Hệ thống hưu trí là một cấu phần quan trọng của hệ thống an sinh xã hội,
đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của một quốc gia. Trước
các tác động của các yếu tố kinh tế, xã hội, mà đặc biệt là xu hướng già hoá
dân số thì sự bền vững của hệ thống hưu trí của hầu hết các nước trên thế
giới đều đang gặp nhiều thách thức. Ngày nay, nhiều nước đã dành sự quan
tâm, chú ý đến việc bảo đảm sự phát triển bền vững của hệ thống an sinh xã
hội nói chung và hệ thống hưu trí nói riêng.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí của một số nước Châu Âu và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa, mô hình Bắc
Âu.
Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu bảo đảm tài chính
cho hệ thống hưu trí ở Anh, Đức và Thụy Điển trong hai thập niên gần đây
nhưng chủ yếu từ sau khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu (2008-
2009) đến nay - là những năm đầu của thế kỷ XXI với những điều chỉnh
mạnh mẽ trong hệ thống an sinh xã hội của nhiều nước và thế giới đang
đứng trước những vấn đề xã hội mới như già hóa dân số, biến đổi về việc
làm do sự sự phát triển nhanh của công nghệ, toàn cầu hóa và hội nhập sâu.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Đề tài tiếp cận liên ngành kinh tế xã hội dưới góc nhìn của kinh tế học quốc
tế, kinh tế học phúc lợi và tài chính công. Với cách tiếp cận như vậy, luận
án vận dụng các phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp như: phương pháp
phân tích thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp phân
tích so sánh.
Các dữ liệu cho phân tích được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu
là các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước; các báo
5
cáo của các cơ quan và tổ chức liên quan và một số thông tin trên báo chí.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích thống kê: sử dụng các số liệu thống kê, tổng hợp,
phân tích, tính toán số liệu - các giá trị tăng trưởng, các giá trị trung bình,
các giá trị tỷ trọng..., phục vụ cho qúa trình phân tích, đánh giá các nội dung
nghiên cứu
- Phương pháp so sánh: Luận án nghiên cứu trường hợp ở 3 nước Anh, Đức
và Thuỵ Điển và gợi mở kinh nghiệm cho Việt Nam nên phương pháp so
sánh, đối chiếu là phương pháp rất quan trọng, nhằm làm rõ được những
điểm tương đồng và khác biệt giữa các nước phân tích về bảo đảm tài chính
cho hệ thống hưu trí.
Ngoài ra, các phép so sánh được sử dụng để so sánh trước và sau thời điểm
cải cách và điều chỉnh hệ thống. Phương pháp phân tích so sánh được áp
dụng nhiều ở các chương 3 và chương 4 của luận án.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: khai thác thông tin thứ cấp liên quan đến
các yếu tố đảm bảo tài chính của hệ thống hưu trí để đưa ra cơ sở lý luận và
thực tiễn trong việc áp dụng mô hình hưu trí phù hợp cho Việt Nam.
- Luận án áp dụng các phân tích trường hợp điển hình, đại diện cho các mô
hình khác nhau ở châu Âu, đó là trường hợp nước Anh, trường hợp Đức,
trường hợp Thụy Điển.
5. Dự kiến đóng góp mới của luận án
Về lý luận
Xây dựng nội dung và khung đánh giá về bảo đảm tài chính cho hệ
thống hưu trí, tiếp cận dưới 3 nội dung về thu, chi và quản lý, sử dụng qũy
hưu trí.
Chỉ ra được những đặc trưng của bảo đảm tài chính cho hưu trí ở 3
nước Anh, Đức, Thụy Điển; và những điểm tương đồng và khác biệt giữa
ba nước nêu trên và với Việt Nam.
Về thực tiễn
Chỉ ra những kết quả trong bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí
ở Anh, Đức, Thụy Điển.
Sử dụng các kết quả nghiên cứu để đưa ra các nhóm giải pháp, đề
xuất những kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc bảo đảm tài chính cho hệ
thống hưu trí.
6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về bảo đảm tài chính cho
hệ thống hưu trí. Khung phân tích mà luận án đề xuất có thể áp dụng vào phân
tích bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí ở các quốc gia khác nhau và có thể
làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu đi sau.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án xây dựng được một bộ cơ sở dữ liệu phân tích toàn diện
về lý luận và thực tiễn việc bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí ở Anh,
Đức, Thụy Điển. Cơ sở dữ liệu này có thể làm tài liệu tham khảo cho các
đối tượng quan tâm khác nhau để vận dụng vào thực tiễn công việc của họ.
Ngoài ra, những kinh nghiệm mà luận án rút ra cho Việt Nam sẽ làm tài liệu
tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý xã hội và các nhà hoạch định chính
sách tham khảo và áp dụng.
7. Cấu trúc của luận án
Chương 1: Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí
Chương 3: Thực trạng bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí ở
Anh, Đức và Thuỵ Điển
Chương 4: Một số đánh giá so sánh và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam
Chƣơng 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các công trình bàn về nền tảng của hệ thống hưu trí và tài chính của an
sinh xã hội
Trong nghiên cứu của Ipek Eren Vural (2011) và Johannes Hagen (2013) chỉ ra
rằng các nước trên thế giới đều xây dựng hệ thống an sinh xã hội của mình theo hai
mô hình: mô hình an sinh xã hội Beveridge và mô hình an sinh xã hội Bismark.
Tác giả Michael Cihon & nhóm tác giả (2012) đã chỉ ra có nhiều nguồn thu tài
chính cho hệ thống an sinh xã hội, bao gồm thuế, đóng góp bởi người sử dụng lao
động và người lao động, nguồn thu từ đầu tư và một số nguồn thu khác, phụ thuộc
vào tính chất các chương trình an sinh xã hội khác nhau và mục tiêu của từng hệ
7
thống an sinh xã hội.
1.1.2. Các công trình bàn về hệ thống hưu trí và quỹ hưu trí nói chung
Nhóm công trình bàn về yếu tố ảnh hưởng đến sự bền vững của hệ thống hưu
trí
Theo nghiên cứu của Heinz P. Rudolph và Richard Hinz, sự vững mạnh của thị
trường tài chính ảnh hưởng mạnh mẽ lên tài chính của quỹ hưu trí, một ví dụ điển
hình là cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đã khiến thị trường tài chính lao dốc, dẫn
đến thâm hụt các quỹ đầu tư một cách trầm trọng.
Nghiên cứu của Stefan Engstrom & Anna Westernberg (2003), nhấn mạnh vai trò
của nhà nước trong việc cung cấp các thông tin tài chính về hưu trí cho người dân.
Theo đó, nghiên cứu chỉ ra rằng những người đã có kiến thức về tài chính có xu
hướng chủ động hơn trong các quyết định đầu tư hưu trí.
Nhóm công trình bàn về sự cần thiết của việc hình thành các quỹ hưu trí tư
nhân trong hệ thống hưu trí
Ignazio Visco (2005) khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy sử dụng nguồn
vốn tư nhân, quản lý và giám sát các hoạt động của quỹ hưu trí nhằm đảm bảo sự
bền vững của hệ thống an sinh xã hội.
1.1.3. Các công trình bàn về an sinh xã hội và bảo đảm tài chính cho hệ thống
hưu trí của châu Âu
Nghiên cứu về những điều chỉnh chính sách an sinh xã hội ở các nước Bắc Âu khi
khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra, nhóm tác giả Đinh Công Tuấn và Đinh Công
Hoàng đã nghiên cứu về những tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế toàn cầu đến hệ thống an sinh xã hội ở các nước Bắc Âu như Thụy Điển,
Đan Mạch, Phần Lan và Na Uy trong giai đoạn 2008-2011.
1.1.4. Các công trình bàn về vấn đề bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí của
Việt Nam
Đối với hệ thống hưu trí Việt Nam, đã có một số nghiên cứu, tiêu biểu như của
Giang Thanh Long (2004), và Nguyễn Khắc Tuấn (2017). Ngoài ra, còn nhiều các
bài viết dưới dạng bài báo phân tích về những vấn đề của hệ thống hưu trí Việt
Nam.
1.2. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài luận án
Khoảng trống nghiên cứu
Qua việc tổng quan trên, vấn đề bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí là một đề
tài đã được đề cập ở các góc độ khác nhau.
8
Thứ nhất, Các tác giả và các tổ chức như World Bank (WB), Asian Development
Bank (ADB) đã nghiên cứu từ những mô hình hưu trí được sử dụng hiện nay cũng
như xây dựng nên một mô hình lý tưởng cho các nước áp dụng theo cùng những
yếu tố để phân tích sự thành công của một hệ thống hưu trí.
Thứ hai, các nghiên cứu ở trong nước cũng như ngoài nước đã xây dựng được hệ
thống cơ sở lý luận khá đầy đủ về an sinh xã hội, bảo đảm tài chính cho an sinh xã
hội và hệ thống hưu trí. Bên cạnh đó, về lý thuyết đã có những mô hình hưu trí lý
tưởng được đưa ra để các nước xây dựng theo cùng với những mô hình tài chính
cho hưu trí hiện nay và những ưu, nhược điểm của những mô hình này.
Thứ ba, các nghiên cứu về chủ đề này đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau,
như nghiên cứu trường hợp, so sánh, mô hình số liệu khác nhau đề tìm ra một mô
hình hưu trí phù hợp cũng như những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự bền vững
của hệ thống hưu trí. Từ những nghiên cứu đó, các công trình đã đưa ra nhiều giải
pháp cũng như những khuyến nghị chính sách cho chính phủ của các nước.
Thứ tư, về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bền vững của hệ thống hưu trí, đã có nhiều
nghiên cứu đi sâu phân tích và tìm hiểu những yếu tố này, thông qua việc nghiên
cứu ở một số quốc gia điển hình.
Tuy vậy, các nghiên cứu ở nước ngoài vẫn chưa xây dựng được một khung nghiên
cứu đầy đủ và toàn diện về vấn đề bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí, đặc biệt
là ở ba nước Anh, Đức và Thuỵ Điển, là ba mô hình tiêu biểu với ba hướng phát
triển hệ thống hưu trí khác nhau.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về hệ thống an sinh xã hội của các nước EU có khá
nhiều, tuy nhiên, các công trình nghiên cứu tập trung vào phân tích vấn đề đảm bảo
tài chính cho hệ thống an sinh xã hội, cụ thể hơn là hệ thống hưu trí thì chưa có.
Hƣớng nghiên cứu của luận án
Đề tài sẽ tập trung vào nghiên cứu những khía cạnh sau, thông qua việc nghiên cứu
3 nước Anh, Đức và Thuỵ Điển và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
(i) Mô hình bảo đảm tài chính hệ thống hưu trí lý tưởng;
(ii) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự bền vững của hệ thống tài chính cho hưu trí: bao
gồm các yếu tố như sự già hoá dân số, sự phát triển của kinh tế, nhận thức của
người dân, vai trò của nhà nước, người sử dụng lao động và sự phát triển của các
quỹ hưu trí tư nhân;
(iii) Các phương thức bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí của quốc gia đang
phát triển, đứng trước nguy cơ già hoá dân số, bao gồm cả việc điều chỉnh mô hình
9
đang áp dụng hiện nay và những giải pháp cần thiết khác. Hướng nghiên cứu như
vậy, sẽ đóng góp được cả về mặt lý luận và thực tiễn, rất hữu ích tại Việt Nam.
Tiểu kết chƣơng 1
Chƣơng 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH
CHO HỆ THỐNG HƢU TRÍ
2.1. Các khái niệm và vai trò của hệ thống hưu trí
2.1.1. Các khái niệm hưu trí, chương trình hưu trí, quỹ hưu trí
Hệ thống hưu trí là hệ thống mà ở đó bao gồm hệ thống các cơ
quan nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức, đoàn thể hoạt động
theo các chính sách, nghị định nhằm bảo đảm thu nhập ổn định cho người
hết tuổi lao động theo quy định và ngoài ra là các khoản chi cho người tàn
tật và người có thu nhập dưới mức tối thiểu để hướng tới mục tiêu công
bằng cho mọi người.
Trong giới hạn nghiên cứu của luận án này, chỉ vấn đề tài chính của
chương trình hưu trí dựa trên đóng góp (contributory pension scheme) được
tập trung nghiên cứu.
2.1.2. Khái niệm bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí
Bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí là việc đảm bảo được các
khoản chi cho hưu trí theo chương trình đã định từ việc thu và sử dụng quĩ
hưu trí. Hay nói cách khác là bảo đảm giá trị các khoản thu của quỹ luôn
lớn hơn hoặc bằng các khoản chi của quỹ hưu trí. Nhìn rộng hơn, bảo đảm
tài chính cho hệ thống hưu trí là thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm
mức phát triển thu nhập ròng trung bình của dân số trong tuổi lao động và
thu nhập của những người về hưu là như nhau về dài hạn (khoảng 30-50
năm).
2.1.3. Vai trò của hệ thống hưu trí
Mô hình hệ thống hưu trí của các nước rất đa dạng, tuỳ thuộc vào
điều kiện kinh tế xã hội và mục tiêu phát triển của quốc gia đó. Tuy vậy,
mục tiêu cơ bản của hệ thống hưu trí được đặt ra là bảo vệ những người già
trước những rủi ro nghèo đói, đồng thời đảm bảo duy trì khả năng tiêu dùng
ổn định cho họ lúc về hưu so với khi còn đi làm.
10
2.2. Cấu trúc hệ thống hưu trí
2.2.1. Các thành phần của hệ thống hưu trí
Hệ thống hưu trí có nhiều hoạt động nhằm bảo vệ người dân khỏi các rủi
ro trong cuộc sống khi về già và do đó có sự tham gia của rất nhiều thành phần.
Hệ thống hưu trí cũng có những thành phần tương tự như hệ thống an sinh xã
hội, bao gồm: Nhà nước; công ty tư nhân, cá nhân và; các hiệp hội, tổ chức từ
thiện.
2.2.2. Các chương trình hưu trí
2.2.3. Nội dung bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí
2.3. Biện pháp bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí
2.3.1. Bảo đảm các nguồn thu từ các khoản đóng góp
2.3.1.1. Duy trì và mở rộng các mức đóng góp
2.3.1.2. Thay đổi thành phần và cơ cấu đóng góp
2.3.2. Bảo đảm các khoản thu từ việc đầu tư của quỹ
2.3.2.1. Cơ chế giám sát của quỹ hưu trí
2.3.2.2. Quản lý rủi ro của quỹ hưu trí
2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cân bằng tài chính cho hệ thống hƣu trí
2.4.1. Các chính sách về an sinh xã hội của quốc gia
2.4.2. Vấn đề tăng trưởng kinh tế và việc làm
2.4.2.1. Các yếu tố kinh tế vĩ mô
2.4.2.2. Các yếu tố xã hội
2.4.3. Vấn đề nhân khẩu học
2.4.4. Vấn đề quản lý hoạt động quĩ hưu trí
2.5. Tiêu chí đánh giá về bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí
Tiểu kết chƣơng 2
11
Chƣơng 3:
THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO HỆ THỐNG HƢU TRÍ Ở
ANH, ĐỨC VÀ THỤY ĐIỂN
3.1. Thực trạng bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí ở Anh
3.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí
ở Anh
Nền kinh tế Vương quốc Anh có dấu hiệu suy giảm trong những năm gần
đây. Tuy vậy, là quốc gia công nghiệp đầu tiên của thế giới, Vương quốc
Anh cũng là một trong những nước đầu tiên “vật lộn” qua được cơn khủng
hoảng hậu công nghiệp hóa.
Theo dự báo dân số của Eurostat, hiện nay dân số Vương quốc Anh đang
tăng nhanh, từ 66 triệu (2018) đến mức 71 triệu người (2030) và 80 triệu
(2060) (Eurostat), trở thành một trong những quốc gia đông dân nhất trong
khu vực Tây Âu. Điều này cũng gây ra những tác động nhiều chiều trong
việc duy trì hệ thống quỹ hưu trí ở Anh.
3.1.2. Cấu trúc hệ thống hưu trí của Anh
3.1.2.1. Các chương trình hưu trí
Trụ cột 0
– Phúc lợi
xã hội
Trụ cột 1 –
Hƣu trí Bảo
hiểm xã hội
Trụ cột 2 – Hƣu trí
nghề nghiệp
Trụ
cột 3
–
Tiết
kiệm
Trụ
cột 4
– Sức
khoẻ
và
nhà ở
Hệ thống
bảo trợ xã
hội dành
cho người
già của
Anh
- Lương hưu
nhà nước cơ
bản BSP
- Quỹ lương
hưu nhà
nước bổ sung
- Quỹ lương hưu theo
nhóm (Occupational
schemes)
- Quỹ hưu trí theo
người liên quan
(Stakeholder pension)
Các
quỹ
hưu
trí tư
nhân
NHS
Nước Anh đã và đang vận hành hệ thống hưu trí theo kiểu “hỗn hợp” tức là
nhà nước sẽ chi trả một khoản tiền hưu trí tối thiểu, phần còn lại sẽ do các
quỹ mà người lao động đã tham gia tích lũy trước đó chịu trách nhiệm chi
trả. Thị trường việc làm của Anh khá đặc biệt khi đa số người lao động làm
việc ở khu vực tư nhân. Theo thống kê năm 2003, chỉ có 18% số lao động
12
làm việc trong khu vực công.
3.1.2.2. Cân bằng quỹ hưu trí của Anh
Cân bằng của quỹ hưu trí được phản ánh thông qua các khoản thu và
chi của quỹ hưu trí.
Các khoản thu
Người sử dụng lao động trong năm 2017-18 đóng góp cho các Quỹ
hưu trí của chính quyền địa phương lên tới 9,5 tỷ bảng, tăng 27,7% so với
năm 2016-17 và mức đóng góp của người lao động là 2,1 tỷ bảng Anh. Mức
đóng góp của người sử dụng lao động tăng lên do một số mức đóng góp
lương hưu trả trước lớn được thực hiện bởi một số và tỷ lệ đóng góp tăng
lên theo quy định.
Nguồn thu của quỹ này ở riêng nước Anh năm 2017-18 là 16,5 tỷ
bảng tăng 2,9 tỷ bảng Anh tương đương 22% so với năm 2016-17. Các
khoản chi tiêu
Chi tiêu để trả các khoản bảo hiểm trong năm 2017-18 là 9,8 tỷ bảng Anh,
tăng 0,3 tỷ bảng tương đương 2,9% so với năm 2016-17. Trong đó, chi tiêu
cho lương hưu và niên kim là 8 tỷ bảng, tăng 0,3 tỷ bảng (4,1%) và chi cho
các khoản tiền bảo hiểm khi chính thức nghỉ hưu1 là 1,5 tỷ bảng, giảm 37
triệu Bảng (tương đương 2,4%) so với năm 2016 -17.
1 Lump sums paid là các khoản tiền bảo hiểm nhận một lần (bao gồm khoản tiền
bảo hiểm nhận khi nghỉ hưu, khi qua đời).
13
Hình 3.4: Tổng mức chi tiêu và thu nhập của quỹ bảo hiểm cấp địa phương
ở Anh và xứ Wales từ 2013-2014 đến 2017-18. (Đv: tr.bảng Anh)
Nguồn: Ministry of Housing, Communities and Local Government (2018).
3.1.3. Biện pháp bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí Anh
3.1.3.1. Biện pháp tăng thu từ các thành phần đóng góp
Mặc dù mỗi Đảng cầm quyền có những cách thực hiện khác nhau,
song nhìn chung, Chính phủ Anh đưa ra hai chủ trương tác động tới hệ
thống quỹ hưu trí ở Anh: (1) cắt giảm chi tiêu cho quỹ lương hưu của nhà
nước bằng cách giảm dần lợi ích của quỹ này trong các chương trình quốc
gia; (2) khuyến khích phát triển và tăng hiệu quả hệ thống hưu trí của tư
nhân.
3.1.3.2. Biện pháp đảm bảo lợi nhuận đầu tư của quỹ
Bên cạnh việc tăng thu từ các khoản đóng góp hưu trí thì một trong những
biện pháp hữu hiệu nhằm bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí là bảo đảm
lợi nhuận đầu tư của quỹ hưu trí. Vào tháng 11 năm 2000, Hội đồng Chuẩn
mực Kế toán (ASB) đã ban hành Chuẩn mực Báo cáo Tài chính mới cho
các chương trình bảo hiểm hưu trí (FRS17) theo chuẩn mực kế toán hiện
hành để báo cáo chi phí lương hưu trong các chế độ lương hưu DB.
3.1.3.3. Biện pháp quản lý quỹ
Quỹ hưu trí được xây dựng dựa trên hai phương thức tài chính là quỹ hưu
14
trí có mức hưởng xác định (Defined- benefit-DB) hoặc quỹ hưu trí có mức
đóng xác định (Defined contribution –DC). Các quỹ DB và DC được quản
lý theo những hướng khác nhau nhằm phù hợp với tính chất của từng quỹ.
3.1.4. Nhận xét, đánh giá về bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí của
Anh
Vương quốc Anh là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới xây
dựng các cơ chế chính thức về lương hưu tư nhân (bắt đầu từ thế kỷ 18) và
cũng là một trong những quốc gia đầu tiên bắt đầu tiến trình giảm một cách
có hệ thống đầu tư vào các quỹ hưu trí của nhà nước mà thay vào đó hướng
đầu tư cho các quỹ hưu trí của tư nhân (bắt đầu từ những năm 1980). Đây là
nguyên nhân chính giúp nước Anh là một trong số ít các quốc gia ở châu
Âu không phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương hưu nghiêm trọng.
Hiện nay, hệ thống hưu trí ở Anh được đánh giá là phức tạp cũng như phân
biệt đối xử với một số đối tượng như nhân viên thu nhập thấp, người làm
việc tự do và công nhân trong các công ty nhỏ hơn và với một số nhóm
trong xã hội như phụ nữ, người thất nghiệp, những người làm việc trong
khu vực phi chính thức. Lý do chính cho sự thiếu công bằng xã hội là sự
mối liên kết không chặt chẽ giữa hệ thống hưu trí của nhà nước (BSP, Tín
dụng hưu trí và S2P) và các hệ thống hưu trí tư nhân (sẽ được hưởng mức
tiền cao hơn nhưng tiền bảo hiểm lại cao).
3.2. Thực trạng bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí ở Đức
3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí
ở Đức
15
Đức là nền kinh tế hàng đầu trên thế giới và có vai trò dẫn dắt kinh tế của
khối Liên minh Châu Âu. Đức là một trong những nước phục hồi tốt sau
khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu trong khu vực đồng euro. Về thị
trường lao động ở Đức thì tỷ lệ thất nghiệp của Đức giảm một cách đáng kể
trong 10 năm trở lại đây nhờ các chính sách thị trường lao động tích cực
của Đức. Theo đó, Đức đang thiếu hụt về lao động do thế hệ công nhân lớn
tuổi bắt đầu về hưu trong khi Đức có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, đồng
nghĩa với tỷ lệ trong độ tuổi lao động giảm và tỷ lệ dân số bị già hóa tăng
nhanh.
3.2.2. Cấu trúc hệ thống hƣu trí của Đức
3.2.2.1. Các chương trình hưu trí của Đức
Hệ thống hưu trí của Đức là hệ thống hưu trí chính thức đầu tiên trên thế
giới, được thiết kế bởi Bismarck gần 120 năm trước.
Hệ thống hƣu trí của Đức theo mô hình 5 trụ cột của World Bank
Trụ cột
0 –
Phúc
lợi xã
hội
Trụ cột 1
–
Hƣu trí
Bảo hiểm
xã hội
Trụ cột 2
–
Hƣu trí
nghề
nghiệp
Trụ cột
3 –
Tiết
kiệm
Trụ cột 4 –
Sức khoẻ và
nhà ở
Trợ cấp
tuổi già
Trụ cột
hưu trí
công
Hưu trí
nghề
nghiệp
Hưu trí
cá nhân
tự
nguyện
Các chương trình
nhà ở và chương
trình chăm sóc
sức khoẻ cho
người già
16
3.2.2.2. Cân bằng quỹ hưu trí ở Đức
Trải qua nhiều cải cách, hệ thống hưu trí của Đức là sự kết hợp của 2
chương trình hưu trí, chương trình hưu trí được tài trợ và chương trình hưu
trí không được tài trợ. Đây là sự kết hợp nhằm giảm thiểu những hạn chế
tồn tại của chương trình PAYG trước đó dưới ảnh hưởng của già hoá dân
số. Ở một thời điểm nhất đinh, người lao động sẽ không được bảo vệ bởi tác
động của sự gia tăng quá nhanh của số người già so với người đang làm
việc. Các chương trình không được tài trợ cũng kéo theo sự can thiệp của
chính phủ khi các quỹ gặp vấn đề về khả năng thanh toán, điều này hoàn
toàn không gặp phải ở các chương trình được tài trợ (WB).
3.2.3. Biện pháp bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí Đức
Hệ thống hưu trí của Đức đã có nhiều điều chỉnh trong suốt quá trình hình
thành và phát triển của mình nhằm duy trì và mở rộng các mức đóng góp
cho quỹ hưu trí.
- Điều chỉnh mức đóng góp
- Điều chỉnh công thức tính lương hưu
- Thay đổi thành phần
3.2.3.3. Thúc đẩy các quỹ hưu trí tư
- Trụ cột tài trợ mới: Giới thiệu quỹ lương hưu bổ sung
- Trợ cấp tiết kiệm trực tiếp
- Thuế khấu trừ chi phí đặc biệt
- Nhà nước khuyến khích các chế độ hưu trí theo nhóm (theo nghề nghiệp)
- Bảo hiểm hưu trí tự nguyện trong hoạch định kế hoạch tài chính hưu trí
3.2.4. Nhận xét, đánh giá về bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí của
Đức
Hệ thống hưu trí ở Đức nói chung và việc bảo đảm tài chính cho hưu trí đã
đạt được một số thành công và tồn tại như sau:
Thứ nhất, hệ thống hưu trí đa trụ cột của Đức là một trong những hệ thống
thành công nhất trong việc ngăn chặn đói nghèo cho toàn dân.
Thứ hai, một trong những thành công khác của Đức là giải quyết được vấn
đề dân số già, khi mà các nước khác vẫn còn đang loay hoay với việc ảnh
hưởng của dân số già lên sự bền vững của hệ thống an sinh xã hội thì Đức
đã có những điều chỉnh phù hợp nhằm giải quyết vấn đề này.
17
Thứ ba, bên cạnh đó, Đức cũng đã thành công trong việc điều chỉnh hệ
thống hưu trí để có thể cân bằng gánh nặng giữa các thế hệ, giảm chi phí
cho quỹ hưu trí công thông qua việc đưa ra mức thưởng/giảm trừ cho những
người về hưu muộn/sớm hơn theo luật định cũng như việc áp dụng tính
lương hưu theo lương thực tế và sử dụng công thức có yếu tố bền vững để
bình ổn quỹ hưu trí công.
Vấn đề còn tồn tại:
Hiện tại hệ thống bảo hiểm hưu trí Đức đang gặp phải một thách thức là cân
bằng quỹ giữa một bên là người đóng bảo hiểm (người lao động) và một
bên là người được hưởng lương hưu. Trong khi sự hào phóng trong hệ
thống lương hưu công của Đức được coi là một thành tựu xã hội tuyệt vời
thì những tác động tiêu cực và già hóa dân số đang đe dọa chính cốt lõi hệ
thống hưu trí ở Đức.
3.3. Thực trạng bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí ở Thuỵ Điển
3.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí
của Thuỵ Điển
Thuỵ Điển là một trong những nước có mức sống cao nhất trên thế giới và
hệ thống an sinh xã hội phát triển, bền vững. Trước khủng hoảng kinh tế
năm 2008, kinh tế Thuỵ Điển phát triển ổn định do nhu cầu trong nước phát
triển và xuất khẩu tăng. Tuy vậy, từ cuối năm 2008, do ảnh hưởng bởi suy
thoái kinh tế toàn cầu, dẫn đến nhu cầu nước ngoài giảm, tăng trưởng GDP
của Thuỵ Điển đã sụt giảm nhanh chóng trong những năm sau đó, kéo theo
tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát cũng tăng theo.
3.3.2. Cấu trúc hệ thống hưu trí của Thuỵ Điển
Thuỵ Điển xây dựng một hệ thống hưu trí với tham vọng cao là sẽ đạt được
một hình thức bảo hiểm hưu trí xã hội và tiết kiệm về mặt kinh tế và bền
vững trong thời gian dài. Mục tiêu của hệ thống hưu trí của Thụy Điển
trong những năm gần đây bao gồm việc đảm bảo công bằng trong xã hội và
giữa các thế hệ cũng như ổn định tài chính của hệ thống.
Hệ thống NDC của Thuỵ Điển tính toán lợi ích dựa trên đóng góp của cá
nhân đó trong suốt cuộc đời của họ, bao gồm cả những đóng góp mà chính
phủ thay mặt cá nhân đó đóng trong thời gian họ bị thất nghiệp, chăm sóc
con cái, ốm đauNhư đã nói ở trên, việc sử dụng NDC được cho là có cơ
18
chế tự ổn dịnh trong công thức tính lương hưu trong đó, những thay đổi về
môi trường bên ngoài như tăng tuổi thọ trung bình hay thay đổi về lương.
3.3.2.1. Các chương trình hưu trí
Trụ cột 0 –
Phúc lợi xã
hội
Trụ cột 1 –
Hƣu trí
Bảo hiểm
xã hội
Trụ cột 2 –
Hƣu trí
nghề nghiệp
Trụ cột 3 –
Tiết kiệm
Trụ cột 4 –
Sức khoẻ và
nhà ở
Hưu trí bảo
hiểm
Hưu trí thu
nhập
Lương hưu
nghề nghiệp
Lương hưu
tư nhân tự
nguyện
Các chương
trình sức
khoẻ cho
người già
Hình 3.9: Hệ thống hƣu trí Thuỵ Điển theo mô hình 5 trụ cột của
World Bank
3.3.2.2. Cân bằng tài chính của quỹ hưu trí Thuỵ Điển
Hệ thống hưu trí của Thuỵ Điển là quốc gia duy nhất sử dụng cơ cấu nhiều
quỹ lương hưu khác nhau. Mục đích của việc cơ cấu nhiều quỹ lương hưu
khác nhau ở Thuỵ Điển là nhằm giảm tác động thị trường, đa dạng hoá rủi
ro quản lý, cho phép cạnh tranh nhằm giảm chi phí và cải thiện hiệu suất
nhưng cũng có hạn chế là tăng chi phí quản lý quỹ. Vì vậy, trong những
năm gần đây, các quỹ hưu trí công của Thuỵ Điển đã có sự liên kết, tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_bao_dam_tai_chinh_cho_he_thong_huu_tri_cua_m.pdf