Tóm tắt Luận án Biện pháp ngăn chặn hành chính theo pháp luật Việt Nam

Tiêu chí hoàn thiện pháp luật về biện pháp ngăn chặn hành chính

Chất lượng của hệ thống pháp luật về ngăn chặn hành chính thể hiện: có

nội dung phù hợp với quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về đấu

tranh, ngăn ngừa VPHC; Phù hợp với nguyên tắc, yêu cầu xây dựng nhà

nước pháp quyền ở Việt Nam; Phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã

hội; Phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là

thành viên, đồng thời phải phù hợp với truyền thống và điều kiện kinh tế,

chính trị của Việt Nam; phải đảm bảo tính toàn diện, tính thống nhất, tính

đồng bộ.

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Biện pháp ngăn chặn hành chính theo pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách thức thực hiện, thủ tục và thẩm quyền áp dụng. Trong đó đáng chú ý là kiến nghị bổ sung các biện pháp cưỡng chế ngăn chặn hành chính. Đồng thời, các công trình còn chỉ ra các kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện các BPNC hành chính như: hoạt động tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng hệ 7 thống văn bản hướng dẫn thi hành; công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra; huy động các nguồn lực về tài chính, nhân lực, chế độ, chính sách, cơ sở vật chất 1.2.2. Những vấn đề đặt ra mà luận án cần giải quyết Về mặt lý luận: đưa ra quan niệm về BPNC hành chính, đồng thời làm rõ bản chất của BPNC hành chính; phát triển thêm một bước để làm rõ, sâu sắc và toàn diện những đặc trưng của nhóm biện pháp này. Đồng thời, trên cơ sở kế thừa cách phân loại theo mục đích áp dụng, luận án cần thiết nhận thức rõ và sâu hơn về mỗi nhóm ngăn chặn hành chính và sự khác biệt giữa các nhóm BPNC hành chính; làm rõ vai trò của nhóm BPNC hành chính trong xu hướng xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay; Phân tích vấn đề có liên quan, ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân trong quá trình thực hiện BPNC hành chính gồm: các nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục thực hiện BPNC hành chính cũng như thực tiễn thi hành các biện pháp này trên thực tế; nghiên cứu các yếu tố tác động bảo đảm áp dụng pháp luật về ngăn chặn hành chính. Về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính: cần thiết làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về BPNC hành chính, đồng thời chỉ ra các số liệu trên thực tế phản ánh những ưu điểm cũng như bất cập hiện hành trong quy định về BPNC hành chính. Từ đó, đưa ra những nhận xét toàn diện, sâu sắc hơn về hoạt động áp dụng pháp luật nhóm biện pháp này trên thực tế. Về giải pháp hoàn thiện pháp luật về biện pháp ngăn chặn hành chính: đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về BPNC hành chính. Bên cạnh đó, khuyến nghị các giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật về BPNC hành chính vừa đảm bảo lợi ích trật tự xã hội, lợi ích hoạt động quản lý hành chính nhà nước vừa đảm bảo quyền con người, quyền công dân. 1.3. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Giả thuyết nghiên cứu Biện pháp ngăn chặn hành chính theo pháp luật Việt Nam đã được định hình nhưng vẫn còn những khoảng trống và thiếu khả năng hiện thực hóa. Trước sự biến đổi của đời sống xã hội và yêu cầu cải cách hành chính cũng như bảo đảm tính pháp quyền, các BPNC hành chính đang bộc lộ rõ những bất cập, hạn chế trên cả phương diện nhận thức và thực tiễn quy định 8 cũng như thực hiện. Yêu cầu nhận thức đầy đủ và bảo đảm thực hiện các BPNC hành chính đang đặt ra một cách cấp bách, là một trong những yếu tố quyết định trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật Việt Nam, góp phần quan trọng vào thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước ở Việt Nam hiện nay. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu (1) Các BPNC hành chính? Vai trò của BPNC hành chính? Các bảo đảm thực hiện BPNC hành chính là gì? (2) Thực trạng quy định pháp luật về BPNC hành chính cũng như thực tiễn áp dụng các BPNC hành chính ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Có ưu điểm, hạn chế gì? Và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế đó? (3)Việc tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về BPNC hành chính và bảo đảm áp dụng các BPNC hành chính ở Việt Nam cần dựa trên cơ sở quan điểm nào? Có những giải pháp nào để tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về BPNC hành chính và bảo đảm áp dụng các BPNC hành chính ở Việt Nam hiện nay? Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN HÀNH CHÍNH 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của biện pháp ngăn chặn hành chính 2.1.1. Khái niệm biện pháp ngăn chặn hành chính Biện pháp ngăn chặn hành chính là biện pháp cưỡng chế nhà nước do chủ thể có thẩm quyền được pháp luật hành chính quy định tác động lên cá nhân, tổ chức khi có căn cứ áp dụng nhằm làm chấm dứt hành vi VPPL, ngăn ngừa hậu quả do VPHC gây ra và bảo đảm cho việc xử lý VPHC 2.1.2. Đặc điểm của biện pháp ngăn chặn hành chính Một là, BPNC hành chính là biện pháp cưỡng chế được áp dụng trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước; Hai là, mục đích của BPNC hành chính là nhằm làm chấm dứt kịp thời hành vi VPPL, ngăn ngừa hậu quả do vi phạm gây ra và bảo đảm cho việc xử lý VPHC đạt hiệu quả; Ba là, chủ thể có thẩm quyền áp dụng BPNC hành chính chỉ có thể là các cá nhân có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật; Bốn là, phạm vi các quan hệ xã hội 9 được bảo vệ bởi các BPNC hành chính rộng và phong phú; Năm là, căn cứ để áp dụng BPNC hành chính là các thông tin có đầy đủ cơ sở về việc thực hiện hành vi vi phạm của chủ thể; Sáu là, các BPNC hành chính có thủ tục áp dụng mang đặc điểm riêng. 2.1.3. Vai trò của biện pháp ngăn chặn hành chính Thứ nhất, ngăn chặn hành chính là một trong biện pháp thực thi quyền lực nhà nước, thể hiện ý chí của nhà nước trong công cuộc đấu tranh với vi phạm pháp luật bằng sức mạnh cưỡng chế. Thứ hai, ngăn chặn hành chính là biện pháp bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước, bảo đảm trật tự quản lý hành chính nhà nước. Thứ ba, ngăn chặn hành chính là phương tiện để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; đồng thời có vai trò to lớn trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Thứ tư, ngăn chặn hành chính là biện pháp có tính cách thủ tục nhằm bảo đảm cho hoạt động xử phạt VPHC. Thứ năm, ngăn chặn hành chính có vai trò quan trọng trong việc giáo dục ý thức pháp luật, ngăn chặn, hạn chế khả năng gây tổn hại tới lợi ích của xã hội, nhà nước, cá nhân, tổ chức, qua đó củng cố trật tự xã hội. 2.2. Phân loại biện pháp ngăn chặn hành chính 2.2.1. Nhóm biện pháp ngăn chặn nhằm làm chấm dứt vi phạm pháp luật hoặc ngăn ngừa hậu quả, thiệt hại do vi phạm pháp luật gây ra. Tính cưỡng chế của nhóm biện pháp này thể hiện ở chỗ: Nhà nước tác động lên đối tượng bằng yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đang diễn ra, trong nhiều trường hợp có thể dùng vũ lực, vũ khí để làm chấm dứt vi phạm trên thực tế. 2.2.2. Nhóm biện pháp ngăn chặn nhằm bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính. Tính cưỡng chế của nhóm biện pháp này thể hiện ở chỗ: nhóm BPNC này tác động lên đối tượng có hành vi vi phạm nhằm buộc họ phải thực hiện đúng theo yêu cầu, ý chí của nhà nước, như: buộc không được tự do đi lại trong một thời gian nhất định, buộc ở trong một khuôn viên nhất định hoặc tác động lên đối tượng có dấu hiệu của hành vi vi phạm bằng hoạt động kiểm tra nhằm phát hiện thông tin làm chứng cứ cho hành vi vi phạm. 10 2.2.3. Nhóm biện pháp ngăn chặn hỗn hợp. Nhóm BPNC này được đặt ra đối với các BPNC có các mục đích khác nhau, cụ thể như: BPNC vừa có mục đích làm chấm dứt VPHC đồng thời vừa nhằm bảo đảm cho hoạt động xử lý vi phạm; hoặc có BPNC hành chính có cả ba mục đích: làm chấm dứt vi phạm đang xảy ra, ngăn ngừa hậu quả của vi phạm đối với xã hội và nhằm đảm bảo thi hành quyết định xử phạt. 2.3. Sự điều chỉnh của pháp luật về biện pháp ngăn chặn hành chính 2.3.1. Nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính Việc định ra các nguyên tắc áp dụng các BPNC hành chính cần xuất phát từ các lí do sau: Thứ nhất, xuất phát từ bản chất của ngăn chặn hành chính là nhóm biện pháp cưỡng chế hành chính và tính độc quyền cưỡng chế của nhà nước. Thứ hai, xuất phát từ vấn đề “tùy nghi hành chính”. Thứ ba, xuất phát từ bản chất Người của Nhà nước. Thứ tư, xuất phát từ hậu quả về một xã hội bạo lực. Thứ năm, xuất phát từ nhận thức mới về vai trò, giá trị của pháp luật. Các nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính gồm: Nguyên tắc pháp chế; Nguyên tắc nghiêm minh, kịp thời; Nguyên tắc công khai, minh bạch; Nguyên tắc chỉ áp dụng các BPNC hành chính đối với các vi phạm xảy ra trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước; Nguyên tắc về trách nhiệm giải trình; Nguyên tắc bảo đảm các quyền con người, quyền công dân và các giá trị công bằng, nhân đạo trong quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính. 2.3.2. Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính Thẩm quyền áp dụng BPNC hành chính được quy định cho cá nhân cụ thể được nhà nước trao quyền. Các cá nhân có thẩm quyền áp dụng BPNC hành chính gồm: Cấp trưởng, cấp phó hoặc một số nhân viên đang thi hành công vụ của các cơ quan như: Cơ quan có thẩm quyền chung, lực lượng công an nhân dân, cơ quan kiểm lâm, hải quan, biên phòng, tòa án Cấp trưởng được quyền áp dụng BPNC hành chính gồm: Chủ tịch UBND cấp xã; Trưởng công an phường; Trưởng công an cấp huyện; Đội trưởng đội quản lý thị trường; Thẩm phán chủ tọa phiên tòa Trong những điều kiện nhất định, thẩm quyền áp dụng BPNC hành chính có thể được giao cho 11 cấp phó thực hiện. Ngoài ra, thẩm quyền áp dụng BPNC hành chính còn thuộc về người có thẩm quyền đang thi hành công vụ trong trường hợp cần phải áp dụng BPNC hành chính ngay. 2.3.3. Thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính Nhìn chung, trình tự các bước trong thủ tục áp dụng biện pháp này được quy định trên cơ sở căn cứ, thẩm quyền, mục đích áp dụng của mỗi BPNC hành chính cụ thể, đồng thời trải qua các giai đoạn của thủ tục hành chính nói chung như: Khởi xướng vụ việc, xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc, thi hành quyết định, khiếu nại, giải quyết khiếu nại, xem xét lại quyết định đã ban hành. 2.4. Các bảo đảm thực hiện biện pháp ngăn chặn hành chính 2.4.1. Bảo đảm pháp lý Luận án tập trung đi vào những yếu tố cơ bản nhất trong hệ thống bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện ngăn chặn hành chính, đó là: (1) Thủ tục ngăn chặn hành chính; (2) Thẩm quyền ngăn chặn hành chính; (3) Tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp thực hiện ngăn chặn hành chính giữa các cơ quan; (4) Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, của người có thẩm quyền trong xây dựng và thực thi pháp luật về ngăn chặn hành chính; (5) Cơ chế giám sát, kiểm tra; (6) Trách nhiệm pháp lý và cơ chế xử lý vi phạm trong thực hiện ngăn chặn hành chính 2.4.2. Các bảo đảm khác Bao gồm: bảo đảm về nhận thức và bảo đảm về kinh tế, cơ sở vật chất Chương 3 THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM 3.1. Thực trạng pháp luật về biện pháp ngăn chặn hành chính 3.1.1. Pháp luật về biện pháp ngăn chặn hành chính từ năm 1945 đến trước khi ban hành Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 3.1.1.1. Biện pháp ngăn chặn hành chính giai đoạn 1945-1954. Các BPNC hành chính giai đoạn này được hình thành trong điều kiện thời chiến, công tác 12 xây dựng pháp luật còn mới mẻ. Mặt khác, nhận thức của các nhà làm luật lúc bấy giờ về các BPNC hành chính còn rời rạc, đơn giản. Ranh giới trong áp dụng BPNC hành chính với trừng phạt còn chưa có sự phân biệt rõ ràng. 3.1.1.2. Biện pháp ngăn chặn hành chính giai đoạn 1954-1986. Hệ thống BPNC hành chính giai đoạn này đầy đủ, chặt chẽ và thống nhất hơn. Tuy nhiên, pháp luật chưa có văn bản thống nhất quy định chung về các BPNC hành chính; ranh giới giữa BPNC hành chính với BPNC hình sự cũng chưa có sự phân biệt rõ ràng và thường được quy định trong một văn bản giống như hệ thống ngăn chặn hành chính trước đây. 3.1.1.3. Biện pháp ngăn chặn hành chính giai đoạn từ năm 1986 đến khi ban hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Sự ra đời Pháp lệnh xử phạt VPHC ngày 7/12/1989 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hệ thống pháp luật về BPNC hành chính, tạo tiền đề cho sự ra đời các văn bản pháp lý quy định về các BPNC hành chính sau này. Ngày 20/6/2012 Quốc hội đã thông qua Luật XLVPHC- đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử các quy định về biện pháp ngăn chặn hành chính. Theo đó, các BPNC hành chính được phân biệt với biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự và được quy định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ hơn 3.1.2. Pháp luật hiện hành về biện pháp ngăn chặn hành chính 3.1.2.1 Nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính Trong bốn nguyên tắc được quy định trong Luật XLVPHC 2012 thì nguyên tắc thứ hai được pháp luật quy định khá chung chung. Nội dung của nguyên tắc này đặt ra nhằm mục đích ngăn ngừa tình trạng người có thẩm quyền áp dụng một cách tùy tiện dẫn đến việc xâm phạm quyền, lợi ích chính đáng của đối tượng VPHC. Về mặt nội dung, “trường hợp cần thiết” hay “khi thấy không còn cần thiết” khá chung chung, khó xác định, quy định này sẽ dẫn đến việc áp dụng tràn lan, tùy tiện, có thể vi phạm đến nguyên tắc bảo đảm quyền con người trong hoạt động áp dụng BPNC hành chính. Các hạn chế về mặt thủ tục, thẩm quyền ngăn chặn hành chính được biểu hiện cụ thể theo từng biện pháp nhất định. 3.1.2.2. Tạm giữ người 13 Các quy định của pháp luật hiện hành về tạm giữ người theo thủ tục hành chính có một số điểm hạn chế, như: quy định hiện hành đã bổ sung các hành vi là cơ sở để tạm giữ người nhưng vẫn chưa đủ; pháp luật quy định còn chung chung, thiếu tính cụ thể dẫn đến khó áp dụng trên thực tế; một số nội dung khó khả thi trên thực tế; Luật không quy định trách nhiệm của người giao quyền (cấp trưởng) khi người được giao quyền (cấp phó) vi phạm pháp luật 3.1.2.3. Áp giải người vi phạm Điều luật về BPNC hành chính này vẫn còn một số hạn chế như: Pháp luật hiện hành chưa có quy định đầy đủ về biện pháp áp giải người vi phạm; mặc dù được liệt kê khá cụ thể, rõ ràng tại Điều 25 Nghị định: 112/2013/NĐ-CP về thẩm quyền áp giải người vi phạm nhưng sự liệt kê này chưa thực sự đầy đủ; pháp luật quy định về thủ tục áp giải người vi phạm chưa cụ thể, rõ ràng, đồng thời, pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể trường hợp được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong quá trình áp giải người vi phạm. 3.1.2.4. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề So với Pháp lệnh XLVPHC 2002, Luật đã mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp tạm giữ đối với cả giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. Bên cạnh những điểm tiến bộ, điều luật vẫn còn tồn tại một số bất cập như: Một số nội dung chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong điều luật; đồng thời, các quy định của điều luật vẫn còn chỗ chưa phù phợp với thực tế. 3.1.2.5. Khám người Trường hợp cần khám ngay thì người có thẩm quyền không cần ra quyết định bằng văn bản nhưng sau đó phải báo cáo bằng văn bản cho thủ trưởng của mình là một trong những người được quy định có quyền áp dụng biện pháp tạm giữ người, Tuy nhiên, điều luật lại không quy định rõ thời hạn để thực hiệc việc báo cáo này là bao lâu. Ngoài ra, cán bộ, chiến sỹ thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng khi thực hiện nhiệm vụ được khám người theo thủ tục hành chính và phải báo cáo ngay bằng văn bản cho thủ 14 trưởng của mình, tuy nhiên, thủ trưởng của những người này là Đội trưởng, Trưởng phòng hoặc cao hơn là Chỉ huy trưởng - là những chức danh được quy định có thẩm quyền xử phạt VPHC nhưng lại không thuộc những người được quy định tại Khoản 1, Điều 123 của Luật XLVPHC. 3.1.2.6. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính Thẩm quyền áp dụng biện pháp này thuộc về những người có thẩm quyền khám người. Pháp luật cũng mở rộng thẩm quyền khám phương tiện, vận tải đồ vật trong trường hợp cấp thiết khi “cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật VPHC sẽ bị tẩu tán tiêu hủy” cho những người trực tiếp thi hành nhiệm vụ. Tuy nhiên, có thể thấy một điểm hạn chế của pháp luật hiện hành là chưa có quy định cụ thể về thời gian khám là bựao lâu và chủ thể có thẩm quyền có được quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật vào ban đêm hay không. 3.1.2.7. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính Điểm hạn chế, bất cập của điều luật này thể hiện ở chỗ: điều luật chưa quy định cụ thể rõ ràng nơi nào được coi là nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC thuộc phạm vi của điều luật. Ngoài ra, quy định về sự đồng ý của Chủ tịch UBND cấp huyện khi khám xét chỗ ở là khó khả thi, trong nhiều trường hợp có thể được xem là trở ngại cho việc khám xét. 3.1.2.8. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất Pháp luật hiện hành thể hiện tính nhân văn trong các quy định về quyền của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất trong thời gian bị quản lý. Tuy nhiên, việc Chính phủ quy định thêm biện pháp “bắt buộc lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ công an quản lý” trong Nghị định số 112/2013/NĐ-CP ít nhiều trái với quy định của Luật XLVPHC. Ngoài ra, một trong các điều kiện để áp dụng các biện pháp quản lý trên đối với người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất là khi có căn cứ cho rằng người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất, tuy nhiên, hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể chủ thể nào sẽ có thẩm quyền chứng minh căn cứ này. Ngoài các biện pháp ngăn chặn hành chính nói trên theo quy định pháp luật, còn một số biện pháp ngăn chặn hành chính mà Luật không quy 15 định, cụ thể như: Biện pháp buộc chấm dứt hành vi vi phạm. Việc Luật hiện hành chưa ghi nhận biện pháp này với tư cách là một biện pháp ngăn chặn hành chính cho thấy sự thiếu hụt trong quy định hiện hành của Việt Nam về các biện pháp cưỡng chế ngăn chặn hành chính. 3.2. Thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính ở Việt Nam 3.2.1. Thực tiễn áp dụng nhóm biện pháp ngăn chặn nhằm chấm dứt vi phạm pháp luật, ngăn ngừa hậu quả do vi phạm gây ra Tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Số liệu báo cáo về BPNC này ít một phần xuất phát từ thực tiễn là biện pháp này ít được sử dụng do quy định của Luật XLVPHC giới hạn hành vi vi phạm để áp dụng biện pháp này. Bên cạnh đó, thực tế còn cho thấy đội ngũ công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật hiện nay vẫn còn thiếu về số lượng và bất cập trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Ngoài ra, một bất cập khác trong thực tế là việc tuân thủ các quy định của pháp luật về mặt thủ tục tạm giữ người: để đảm bảo thời gian tạm giữ, người có thẩm quyền đã phải cố tình “bắt người buổi sáng nhưng đến buổi chiều mới lập biên bản”; tại nhiều địa phương, chế độ dành cho người bị tạm giữ, cơ sở vật chất cho công tác tạm giữ chưa được chú trọng, quyền của người bị tạm giữ chưa được chú trọng. Áp giải người vi phạm . Việc áp dụng biện pháp áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính chưa đảm bảo đúng thủ tục, quy trình. Trên thực tế, với đặc thù bộ đội biên phòng, hoạt động công vụ phải thường xuyên bám địa bàn, vì vậy có những địa điểm phát hiện vi phạm thường xa đơn vị, khi đối tượng vi phạm không tự nguyện chấp hành yêu cầu của chiến sĩ bộ đội biên phòng thì cần áp dụng biện pháp áp giải người vi phạm. Để thực hiện thẩm quyền này, chiến sĩ bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ phải ban hành quyết định áp giải người vi phạm bằng văn bản và phải giao cho người bị áp giải một bản. Thực tế, việc ban hành quyết định này không phát huy được hiệu lực pháp lý vì đồn biên phòng ở xa nơi phát hiện vi phạm nên không thể lấy được dấu của đơn vị kịp thời để thực hiện áp giải VPHC. 16 Buộc chấm dứt hành vi vi phạm. Thực tế phổ biến hiện nay các tổ chức, doanh nghiệp khi vi phạm chỉ thực hiện việc nộp phạt cho xong nghĩa vụ mà không tuân theo việc tạm chấm dứt hoạt động cũng như thực hiện việc khắc phục hậu quả do vi phạm gây ra, điều này đã làm cho mục đích của nhà nước chưa đạt được một cách hiệu quả. Quy định hiện hành chưa có các biện pháp cưỡng chế thi hành việc ngăn chặn hành chính, dẫn đến thực tế trong những trường hợp như thế này cơ quan thi hành pháp luật phải thực hiện việc ngừng cung cấp điện, nước. Tuy nhiên, biện pháp này lại chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. 3.2.2. Thực tiễn áp dụng nhóm biện pháp ngăn chặn nhằm bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính Khám người; Khám phương tiện, vận tải, đồ vật; Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính Vướng mắc lớn nhất là sự chồng chéo, mẫu thuẫn, thiếu chặt chẽ trong quy định về thẩm quyền, thủ tục, đối tượng áp dụng, đồng thời việc áp dụng của cơ quan có chức năng còn làm ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân; Khi tiến hành việc khám cũng gặp nhiều vướng mắc về thẩm quyền và thủ tục, còn chưa được thực hiện theo quy định của pháp luật và không phù hợp với mục đích là đảm bảo xử phạt VPHC. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất. Số liệu về vấn đề quản lý người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất hầu như không có. Điều này xuất phát từ thực tế việc áp dụng biện pháp xử phạt trục xuất cũng hạn chế bởi nhiều lí do. 3.2.3. Thực tiễn áp dụng nhóm biện pháp ngăn chặn hỗn hợp Liên quan đến vấn đề xử lý tang vật, phương tiện giao thông bị tạm giữ, hiện nay số lượng hồ sơ tồn đọng khá nhiều và tình trạng quá tải ở các bãi trông giữ phương tiện ngày càng tăng, kéo dài nhiều năm gây lãng phí lớn cho xã hội. Công tác XLVPHC trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông chưa có phần mềm để theo dõi và kết nối công tác xử phạt vi phạm với công tác đăng ký xe và chưa kết nối giữa Công an các đơn vị, địa phương trên toàn quốc. Ngoài ra, một số địa phương chưa đáp ứng đúng thủ tục giấy tờ về tạm 17 giữ theo quy định của pháp luật; Do kiến thức pháp luật, kĩ năng ứng xử, giải quyết tình huống của một số lực lượng chức năng có thẩm quyền chưa cao dẫn đến một số trường hợp lực lượng xử lý đã có những hành vi chưa phù hợp nhằm mục đích ngăn chặn VPHC. 3.3. Đánh giá chung về pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính ở Việt Nam hiện nay Sự điều chỉnh pháp luật đối với các BPNC hành chính ngày càng hoàn thiện hơn cả về căn cứ áp dụng, thẩm quyền cũng như thủ tục áp dụng; đã thể hiện sự ghi nhận các quyền cơ bản của công dân; ngày càng bảo đảm tính dân chủ, công khai, minh bạch trong quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số khiếm khuyết. Cụ thể: Trong các quy định pháp luật về BPNC hành chính: Thứ nhất, một số quy định về BPNC hành chính chưa phù hợp với thực tế dẫn đến việc áp dụng pháp luật thiếu tính khả thi; Thứ hai, một số quy định về BPNC hành chính chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau; Thứ ba, các BPNC hành chính hiện hành còn nghèo nàn về số lượng và các quy định còn hạn hẹp về các căn cứ áp dụng cũng như thẩm quyền áp dụng; Thứ tư, ranh giới giữa các BPNC hành chính cũng như giữa BPNC hành chính và biện pháp cưỡng chế khác chưa rõ ràng; Thứ năm, các quy định pháp luật hiện hành về BPNC hành chính còn mang tính tùy nghi khá nhiều, đặc biệt liên quan đến thẩm quyền ngăn chặn hành chính; Thứ sáu, các quy định về BPNC hành chính còn mâu thuẫn, không thống nhất; Thứ bảy, quy định pháp luật hiện hành chưa có sự phân hóa cụ thể các BPNC áp dụng với các loại đối tượng đặc thù khác nhau. Trong thực tiễn áp dụng BPNC hành chính: việc áp dụng của cơ quan có thẩm quyền chưa triệt để tuân theo nguyên tắc “chỉ áp dụng khi có căn cứ và cần thiết”; Đồng thời việc áp dụng BPNC hành chính còn không đúng mục đích của từng biện pháp cụ thể. Thực trạng về quy định và áp dụng BPNC hành chính nói trên, theo đánh giá của NCS xuất phát từ những nguyên nhân sau: Một là, vấn đề nhận thức của những người có thẩm quyền. Hai là, vấn đề quản lý, thể chế. Ba là, công tác tổ chức, con người. Bốn là, do hạn chế về mặt kinh tế. 18 Chương 4 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ BẢO ĐẢM ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật và bảo đảm áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính 4.1.1. Yêu cầu tăng cường quản lý và cải cách hành chính nhà nước. Cải cách hành chính là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới. Yêu cầu cải cách hành chính đòi hỏi trước hết cải cách thể chế cưỡng chế hành chính, trong đó có ngăn chặn hành chính. 4.1.2. Xuất phát từ thực trạng quy định pháp luật và hoạt động áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính ở Việt Nam hiện nay. Nhu cầu hoàn thiện còn xuất phát từ chính những bất cập nội tại bên trong của hệ thống biện pháp cưỡng chế này, đòi hỏi phải có sự thay đổi để khắc phục những bất cập, hạn chế đó. 4.1.3. Đòi hỏi bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính. Hoàn thiện quy định pháp luật và việc bảo đảm thực thi ngăn chặn hành chính gắn với quyền công dân, quyền con người trong yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là tất yếu. 4.1.4. Xuất phát từ dự báo tình hình vi phạm hành chính và nhu cầu bảo đảm sự an toàn của các quan hệ xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Dự báo trong thời gian tới các vi phạm hành chính sẽ có khả năng tiếp tục gia tăng về số lượng và phổ biến ở mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Từ dự báo tình hình vi phạm hành chính cũng như thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính thì việc đề cao sự an toàn các quan hệ xã hội trong điều kiện kinh tế thị tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_bien_phap_ngan_chan_hanh_chinh_theo_phap_lua.pdf