Tóm tắt Luận án Các mô hình phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

Các nghiên cứu trên thế giới về tác động của FDI đến quá trình CDCC nền

kinh tế đã được thực hiện cho nhóm các quốc gia (Kalotay, 2010; Gui-Diby và

Renard, 2015; Ssozi và Bbaale, 2019, ) cũng như các quốc gia riêng biệt

(Blomström và cộng sự, 2000 cho Nhật Bản; Zorska, 2005 cho Ba Lan; Liang và

Bing, 2010 cho Hàn Quốc; Huang Na, 2011 và Jiang, 2014 cho Trung Quốc, ).

Các nghiên cứu này đã dựa trên các phương pháp nghiên cứu khác nhau từ

nghiên cứu định tính đến nghiên cứu định lượng với việc sử dụng các mô hình

hồi quy chuỗi thời gian, mô hình dữ liệu mảng. Kết quả thu được phần lớn ủng

hộ nhận định cho rằng FDI hỗ trợ tích cực cho quá trình CDCC nền kinh tế của

nước nhận đầu tư theo hướng nâng cao tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ,

giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong cả đầu ra và lao động.

Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cũng đã xem xét tác động của FDI đối với

CDCC trong nội ngành công nghiệp và cơ cấu thương mại quốc tế của nước chủ

nhà.

pdf12 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Các mô hình phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh Lewis hai khu vực tập trung vào sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp (Todaro và Smith, 2009). Mô hình này trở thành lý thuyết chung về quá trình phát triển ở các nước đang phát triển với lao động thặng dư trong những năm 1960 và đầu những năm 1970. Arthur Lewis mô tả sự phát triển kinh tế là kết quả của sự thay đổi cơ cấu trong hai khu vực chính của nền kinh tế đang phát triển. Khu vực nông nghiệp truyền thống, được 4 đặc trưng bởi lực lượng lao động dồi dào, không có kỹ năng, những người mà năng suất lao động cận biên (MPL) gần bằng 0 và khu vực hiện đại được đặc trưng bởi mức lương cao hơn, kỹ thuật sản xuất tiên tiến và năng suất biên của lao động dương. 1.2.2. Mô hình về các giai đoạn tăng trưởng kinh tế của Walt Rostow Tóm tắt 5 giai đoạn phát triển của Walt Rostow theo thời gian được thể hiện trong hình 1.3. Hình 1.3 Sơ đồ 5 giai đoạn phát triển của Rostow 1.3. Lý thuyết về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 1.3.1. Lý thuyết về các giai đoạn phát triển đầu tư Lý thuyết về các giai đoạn phát triển đầu tư (IDP) đưa ra giả thuyết rằng có một mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng của một quốc gia và mức độ phát triển kinh tế của nó. Tiền đề của lý thuyết này có hai mặt: nó coi sự phát triển kinh tế là một quá trình thay đổi cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu này ảnh hưởng đến hình thái của cả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào và ra bên ngoài, và do đó, ảnh hưởng đến vị thế đầu tư ra nước ngoài ròng. Trong dạng cách điệu của lý thuyết IDP, các quốc gia tiến triển qua năm giai đoạn. Sự tiến triển này diễn ra để đáp ứng với các điều kiện thay đổi của các lợi thế đặc trưng về địa M ứ c độ p há t tr iể n Giai đoạn xã hội truyền thống (sinh kế, hàng đổi hàng, nông nghiệp) Giai đoạn chuyển tiếp (chuyên môn hóa, thặng dư, cơ sở hạ tầng) Giai đoạn cất cánh (CNH, tăng đầu tư, tăng trưởng vùng, thay đổi chính trị) Giai đoạn trưởng thành (đa dạng hóa, đổi mới sáng tạo, ít phụ thuộc nhập khẩu, đầu tư) GĐ tiêu dùng cao (định hướng người tiêu dùng, hàng hóa lâu bền hưng thịnh, khu vực dịch vụ chiếm ưu thế) Thời gian 5 điểm của quốc gia, và do đó, một mặt tạo sự hấp dẫn của nó đối với các nhà đầu tư nước ngoài, một mặt, nâng cấp dần các lợi thế đặc trưng về quyền sở hữu của các doanh nghiệp trong nước. Theo lý thuyết IDP, khi di chuyển dọc theo các giai đoạn phát triển thì cơ cấu nền kinh tế của cả nước đầu tư và nước tiếp nhận FDI đều chuyển dịch. Trong quá trình đầu tư ra bên ngoài cũng như tiếp nhận đầu tư, lợi thế so sánh của các quốc gia này sẽ dịch chuyển nhằm đáp ứng và tạo ra các lợi thế mới để thu hút FDI và theo chiều ngược lại, sự tham gia của dòng vốn FDI vào và ra cũng điều chỉnh cơ cấu kinh tế của nước nhận và nước đi đầu tư. 1.3.2. Mô hình “đàn ngỗng bay” Mô hình “đàn ngỗng bay” đã chỉ ra sự khác nhau về tầm quan trọng của các yếu tố sản xuất trong các giai đoạn phát triển sản phẩm làm nảy sinh quy luật chuyển dịch lợi thế. Nhằm CDCC kinh tế, đổi mới cơ cấu kỹ thuật, hiện đại hóa nền kinh tế, tập trung nghiên cứu và phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn để chiếm lĩnh và chi phối nền kinh tế thế giới, các quốc gia đi đầu luôn có nhu cầu chuyển dịch các ngành đã “xế chiều”, các kỹ thuật đã lạc hậu, các sản phẩm đã “lão hóa” sang các quốc gia theo sau để vừa tập trung vốn phát triển các ngành nghề, công nghệ mới, vừa kéo dài “tuổi thọ” của các công nghệ và sản phẩm của mình, qua đó thu lợi nhuận cao. Tương tự, những nước theo sau cũng có nhu cầu chuyển dịch đầu tư công nghệ, sản phẩm mà họ đã mất dần lợi thế so sánh sang các quốc gia kém phát triển hơn. Quá trình chuyển giao công nghệ này diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có thể thông qua hình thức FDI. Và nó đã làm thay đổi bộ mặt các nền kinh tế ở mức độ công nghệ thấp hơn, thúc đẩy quá trình phân công và hợp tác cũng như liên kết khu vực. Ngoài ra, nó cũng tạo ra sự chuyển dịch trong cơ cấu nền kinh tế của các quốc gia tham gia trong “đàn ngỗng bay”, mà cụ thể là chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. 1.3.3. Mô hình nâng cấp ngành Một phiên bản cải tiến của mô hình “đàn ngỗng bay” là mô hình nâng cấp ngành, trong đó nó mô tả sự thay đổi cơ cấu của Nhật Bản kể từ năm 1950 và thể hiện rõ vai trò của FDI như một nhân tố điều phối thay đổi cơ cấu. Theo mô hình này, cơ cấu công nghiệp của một quốc gia trải qua bốn giai đoạn chuyển đổi liên tiếp. Trong mỗi giai đoạn, có một nhóm các ngành cụ thể chiếm ưu thế 6 trong cơ cấu ngành thông qua sở hữu các lợi thế so sánh. Ozawa cũng nhận thấy rằng có một sự tương ứng cụ thể theo các giai đoạn giữa nâng cấp cơ cấu và các hình thái FDI dẫn đến mô hình các giai đoạn tương tự trong hoạt động FDI. 1.4. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm về tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Các nghiên cứu trên thế giới về tác động của FDI đến quá trình CDCC nền kinh tế đã được thực hiện cho nhóm các quốc gia (Kalotay, 2010; Gui-Diby và Renard, 2015; Ssozi và Bbaale, 2019,) cũng như các quốc gia riêng biệt (Blomström và cộng sự, 2000 cho Nhật Bản; Zorska, 2005 cho Ba Lan; Liang và Bing, 2010 cho Hàn Quốc; Huang Na, 2011 và Jiang, 2014 cho Trung Quốc,). Các nghiên cứu này đã dựa trên các phương pháp nghiên cứu khác nhau từ nghiên cứu định tính đến nghiên cứu định lượng với việc sử dụng các mô hình hồi quy chuỗi thời gian, mô hình dữ liệu mảng. Kết quả thu được phần lớn ủng hộ nhận định cho rằng FDI hỗ trợ tích cực cho quá trình CDCC nền kinh tế của nước nhận đầu tư theo hướng nâng cao tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong cả đầu ra và lao động. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cũng đã xem xét tác động của FDI đối với CDCC trong nội ngành công nghiệp và cơ cấu thương mại quốc tế của nước chủ nhà. Nghiên cứu về tác động của FDI đến CDCC kinh tế ở Việt Nam vẫn còn khá hạn chế. Xét về phương pháp, các nghiên cứu đã có được phân thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất chủ yếu tập trung vào cơ sở lý luận cũng như dựa trên các thống kê mô tả để đưa ra nhận định về những ảnh hưởng của FDI đến CDCC kinh tế. Nhóm thứ hai cung cấp các kết quả dựa trên những mô hình định lượng. Kết luận của các nghiên cứu này đều có một điểm thống nhất là xác nhận ảnh hưởng tích cực của FDI cho quá trình CDCC. Hầu hết các nghiên cứu kể trên đều sử dụng tỷ trọng các ngành đại diện cho CDCC, tỷ trọng chỉ thể hiện cơ cấu kinh tế ở một thời điểm tĩnh và các ngành là độc lập với nhau. Điều này có vẻ chưa hợp lý khi cơ cấu kinh tế thường thể hiện là một yếu tố động và cần phải xem xét CDCC trong bối cảnh chung của tất cả các ngành trong nền kinh tế. Do vậy, việc tiếp tục làm rõ mối quan hệ này dưới những cách tiếp cận khác nhau là cần thiết để có những kết luận chính xác hơn cho mối quan hệ động giữa FDI và CDCC kinh tế. 7 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đo lường chuyển dịch cơ cấu - Tỷ trọng của các khu vực. - Chỉ số giá trị tuyệt đối (NAV) = 0,5. | |, = 2, , ; = 1, , 1 - Chỉ số Lililen chỉnh sửa = . . , > 0; > 0 - Đo lường tốc độ CDCC dựa trên phương pháp véc tơ cosθ = ∑ aa ∑ a . ∑ a - Một số cách tiếp cận khác + Sử dụng một thành phần trong sự phân rã năng suất tổng thể xem như nó đại diện cho sự thay đổi cơ cấu lao động. = = + + Chỉ số “thay đổi cơ cấu hiệu quả” của Vu (2017) = 0.5 ∑ | |∈ , = {} sao cho > 0 trong đó, và lần lượt là tỷ trọng lao động của ngành i ở thời điểm T và 0; được xác định bởi = ̅ + 2.2. Đo lường sự mất cân đối của cơ cấu kinh tế Gọi và tương ứng là giá trị gia tăng và lao động của ngành . Ando và Nassar (2017) định nghĩa các giá trị như sau: ∑ ∑ , 8 Như vậy, mỗi phản ánh mức độ chênh lệch giữa tỷ trọng lao động với tỷ trọng năng suất của ngành . Khoảng cách = 0 tương đương với việc cân bằng năng suất giữa các ngành. 2.3. Một số mô hình dữ liệu mảng 2.3.1. Mô hình dữ liệu mảng tĩnh = + + Luận án lần lượt xem xét mô hình với các ước lượng bao gồm POLS, FE, RE và FGLS để lựa chọn mô hình phù hợp cho mô hình dữ liệu mảng tĩnh. 2.3.2. Mô hình dữ liệu mảng động = , + + + Tính động của CDCC được xem xét dưới mô hình dữ liệu mảng động. Với sự xuất hiện của biến trễ của biến phụ thuộc trong vai trò là biến độc lập làm nảy sinh vấn đề nội sinh. Luận án sử dụng các phương pháp ước lượng GMM để khắc phục vấn đề này bao gồm IV-GMM, D-GMM và S-GMM. 2.4. Mô hình kinh tế lượng không gian 2.4.1. Mô hình dữ liệu mảng không gian tĩnh = + + + () = + + , = + () = + + + + () 2.4.2. Mô hình dữ liệu mảng không gian động Các mô hình không gian động được xem xét bao gồm mô hình SAR và SDM = , + + , + + + () = , + + , + + + + () 9 Chương 3 THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU Ở VIỆT NAM 3.1. Tình hình thu hút FDI ở Việt Nam Kể từ khi bắt đầu mở cửa thu hút FDI đến nay, Việt Nam đã rất thành công trong việc thu hút nguồn vốn này để hỗ trợ cho nguồn vốn trong nước thúc đẩy phát triển kinh tế. Tổng số dự án được cấp giấy phép đến hết năm 2018 là 27.454 dự án với tổng số vốn đăng ký lên đến 340,85 tỷ USD trong đó tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế biến chế tạo (chiếm 57,7%), tiếp đến là hoạt động kinh doanh bất động sản (chiếm 17%), sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí ở vị trí thứ ba với khoảng 6,8%. Các ngành còn lại chiếm một tỷ trọng khá thấp, dao động trong khoảng từ 0,2% đến 3,5%. 3.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam Trong suốt giai đoạn nghiên cứu, cơ cấu kinh tế luôn chuyển dịch theo hướng hiện đại trong cả lao động và GDP. Tỷ trọng GDP khu vực nông nghiệp giảm từ mức cao nhất là 46,3% năm 1988 xuống còn 14,7% năm 2018. Hai khu vực còn lại có tỷ trọng GDP tăng dần nhưng mức tăng còn khá chậm. khu vực công nghiệp chỉ tăng được 11,5 điểm phần trăm từ thời điểm thấp nhất (22,7% năm 1990) đến cuối giai đoạn (34,2% năm 2018). Khu vực dịch vụ cũng có mức tăng tương đương từ mức thấp nhất là 29,7% năm 1988 lên 41,1% năm 2018, tức là tăng lên được 11,4 điểm %. Đối với cơ cấu lao động thì sự chuyển dịch diễn ra mạnh mẽ hơn. Khu vực nông nghiệp từ tỷ trọng rất cao năm 1986 (73,9%) đã giảm mạnh xuống còn 37,7% năm 2018. Khu vực công nghiệp và dịch vụ có tỷ trọng cùng tăng tương ứng từ 13,9% và 12,2% năm 1986 lên 26,7% và 35,6% năm 2018. Hình 3.4 Tỷ trọng GDP của các khu vực 38.1 46.3 18.4 14.7 28.9 22.7 32.1 34.2 33.1 29.7 44.1 36.9 41.1 0 10 20 30 40 50 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 10 Hình 3.7 Cơ cấu lao động của các khu vực Mặc dù có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng cơ cấu nền kinh tế nước ta vẫn còn lạc hậu so với một số nước trong khu vực. Bên cạnh sự CDCC ngành theo tỷ trọng GDP và tỷ trọng lao động, sự CDCC trong cơ cấu thương mại quốc tế, cơ cấu thành phần kinh tế cũng diễn ra theo chiều hướng tích cực. CDCC hàng xuất khẩu diễn ra theo hướng phát triển những sản phẩm giá trị gia tăng, có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, từng bước tạo ra các sản phẩm có thương hiệu đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới. Trong cơ cấu thành phần kinh tế thì xu hướng chuyển dịch là giảm tỷ trọng ở các khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và gia tăng tỷ trọng các khu vực tư nhân, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Liên hệ quá trình CDCC với phát triển kinh tế, trong suốt giai đoạn xem xét, tăng GDP bình quân đầu người có liên quan đến việc giảm tỷ trọng GDP và tỷ trọng lao động trong nông nghiệp. Cùng với đó là sự gia tăng của tỷ trọng GDP và tỷ trọng lao động ở cả hai khu vực công nghiệp và dịch vụ. Với khu vực nông nghiệp, ở mức độ phát triển thấp, tỷ trọng giá trị gia tăng thấp hơn đáng kể so với tỷ trọng lao động. Với khu vực dịch vụ, cả tỷ trọng GDP và tỷ trọng lao động bị chặn bởi một giá trị không phải bằng 0 ngay cả ở mức thấp nhất của sự phát triển. Mức độ gia tăng đối với tỷ trọng GDP cũng thấp hơn so với tỷ trọng lao động. Với khu vực công nghiệp, việc dịch chuyển lao động sang khu vực công nghiệp dường như chậm hơn so với khu vực dịch vụ khi thu nhập bình quân tăng nhưng mức độ gia tăng tỷ trọng GDP lại nhanh hơn nhiều so với dịch vụ. Một điều đặc biệt quan sát thấy là tỷ trọng lao động cũng như GDP trong khu vực công nghiệp dường như có sự phân tán khi thu nhập bình quân tăng lên. Hình ảnh này thể hiện sự gia tăng của thu nhập bình quân làm cho mức độ chênh lệch trong tỷ trọng công nghiệp giữa các tỉnh tăng lên. 73.9 37.7 13.915.2 26.7 12.210.8 35.6 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 11 Chương 4 CÁC MÔ HÌNH PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM 4.1. Mô hình và dữ liệu Mô hình tĩnh: = + + + (4.1) Mô hình động: = , + + + + (4.2) Các biến giải thích khác được mô tả tóm tắt trong bảng 4.1 và thống kê mô tả các biến trong mô hình được trình bày trong bảng 4.2. Dữ liệu sử dụng trong các mô hình là dữ liệu của 60 tỉnh, thành phố trong cả nước giai đoạn 2000-2017 và được cung cấp từ Tổng cục Thống kê. 4.2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế từ các mô hình phi không gian Luận án lần lượt ước lượng các mô hình tĩnh và động với các phương pháp khác nhau để khắc phục các vấn đề tồn tại. Trong mô hình tĩnh là vấn đề phương sai sai số ngẫu nhiên thay đổi, mô hình được ước lượng bằng FGLS. Trong mô hình động là vấn đề nội dinh trong biến phụ thuộc trễ, các phương pháp ước lượng bao gồm IV-GMM, D-GMM và S-GMM. Thông qua các kiểm định và phân tích, lựa chọn giữa các mô hình thì mô hình động được ước lượng từ S- GMM là phù hợp nhất cho phân tích. Bảng 4.5 là tổng hợp kết quả ước lượng các mô hình động bởi S-GMM để hỗ trợ cho việc phân tích ý nghĩa về mặt kinh tế. Những kết luận chính được rút ra từ kết quả ước lượng các mô hình động bao gồm: + FDI có tác động thúc đẩy quá trình CDCC diễn ra nhanh hơn nhưng kèm theo điều kiện về vốn con người được đáp ứng. Tác động tích cực này xuất hiện trong cả ngắn hạn và dài hạn. Và giai đoạn từ 2004 về sau nó thể hiện rõ nét hơn. Mặc dù vậy, độ trễ 1 của biến này lại có tác tiêu cực đến CDCC có thể xuất phát từ những tác động lấn át của FDI. Tác động tiêu cực này chỉ xuất hiện trong ngắn hạn và không ảnh hưởng trong dài hạn. 12 13 + Độ mở thương mại mặc dù có hệ số dương nhưng không có ý nghĩa thống kê, còn quy mô dân số lại có ảnh hưởng làm giảm mức độ CDCC. + Vốn con người, thay đổi thu nhập, nguồn vốn tư nhân cũng là những yếu tố có đóng góp quan trọng cho việc đẩy nhanh quá trình CDCC, trong đó vốn con người và thu nhập có ảnh hưởng mạnh mẽ. Đô thị hóa để lại hậu quả kìm hãm sự CDCC một cách rõ nét. Các tác động kể trên hiện diện ở cả ngắn hạn cũng như dài hạn. + Các biến thuộc về nhóm thâm dụng các yếu tố đầu vào đều không đạt mức ý nghĩa thống kê cần thiết. Trong số đó, các yếu tố liên quan đến khu vực công nghiệp đều có hệ số dương thể hiện ảnh hưởng tích cực của khu vực này cho CDCC. 4.3. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến mức độ mất cân đối của cơ cấu ngành kinh tế 4.3.1. Đánh giá mức độ mất cân đối của cơ cấu Sử dụng chỉ số đánh giá sự mất cân đối cơ cấu theo Ando và Nassar (2017) cho thấy khu vực nông nghiệp luôn dư thừa lao động, công nghiệp và dịch vụ là hai khu vực thiếu lao động, trong đó khu vực công nghiệp thể hiện mức độ nghiêm trọng hơn. Xét cho toàn nền kinh tế thì sự mất cân đối đang có xu hướng giảm dần theo thời gian. 4.3.2. Mô hình phân tích tác động của các yếu tố đến mức độ mất cân đối cơ cấu Kết quả ước lượng các mô hình được lựa chọn cho phân tích tác động của các yếu tố đến sự mất cân đối cơ cấu chung cũng như từng khu vực được trình bày trong bảng 4.8. Một số kết luận chính rút ra từ kết quả ước lượng bao gồm: + Mặc dù được ghi nhận là có những đóng góp tích cực cho quá trình CDCC, nhưng với sự đầu tư chủ yếu vào một số ngành thì FDI lại tạo ra một sự mất cân đối đáng kể trong cơ cấu nền kinh tế. Những ảnh hưởng đến sự mất cân đối này của FDI được duy trì trong cả ngắn hạn và dài hạn. Nếu chỉ xét riêng trong từng khu vực thì FDI lại làm giảm sự mất cân đối ở khu vực công nghiệp, với hai khu vực còn lại thì hệ số của FDI dương nhưng chỉ thể hiện tác động rõ nét đối với khu vực nông nghiệp, khu vực dịch vụ thì ảnh hưởng này còn khá mờ nhạt. Dấu dương của FDI phần nào phản ảnh sự mất cân đối trong cơ cấu nông nghiệp và dịch vụ gây nên bởi FDI. Kết quả này càng làm sáng tỏ thêm cho những nhận định ở trên. 14 15 + Trong các biến giải thích được đưa vào mô hình thì chỉ có nguồn vốn tư nhân góp phần làm giảm sự mất cân đối chung nhưng cũng chưa thể hiện thực sự mạnh mẽ. Các biến giải thích còn lại bao gồm vốn con người (vcn), thay đổi thu nhập (tdtn), quy mô dân số (ds), mức độ đô thị hóa (dth) và độ mở thương mại (xnk) đều có tác động thuận chiều đến chỉ số mất cân đối chung, trong đó có vcn, dth và xnk là tác động có ý nghĩa thống kê. 4.4. Sự lan tỏa không gian trong CDCC ngành kinh tế 4.4.1. Kiểm định sự tương quan không gian Sự tương quan không gian được xem xét thông qua kiểm định của Moran với chỉ số I-Moran. Kết quả kiểm định tương quan không gian trong CDCC (bảng 4.11) cho thấy tồn tại sự tương quan không gian dương giữa các địa phương ngoại trừ năm 2000. Bảng 4.11 Kết quả kiểm định Moran’s I Năm Moran’s I Năm Moran’s I I z p-value I z p-value 2000 0,014 1,211 0,113 2009 0,079 3,720 0,000 2001 0,038 2,146 0,016 2010 0,039 2,181 0,015 2002 0,123 5,473 0,000 2011 0,037 2,105 0,018 2003 0,134 5,903 0,000 2012 0,038 2,112 0,017 2004 0,176 7,470 0,000 2013 0,036 2,042 0,021 2005 0,145 6,306 0,000 2014 0,041 2,250 0,012 2006 0,109 4,927 0,000 2015 0,040 2,191 0,014 2007 0,116 5,152 0,000 2016 0,030 1,803 0,036 2008 0,097 4,408 0,000 2017 0,041 2,252 0,012 4.4.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ mô hình kinh tế lượng không gian Để đánh giá tác động lan tỏa không gian của các yếu tố đến CDCC, luận án lần lượt ước lượng các mô hình không gian tĩnh và động bao gồm SAR, SEM và SDM. Dựa trên các phân tích và kiểm định, lựa chọn mô hình thì SDM động là mô hình phù hợp nhất cho việc đánh giá tác động này. Kết quả ước lượng mô hình SDM động được trình bày trong bảng 4.13. Và bảng 4.14 là kết quả phân rã theo các tác động trực tiếp và gián tiếp từ mô hình SDM động. Một số kết quả chính được rút ra từ kết quả ước lượng các mô hình không gian như sau: 16 Bảng 4.13 Tổng hợp kết quả ước lượng các mô hình không gian động (1) fdiDSDM (2) fdiDSDMtt (3) xnkDSDM Main L.cdcc 0.992*** 0.997*** 0.984*** L.Wcdcc -0.324*** -0.349*** -0.366*** fdi 0.0155** fdivcn 0.00382* vcn 0.172 0.137 ds 0.784 0.818 0.370 tdtn 0.0648*** 0.0660*** 0.0646*** vtn 0.0192*** 0.0198*** 0.0159** dth -0.0319** -0.0325** -0.0296** xnk 0.00157** tdldcn 1.042* 0.852 tdvcn 0.193 0.173 tdlddv -0.211 -0.174 tdvdv -0.235 tdldnn -0.351 tdvnn -0.932*** Wx fdi -0.0398* fdivcn -0.0202*** vcn 0.147 0.146 ds 11.33 11.56* 12.79** tdtn -0.101*** -0.0972*** -0.0931*** vtn 0.0527 0.0460 0.0633* dth -0.294* -0.328* -0.262** xnk -0.0035 Spatial rho 0.324*** 0.357*** 0.342*** Variance sigma2_e 2.427*** 2.442*** 2.408*** Log Likelihood -1872.7 -1876.4 -1869.1 AIC 3855.5 3850.9 3848.1 BIC 4126.5 4092.3 4119.1 17 Bảng 4.14 Kết quả phân rã tác động trực tiếp và gián tiếp (1) fdiDSDM (2) fdiDSDMtt (3) xnkDSDM SR_Direct fdi 0.0157** fdivcn 0.00365* ds 1.026 1.115 0.617 vcn 0.177 0.142 tdtn 0.0637*** 0.0639*** 0.0637*** vtn 0.0199*** 0.0209*** 0.0172** dth -0.0369** -0.0390** -0.0348** xnk 0.00159** SR_Indirect fdi -0.0510 fdivcn -0.0302** ds 16.34 18.92* 19.11** vcn 0.325 0.313 tdtn -0.115** -0.115** -0.111** vtn 0.0841* 0.0803 0.104** dth -0.425* -0.547** -0.396** xnk -0.00410 SR_Total fdi -0.0353 fdivcn -0.0266** ds 17.37* 20.03* 19.73** vcn 0.502 0.455 tdtn -0.0511 -0.0508 -0.0475 vtn 0.104* 0.101* 0.121** dth -0.461* -0.586** -0.430** xnk -0.00250 18 + CDCC kinh tế ở một tỉnh diễn ra nhanh hơn cũng sẽ là nhân tố thúc đẩy quá trình CDCC kinh tế ở các địa phương lân cận trong cùng thời điểm. Tuy nhiên, ở thời kỳ sau những ảnh hưởng về mặt không gian này lại thay đổi theo hướng ngược lại. + FDI có tác động trái ngược nhau trong tác động trực tiếp và gián tiếp. FDI là một nguồn lực thúc đẩy nhanh quá trình CDCC ở địa phương tiếp nhận đầu tư, điều này phù hợp với kết quả đã phân tích từ mô hình mảng động phi không gian. Tuy nhiên, FDI lại kiềm chế mức độ CDCC đối với các địa phương lân cận. Hệ số ước tính của FDI là 0,0155, trong khi đó tác động trực tiếp là 0,0157, như vậy tác động phản hồi chỉ là 0,0002. + Một số yếu tố khác cũng có những tác động trực tiếp và gián tiếp là mức thay đổi thu nhập (tdtn), vốn tư nhân (vtn) và mức độ đô thị hóa (dth). Cũng giống như FDI, thay đổi thu nhập tác động thúc đẩy mạnh mẽ đến CDCC trong ngắn hạn ở địa phương sở tại, nhưng lại kiềm chế các địa phương lân cận. Biến thay đổi thu nhập chỉ ảnh hưởng tích cực trong mỗi địa phương chứ không có ảnh hưởng lan tỏa không gian tích cực đến các địa phương lân cận. Hậu quả của đô thị hóa quá mức không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến địa phương sở tại mà còn ảnh hưởng đến cả các địa phương trong lân cận. Xuất nhập khẩu chỉ thể hiện tác động trực tiếp tích cực đến CDCC ở địa phương sở tại chứ không thể hiện tác động lan tỏa đến các địa phương lân cận. Tương tự như vậy, vốn con người của địa phương này cũng không thể hiện những tác động gián tiếp đến CDCC kinh tế của địa phương lân cận. Điều đặc biệt nhất trong các yếu tố trên đó là quy mô dân số (ds), biến này chỉ có tác động lan tỏa không gian tích cực đối với CDCC các địa phương lân cận nhưng hầu như lại không có tác động trực tiếp lên biến phụ thuộc ở địa phương sở tại. + Các tác động lan tỏa không gian được phân tích ở trên là những tác động trong ngắn hạn. Những tác động gián tiếp đến từ các địa phương lân cận đối với mức độ CDCC ở địa phương sở tại sẽ không kéo dài trong dài hạn. 19 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Luận án đã cung cấp những minh chứng cho tác động của nguồn vốn FDI đối với quá trình CDCC kinh tế ở Việt Nam. Các kết luận thu được bao gồm: Thứ nhất, sự phân bổ của FDI phù hợp với sự dịch chuyển của nền kinh tế cũng như trong nội bộ khu vực công nghiệp. Đối với tổng thể nền kinh tế, sự tham gia vượt trội của FDI vào công nghiệp đã dẫn dắt sự dịch chuyển trong tỷ trọng GDP cũng như trong lao động theo hướng nâng cao tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Trong khu vực công nghiệp, FDI phần lớn vào các ngành CNCBCT nơi tập trung nhiều ngành sản xuất thâm dụng lao động làm cho tỷ trọng giá trị sản xuất khu vực CNCBCT đã chiếm phần lớn tỷ trọng nhưng vẫn có xu hướng ngày càng tăng. Thứ hai, sự hiện hiện của FDI thúc đẩy quá trình CDCC diễn ra nhanh hơn, tuy nhiên nó chỉ thực sự rõ nét trong giai đoạn 2004 về sau khi mà FDI có sự phân bổ sang khu vực khác ngoài công nghiệp. Ảnh hưởng này của FDI xuất hiện cả trong ngắn hạn cũng như được tích lũy trong dài hạn nhưng mức độ độ ảnh hưởng còn khá hạn chế so với một số yếu tố khác. Mặc dù vậy, trong thời gian ngắn hạn, FDI vẫn có tác động tiêu cực đến CDCC khi xem xét đến độ trễ 1 thời kỳ của biến này. Ảnh hưởng tiêu cực này có thể bởi tác động lấn át tức thời và không kéo dài. Thứ ba, chính vì sự tham gia vượt trội của FDI trong khu vực công nghiệp đã tạo ra sự mất cân đối về cơ cấu cho toàn nền kinh tế cả ở ngắn hạn và dài hạn. Nếu chỉ xét riêng cho khu vực công nghiệp thì FDI lại là giảm sự mất cân đối ở khu vực này. Đối với hai khu vực còn lại, FDI có xu hướng làm tăng sự mất cân đối nhưng ảnh hưởng này chưa được thể hiện rõ nét. Ngoài FDI, một số yếu tố khác cũng tác động làm đẩy nhanh quá trình CDCC bao gồm thu nhập bình quân đầu người, vốn đầu tư khu vực tư nhân, nguồn vốn con người và độ mở thương mại. Mức độ đô thị hóa được tìm thấy có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_cac_mo_hinh_phan_tich_tac_dong_cua_dau_tu_tr.pdf
Tài liệu liên quan