiều cao thân chính của cây ở thời kỳ kinh doanh (cm)
CT Mật độ
Liều lượng phân bón (kg/ha/năm) TB
mật độ 500 1000 1500
1 2000 cây/ha (đ/c) 312,51 315,78 323,82 317,37
2 2300 cây/ha 320,33 328,12 332,49 326,98
3 2600 cây/ha 326,66 330,85 335,71 331,07
4 2900 cây/ha 345,09 351,79 359,04 351,97
TB phân bón 326,15 331,64 337,77
CV% 3,8
LSD0,05 phân bón 10,71
LSD0,05 mật độ 12,36
LSD0,05 phân bón và mật độ 21,41
Vậy, với mật độ trồng khác nhau có ảnh hưởng đến chiều cao thân chính
ở các liều lượng phân bón khác nhau. Với mật độ trồng 2000cây/ ha chiều cao
thân chính đạt thấp nhất, chỉ đạt 312,51cm với lượng bón 500kg NPK/ha/năm,
đạt 315,78cm với lượng bón 1000 kg NPK/ha/năm và đạt 323,82cm với lượng
11
bón 1500 kg NPK/ha/năm. Khi trồng với mật độ 2900cây/ha thì chiều cao thân
chính đạt cao nhất, đạt 345,09cm với lượng bón 500kg NPK/ha/năm, đạt
351,79cm với lượng bón 1000kg NPK/ha/năm và đạt 359,04cm với lượng bón
1500kg NPK/ha/năm. Tuy nhiên, với mật độ trồng cao cây sơn phát triển chiều
cao thân chính mạnh (cây mọc vóng). Trong cùng một điều kiện chăm sóc thì
mật độ trồng cao chiều cao thân chính cao hơn mật độ trồng thấp.
b. Ảnh hưởng của mật độ trồng trên nền phân bón NPK khác nhau đến đường
kính thân chính của cây sơn thời kỳ kinh doanh
Bảng 2. Ảnh hưởng của mật độ trồng trên nền phân bón NPK khác nhau
đến đường kính thân chính của cây thời kỳ kinh doanh (cm)
CT Mật độ
Liều lượng phân bón (kg/ha/năm) TB
mật độ 500 1000 1500
1 2000 cây/ha (đ/c) 4,45 4,47 4,48 4,47
2 2300 cây/ha 4,38 4,41 4,44 4,41
3 2600 cây/ha 4,31 4,36 4,41 4,36
4 2900 cây/ha 3,92 4,02 4,15 4,03
TB phân bón 4,27 4,32 4,37
CV% 4,2
LSD0,05 phân bón 0,10
LSD0,05 mật độ 0,26
LSD0,05 phân bón và mật độ 0,31
Với cây sơn 6 năm với lượng bón 500kg NPK/ha/năm đường kính thân
chính của cây sơn dao động từ 3,92 - 4,45cm, công thức 1 (đối chứng) với mật
độ trồng thấp đường kính thân chính của cây đạt cao nhất (4,45cm), công thức 4
thấp nhất chỉ đạt 3,92cm thấp hơn 0,53cm, công thức 3 đạt 4,31cm thấp hơn
0,14cm, công thức 2 đạt 4,38cm thấp hơn 0,07cm so với đối chứng. Với lượng
bón 1000kg NPK/ha/năm đường kính thân chính của cây sơn dao động từ 4,01 -
4,47cm, công thức 1 (đối chứng) đường kính thân chính của cây đạt cao nhất
(4,47cm), công thức 4 có đường kính thân thấp nhất chỉ đạt 4,01cm thấp hơn
0,46cm, công thức 3 đạt 4,36cm thấp hơn 0,11cm, công thức 2 đạt 4,41cm thấp
hơn 0,06cm so với đối chứng. Với lượng bón 1500kg NPK/ha/năm đường kính
12
thân chính của cây sơn dao động từ 4,15 - 4,48cm, công thức 1 (đối chứng)
đường kính thân chính của cây đạt cao nhất (4,48cm), công thức 4 có đường
kính thân thấp nhất chỉ đạt 4,15cm thấp hơn 0,33cm, công thức 3 đạt 4,42cm
thấp hơn 0,06cm, công thức 2 đạt 4,44cm thấp hơn 0,04cm so với đối chứng. So
sánh trung bình phân bón về đường kính thân chính của cây cho thấy, lượng bón
1500kg NPK/ha/năm đường kính thân chính đạt cao nhất 4,37cm cao hơn 0,1cm
so với lượng bón 500kg NPK/ha/năm và cao hơn 0,06cm so với lượng bón
1000kg NPK/ha/năm, đường kính thân chính của lượng bón 1000kg
NPK/ha/năm cao hơn 0,04cm so với lượng bón 500kg NPK/ha/năm.
Vậy, ở thời kỳ kinh doanh mật độ trồng quá cao (công thức 4) có ảnh
hưởng đến đường kính thân chính của cây sơn, với mật độ trồng 2000cây/ha
đường kính thân chính của cây đạt cao nhất, mật độ trồng 2900cây/ha đường
kính thân chính của cây đạt thấp nhất, vì cây phát triển mạnh chiều cao cây, tán
cây bị che khuất, hiệu suất quang hợp giảm. Nhìn chung mật độ trồng tăng động
thái tăng trưởng đường kính thân đều có xu hướng chậm lại.
c. Ảnh hưởng của mật độ trồng trên nền phân bón NPK khác nhau đến sự ra
hoa, quả của cây sơn thời kỳ kinh doanh
Bảng 3. Ảnh hưởng của mật độ trồng trên nền phân bón NPK khác nhau
đến ra hoa, quả của sơn thời kỳ kinh doanh
CT Mật độ
Liều lượng phân bón (kg/ha/năm)
500 1000 1500
Chùm
hoa,quả
(chùm)
Tỷ lệ
cây ra
quả(%)
Chùm
hoa,quả
(chùm)
Tỷ lệ
cây ra
quả(%)
Chùm
hoa,quả
(chùm)
Tỷ lệ
cây ra
quả(%)
1 2000 cây/ha (đ/c) 15,6 89,7 15,8 89,9 16,2 92,3
2 2300 cây/ha 14,2 86,3 14,1 87,5 15,3 89,0
3 2600 cây/ha 14,1 82,4 14,3 83,7 14,8 85,6
4 2900 cây/ha 13,9 70,8 13,5 78,4 14,0 83,8
Mật độ trồng có xu hướng ảnh hưởng đến sự ra hoa, kết quả của cây sơn.
Mật độ trồng thấp cây ra hoa, kết quả cũng như tỷ lệ cây ra hoa, kết quả nhiều
13
hơn. Như thế không có lợi cho mục đích trồng sơn, vì phải tiêu tốn nhựa nuôi
hoa, nuôi quả, làm năng suất nhựa giảm.
d. Ảnh hưởng của mật độ trồng trên nền phân bón NPK khác nhau đến năng suất
cá thể, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của cây sơn ở thời kỳ kinh doanh
Bảng 4. Ảnh hưởng của mật độ trồng trên nền phân bón NPK khác nhau
đến năng suất cá thể, năng suất lý thuyết, năng suất thực thu của cây sơn
ở thời kỳ kinh doanh
Phân bón
(kg/ha/năm)
Mật độ
(cây/ha)
Năng suất
cá thể
(g/cây/năm)
Tỷ lệ khai
thác hữu
hiệu (%)
Năng suất
lý thuyết
(tạ/ha)
Năng suất
thực thu
(tạ/ha)
500,0
2000 (đ/c) 256,17 100,0 5,12 3,84
2300 249,72 100,0 5,74 4,31
2600 234,43 98,8 6,02 4,57
2900 205,84 94,3 5,63 4,48
TB phân bón 236,54 5,63 4,30
1.000,0
2000 (đ/c) 264,25 100,0 5,29 3,96
2300 253,49 100,0 5,83 4,37
2600 248,03 99,8 6,44 4,84
2900 215,98 92,3 5,78 4,70
TB phân bón 245,44 5,83 4,47
1.500,0
2000 (đ/c) 267,11 100,0 5,34 4,01
2300 258,33 100,0 5,94 4,46
2600 252,67 98,9 6,50 4,93
2900 223,89 87,3 5,67 4,87
TB phân bón 250,5 5,88 4,58
TBMĐ 2000 262,51 5,25 3,94
TBMĐ 2300 253,85 5,84 4,38
TBMĐ 2600 245,04 6,32 4,78
TBMĐ 2900 215,24 5,69 4,68
CV% 6,9 9,4
LSD0,05 phân bón 3,91 0,25
LSD0,05 mật độ 4,51 0,28
LSD0,05 phân bón và mật độ 7,82 0,22
14
Bón 500 kg NPK/ha/năm: năng suất thực thu dao động từ 3,84 - 4,57
tạ/ha/năm, thấp nhất là công thức 1 (đối chứng) chỉ đạt 3,84 tạ/ha/năm, công
thức 3 đạt cao nhất 4,57 tạ/ha/năm cao hơn 0,73 tạ/ha, công thức 2 đạt 4,31
tạ/ha/năm cao hơn 0,47 tạ/ha, công thức 4 đạt 4,48 tạ/ha/năm cao hơn 0,64 tạ/ha
so với đối chứng.
Bón 1000 kg NPK/ha/năm: năng suất thực thu dao động từ 3,96 - 4,84
tạ/ha/năm, thấp nhất là công thức 1 (đối chứng) chỉ đạt 3,96 tạ/ha/năm, công
thức 3 đạt cao nhất 4,84 tạ/ha/năm cao hơn 0,88 tạ/ha, công thức 2 đạt 4,37
tạ/ha/năm cao hơn 0,41 tạ/ha, công thức 4 đạt 4,7 tạ/ha/năm cao hơn 0,74 tạ/ha
so với đối chứng.
Bón 1500 kg NPK/ha/năm: năng suất thực thu dao động từ 4,01 - 4,93
tạ/ha/năm, thấp nhất là công thức 1 (đối chứng) chỉ đạt 4,01 tạ/ha/năm, công
thức 3 đạt cao nhất 4,93 tạ/ha/năm cao hơn 0,92 tạ/ha, công thức 2 đạt 4,46
tạ/ha/năm cao hơn 0,45 tạ/ha, công thức 4 đạt 4,87 tạ/ha/năm cao hơn 0,86 tạ/ha
so với đối chứng. So sánh trung bình phân bón về năng suất thực thu ở lượng
bón 1500 kg NPK/ha/năm cho năng suất cao nhất, cao hơn 0,1 tạ/ha so với bón
1000 kg NPK/ha/năm và cao hơn 0,27 tạ/ha so với chỉ bón 500 kg NPK/ha/năm,
bón 1000 kg NPK/ha/năm năng suất thực thu đạt cao hơn 0,17 tạ/ha so với bón
500 kg NPK/ha/năm.
Như vậy, mật độ trồng cũng có ảnh hưởng rõ đến năng suất thực thu, với
mật độ trồng thấp năng suất cá thể cao, nhưng số cây trên quần thể ít nên năng
suất thực thu đạt thấp, năng suất thực thu đạt cao nhất ở công thức 3 (trồng với
mật độ 2600 cây/ha) cây phát triển cân đối, dinh dưỡng, ánh sáng đủ, tỷ lệ số lần
khai thác hữu hiệu đạt cao, năng suất thực thu đạt trung bình 4,78tạ/ha. Tuy
nhiên, nếu trồng với mật độ quá cao (công thức 4) năng suất cá thể đạt thấp, cây
bị che bóng, cạnh tranh dinh dưỡng, tỷ lệ khai thác hữu hiệu thấp năng suất thực
thu đạt không cao.
d. Ảnh hưởng của mật độ trồng trên nền phân bón NPK khác nhau đến hiệu quả
kinh tế của sơn ở thời kỳ kinh doanh
Kết quả trên cho thấy, với mật độ trồng 2600 cây/ha cho thu nhập thuần
cao nhất, cụ thể: đạt thu nhập thuần 59,45 tr.đ/ha/năm với lượng bón 500
15
kg/ha/năm, đạt thu nhập thuần 62,6 tr.đ/ha/năm với lượng bón 1000 kg/ha/năm, đạt
thu nhập thuần 62,15 tr./ha/năm với lượng bón 1500 kg/ha/năm. Mật độ trồng 2600
cây/ha bón NPK với lượng 1000 kg/ha/năm tổng chi phí đầu tư 34,2 tr.đ/năm (thời
kỳ kinh doanh), tổng thu đạt 96,8 tr.đ/ha/năm cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
Bảng 5. Ảnh hưởng của mật độ trồng trên nền phân bón NPK khác nhau
đến hiệu quả kinh tế của sơn kinh doanh 6 năm tuổi
Phân bón
(kg/ha/năm)
Mật độ
(cây/ha)
Năng suất
thực thu
(tạ/ha)
Tổng thu
(tr.đ)
Tổng chi
(tr.đ)
Lãi thuần
(tr.đ)
500,0
2000 (đ/c) 3,84 72,96 25,65 47,31
2300 4,31 81,89 29,07 52,82
2600 4,57 86,83 32,49 54,34
2900 4,48 85,12 35,91 49,21
1.000,0
2000 (đ/c) 3,96 75,24 27,9 47,34
2300 4,37 83,03 31,32 51,71
2600 4,84 91,96 34,74 57,22
2900 4,70 89,3 38,16 51,14
1.500,0
2000 (đ/c) 4,01 76,19 30,15 46,04
2300 4,46 84,74 33,57 51,17
2600 4,93 93,67 36,99 56,68
2900 4,87 92,53 40,41 52,12
3.2.2 Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất nhựa sơn
3.2.2.1 Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến sinh trưởng, phát triển
của cây sơn thời kỳ kiến thiết cơ bản
Cây sơn trồng trên đất vùng đồi, thường xuyên bị khô hạn, trong khi độ
ẩm là yếu tố cần thiết thúc đẩy quá trình trao đổi chất, vận chuyển dinh dưỡng
và hình thành nhựa. Để đánh giá tác động của các phương thức giữ ẩm đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất sơn, chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng một số
phương thức giữ ẩm đến sinh trưởng, phát triển, năng suất sơn ở thời kỳ kiến
thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh.
16
Ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, sau khi trồng sơn có tưới nước ngay (công
thức 4) cây sơn hồi xanh, phát triển nhanh hơn so với che phủ đất và không tưới
nước. Ở công thức 1 (đối chứng) đạt chỉ tiêu sinh trưởng thấp nhất, chiều cao chỉ
đạt 172,11cm, chiều rộng tán 139,73cm, đường kính 3,18cm, công thức 4 cao
nhất chiều cao đạt 236,8cm cao hơn 63,97cm, chiều rộng tán 160,93cm cao hơn
21,2 cm, đường kính thân 3,69 cm cao hơn 0,51cm so với đối chứng.
Bảng 6. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến một số chỉ tiêu
hình thái của cây sơn thời kỳ KTCB (cm)
Số TT Công thức Chiều cao Rộng tán Đường kính
1 CT1 172,11 139,73 3,18
2 CT2 204,39 156,09 3,54
3 CT4 224,23 154,52 3,43
4 CT4 236,08 160,93 3,69
LSD0,05 24,73 14,05 0,24
CV% 4,8 4,6 3,5
Như vậy, tưới nước và phủ thảm giữ ẩm cho cây sơn trong giai đoạn kiến
thiết cơ bản có ảnh hưởng đến động thái sinh trưởng, phát triển của cây sơn.
Tưới nước ngay sau trồng cây hồi xanh và phát triển nhanh hơn phủ thảm, sử
dụng vật liệu phủ là cây ngô, rơm, rạ (CT2) sau 8 -10 tháng là vật liệu phủ nát
và dần bị phân hủy nên tác dụng phủ đất giảm đi, nhưng lại bổ sung thêm nguồn
dinh dưỡng cho cây, cho đất. Thảm phủ thực vật (CT3) trồng xen cây mạch môn
giữa hàng sơn lúc mới trồng chưa có tác dụng phủ đất, về sau khi cây mạch môn
đẻ nhánh, phát triển tròn khóm mới có tác dụng phủ đất, giữ ẩm.
Các biện pháp giữ ẩm nương sơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nước cho cây
sinh trưởng, phát triển, động thái tăng trưởng chiều cao thân, đường kính thân và
chiều rộng tán nhanh, cây có bộ khung tán rộng, khỏe hơn so với không giữ ẩm.
3.2.2.2 Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất nhựa của cây sơn thời kỳ kinh doanh
a. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến sinh trưởng phát triển và
năng suất sơn kinh doanh
17
Bảng 7. Ảnh hưởng của một số phương thức giữ ẩm đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất sơn ở kinh doanh
Công
thức
Chiều
cao cây
(cm)
Đường
kính thân
(cm)
Năng suất
cá thể
(g/cây/năm)
Tỷ lệ khai
thác hữu
hiệu (%)
Năng suất
lý thuyết
(tạ/ha)
Năng suất
thực thu
(tạ/ha )
CT1 324,11 4,82 230,87 97,4 5,62 4,33
CT2 346,12 5,25 244,01 100,0 6,10 4,58
CT3 338,23 4,92 236,23 98,7 5,83 4,55
CT4 354,55 5,43 260,43 100,0 6,51 4,95
LSD0,05 20,25 0,41 19,72 0,60 0,39
CV% 3,0 4,0 4,1 5,0 4,3
Kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 7 cho thấy: chiều cao cây, đường
kính thân sơn ở công thức 1 (đối chứng) thấp nhất chỉ đạt 324,11 cm và 4,82cm,
công thức 4 tưới nước cho cây chiều cao đạt 354,55cm cao hơn 30,44cm, đường
kính đạt 5,43cm cao hơn 0,61cm so với đối chứng, tiếp theo là công thức 2 sử
dụng vật liệu hữu cơ phủ đất chiều cao rồi đến công thức 3 sử dụng thảm phủ
thực vật phủ đất chiều cao, đường kính thân chính đều cao hơn đối chứng. năng
suất thực thu đạt cao nhất ở công thức 4 thực thu đạt 4,95 tạ/ha/năm, công thức 2
đạt 4,58 tạ /ha /năm, công thức 3 đạt 4,55 tạ/ha/năm, thấp nhất là công thức 1
năng suất thực thu đạt 4,33 tạ/ha/năm.
Như vậy, tưới nước cho sơn có ảnh hưởng đến chiều cao cây, đường kính
thân, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất nhựa sơn, cây sơn được tưới
nước năng suất đạt cao nhất 4,95 tạ/ha/năm (với sơn năm thứ 6 sau trồng) cao
hơn không tưới nước 14,31%, sử dụng vật liệu hữu cơ, thảm phủ thực vật che
phủ đất, giữ ẩm cho sơn có tác động tốt đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất nhựa sơn. Vì thế, trong sản xuất sơn cần xây dựng giải pháp để giữ ẩm
đất, bổ sung nước cho cây sơn.
b. Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số phương thức giữ ẩm
Công thức 2 chi phí đầu tư phủ đất bằng rơm, rạ, cây ngô phải đầu tư
thêm 6,44 tr.đ/ha so với công thức 1 (đối chứng), nên dù tổng thu đạt cao hơn
nhưng thu nhập thuần giảm 1,69 tr.đ so với đối chứng.
18
Công thức 3 chi phí đầu tư trồng cây mạch môn phải đầu tư thêm 20,1
tr.đ/ha (trong 2 năm) so với đối chứng, nhưng tổng thu đạt cao nhất, nhờ có sản
phẩm phụ thu từ bán giống và củ mạch môn nên sau 2 năm thu nhập thuần đạt
cao hơn đối chứng 71,06 tr.đ, là công thức đạt mức thu nhập thuần cao nhất.
Công thức 4 chi phí tưới nước cho sơn phải đầu tư thêm 12,2 tr.đ/ha so
với đối chứng, nên dù tổng thu đạt cao hơn nhưng thu nhập thuần giảm 0,42 tr.đ
so với đối chứng.
Bảng 8. Hiệu quả kinh tế của một số phương thức giữ ẩm
đối với sơn kinh doanh
Đơn vị tính: triệuđồng/ha
Hạng mục CT1 CT2 CT3 CT4
I- Tổng chi phí 27,90 34,34 48,00 40,10
Chi phí chung 23,10 23,10 23,10 23,10
Chi đầu tư thêm 4,8 11,24 33,6 17
II- Tổng thu 82,27 87,02 173,43 94,05
Bán nhựa sơn 82,27 87,02 86,45 94,05
Thu khác (bán củ, giống mạch môn) 127,68
III- Thu nhập thuần 54,37 52,68 125,43 53,95
Như vậy, nếu đầu tư trồng cây mạch môn phủ đất cho thu nhập thuần đạt
cao nhất, tưới nước không có hiệu quả kinh tế đối với cây sơn, mặc dù cho năng
suất cao hơn, tổng thu cao hơn nhưng chi phí đầu vào cao nên không lãi bằng để
cây phát triển tự nhiên không tưới. Với điều kiện sản xuất hiện nay không nên
đầu tư hệ thống tưới vùng đồi cho cây sơn, nên sử dụng mạch môn trồng dưới
tán sơn để giữ ẩm đất đem lại hiệu quả sản xuất cao.
2.2.3 Ảnh hưởng của kỹ thuật tỉa cành, cắt ngọn tạo tán thời kỳ kiến thiết cơ
bản đến sinh trưởng, phát triển của cây sơn
Tỉa cành hợp lý có tác động tích cực đến sinh trưởng, phát triển chiều cao,
đường kính, chu vi thân và chiều dày vỏ. Tỉa cành giúp cho cây có khung tán
khỏe, cân đối, nâng cao khả năng chống đỡ với gió, bão nên tỷ lệ cây bị vỡ vỏ
giảm đi đáng kể. Không tỉa cành, cắt ngọn tạo tán, để cây phát triển tự nhiên dễ
xẩy ra hiện tượng cây mọc vóng hoặc phát triển nhiều cành, gặp gió, bão, cành
19
cây rung lắc gây ra hiện tượng vỡ vỏ sơn, thậm chí còn làm bộc gốc, đổ, gãy
nhiều cây sơn trên nương. Ở thời kỳ kiến thiết cơ bản áp dụng biện pháp tỉa cành
với thời gian 6 tháng tỉa cành một lần là hợp lý với cây sơn.
Bảng 9. Ảnh hưởng của kỹ thuật tỉa cành, cắt ngọn
đến một số chỉ tiêu hình thái của cây sơn
Công
thức
Chiều cao cây
(cm)
Rộng tán cây
(cm)
Đường kính
thân (cm)
Tỷ lệ cây bị nứt vỏ
(%)
CT1 159,19 106,00 3,06 17,60
CT2 138,23 92,34 2,80 3,73
CT3 154,46 128,76 3,74 3,33
CT4 146,27 112,48 3,21 5,63
LSD0,05 14,62 7,22 0,375
CV% 5,0 3,3 5,8
3.2.4 Ảnh hưởng của kỹ thuật triệt hoa, cắt quả đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất nhựa của cây sơn
Kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 10 cho thấy: triệt hoa, cắt quả không
làm ảnh hưởng đến phát triển chiều cao cây, đường kính thân cây, trái lại còn có
xu hướng tốt cho sinh trưởng, phát triển của sơn kinh doanh. Triệt hoa sớm khi
mới hình thành ngồng hoa (công thức 2) có ảnh hưởng đến năng suất sơn. Cắt hoa,
cắt quả muộn có tác động tích cực đến năng suất nhựa.
Bảng 10. Ảnh hưởng của kỹ thuật triệt hoa, cắt quả đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất sơn ở kinh doanh
Công
thức
Chiều
cao cây
(cm)
Đường
kính thân
(cm)
Năng suất
cá thể
(g/cây/năm)
Tỷ lệ khai
thác hữu
hiệu (%)
Năng suất
lý thuyết
(tạ/ha)
Năng suất
thực thu
(tạ/ha )
CT1 395,44 5,72 273,57 98,8 6,76 4,58
CT2 405,38 5,98 294,38 98,7 7,26 4,93
CT3 400,19 5,93 279,68 98,7 6,90 4,68
CT4 384,35 5,96 274,03 98,8 6,77 4,59
LSD0,05 29,63 0,55 20,29 0,37 0,11
CV% 3,9 4,7 3,6 3,6 3,2
20
3.2.5 Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích tiết nhựa mủ Ethephon đến
sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng nhựa của cây sơn
a. Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích tiết nhựa mủ ethephon đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất nhựa sơn
Bảng 11. Ảnh hưởng nồng độ chất kích thích tiết nhựa mủ ethephon
đến sinh trưởng, phát tri
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khct_ttla_nguyen_chi_thang_7237_2005300.pdf