Đối với nhân tố “Năng lực hấp thụ” được các doanh nghiệp đánh giá ở mức trên
trung bình, với 3.773 với độ lệch chuẩn 0.795. Như vậy, năng lực hấp thụ tri thức mới
chưa thực sự được doanh nghiệp phát điện coi trọng và chủ động để nâng cao năng lực
hấp thụ. Khía cạnh áp dụng tri thức mới được đánh giá không cao, sẽ ảnh hưởng không
tốt đến ĐMST quy trình trong các doanh nghiệ
12 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo quy trình - Nghiên cứu trong các doanh nghiệp phát điện Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong các quy trình sản
xuất, thay đổi cách thức xử lý, giảm bớt các khâu trung gian, pha trộn than trong nước
và than nhập khẩu,.
b) Đặc điểm ĐMST quy trình trong các doanh nghiệp thủy điện.
Về công nghệ thủy điện đã chín muồi và biết rõ, rất khó để phát triển đột phá
thêm nữa. Tuy nhiên, vẫn có thể cải tiến thêm. ĐMST quy trình trong các nhà máy thủy
điện trong những năm qua như cải tiến Tuabin, thay thế toàn bộ thiết bị thuộc hệ thống
6
điều khiển, tín hiệu, bảo vệ rơle, đo lường tự động và liên động các tổ máy thuộc hệ điện
từ, analog sang hệ kỹ thuật số, nâng cấp, cải tạo hệ thống máy móc thiết bị để tăng hiệu
suất,
2.5 Tổng quan nghiên cứu về đổi mới sáng tạo quy trình
Mặc dù giữ vị trí trung tâm trong các lý thuyết chính về ĐMST nhưng có rất ít
nghiên cứu về ĐMST qui trình (Reichstein và Salter, 2006; Becheikh và cộng sự, 2006).
Trên cơ sở tổng quan tài liệu, có một số nghiên cứu về ĐMST quy trình, trong đó phải
kể đến nghiên cứu của Rouvinen (2002), Baldwin và cộng sự (2002), Reichstein và
Salter (2006), Li và cộng sự (2007), Murovec và Prodan (2009), Vieites và Calvo (2011),
Hilman và Kaliappen (2014), Phan Thị Thục Anh (2015),... Kết quả tổng quan được tóm
tắt ở bảng 2.2
Như vậy, qua tổng quan các nghiên cứu về ĐMST quy trình, các nghiên cứu
thường chỉ tập trung xem xét các nhân tố tác động đến ĐMST quy trình. Các nhân tố
thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu là tri thức, nhân tố lãnh đạo, đầu tư
cho R&D, chiến lược dẫn đầu về chi phí, chiến lược đầu tư cho đổi mới, năng lực hấp
thụ, nguồn lực tài chính,... Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa hoặc chưa thực sự quan
tâm đến cơ sở lý thuyết khi xem xét các nhân tố và mối quan hệ đến ĐMST quy trình,
chưa quan tâm đến 3 lý thuyết quan trọng như lý thuyết lãnh đạo cấp cao (Hambrick và
Mason, 1984; Ireland và cộng sự, 2003), lý thuyết về tri thức tổ chức (Grant, 1996;
Nahapiet và Ghoshal, 1998; Subramaniam và Youndt, 2005; Nguyen và cộng sự, 2016;
Nguyễn và Vũ, 2013); và lý thuyết học hỏi tổ chức (Zahra và George, 2002; Cohen và
Levinthal, 1990; March, 1991).
2.6 Khoảng trống nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy đa số các nghiên
cứu còn chưa rõ lý thuyết nào đã được áp dụng khi xem xét các nhân tố và mối quan hệ
với ĐMST quy trình. Chỉ có một số nghiên cứu như nghiên cứu của Li và cộng sự
(2007), Hilmanvà Kaliappen (2014) và Phan Thị Thục Anh (2015) là dựa trên nền tảng
lý thuyết. Các lý thuyết được áp dụng trong nghiên cứu về ĐMST quy trình là lý thuyết
quản trị dựa trên nguồn lực (được cụ thể hóa là nguồn lực con người và nguồn lực tài
chính), lý thuyết quản trị dựa trên hành vi (được cụ thể hóa là hành vi chú trọng khách
hàng; sự ủng hộ của nhà lãnh đạo,..) và lý thuyết quản trị chiến lược (được cụ thể hóa là
chiến lược dẫn đầu, chiến lược đầu tư vào đổi mới,..). Như vậy, các nghiên cứu trước về
ĐMST quy trình chưa hoặc chưa thực sự quan tâm đến 3 lý thuyết quan trọng là lý thuyết
về lãnh đạo cấp cao (được cụ thể hóa là phong cách lãnh đạo nghiệp chủ), lý thuyết về
tri thức tổ chức (được cụ thể hóa là vốn trí tuệ) và lý thuyết học hỏi tổ chức (được cụ
7
thể hóa là năng lực hấp thụ) trong việc xem xét các nhân tố và mối quan hệ với ĐMST
quy trình. Bên cạnh đó, mặc dù giữ vị trí trung tâm trong các lý thuyết chính về ĐMST
nhưng có rất ít nghiên cứu về ĐMST qui trình (Reichstein và Salter, 2006; Becheikh và
cộng sự, 2006). Chính vì vậy, mục tiêu chính của nghiên cứu này là phát triển mô hình
lý thuyết dựa trên lý thuyết lãnh đạo cấp cao (được cụ thể hóa là lãnh đạo nghiệp chủ),
lý thuyết tri thức tổ chức (được cụ thể hóa là vốn trí tuệ) và lý thuyết học học tổ chức
(được cụ thể hóa là năng lực hấp thụ) tác động đến ĐMST quy trình và kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp phát điện.
2.7 Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu
2.7.1 Lý thuyết lãnh đạo cấp cao
Lý thuyết về lãnh đạo cấp cao (Upper echelons theory) cho rằng kết quả của tổ
chức phụ thuộc vào đặc điểm và hành vi của đội ngũ lãnh đạo cấp cao. Các nhà lãnh đạo
cấp cao có sự ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến ĐMST và kết quả kinh doanh
thông qua việc phân bổ nguồn lực, tạo ra hệ thống các chính sách và cơ chế trong doanh
nghiệp. Từ đầu thế kỷ 21, nghiên cứu về lãnh đạo tập trung vào một phong cách lãnh
đạo mới là phong cách lãnh đạo nghiệp chủ (Mishra và Misra, 2017). Phong cách lãnh
đạo nghiệp chủ thể hiện qua sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro, có tầm nhìn dài hạn thay vì
tập trung vào kết quả đạt được trong ngắn hạn nên họ sẵn sàng đầu tư các nguồn lực vào
các hoạt động ĐMST, sự đam mê công việc giúp lãnh đạo nghiệp chủ luôn đi đầu trong
việc khám phá và nhận biết được giá trị của thông tin mới, khai thác được các cơ hội thị
trường trước các đối thủ cạnh tranh. Do vậy, lãnh đạo nghiệp chủ là những người sáng
tạo và có khả năng đổi mới (Ranjan, 2018). Nghiên cứu của Zmud (1984), Phan (2015)
cho thấy, thái độ tích cực, sự ủng hộ của nhà lãnh đạo cấp cao có ý nghĩa rất lớn đối với
thành công ĐMST quy trình.
2.7.2 Lý thuyết tri thức tổ chức
Lý thuyết tri thức tổ chức (A Knowledge-based Theory of the Firm) cho rằng tri
thức tổ chức là nguồn lực chiến lược quan trọng nhất của doanh nghiệp và tiềm năng
ĐMST của doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn lực tri thức của doanh nghiệp. Tri thức
cũng đang ngày càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình ĐMST (Grant,
1996; Subramaniam và Youndt, 2005). Nhiều nghiên cứu cho thấy tri thức là chìa khóa
cho sự đổi mới (Nonaka và Takeuchi, 1995; Jensen và cộng sự, 2007). Vốn trí tuệ là
tổng hợp các tài sản tri thức của một tổ chức và có đóng góp quan trọng nhất vào cải
thiện vị trí cạnh tranh của tổ chức thông qua việc tạo ra giá trị cho các chủ thể (Marr và
Schiuma, 2001; Subramaniam và Youndt, 2005). Vốn trí tuệ thường được phân chia
thành vốn nhân lực, vốn cấu trúc và vốn quan hệ dựa trên tri thức chứa đựng trong đó
(Edvinsson và Malone, 1997; Meritum, 2002). Trong nghiên cứu này, luận án sẽ đánh
8
giá sự tác động của vốn nhân lực và vốn quan hệ đến ĐMST quy trình và kết quả kinh
doanh.
2.7.3 Lý thuyết học hỏi tổ chức
Lý thuyết học hỏi tổ chức (Organizational learning theory) cho rằng khả năng
ĐMST của doanh nghiệp phụ thuộc vào cách thức mà doanh nghiệp thu nhận và xử lý
thông tin. Ngày nay, ĐMST đang trở nên phức tạp hơn, việc làm chủ chỉ một lĩnh vực
công nghệ là không còn đủ. Các nghiên cứu về ĐMST dựa trên lý thuyết học hỏi tổ chức
trong những năm gần đây cho thấy “Năng lực hấp thụ” (Absorptive capacity) là một
trong những nhân tố quan trọng tác động đến ĐMST (Murovec và Prodan, 2009; Tsai,
2001b). Năng lực hấp thụ giúp tổ chức tiếp thu và áp dụng có hiệu quả tri thức từ bên
ngoài. Năng lực hấp thụ thể hiện mối liên kết giữa năng lực nội bộ của tổ chức với thông
tin và cơ hội bên ngoài để thực hiện ĐMST. Dựa trên công trình của Cohen và Levinthal
(1989, 1990), các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng Năng lực hấp thụ ảnh hưởng đến sự đổi
mới (Tsai, 2001b), hiệu quả kinh doanh, chuyển giao kiến thức trong tổ chức (Gupta và
Govindarajan, 2000; Szulanski, 1996)
9
2.8 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
2.8.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu của luận án
2.8.2 Các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1a (H1a): Phong cách lãnh đạo nghiệp chủ có tác động dương tới ĐMST
quy trình.
Giả thuyết 1b (H1b): Phong cách lãnh đạo nghiệp chủ có tác động dương tới kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
Giả thuyết 2 (H2): Lãnh đạo nghiệp chủ có tác động dương tới Năng lực hấp thụ
Giả thuyết 3 (H3): Lãnh đạo nghiệp chủ có tác động dương tới Vốn nhân lực
H7b(+)
H7a(+)
H1b (+)
H1a (+)
H4(+)
Kết quả
kinh doanh
ĐMST
quy trình
H3(+)
H5(+)
Lãnh đạo
nghiệp chủ
Năng lực hấp thụ
Tiếp nhận tri thức
Nội hóa tri thức
Chuyển đổi tri thức
Áp dụng tri thức
H2(+)
H6a(+)
H6b(+)
Biến kiểm soát
Quy mô doanh nghiệp
Hình thức sở hữu
Thời gian hoạt động
Lĩnh vực hoạt động
H8(+)
Vốn nhân lực
Vốn quan hệ
10
Giả thuyết 4 (H4): Lãnh đạo nghiệp chủ có tác động dương tới Vốn quan hệ
Giả thuyết 5 (H5): Năng lực hấp thụ có tác động dương tới ĐMST quy trình
Giả thuyết 6a (H6a): Vốn nhân lực có tác động dương tới ĐMST quy trình
Giả thuyết 6b (H6b): Vốn nhân lực có tác động dương tới Kết quả kinh doanh
Giả thuyết 7a (H7a): Vốn quan hệ có tác động dương tới ĐMST quy trình
Giả thuyết 7b (H7b): Vốn quan hệ có tác động dương tới Kết quả kinh doanh
Giả thuyết 8 (H8): ĐMST quy trình có tác động dương tới Kết quả kinh doanh
Các biến kiếm soát: quy mô, thời gian hoạt động, lĩnh vực hoạt động, loại hình
sở hữu.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu
Bước 2: Cơ sở lý thuyết và xây dựng thang đo ban đầu
Bước 3: Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Bước 4: Nghiên cứu định lượng chính thức
Bước 5: Hoàn thiện báo cáo
3.2 Quy trình xây dựng bảng hỏi và các thang đo
3.2.1 Quy trình xây dựng bảng hỏi
3.2.2 Các thang đo của các biến được sử dụng trong luận án
3.2.2.1Các thang đo biến độc lập
(i) Lãnh đạo nghiệp chủ: Thang đo Lãnh đạo nghiệp chủ được xây dựng trên cơ sở
công trình nghiên cứu của Renko và cộng sự (2013
(ii) Vốn nhân lực: Được xây dựng trên cơ sở công trình nghiên cứu của Subramaniam
và Youndt (2005).
(iii) Vốn quan hệ: Vốn quan hệ được xây dựng trên cơ sở công trình nghiên cứu của
Subramaniam và Youndt (2005).
(iv) Năng lực hấp thụ: Thang đo Năng lực hấp thụ được xây dựng trên cơ sở công trình
nghiên cứu của Flatten và cộng sự (2011).
3.2.2.2 Thang đo biến trung gian: Thang đo ĐMST quy trình được xây dựng trên cơ
sở công trình nghiên cứu của Wang and Ahmed (2004) và Gurhan Gunday và Cộng sự
(2011).
3.2.2.3 Thang đo Biến phụ thuộc:
Thang đo Kết quả kinh doanh được xây dựng trên cơ sở công trình nghiên cứu
của Lopez-Nicolas, và Merono-Cerdan (2011).
Biến kiểm soát:
11
- Công suất: được chia thành 02 nhóm: doanh nghiệp có công suất từ 30MW trở
xuống (công suất nhỏ) và doanh nghiệp có công suất trên 30MW (công suất vừa và lớn).
- Loại hình doanh nghiệp chia làm 02 nhóm: nhóm các doanh nghiệp nhà nước
nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ và nhóm nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên.
- Thời gian hoạt động chia làm 02 nhóm: nhóm có thời gian hoạt động dưới 5 năm
và nhóm có thời gian hoạt động từ 5 năm trở lên.
- Lĩnh vực hoạt động chia làm 02 nhóm: nhóm các doanh nghiệp nhiệt điện và
nhóm các doanh nghiệp thủy điện và khác.
3.3 Mẫu nghiên cứu
3.1 Tổng thể mẫu nghiên cứu: Tổng số doanh nghiệp phát điện trong ngành có thời
gian hoạt động từ 3 năm trở lên là 357 doanh nghiệp với trên 451 nhà máy điện đang
hoạt động.
3.2 Chọn mẫu nghiên cứu: Khảo sát toàn bộ 357 doanh nghiệp
3.4 Nghiên cứu định tính
3.4.1 Mục tiêu của nghiên cứu định tính
3.4.2. Phương pháp thực hiện phỏng vấn sâu
3.4.2.1. Đối tượng phỏng vấn sâu
Nghiên cứu phỏng vấn 12 người, trong đó: 03 đối tượng là thành viên Ban giám
đốc doanh nghiệp phát điện; 07 đối tượng là trưởng/phó phòng kỹ thuật, quản đốc/phó
quản đốc phân xưởng sản xuất doanh nghiệp phát điện và 02 đối tượng là chuyên gia,
có nhiều kinh nghiệm đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực phát điện.
3.4.2.2. Thu thập và xử lý thông tin
Nội dung các cuộc phỏng vấn được ghi chép, lưu trữ và mã hóa trong máy tính.
Trên cơ sở các nội dung phỏng vấn, tác giả đã phân tích để đưa ra kết luận dựa trên sự
tổng hợp quan điểm chung của các đối tượng phỏng vấn có cách nhìn tương tự nhau.
Kết quả được so sánh với mô hình lý thuyết ban đầu để xác định mô hình chính thức
cho nghiên cứu định lượng.
3.4.3 Kết quả nghiên cứu định tính
Thông qua các cuộc phỏng vấn sâu thành viên Ban giám đốc, trưởng/phó phòng
kỹ thuật, quản đốc/phó quản đốc phân xưởng sản xuất, các biến độc lập đã được sàng
lọc và kiểm tra mối quan hệ với biến trung gian là ĐMST quy trình, tất cả các nhân tố
đều được đánh giá là phù hợp và tác động đến ĐMST quy trình.
3.4.4 Diễn đạt và mã hóa thang đo
Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả đã hiệu chỉnh thang đo so với thang đo gốc
cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.
12
3.5 Nghiên cứu định lượng
3.5.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ
3.5.1.1. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ
- Mục tiêu nghiên cứu sơ bộ: Nghiên cứu sơ bộ nhằm đánh giá thử độ tin cậy của
thang đo và loại bỏ những biến quan sát không phù hợp.
- Phương pháp thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ: Điều tra 100 doanh nghiệp
phát điện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
3.5.1.2. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ
Từ thang đo đã được điều chỉnh qua nghiên cứu định tính, tác giả thực hiện điều
tra sơ bộ trên mẫu 100 doanh nghiệp để đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua chỉ
số Cronbach’s Alpha và phân tích khám phá nhân tố.
3.5.2. Nghiên cứu định lượng chính thức
3.5.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chính thức
Đánh giá lại độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, Phân
tích nhân tố khẳng định (CFA), Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm
định các giả thuyết nghiên cứu và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập, biến
kiểm soát tới ĐMST quy trình.
3.5.2.2. Phương pháp nghiên cứu chính thức
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUY TRÌNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP PHÁT
ĐIỆN VIỆT NAM
4.1 Bối cảnh nghiên cứu
4.2 Đánh giá thang đo
4.2.1 Kiểm định chất lượng thang đo cho các nhân tố tạo thành
Kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho thấy,
tất cả các thang đo các biến trong mô hình nghiên cứu đều đảm bảo độ tin cậy khi giá
trị Cronbach’s Alpha đều vượt ngưỡng yêu cầu thông lệ 0,7 (phụ lục 4) và có thể sử
dụng trong các phân tích tiếp theo.
4.2.2 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định
Trên cơ sở kết quả đánh giá thang đo với mẫu nghiên cứu chính thức cho thấy
thang đo các nhân tố đều đạt tính tin cậy cần thiết.
4.3 Phân tích thống kê mô tả
4.3.1 Kiểm tra phân phối chuẩn
4.3.2 Thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu
Bảng 4.1 Đặc điểm mẫu doanh nghiệp nghiên cứu
13
Số lượng Tỷ lệ (%)
Loại hình
doanh nghiệp
Doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm
từ 50% trở lên
55 19.7
Doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới
50%
224 80.3
Tổng số 279 100.0
Công suất
Dưới 30MW 162 58.1
Từ 30 MW trở lên 117 41.9
Tổng số 279 100.0
Thời gian
hoạt động
Dưới 5 năm 59 21.1
Từ 5 năm trở lên 220 78.9
Tổng số 279 100.0
Lĩnh vực
hoạt động
Nhiệt điện 25 9.0
Thủy điện 254 91.0
Tổng số
279 100.0
Vị trí công tác
Ban Giám đốc 104 37.3
Trưởng/phó phòng/quản đốc/ phó quản
đốc
175 62.7
Tổng số 279 100.0
Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả
4.3.3 Thực trạng về đánh giá của doanh nghiệp phát điện về ĐMST quy trình và
các nhân tố trong mô hình
4.3.3.1 Đánh giá của doanh nghiệp về ĐMST quy trình
Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình đánh giá về “ĐMST quy trình” của các
doanh nghiệp ở mức trên trung bình là 3.613, với độ lệch chuẩn là 0.736. Các hoạt động
ĐMST quy trình chưa thực sự diễn ra mạnh mẽ, doanh nghiệp chưa chủ động ĐMST
quy trình, chưa coi ĐMST là một hoạt động mang tính chiến lược của doanh nghiệp
mình. Điều đó thể hiện ở điểm đánh giá không cao trên khía cạnh cải tiến để giảm chi
phí lao động và giảm tiêu hao nguyên vật liệu, tức liên quan đến đầu tư máy móc, thiết
bị, công nghệ mới.
4.3.3.2 Đánh giá của doanh nghiệp về Lãnh đạo nghiệp chủ
14
Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình đánh giá về “Lãnh đạo nghiệp chủ” của
các doanh nghiệp ở mức tương đối tốt là 3.913, với độ lệch chuẩn là 0.761. Phong cách
lãnh đạo nghiệp chủ ở các doanh nghiệp phát điện hiện nay được đánh giá khá cao, tuy
nhiên bị đánh giá thấp ở khía cạnh tầm nhìn dài hạn để phát triển doanh nghiệp, dẫn đến
ảnh hưởng đến ĐMST quy trình.
4.3.3.3 Đánh giá của doanh nghiệp về “Vốn nhân lực”
Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình đánh giá về “Vốn nhân lực” của các
doanh nghiệp khá cao là 4.030 với độ lệch chuẩn là 0.757. Như vậy, kiến thức, kỹ năng,
trình độ của nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp phát điện hiện nay được đánh giá
rất tốt.
4.3.3.4 Đánh giá của doanh nghiệp về “Vốn quan hệ”
Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình đánh giá về “Vốn quan hệ” của các
doanh nghiệp ở mức trên trung bình là 3.564 với độ lệch chuẩn là 0.878. Như vậy, vốn
quan hệ đặc biệt là mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, đối tác chưa được các
doanh nghiệp phát điện thực sự coi trọng, sẽ ảnh hưởng không tốt đến ĐMST quy trình
của doanh nghiệp.
4.3.3.5 Đánh giá của doanh nghiệp về Năng lực hấp thụ
Đối với nhân tố “Năng lực hấp thụ” được các doanh nghiệp đánh giá ở mức trên
trung bình, với 3.773 với độ lệch chuẩn 0.795. Như vậy, năng lực hấp thụ tri thức mới
chưa thực sự được doanh nghiệp phát điện coi trọng và chủ động để nâng cao năng lực
hấp thụ. Khía cạnh áp dụng tri thức mới được đánh giá không cao, sẽ ảnh hưởng không
tốt đến ĐMST quy trình trong các doanh nghiệp.
4.3.3.6 Đánh giá của doanh nghiệp về Kết quả kinh doanh
Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình đánh giá về “Kết quả kinh doanh” của
các doanh nghiệp ở mức trên trung bình là 3.774, với độ lệch chuẩn là 0.752. Như vậy,
kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp phát điện hiện nay được đánh giá không cao,
điều này cho thấy hoạt động ĐMST quy trình trong các doanh nghiệp phát điện chưa
thực sự mang lại hiệu quả.
4.4 Kiểm định hệ số tương quan
Theo kết quả kiểm định hệ số tương quan qua ma trận hệ số tương quan tại bảng
4.8, hệ số tương quan giữa các biến trong phạm vi cho phép. Do vậy, ta có thể kết luận
là các biến này đủ điều kiện để thực hiện phân tích SEM.
15
4.5 Kết quả phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính và kiểm định giả thuyết
4.5.1 Kết quả phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính và kiểm định giả thuyết
nghiên cứu
Kết quả phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính cụ thể như sau: Chi –square/df
= 2.172 nhỏ hơn 3, CFI = 0.890, TLI= 0,881, IFI =0.891 đều lớn hơn 0.85, RMSEA =
0.065 nhỏ hơn 0.08 (hình 4.1). Như vậy, mô hình đạt tính tương thích với dữ liệu nghiên
cứu thực tế.
Hình 4.1 Kết quả phân tích SEM
.365
.175
.269
.861
Kết quả
kinh doanh
ĐMST
quy trình
.842
.679
Lãnh đạo
nghiệp chủ
Năng lực hấp thụ
Tiếp nhận tri thức
Nội hóa tri thức
Chuyển đổi tri thức
Áp dụng tri thức
.96
.497
Vốn nhân lực
Vốn quan hệ
Chi-square/df = 2.172
CFI=.890; TLI=.881; IFI=.891
RMSEA=.065
Ghi chú:
Có ý nghĩa thống kê
Không có ý nghĩa thống kê
16
Bảng 4.8 Hệ số hồi quy của các mối quan hệ trong mô hình
Quan hệ các biến
Beta
chuẩn
hóa
Sai số
chuẩn
Giá trị
tới hạn
p-value
LD ---> HT .960 .092 13.616 < 0.001
LD ---> QH .861 .093 11.188 < 0.001
HT ---> DM .679 .066 6.506 < 0.001
QH ---> DM .269 .071 2.613 0.009
LD ---> NL .842 .08 10.801 < 0.001
DM ---> KQ .365 .127 3.76 < 0.001
QH ---> KQ .175 .09 1.757 0.079
NL ---> KQ .497 .081 6.477 < 0.001
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm AMOS
Kết quả ước lượng hệ số hồi quy của các quan hệ trong mô hình được trình bày
trong bảng 4.8, kết quả này cho thấy tất cả các quan hệ đều có ý nghĩa thống kê (p-value
< 0.1). Cụ thể:
- Phân tích nhân tố ĐMST quy trình: ĐMST quy trình chịu ảnh hưởng trực
tiếp của hai nhân tố: (1) Năng lực hấp thụ và (2) Vốn quan hệ. Qua bảng kết quả phân
tích 4.6, năng lực hấp thụ ảnh hưởng tích cực đến ĐMST quy trình với giá trị p-value
nhỏ hơn 0.001, vốn quan hệ ảnh hưởng tích cực đến ĐMST quy trình với giá trị p-value
là 0.009. Trong đó, năng lực hấp thụ có tác động lớn nhất với hệ số chuẩn hóa 0.679, và
Vốn quan hệ tác động thấp hơn với hệ số chuẩn hóa 0.269. Do vậy, bằng việc phân tích
dữ liệu thực nghiệm, các giả thuyết H5 và H7a được chấp nhận; trong khi đó, không như
mong đợi của tác giả, giả thuyết H1a và H6a bị bác bỏ.
- Phân tích nhân tố Kết quả kinh doanh: Kết quả kinh doanh chịu ảnh hưởng trực
tiếp của ba nhân tố: (1) ĐMST quy trình, (2) Vốn quan hệ và (3) Vốn nhân lực. Qua
bảng kết quả phân tích 4.6, cả ba nhân tố đều ảnh hưởng tích cực đến Kết quả kinh doanh
với các giá trị p-value đều nhỏ hơn 0.001 với hai nhân tố Vốn nhân lực và ĐMST quy
trình, và giá trị p-value nhỏ hơn 0.1 với nhân tố Vốn quan hệ. Trong đó, Vốn nhân lực
có tác động lớn nhất với hệ số chuẩn hóa 0.497, tiếp đến là ĐMST quy trình với hệ số
chuẩn hóa là 0.365 và tác động thấp nhất là Vốn quan hệ với hệ số chuẩn hóa 0.175. Do
vậy, bằng việc phân tích dữ liệu thực nghiệm, các giả thuyết H6b, H7b và H8 được chấp
nhận; trong khi đó, không như mong đợi của tác giả, giả thuyết H1b bị bác bỏ.
4.5.2 Kết quả kiểm định bootstrap
Kết quả cho thấy độ chệch của các hệ số Beta từ mẫu gốc và trung bình các hệ số
Beta từ phân tích bootstrap rất nhỏ, cho thấy trong thực tế có thể xem ước lượng mẫu có
17
thể suy rộng cho tổng thể. Như vậy, có thể kết luận mô hình ước lượng được là vững và
đáng tin cậy.
4.5.3 Đánh giá tác động của các nhân tố tới ĐMST quy trình
Trong mô hình nghiên cứu, ĐMST quy trình chịu tác động trực tiếp của Năng lực
hấp thụ và Vốn quan hệ, tuy nhiên ĐMST quy trình cũng còn chịu tác động gián tiếp
của nhân tố khác. Để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố tới ĐMST quy trình, tác
giả sử dụng hệ số tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp để đánh giá.
Kết quả cho thấy ảnh hưởng lớn nhất tới ĐMST quy trình là nhân tố lãnh đạo
nghiệp chủ (λ =0,884 ), tiếp theo là năng lực hấp thụ (λ = 0.679) và cuối cùng là vốn
quan hệ (λ = 0,269).
Kết quả cũng cho thấy, ảnh hưởng lớn nhất đến Kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp là nhân tố lãnh đạo nghiệp chủ (λ =0,892), tiếp theo là Vốn nhân lực (λ =0,497),
ĐMST quy trình (λ =0,365), Vốn quan hệ (λ = 0.273) và cuối cùng là Năng lực hấp thụ
(λ = 0,248).
4.6 Kiểm định sự khác biệt của các biến kiểm soát tới ĐMST quy trình
Bảng 4.11 Hệ số hồi quy của các mối quan hệ trong mô hình có biến kiểm soát
Quan hệ giữa các biến
Hệ số
chưa
chuẩn
hóa
Hệ số
chuẩn
hóa
S.E. C.R. P
LD ---> HT 1.260 .959 .093 13.572 <0.001
LD ---> QH 1.040 .868 .093 11.189 <0.001
HT ---> DM .417 .653 .068 6.128 <0.001
QH ---> DM .204 .292 .074 2.742 .006
LD ---> NL .861 .836 .080 10.708 <0.001
Quymo ---> DM .067 .060 .065 1.037 .300
Loaihinh ---> DM -.008 -.007 .073 -.116 .908
Thoigian ---> DM .002 .002 .050 .047 .962
Linhvuc ---> DM .001 .000 .069 .010 .992
DM ---> KQ .391 .311 .125 3.128 .002
QH ---> KQ .247 .281 .095 2.599 .009
NL ---> KQ .465 .454 .078 5.981 <0.001
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm AMOS
18
Kết quả kiểm định cho thấy không có sự khác biệt về ĐMST quy trình của doanh
nghiệp liên quan đến các đặc điểm của doanh nghiệp như công suất, thời gian hoạt động,
loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động.
CHƯƠNG 5. BÌNH LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu chính
Bảng 5.1 Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Các giả thuyết Kết quả
Phong cách lãnh đạo nghiệp chủ có tác động dương tới ĐMST quy
trình
Không chấp
nhận
Phong cách lãnh đạo nghiệp chủ có tác động dương tới Kết quả kinh
doanh
Không chấp
nhận
Phong cách lãnh đạo nghiệp chủ có tác động dương tới Năng lực
hấp thụ
Chấp nhận
Phong cách lãnh đạo nghiệp chủ có tác động dương tới Vốn nhân
lực
Chấp nhận
Phong cách lãnh đạo nghiệp chủ có tác động dương tới Vốn quan
hệ
Chấp nhận
Năng lực hấp thụ có tác động dương tới ĐMST quy trình Chấp nhận
Vốn nhân lực có tác động dương tới ĐMST quy trình Không chấp
nhận
Vốn nhân lực có tác động dương tới Kết quả kinh doanh Chấp nhận
Vốn quan hệ có tác động dương tới ĐMST quy trình Chấp nhận
Vốn quan hệ có tác động dương tới Kết quả kinh doanh Chấp nhận
ĐMST quy trình có tác động dương tới Kết quả kinh doanh Chấp nhận
5.2 Bình luận về kết quả nghiên cứu
5.2.1 Bình luận về kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa lãnh đạo nghiệp chủ và
Năng lực hấp thụ
Lãnh đạo nghiệp chủ có tác động dương tới Năng lực hấp thụ, kết quả này phù
hợp với kết quả nghiên cứu định tính và giả thuyết nghiên cứu. Kết quả này tương đồng
với kết quả của các nghiên cứu trước về vai trò của lãnh đạo cấp cao (Amitay và cộng
sự, 2005; Sun và Anderson, 2012; Flatten và cộng sự, 2015; Vera và Crossan, 2004;
Ferreras Méndez và cộng sự, 2018)
19
5.2.2 Bình luận về kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa lãnh đạo nghiệp chủ và
Vốn nhân lực
Lãnh đạo nghiệp chủ có tác động tích cực đến Vốn nhân lực, kết quả này phù hợp
với kết quả nghiên cứu định tính và giả thuyết nghiên cứu. Như vậy, phong cách lãnh
đạo nghiệp chủ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nguồn nhân lực của tổ chức,
phù hợ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_cac_nhan_to_anh_huong_den_doi_moi_sang_tao_q.pdf