Truyền thống lịch sử văn hóa vùng đất Cửa Lò
* Về tên gọi vùng đất: Địa danh “Cửa Lò” theo cách giải thích của người dân
địa phương hiện nay là cách nói chệch đi và gọn lại của tên gọi “Cửa Lùa” trước đây.
Về nguồn gốc tên gọi của vùng đất Cửa Lò đến thời điểm hiện nay đang còn
nhiều ý kiến khác nhau.
* Lịch sử văn hóa vùng đất Cửa Lò
Theo cuốn An Tĩnh cổ lục của tác giả H. L. Bretone thì “vào đầu thế kỷ XV,
Cửa Lò chưa có ngọn núi, từ đường cái quan đến Cửa Lò là một hòn đảo mà hai dòng
chảy của sông Cấm lượn quanh bắt đầu từ làng Đò Cấm (gần ga Đò Cấm). Nhánh bắc
cửa sông vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay. Nhánh Nam hình thành nên Cửa Xá,
ngày nay hầu như đã bị cát bồi đắp hoàn toàn.
Vào năm 1469, Thái úy - Đô đốc Nguyễn Sư Hồi (con trai trưởng của Thái sư
Cương Quốc công Nguyễn Xí) được giao chỉ huy lực lượng thủy quân làm nhiệm vụ
bảo vệ vùng biển phía nam quốc gia Đại Việt. Tại Nghệ An ông chọn vùng Cửa Xá
cạnh làng Thượng Xá làm đại bản doanh (Cửa Xá là nơi con sông Cấm đổ ra biển.
Bao bọc Cửa Xá là núi, như những bức tường thành tự nhiên che chắn cho vùng đất
này).
Sau Nguyễn Xí, Nguyễn Sư Hồi, công cuộc khai phá đất đai, kiến lập làng xã
dọc ven biển Cửa Xá - Cửa Lò được tiếp nối bởi Hoàng hậu Hoàng Thị Lê, Đô đốc
tướng quân Phùng Phúc Kiều. Hầu hết các làng xã dọc ven biển Cửa Lò, chủ yếu
được hình thành từ nửa cuối thế kỷ XV trở về sau.
Cư dân trong vùng từ xưa đã có thêm nghề phụ như: Nghề nấu muối, nghề
mộc, trong đó có nghề còn truyền mãi và ngày càng ưu việt như nghề đóng tàu
thuyền. Ngoài ra còn có nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa, làm nón, chế biến nước
mắm, bện đay, đan lưới và đan lát đổ dùng bằng tre.
Bên cạnh phong tục thờ Thành Hoàng và các vị thần dân gian quen thuộc ở
nhiều vùng nông thôn đất Việt, người dân địa phương còn thờ cá Ông và cả những vị
thần trong lĩnh vực nông nghiệp, thương nghiệp
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Biến đổi văn hóa vùng ven biển Nghệ An qua nghiên cứu trường hợp thị xã Cửa Lò, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công trình nghiên cứu của các tác giả có thể thấy:
Thứ nhất: Các nghiên cứu thể hiện được hoạt động kinh tế của cư dân vùng
biển... Tuy nhiên, hầu hết những nghiên cứu về biến đổi “văn hóa biển” còn quá
khiêm tốn so với yêu cầu thực tiễn đặt ra, đặc biệt là còn thiếu những công trình
7
nghiên cứu về biến đổi văn hóa cư dân vùng biển mang tính hệ thống, toàn diện và
sâu sắc về nội dung cũng như phương pháp luận.
Thứ hai: Ở Nghệ An từ trước tới nay đã có một số công trình, bài viết đề cập
đến vấn đề về biển đổi văn hóa của cư dân vùng biển qua hoạt động kinh tế và tín
ngưỡng... Tuy nhiên, nghiên cứu về những biến đổi văn hóa của cư dân vùng biển ở
Nghệ An đến thời điểm hiện nay chưa nhận được nhiều sự quan tâm.
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu của các tác giả đi trước về tư liệu lẫn cách
tiếp cận, luận án “Biến đổi văn hóa vùng ven biển Nghệ An qua nghiên cứu trường
hợp thị xã Cửa Lò” sẽ góp phần làm rõ thêm một số vấn đề còn bỏ ngỏ.
1.3. Các khái niệm
1.3.1. Biến đổi văn hóa
Luận án tiếp cận biến đổi văn hóa của Deninis O’Neil qua lý giải tác giả Hà
Đình Thành.
Tếp cận khái niệm biến đổi văn hóa và đặt nó trong bối cảnh phát triển dưới sự
chi phối tác động của kinh tế. Khi nghiên cứu các nội dung trong quan hệ gia đình, xã
hội của cư dân ven biển đặt trong hoạt động kinh tế gia đình, trong hoạt động tín
ngưỡng từ đó làm rõ xu hướng biến đổi.
1.3.2 Khái niệm vùng ven biển
Vùng ven biển (coastal area) là vùng chuyển tiếp giữa biển và lục địa
Vùng ven biển Nghệ An bao gồm 1 thị xã và 3 huyện: Thị xã Cửa Lò, huyện
Nghi Lộc, huyện Diễn Châu và huyện Quỳnh Lưu
1.3.3. Khái niệm văn hóa gia đình
Luận án sử dụng khái niệm Văn hóa gia đình của tác giả Lê Ngọc Văn. Tiếp
cận khái niệm này để định hình rõ hơn về văn hóa gia đình trước sự biến đổi gắn liền
với sự phát triển kinh tế của cư dân vùng biển.
1.3.4. Khái niệm tín ngưỡng và thực hành tín ngưỡng
Tiếp cận khái niệm về tín ngưỡng của Patrick B. Mullen qua trích dẫn của tác
giả Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan.
Thông qua khái niệm để hiểu hoạt động tín ngưỡng còn là hệ thống những
niềm tin và cách thức thể hiện những niềm tin ấy bằng những hành động cụ thể của
con người đối với một hiện tượng siêu nhiên, xã hội, thậm chí là một sự vật nào đó,
hoặc cá nhân có liên quan đến cuộc sống thực tại của họ đã được thiêng hóa để cầu
mong sự che chở, giúp đỡ.
1.4. Cơ sở lý thuyết
Luận án tiếp cận lý thuyết chức năng của B. Malinowski. Malinowski nhấn
mạnh đến các nghi lễ ma thuật của người dân đảo Trobriand ở Thái Bình Dương. Khi
8
họ ra khơi với những nguy hiểm, họ thường dựa vào nghi lễ ma thuật để làm dịu bớt
nỗi sợ để trấn an chính mình về mặt tâm lí, mong được an toàn và được mẻ cá to.
Cách nhìn nhận theo chức năng tâm lý của B. Malinowski để làm rõ hơn về
nhu cầu đời sống tâm linh của cư dân vùng biển Cửa Lò trong bối cảnh hiện nay.
Ở Việt Nam, tác giả Phạm Đức Dương khi bàn đến biến đổi văn hóa, ông quy
văn hóa dưới hai dạng cấu trúc là cấu trúc bề mặt và cấu trúc chiều sâu: Cấu trúc bề
mặt (được gọi là biểu tầng); Cấu trúc chiều sâu (được gọi là cơ tầng) là cấu trúc bên
trong của văn hóa, ít biến đổi.
Sử dụng quan điểm trên của Phạm Đức Dương trong nghiên cứu luận án, để
tác giả chứng minh rõ hơn về đặc trưng trong biến đổi văn hóa của cư dân vùng biển
Cửa Lò hiện nay. Qua khảo sát thực tiễn biến đổi ở Cửa Lò hiện nay chủ yếu về mặt
hình thức, còn bản chất bên trong của văn hóa không có sự thay đổi.
1.5. Địa bàn nghiên cứu
1.5.1. Điều kiện tự nhiên vùng đất Cửa Lò
Thị xã Cửa Lò nằm về phía Đông của tỉnh Nghệ An, với vị trí tiếp giáp: phía
Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Nghi Lộc, phía Bắc giáp huyện Diễn
Châu, phía Nam giáp thành phố Vinh (Nghệ An) và huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh).
Bờ biển Cửa Lò dài 10,2 km, bãi biển rộng, cát trắng mịn, bằng phẳng. Cửa Lò
được thiên nhiên ưu đãi 3 hòn đảo lớn, nhỏ là đảo Ngư, đảo Mắt và đảo Lan Châu, là
điều kiện thuận lợi cho du lịch biển Cửa Lò phát triển.
Với những lợi thế đó, khu du lịch biển Cửa Lò - Nghệ An đã nổi tiếng từ
những năm đầu thế kỷ XX.
Theo văn bản ký ngày 05/6/1907 của toàn quyền Đông Dương về việc “cho
phép tiếp tục sử dụng đất ở Cửa Lò”, đây có thể xem là mốc mở đầu cho quá trình
hình thành khu du lịch biển Cửa Lò.
Hiện nay Cửa Lò đã tích cực tận dụng khai thác các cảnh quan và sinh thái
vùng ven biển, kêu gọi đầu tư để phát triển nhanh cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và
tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đa dạng có chất lượng cao.
* Phường Nghi Thủy, Nghi Tân, Nghi Hải
Phường Nghi Thủy: Nghi Thủy là phường nằm phía Bắc thị xã Cửa Lò có diện
tích 175 ha. Toàn phường hiện có 2.032 hộ, 8.800 nhân khẩu, được chia thành 10
khối dân cư.
Phường Nghi Tân: Phường Nghi Tân phía Đông giáp phường Nghi Thủy, phía
Nam phía Bắc, phía Tây giáp huyện Nghi Lộc. Diện tích 108ha, nhân khẩu 9091,
2.328 hộ thuộc hơn 70 dòng họ sinh sống tại 9 khối dân cư, trong đó có 1/3 dân số
theo đạo thiên chúa.
9
Phường Nghi Hải: Phường Nghi Hải cách trung tâm Thị xã Cửa Lò 6 km, với
diện tích 534 ha, dân số gần 10 ngàn người. Toàn phường hiện có 11 khối dân cư với
trên 2.200 hộ dân, trong đó có 02 khối có đồng bào theo đạo Thiên chúa giáo (khối
Tân Nho và khối Tân Lộc).
1.5.2. Truyền thống lịch sử văn hóa vùng đất Cửa Lò
* Về tên gọi vùng đất: Địa danh “Cửa Lò” theo cách giải thích của người dân
địa phương hiện nay là cách nói chệch đi và gọn lại của tên gọi “Cửa Lùa” trước đây.
Về nguồn gốc tên gọi của vùng đất Cửa Lò đến thời điểm hiện nay đang còn
nhiều ý kiến khác nhau.
* Lịch sử văn hóa vùng đất Cửa Lò
Theo cuốn An Tĩnh cổ lục của tác giả H. L. Bretone thì “vào đầu thế kỷ XV,
Cửa Lò chưa có ngọn núi, từ đường cái quan đến Cửa Lò là một hòn đảo mà hai dòng
chảy của sông Cấm lượn quanh bắt đầu từ làng Đò Cấm (gần ga Đò Cấm). Nhánh bắc
cửa sông vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay. Nhánh Nam hình thành nên Cửa Xá,
ngày nay hầu như đã bị cát bồi đắp hoàn toàn.
Vào năm 1469, Thái úy - Đô đốc Nguyễn Sư Hồi (con trai trưởng của Thái sư
Cương Quốc công Nguyễn Xí) được giao chỉ huy lực lượng thủy quân làm nhiệm vụ
bảo vệ vùng biển phía nam quốc gia Đại Việt. Tại Nghệ An ông chọn vùng Cửa Xá
cạnh làng Thượng Xá làm đại bản doanh (Cửa Xá là nơi con sông Cấm đổ ra biển.
Bao bọc Cửa Xá là núi, như những bức tường thành tự nhiên che chắn cho vùng đất
này).
Sau Nguyễn Xí, Nguyễn Sư Hồi, công cuộc khai phá đất đai, kiến lập làng xã
dọc ven biển Cửa Xá - Cửa Lò được tiếp nối bởi Hoàng hậu Hoàng Thị Lê, Đô đốc
tướng quân Phùng Phúc Kiều. Hầu hết các làng xã dọc ven biển Cửa Lò, chủ yếu
được hình thành từ nửa cuối thế kỷ XV trở về sau.
Cư dân trong vùng từ xưa đã có thêm nghề phụ như: Nghề nấu muối, nghề
mộc, trong đó có nghề còn truyền mãi và ngày càng ưu việt như nghề đóng tàu
thuyền. Ngoài ra còn có nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa, làm nón, chế biến nước
mắm, bện đay, đan lưới và đan lát đổ dùng bằng tre.
Bên cạnh phong tục thờ Thành Hoàng và các vị thần dân gian quen thuộc ở
nhiều vùng nông thôn đất Việt, người dân địa phương còn thờ cá Ông và cả những vị
thần trong lĩnh vực nông nghiệp, thương nghiệp
1.5.3. Quá trình phát triển kinh tế
1.5.3.1. Bối cảnh tác động đến sự phát triển kinh tế tại Cửa Lò
Cửa Lò đổi mới từ sau Đại hội VI (tháng 12/1986) của Đảng.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, vùng ven biển nhận được nhiều đầu tư lớn,
10
dần tạo ra những trung tâm công nghiệp hướng ngoại. Cơ cấu kinh tế biển chuyển
theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, ngư nghiệp.
Sự thay đổi về kinh tế kéo theo những chuyển biến trong văn hóa, cụ thể quá
trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao
lưu, hội nhập và phát triển.
Bên cạnh đó những thách thức mới trong văn hóa được đặt ra, sự tiếp thu thiếu
chọn lọc văn hóa ngoại lai làm ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống.
1.5.3.2. Từ ngư nghiệp truyền thống sang phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch
* Ngư nghiệp truyền thống
Cư dân sinh sống trên địa bàn thị xã vốn xuất phát từ các làng chài nhỏ ven
biển. Ở các làng chài đại bộ phận đàn ông làm nghề đánh cá biển và làm thêm nhiều
nghề phụ khác để kiếm sống
Những hoạt động mưu sinh truyền thống trước đây của cư dân Cửa Lò được
thể hiện qua hoạt động buôn bán tại chợ Lò.
Tư liệu sản xuất, phương pháp đánh bắt truyền thống của ngư dân chủ yếu là đi
lộng và đi khơi.
Cá sau khi đánh bắt từ biển về, ngoài phần lớn tiêu thụ tươi, bán cho con buôn
và mang ra chợ Lò và các chợ lân cận thuộc huyện Nghi Lộc, thành phố Vinh, số còn
lại được đem về làm cá khô, chế biến nước mắm.
Việc phân công lao động trong các gia đình cư dân hoàn toàn mang tính tự
nhiên, gắn với đặc thù công việc.
Ngoài nghề đi biển, phụ nữ trong gia đình phải buôn bán thêm ở các chợ
vùng lân cận. Mặc dù nghề đi biển cho thu nhập không cao, thường gặp rủi ro từ
thiên nhiên, nhưng những cư dân ở Cửa Lò vẫn luôn ý thức phải truyền nghề cho
con cái họ.
* Chuyển đổi từ ngư nghiệp sang kinh doanh dịch vụ
Một hiện trạng phổ biến trong quá trình đô thị hóa ở Cửa Lò là việc chuyển đổi
nghề nghiệp của người dân, từ ngư nghiệp sang kinh doanh, dịch vụ,....
Quá trình chuyển đổi nghề nghiệp từ ngư nghiệp truyền thống sang kinh
doanh, dịch vụ, du lịch bắt đầu từ năm 2000 và phát triển mạnh từ năm 2008 đến nay.
Số còn lại còn bám nghề là do có thu nhập ổn định từ nghề đi biển. Mặt khác
hầu hết các sản phẩm đánh bắt được của đều có thị trường tiêu thụ thuận lợi.
Trong bối cảnh toàn thị xã Cửa Lò đang đẩy nhanh tốc độ phát triển các ngành
kinh tế, trong đó phát triển nhất là ngành du lịch đã tạo ra môi trường thuận lợi để
người dân trên địa bàn mở rộng các hình thức kinh doanh buôn bán, nâng cao thu
nhập và chuyển đổi nghề nghiệp.
11
Một số hộ gia đình vẫn theo nghề truyền thống nhưng có sự chuyển đổi
phương thức làm ăn mới để đem lại hiệu quả hơn.
Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngư nghiệp giảm, kinh doanh
dịch vụ tăng là điều tất yếu xảy ra hiện nay ở Cửa Lò.
Nguyên nhân là do trong những năm gần đây Cửa Lò ưu tiên phát triển kinh tế
du lịch, thị xã đã và đang huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
Tiểu kết chương 1
Nghiên cứu về biến đổi văn hóa cư dân vùng biển đã được nhiều nhà nghiên
cứu khoa học xã hội quan tâm bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Cửa Lò là vùng đất được hình thành và khai phá từ sớm, ở vào vị trí địa lý
thủy, bộ đều thuận lợi, lại là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh.
Cửa Lò là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, cư dân nơi đây đã xây
dựng cho mình những nét văn hóa mang đặc trưng riêng của cư dân vùng biển xứ Nghệ.
Cửa Lò là đô thị ven biển vùng Bắc Trung bộ đang trong giai đoạn biến đổi có
sự kết nối giữa văn hóa biển truyền thống và văn hóa biển đô thị, vừa đậm chất dân
gian vừa cởi mở linh hoạt trong phát triển kinh tế.
12
Chương 2
BIẾN ĐỔI VĂN HÓA QUA HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GIA ĐÌNH
2.1. Biến đổi quan hệ giữa bố mẹ và con cái
2.1.1. Biến đổi qua định hướng nghề nghiệp
Trước đây ngay từ khi còn nhỏ con trai trong gia đình nối nghiệp bố, được bố
truyền nghề, truyền kinh nghiệm.
Ngày nay, khi nghề nghiệp thay đổi theo hướng mở rộng, con cái trong gia
đình có quyền chọn cho mình một nghề riêng. Mọi người có thêm cơ hội để tìm kiếm
công việc phù hợp. Đây là cơ sở quan trọng để nhiều người không nối nghề.
Đây cũng là những nguyên nhân làm thay đổi sự ràng buộc giữa bố mẹ với con
cái trong gia đình.
Mặc dầu sự ràng buộc của bố, mẹ tới con cái được cởi bỏ song vai trò người
bố, người mẹ trong gia đình truyền thống vẫn luôn được truyền dạy cho con cái trong
cuộc sống thường ngày.
2.1.2. Biến đổi qua nhu cầu cuộc sống và phát triển kinh tế
Nhu cầu nói chuyện và chia sẻ. Trước đây mỗi thành viên trong gia đình
thường chia sẻ về nhu cầu cuộc sống làm thế nào để có đủ cơ ăn, áo mặc mọi người
trong gia đình không phải chịu đói rét. Ngày nay, những chia sẻ đó nó được thể hiện
phong phú hơn không chỉ dừng lại ở nhu cầu ăn, ở, mặc mà còn hưởng thụ.
Nhu cầu việc truyền dạy cho con cái trong gia đình. Trước đâyhầu như bố, mẹ
giáo dục con cái về đạo đức, nhân cách làm người nhiều hơn. Còn ngày nay khi kinh
tế phát triển bố, mẹ truyền dạy cho con kỹ năng tư duy, kỹ năng cạnh tranh...
Trước đây, hầu hết quyền thừa hưởng tài sản bố mẹ đương nhiên sẽ thuộc về
con trưởng. Ngày nay, quan niệm con trưởng là người thừa hưởng nhà ở do bố mẹ để
lại không còn nặng nề. Con trưởng có thể nhường lại nhà cho con thứ để ra ở riêng,
để phù hợp với việc kinh doanh buôn bán. Thậm chí có những gia đình con cái tách
hẳn bố mẹ để dễ làm ăn buôn bán.
Kỹ năng sinh tồn trong xã hội được những cư dân quan tâm, trai hay gái, số
lượng con nhiều hay ít không phải là vấn đề chính mà cái cần thiết nhất chính là việc
nuôi dạy để con phát triển toàn diện.
Khi kinh tế khả giả việc phân chia tài sản cho con cái trong gia đình công bằng
hơn, con trai cũng như con gái đều được bố mẹ chia đều tài sản.
Khi lớp trẻ ít quan tâm đến ngư nghiệp truyền thống, họ buộc phải chuyển sang
kinh doanh, dịch vụ, du lịch. Thời gian dành cho công việc nhiều hơn, mọi người trở
nên bận rộn ít có thời gian chăm sóc gia đình.
13
Sự tác động của kinh tế vô hình chung đã tách dần mối quan hệ mật thiết giữa
ông, bà, bố mẹ và con cái. Người lớn bận công việc, trẻ em bận đi học, nhiều gia đình
không có lấy một bữa cơm chung gia đình, bố mẹ con cái ít có thời gian bên nhau.
Nhiều gia đình bố mẹ phó mặc việc chăm sóc con cho người giúp việc, cho ông bà
hay các con tự chăm sóc lẫn nhau.
Cái cốt lõi trong gia đình là tình yêu thương của bố, mẹ tới con cái vẫn không
thay đổi. Đó chính là những giá trị văn hóa truyền thống hoàn toàn không mất đi
trong bối cảnh kinh tế, xã hội có nhiều đổi thay.
2.2. Biến đổi quan hệ anh, chị, em trong gia đình
Với gia đình cư dân truyền thống họ thường tương trợ nhau trong cuộc sống
cùng hộ trợ nhau trong nghề nghiệp.
Ngày nay, do nhu cầu làm ăn lớn đòi hỏi vốn để phát triển kinh doanh vì vậy
anh, chị, em trong gia đình đã hợp sức nhau lại để phát triển kinh tế.
Các thành viên trong gia đình sử dụng các kỹ năng trong kinh doanh để hộ trợ
và phát triển, biết vượt qua, điều tiết các mối quan hệ khi có những xung đột xảy ra.
Mô hình kinh doanh khép kín theo nhóm hộ gia đình góp phần vừa thúc đẩy phát
triển kinh tế, vừa tạo ra mối liên hệ bền chặt về tình cảm của anh, chị, em.
2.3. Biến đổi vai trò của người phụ nữ trong gia đình
2.3.1. Biến đổi vai trò người phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày
Ngày trước, người đàn ông trong gia đình đóng một vai trò quan trọng, hầu
như mọi công việc đều do người chồng quyết định.
Và ngày nay, khi kinh tế phát triển, phụ nữ có nhiều cơ hội hơn để tìm cho
mình công việc phù hợp. Chính sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội và ý thức làm chủ
cuộc sống đã làm biến đổi vai trò của người phụ nữ trong đời sống gia đình.
2.3.2. Biến đổi vai trò người phụ nữ trong kinh doanh
Người phụ nữ miền biển bây giờ đã biết chủ động hơn trong cuộc sống, không
quá phụ thuộc vào người chồng.
Vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế thể hiện trên nhiều lĩnh vực
du lịch, dịch vụ, chế biến hải sản, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất nông nghiệp.
Từ văn hóa ứng xử trong kinh doanh, đã giúp người phụ nữ có được mạng lưới
khách hàng bền vững, giúp họ có thu nhập ổn định thường xuyên hơn.
Sự phát triển kinh tế đã làm thay đổi tư duy, nhận thức của những cư dân ven
biển theo hướng tích cực hơn. Vị trí của người đàn ông và người phụ nữ xích lại gần
nhau hơn.
14
Tiểu kết chương 2
Biến đổi văn hóa là hiện tượng phổ biến trong gia đình cư dân hiện nay, dưới
tác động của nền kinh tế, quá trình biến đổi trở nên phức tạp hơn. Quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình có nhiều thay đổi theo hướng mở từ đó kéo theo vị trí của
từng cá nhân có nhiều thay đổi
Vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình được khẳng định rõ hơn trên
mọi lĩnh vực đời sống.
Hiện trạng phổ biến hiện nay ở Cửa Lò là sự nhìn nhận văn hóa mới trên
phương diện kinh tế nhiều hơn, cách nhìn nhận đó đã dẫn đến những biến đổi văn
hóa.Tuy nhiên, bên cạnh những biến đổi tích cực, thì những biến đổi tiêu cực đang
được đặt ra tại Cửa Lò hiện nay.
15
Chương 3
BIẾN ĐỔI VĂN HÓA QUA THỰC HÀNH TÍN NGƯỠNG
3.1. Biến đổi văn hóa qua thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Trước đây, giỗ, tết là dịp để con cháu sum vầy tưởng nhớ những người đã
khuất, tỏ lòng tôn kính tổ tiên. Đây là dịp gia đình sum họp gắn kết mối quan hệ anh
em trong gia đình.
Ngày nay, khi quan hệ xã hội được mở rộng, giỗ còn là dịp những thành viên
trong gia đình mời các đối tác làm ăn, bạn bè... đến thăm gia đình.
Như vậy thương mại hóa xuất hiện ngay trong lễ vật cúng người đã khuất, nó
trở nên rất bình thường trong nếp sống của những cư dân Cửa Lò.
Khi cuộc sống khả giả hơn, tinh thần hướng về tổ tiên được nhiều người trong
gia đình quan tâm, đây là dịp báo đáp tới những người đã khuất.
Những bất ổn, sự khắc nghiệt, rủi ro của kinh tế thị trường là một nguyên nhân
khiến các gia đình tìm đến nhiều hơn với các hoạt động tâm linh, trong gia đình.
Ngược lại chính sự phát triển về kinh tế giúp cho các hoạt động tín ngưỡng có điều
kiện khôi phục phát triển, gắn kết các mối quan hệ.
3.2. Biến đổi văn hóa qua thực hành tín ngưỡng đi biển
Môi trường biển thường hiểm nguy, con người luôn cảm thấy mình bé nhỏ
trước biển khơi, nên cần đến sức mạnh siêu nhiên để bảo vệ.
Dù đi khơi, hay đi lộng họ đều rất xem trọng tín ngưỡng. Cá voi là vị thần
được người dân xem trọng, đây là vị thần bảo mệnh, che chở để họ luôn được bình an
giữa muôn trùng biển khơi.
Trước đây, phụ nữ tuyệt đối không được xuống thuyền và khi chồng ra khơi
người vợ phải luôn hướng về người chồng. Ngày nay, tín ngưỡng đó nó có nhiều thay
đổi và không còn khắt khe như trước, phụ nữ vẫn có thể xuống thuyền tham gia đi
biển, chia sẻ những khó khăn vất vả cùng với người chồng.
Như vậy, sự biến đổi tín ngưỡng đi biển còn đóng một vai trò quan trọng trong
việc gắn kết các mối quan hệ gia đình với nhau.
3.3. Biến đổi văn hóa qua thực hành tín ngưỡng thờ thành hoàng làng
Trước đây, vào ngày rằm, mồng một, ngày tết, ngày thành lập làng tất cả mọi
gia đình đều đến đền làng thắp hương cầu xin bình yên. Đi lễ đền làng trở thành tập
quán của người dân từ thuở ấu thơ.
Hiện nay, hoạt động tín ngưỡng đó gần như không có sự thay đổi, mỗi tháng
hai kỳ vào ngày rằm, mồng một tại đền Mai Bảng, đền Yên Lương (phường Nghi
Thủy), đền làng Hiếu (Nghi Hải), có 99% cư dân trong làng đi lễ.
16
Trong bối cảnh hiện nay, khi cư dân Cửa Lò thu nhập nâng cao, đồng tiền kiếm
được trở nên dễ dàng hơn, thúc đẩy kinh tế gia đình ngày một phát triển. Thành công
đó một phần là do sự nổ lực không ngừng của người dân, mặt khác người ta cũng
nghĩ đến việc do thần linh giúp đỡ.
Niềm tin vào thành hoàng làng đã thu hút đông đảo người dân trong làng vừa
đi lễ vừa tham gia sinh hoạt đền làng. Đối tượng đi lễ cũng rất đa dạng và phong phú,
trong số những người đi lễ có cả những công chức, viên chức, học sinh, sinh viên,
ngư dân, nông dân, thương nhân...
Đi lễ còn là dịp để gặp gỡ trao đổi, chia sẻ khó khăn, kinh nghiệm trong cuộc
sống, trong làm ăn kinh tế của người dân trong làng
Mối quan hệ mật thiết giữa cư dân vùng biển với vị thần thành hoàng làng đã
tạo ra căn nguyên trong việc gìn giữ các giá trị văn hóa cộng đồng từ bao đời nay.
Ngoài mục đích đi lễ, đền làng là nơi người dân trong làng trao đổi các thông
tin về công việc làm ăn, gia đình, những vấn đề xã hội...
Tín ngưỡng đền làng là nơi biểu hiện các mối quan hệ xã hội nhu cầu làm ăn
của người dân trong làng.
Qua hoạt động của hội phường, hội đi lễ có ở các làng Mai Bảng, làng Hiếu,
làng Vạn Lộc góp phần củng cố mối quan hệ xóm làng trong thời hiện đại
Như vậy, hoạt động tín ngưỡng đền làng từ xưa đã có vai trò quan trọng trong
việc phát triển mối quan hệ cộng đồng làng. Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập và
phát triển tín ngưỡng đền làng có sự biến đổi song nó vẫn đóng vai trò quan trọng
trong gắn kết quan hệ cộng đồng.
3.4. Biến đổi văn hóa qua thực hành lễ hội
3.4.1. Lễ hội đền làng Mai Bảng
Trước dây, lễ hội làng Mai Bảng được tổ chức hàng năm vào ngày giỗ Chiêu
Trưng Vương Lê Khôi (3/5 âm lịch). Những nghi thức rước thần truyền thống thể
hiện tính gắn kết cộng đồng giữa làng xã, dòng họ và những người dân trong làng.
Từ 10 năm nay, các nghi thức rước được giản lược dần, trong đó bỏ nghi thức
rước qua dòng họ điều này đồng nghĩa với việc giảm ý nghĩa gắn kết giữa làng với
dòng họ.
Từ năm 2015, trong lễ hội xuất hiện thêm một chặng rước mới: sau khi rước
thần từ đền Cửa Lạch về đền làng Mai Bảng, rước thêm một chặng từ đền Mai Bảng
vòng xung quanh thị xã. Phương tiện rước ở chặng này là bằng xe điện loại xe phục
vụ khách du lịch) và xe ô tô bán tải.
Ngoài quảng bá hình ảnh du lịch địa phương, những nghi thức mới trong lễ hội
đền làng đã thể hiện được hoạt động kinh tế du lịch của người dân địa phương.
17
3.4.2. Lễ hội đền Vạn Lộc
3.4.2.1. Lễ hội truyền thống
Cứ 3 năm một lần vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, dân làng Vạn Lộc tổ chức
lễ hội. Lễ hội được bắt đầu từ chiều ngày 11 và kết thúc vào tối ngày 16 tháng Giêng
(âm lịch. Mọi hoạt động trong lễ hội truyền thống tại đền Vạn Lộc đều có sự chung
tay của cộng đồng làng, của các dòng họ. Mối liên kết này tạo cho văn hóa làng ven
biển luôn được hồi sinh và phát triển trong suốt chặng đường dài của lịch sử.
3.4.2.2. Lễ hội mới
Từ năm 2009, trước nhu cầu phát triển của du lịch tại địa phương, lễ hội mới
xuất hiện với tên gọi lễ hội khai trương mùa du lịch Cửa Lò, thời gian tổ chức vào
dịp 30/4 hàng năm. Toàn bộ quy trình lễ hội được tuân thủ theo kịch bản đã được sở
Văn hóa Thể thao & Du lịch xây dựng từ trước.
Lễ hội Sông nước Cửa Lò là lễ hội mới dựa trên mô hình lễ hội Cầu ngư truyền
thống của ngư dân ven biển. Trước nhu cầu phát triển du lịch, nhằm quảng bá với du
khách, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng chính quyền địa phương đã xây dựng
kịch bản lễ hội mới trên cơ sở kịch bản của lễ hội cầu ngư truyền thống, tuy nhiên, lễ
hội này qua thực tế tổ chức hiệu quả đem lại không như mong đợi, người dân địa
phương phản ánh là lãng phí và làm mất tính linh thiêng, không hiệu quả. Văn hóa
truyền thống bị biến đổi sâu sắc.
3.4.3. Biến đổi qua lễ hội cầu ngư
Tín ngưỡng thờ Cá ông gắn liền với mọi hoạt động trong tín ngưỡng thờ đền làng.
Lễ hội này là dịp để mọi cá nhân trong cộng đồng làng thể hiện sự quan tâm, trách
nhiệm với việc chung của làng.Vào 12/2 âm lịch hàng năm làng, Mai Bảng tổ chức kỷ
niệm ngày thành lập làng đồng thời là ngày giỗ Chế thắng phu nhân và làm lễ cầu ngư.
Từ nghi thức ban đầu đến nghi thức cuối cùng đều do người dân và Ban quản
lý đền làng đảm nhận, lễ hội được diễn ra với một tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình
của cộng đồng làng.
Trước nhu cầu của cộng đồng từ đầu năm 2017, Lễ cầu Ngư có nhiều biến đổi
song vai trò của cộng đồng làng không hề mất đi
Chính quyền địa phương toàn không tham gia vào nghi lễ thực hành của người
dân, điều đó phát huy vai trò của từng cá nhân khi tham gia vào lễ hội. Đây là một
điểm tiến bộ trong việc tôn trọng tín ngưỡng của cư dân vùng biển, sự can thiệp
không quá sâu vào lễ hội đã làm cho Lễ hội Cầu ngư biến đổi theo nhu cầu của người
dân địa phương.
Lễ hội ngoài đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của người dân còn đóng vai trò
quan trọng gắn kết cộng đồng, nuôi dưỡng và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống của địa phương.
18
Tiểu kết chương 3
Thực hành văn hóa tín ngưỡng của cư dân Cửa Lò trong bối cảnh kinh tế có
nhiều thay đổi góp phần nuôi dưỡng và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Sinh hoạt tín ngưỡng tại đền làng đã tạo ra không gian sinh hoạt để phát huy
giá trị văn hóa truyền thống hiệu quả nhất tại các làng ở Cửa Lò hiện nay.
Những lễ hội đậm màu sắc dân gian vùng biển, vẫn thể hiện được vai trò của
cộng đồng trong đó, cộng đồng là trung tâm bảo tồn văn hóa truyền thống trước bối
cảnh biến đổi.
Trước sự biến đổi về văn hóa lễ hội đền làng, lễ hội cầu ngư làng Mai Bảng
mặc dầu xuất hiện thêm những nghi thức mới nhưng được đông đảo người dân ủng
hộ và quan tâm, trở thành phương tiện gắn kết trong cộng đồng làng.
Từ thực tiễn cư dân vùng biển Cửa Lò cho thấy sinh hoạt tín ngưỡng đóng một
vai trò quan trọng trong phát huy các mối quan hệ gia đình, cộng đồng, trong bảo tồn
các giá trị văn hóa truyền thống của cư dân vùng ven biển trong bối cảnh hội nhập và
phát triển. Bên cạnh đó nó cũng tạo ra những mâu thuận làm mai một văn hóa truyền
thống của cư dân vùng biển.
19
Chương 4
XU HƯỚNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
QUA BIẾN ĐỔI VĂN HÓA Ở CỬA LÒ HIỆN NAY
4.1. Xu hướng biến đổi văn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_bien_doi_van_hoa_vung_ven_bien_nghe_an_qua_n.pdf