Với mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu số 1, Ở giai đoạn sau triển khai hệ thống ERP, khi hệ thống đã hoạt động ổn định được một thời gian, các nhân tố chất lượng thông tin kế toán; chất lượng hệ thống ERP; Sự hài lòng của người dùng hệ thống ERP; Sự tiếp tục hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao; Sự hoàn thiện quy trình kinh doanh tại DN được tìm thấy có tác động tích cực đến các LI kế toán trong hệ thống ERP. Trong đó, chất lượng thông tin kế toán, chất lượng hệ thống ERP ngoài việc tác động trực tiếp đến biến phụ thuộc các LI kế toán trong hệ thống ERP, còn có sự tác động gián tiếp đến biến phụ thuộc này thông qua biến trung gian Sự hài lòng của người dùng hệ thống ERP. Nhân tố chất lượng dịch vụ của DN cung cấp giải pháp ERP thì giai đoạn sau triển khai chỉ có tác động gián tiếp đến các LI kế toán trong hệ thống ERP thông qua biến trung gian Sự hài lòng của người dùng hệ thống ERP, chứ không có tác động trực tiếp đến biến phụ thuộc này.
25 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kế toán trong giai đoạn sau triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (erp) tại các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cung cấp bởi phần mềm ERP.
Bên cạnh đó trong hệ thống ERP, các hoạt động gian lận đối với thông tin, hay tài sản của DN có thể xảy ra tinh vi hơn khi người dùng biết lợi dụng công nghệ kỹ thuật cao để thực hiện.
2.2.6 Các giai đoạn của vòng đời hệ thống ERP
Giai đoạn trước khi triển khai hệ thống
Giai đoạn sau triển khai
Mua sắm
Giai đoạn triển khai
Kết thúc
Hình 2.2 Các giai đoạn vòng đời hệ thống ERP
(Esteves và Pastor, 1999)
Sử dụng và
bảo trì
Đổi mới
Quyết định chấp nhận hệ thống
2.3 Hệ thống thông tin kế toán trong hệ thống ERP
Trong kỷ nguyên của hệ thống ERP, AIS (Accounting Information System – Hệ thống thông tin kế toán) đã trở nên mạnh mẽ hơn. Số lượng các thông tin do AIS cung cấp đã trở nên quan trọng hơn cho việc ra các quyết định, dữ liệu được cập nhật liên tục và hữu ích cho việc xử lý thông tin. Nhiệm vụ của AIS trong hệ thống ERP đã thay đổi từ việc chỉ cung cấp các thông tin khuôn mẫu, tài chính thông thường đến việc cung cấp thông tin với phạm vi rộng hơn. ERP cũng giúp thực hiện các kỹ thuật kế toán quản trị mới để đáp ứng các nhu cầu nội bộ trong công ty. Do đó, AIS có thể cung cấp cả thông tin kế toán lịch sử và thông tin kế toán dự báo giúp hỗ trợ kế toán tài chính, kiểm soát quản lý và phân tích tài chính. Từ đó, AIS góp phần việc nâng cao hiệu quả DN (Hazar Daoud và Mohamed Triki, 2013). Như vậy, AIS trong hệ thống ERP có rất nhiều khác biệt so với AIS đơn thuần trước kia. Về cơ bản, hầu hết các nhà nghiên cứu và thực hành ERP đều xác nhận AIS trong hệ thống ERP mạnh mẽ hơn nhiều so với AIS truyền thống.
2.4 Lợi ích kế toán trong hệ thống ERP
LI kế toán trong hệ thống ERP là những điều có ích, những tác động tích cực mà hệ thống ERP đem lại cho kế toán của DN.
2.5 Các lý thuyết nền cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu
Luận án áp dụng ba lý thuyết nền gồm mô hình sự thành công của hệ thống thông tin, lý thuyết mạng lưới nhân tố, và lý thuyết những khả năng phát triển. Trong đó, mô hình sự thành công hệ thống thông tin của D & M (2003) là lý thuyết quan trọng nhất giúp tác giả hình thành nên mô hình nghiên cứu của luận án.
2.6 Khái niệm các nhân tố
2.6.1 Chất lượng ERP
Theo Lin Hsiu-Fen (2010), Chất lượng ERP gồm chất lượng hệ thống ERP và chất lượng thông tin. Vì hướng nghiên cứu của luận án liên quan đến các LI kế toán, nên Chất lượng ERP sẽ bao gồm chất lượng hệ thống ERP và chất lượng thông tin kế toán do hệ thống ERP cung cấp.
2.6.1.1 Chất lượng hệ thống ERP
Chất lượng hệ thống ERP đề cập đến các đặc điểm kỹ thuật và vận hành của một hệ thống ERP trong quá trình sử dụng.
2.6.1.2 Chất lượng thông tin kế toán
Chất lượng thông tin kế toán là các đặc điểm thông tin đầu ra phân hệ kế toán của một hệ thống ERP.
2.6.2 Chất lượng dịch vụ của DN cung cấp giải pháp ERP
Chất lượng dịch vụ của DN cung cấp giải pháp ERP đại diện cho chất lượng của sự hỗ trợ mà người dùng nhận được từ DN cung cấp giải pháp ERP, chẳng hạn như đào tạo, đường dây nóng, hoặc trợ giúp khi cần.
2.6.3 Tổ chức
2.6.3.1 Sự hoàn thiện quy trình kinh doanh
Sự hoàn thiện quy trình kinh doanh của DN giai đoạn sau triển khai là việc kiểm soát, kiểm tra, đánh giá cẩn thận, liên tục các hoạt động hoặc các nhiệm vụ có liên quan với nhau hoặc cùng trong một cấu trúc của DN trong hệ thống ERP ở giai đoạn sau triển khai, qua đó thực hiện điều chỉnh nếu cần thiết nhằm đảm bảo quy trình kinh doanh phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại của DN.
2.6.3.2 Sự hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao
Sự hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao giai đoạn sau triển khai là việc tiếp tục cho thấy sự quan tâm và hứng thú, sẵn sàng hỗ trợ, và tham gia trực tiếp nếu cần thiết vào hoạt động của hệ thống ERP giai đoạn sau triển khai của những nhà lãnh đạo DN ở cấp cao nhất nhằm giúp hệ thống ERP tại DN hoạt động hiệu quả.
2.6.4 Sự hài lòng của người dùng ERP trong DN
Sự hài lòng của người dùng ERP trong DN cho thấy sự thỏa mãn về hệ thống ERP của các đối tượng có công việc liên quan đến hệ thống ERP trong DN khi sử dụng hệ thống ERP thực hiện công việc của mình.
2.7 Tổng hợp các nhân tố tác động được dùng để xem xét trong luận án
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu
3.2 Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu
3.2.1 Khung nghiên cứu
Khung lý thuyết
- Lý thuyết nền
- Các nghiên cứu liên quan
Thiết lập mô hình nghiên cứu và xây dựng giả thuyết nghiên cứu.
Nghiên cứu sơ bộ
Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và thang đo các nhân tố nghiên cứu
Nghiên cứu chính thức
Kiểm tra thang đo các nhân tố
nghiên cứu
Kiểm định mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Sơ đồ 3.1 Khung nghiên cứu
Khung thực tiễn
3.2.2 Quy trình nghiên cứu
Thảo luận tay đôi các
đối tượng nghiên cứu
Thang đo nháp đầu
Cơ sở lý thuyết, thảo luận nhóm
chuyên gia
Thang đo nháp cuối
Định lượng sơ bộ (n=100)
Kiêm tra tương quan biến tổng
Kiểm tra Cronbach alpha.
(Cronbach alpha)
Kiểm tra trọng số EFA, nhân tố và phương sai trích
(EFA)
Thang đo chính thức
Định lượng chính thức (n=300)
Kiểm tra sự phù hợp của mô hình đo lường với dữ liệu thực tế (CFA)
Kiểm định sự phù hợp của mô hình tích hợp với dữ liệu thực tế. Xác định quan hệ các nhân tố có ý nghĩa thống kê. Khẳng định các giả thuyết NC
(SEM)
NGHIÊN
CỨU
SƠ
BỘ
NGHIÊN
CỨU
CHÍNH
THỨC
Sơ đồ 3.2 Quy trình nghiên cứu
3.3 Thiết kế nghiên cứu sơ bộ
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ gồm:
- Nghiên cứu sơ bộ định tính được dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu, phương pháp định tính được thực hiện thông qua công cụ thảo luận nhóm chuyên gia và thảo luận tay đôi các đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và giá trị các thang đo đã thiết kế và điều chỉnh cho phù hợp các DN Việt Nam, phương pháp định lượng được thực hiện thông qua hai kỹ thuật phân tích dữ liệu là Cronbach Alpha và EFA.
3.3.2 Nghiên cứu sơ bộ định tính
Bước nghiên cứu này được tác giả thực hiện sau khi có được kết quả từ việc tổng kết lý thuyết từ các nghiên cứu trước và các lý thuyết nền có liên quan. Với các nghiên cứu được lựa chọn là các nghiên cứu công bố trên các tạp chí uy tín của nước ngoài, trong giai đoạn từ 2002 đến 2016, tác giả xây dựng nên mô hình nghiên cứu dự kiến và thang đo các khái niệm nghiên cứu. Tiếp theo, tác giả sẽ sử dụng công cụ thảo luận nhóm với các chuyên gia để hoàn thiện mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến LI kế toán trong hệ thống ERP và thang đo các khái niệm nghiên cứu thông qua sự trao đổi quan điểm (thang đo nháp đầu). Công cụ thảo luận nhóm được sử dụng vì nó: (1) cho phép nhiều thành viên tham gia; (2) tạo ra môi trường tương tác: thảo luận và tranh cãi giúp kích thích các ý tưởng mới, những lý do chi tiết giải thích sự tác động các nhân tố (Nguyễn Đình Thọ, 2014).
Để tăng độ tin cậy cho thang đo các khái niệm nghiên cứu trong luận án, sau khi thảo luận nhóm với các chuyên gia, trên cơ sở thang đo đã được điều chỉnh theo ý kiến các chuyên gia (nếu có), tác giả sẽ thực hiện thảo luận tay đôi với kế toán trưởng các DN đã vận hành HT ERP từ 1 đến 3 năm để hoàn thành thang đo nháp cuối. Trong bước này, tác giả sẽ sử dụng kỹ thuật đánh giá sự thích hợp nội dung trong quy trình phát triển thang đo của MacKenzie, Podsakoff và Fetter (1991).
3.3.2.1 Mẫu nghiên cứu
Mẫu được chọn cho việc thảo luận nhóm với các chuyên gia là mẫu cho nhóm thực thụ bao gồm khoảng tám đến mười thành viên tham gia thảo luận (Nguyễn Đình Thọ, 2014). Luận án dự kiến sẽ thực hiện thảo luận nhóm chuyên gia với: (1) các giảng viên giảng dạy về ERP, (2) các chuyên gia từ các DN cung cấp HT ERP, (3) kế toán trưởng hoặc giám đốc tại DN đang vận hành HT ERP. Bước này sẽ giúp hoàn thiện mô hình nghiên cứu và hình thành thang đo nháp đầu các khái niệm nghiên cứu.
Mẫu được chọn cho việc thảo luận tay đôi với các đối tượng nghiên cứu là mẫu lý thuyết. Quy trình chọn mẫu lý thuyết được tiến hành bằng cách lựa chọn từng đối tượng nghiên cứu cho đến khi nào đạt tới điểm bão hòa. Đối tượng nghiên cứu là các DN đã vận hành hệ thống ERP từ 1 đến 3 năm, nên đối tượng thảo luận tay đôi sẽ là kế toán trưởng các DN này. Bước này sẽ giúp hoàn thành thang đo nháp cuối.
3.3.2.2 Công cụ xử lý dữ liệu
Theo Cresswell (2012), việc áp dụng quy trình phân tích dữ liệu định tính bao gồm 6 bước như sau:
- Bước 1: Sắp xếp và chuẩn bị dữ liệu
- Bước 2: Đọc lại toàn bộ dữ liệu.
- Bước 3: Bắt đầu phân tích bằng cách mã hoá dữ liệu.
- Bước 4: Sử dụng dữ liệu đã được mã hoá để tổng hợp câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu.
- Bước 5: Giải thích và trình bày ý nghĩa của dữ liệu dựa trên cơ sở lý thuyết đã được lập trong chương 2. So sánh các phát hiện từ cuộc phỏng vấn với thông tin dữ liệu thu được trong suốt quá trình ghi chép và nghiên cứu của mình.
- Bước 6: Xác nhận tính hợp lý của các phát hiện trong nghiên cứu, thể hiện thông qua tiêu chí xác nhận độ tin cậy và tính đáng tin cậy của một quá trình xác minh.
3.3.3 Nghiên cứu sơ bộ định lượng
Bước nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm tra độ tin cậy và giá trị các thang đo đã thiết kế và điều chỉnh cho phù hợp các DN Việt Nam.
3.3.3.1 Mẫu nghiên cứu
Việc thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua việc khảo sát trực tiếp các đối tượng: kế toán trưởng hoặc giám đốc tại DN đã vận hành hệ thống ERP từ 1 đến 3 năm dựa trên bảng câu hỏi với cỡ mẫu khoảng 100 DN tại Việt Nam có hệ thống ERP đã vận hành hệ thống ERP từ 1 đến 3 năm theo phương pháp phát triển mầm.
3.3.3.2 Công cụ xử lý dữ liệu
Luận án sử dụng hai kỹ thuật phân tích dữ liệu chính bao gồm phân tích độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và kiểm tra giá trị hội tụ và giá trị phân biệt thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA.
3.4 Thiết kế nghiên cứu chính thức
Phần này sẽ trình bày cụ thể các vấn đề trong nghiên cứu chính thức bao gồm phương pháp nghiên cứu cụ thể sử dụng, cách chọn mẫu nghiên cứu và công cụ xử lý dữ liệu.
3.4.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu chính thức cũng sử dụng phương pháp định lượng dạng khảo sát.
3.4.2 Mẫu nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu có 7 thang đo với 50 biến quan sát. Chọn k = 5; n = 5 (50) = 250 (mức tối thiểu). Do đó, luận án sử dụng kích thước mẫu là 300 mẫu theo phương pháp phát triển mầm (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011).
3.4.3 Công cụ xử lý dữ liệu
Phương pháp phân tích dữ liệu chính ở giai đoạn này sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để phân tích mối quan hệ giữa các biến. Tuy nhiên, trước khi thực hiện SEM cần thực hiện phân tích lại độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và kiểm tra giá trị hội tụ và giá trị phân biệt thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA với dữ liệu thu thập từ nghiên cứu chính thức (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011), sau đó thực hiện phân tích nhân tố khẳng định (CFA).
3.5 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
3.5.1 Giả thuyết nghiên cứu
3.5.1.1 Tác động của Chất lượng thông tin kế toán đến sự hài lòng của người dùng hệ thống ERP
H1: chất lượng thông tin kế toán có sự tác động dương đến Sự hài lòng của người dùng hệ thống ERP.
3.5.1.2 Tác động của Chất lượng hệ thống ERP đến sự hài lòng của người dùng hệ thống ERP
H2: chất lượng hệ thống ERP có sự tác động dương đến Sự hài lòng của người dùng hệ thống ERP.
3.5.1.3 Tác động của Chất lượng dịch vụ của DN cung cấp giải pháp ERP đến sự hài lòng của người dùng hệ thống ERP
H3: chất lượng dịch vụ của DN cung cấp giải pháp ERP có sự tác động dương đến Sự hài lòng của người dùng hệ thống ERP.
3.5.1.4 Tác động của sự hài lòng của người dùng hệ thống ERP đến các LI kế toán trong hệ thống ERP
H4: Sự hài lòng của người dùng hệ thống ERP có sự tác động dương đến các LI kế toán trong hệ thống ERP.
3.5.1.5 Tác động của Chất lượng thông tin kế toán đến các LI kế toán trong hệ thống ERP
H5: chất lượng thông tin kế toán có sự tác động dương đến các LI kế toán trong hệ thống ERP.
3.5.1.6 Tác động của chất lượng hệ thống ERP đến các LI kế toán trong hệ thống ERP
H6: chất lượng hệ thống ERP có sự tác động dương đến các LI kế toán trong hệ thống ERP.
3.5.1.7 Tác động của chất lượng dịch vụ của DN cung cấp giải pháp ERP đến các LI kế toán trong hệ thống ERP
H7: chất lượng dịch vụ của DN cung cấp giải pháp ERP có sự tác động dương đến các LI kế toán trong hệ thống ERP
3.5.1.8 Tác động của sự tiếp tục hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao đến các LI kế toán trong hệ thống ERP
H8: Sự tiếp tục hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao có sự tác động dương đến các LI kế toán trong hệ thống ERP
3.5.1.9 Tác động của Sự hoàn thiện quy trình kinh doanh tại DN đến các LI kế toán trong hệ thống ERP
H9: Sự hoàn thiện quy trình kinh doanh tại DN có sự tác động dương đến các LI kế toán trong hệ thống ERP
3.5.1.10 Các yếu tố kiểm soát liên quan đến các LI kế toán trong hệ thống ЕRP
Căn cứ vào lý thuyết những khả năng phát triển, luận án sẽ xem xét nhân tố Những tiến bộ công nghệ thông tin DN áp dụng làm nhân tố kiểm soát trong mô hình NC luận án.
3.5.2 Mô hình nghiên cứu
Sơ đồ 3.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất
chất lượng thông tin kế toán (TT)
Chất lượng dịch vụ của DN cung cấp giải pháp ERP (DV)
chất lượng hệ thống ERP (HT)
Sự hài lòng của người dùng hệ thống ERP trong DN (HL)
LI kế toán trong hệ thống ERP (LI)
Sự tiếp tục hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao (QL)
Sự hoàn thiện quy trình kinh doanh tại DN (KD)
Chất lượng ERP
Nhân tố tổ chức
Nhân tố kiểm soát: Những tiến bộ công nghệ thông tin DN áp dụng (TB)
H1
H2
H3
H4
H5
H6
H7
H8
H9
3.6 Thang đo các nhân tố nghiên cứu
3.6.1 Thang đo LI kế toán trong hệ thống ERP
Thang đo các LI kế toán trong hệ thống ERP tại các DN Việt Nam được đề xuất trong luận án là thang đo các LI kế toán trong hệ thống ERP của Kanellou và Spathis (2013). Đồng thời, tác giả đề xuất thêm vào thang đo này khía cạnh LI kế toán về mặt vai trò nhân viên kế toán gồm 1 biến quan sát ERP nâng cao vai trò nhân viên kế toán trong DN, từ việc tập trung vào các công việc kế toán trở thành chuyên gia tư vấn và các nhà phân tích.
3.6.2 Thang đo chất lượng thông tin kế toán
Thang đo chất lượng thông tin kế toán trong luận án được kế thừa từ thang đo đề xuất đo lường khái niệm chất lượng thông tin của DeLone và McLean (2016) và kết hợp thêm một số biến quan sát từ thang đo của Sedera và cộng sự (2004).
3.6.3 Thang đo Chất lượng hệ thống ERP
Tương tự như khái niệm nghiên cứu chất lượng thông tin kế toán, tác giả sẽ sử dụng thang đo đề xuất của DeLone và McLean (2016) về chất lượng hệ thống làm thang đo chính trong luận án này và kết hợp với thang đo của Sedera và cộng sự (2004).
3.6.4 Thang đo chất lượng dịch vụ của DN cung cấp giải pháp ERP
Luận án sẽ sử dụng thang đo chất lượng dịch vụ được đề xuất của DeLone và McLean (2016).
3.6.5 Thang đo Sự tiếp tục hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao
Luận án sẽ sử dụng thang đo của Young Mok Haa, Hyung Jun Ahn (2014).
3.6.6 Thang đo Sự hoàn thiện quy trình kinh doanh tại DN
Tác giả sẽ sử dụng thang đo của Young Mok Haa, Hyung Jun Ahn (2014).
3.6.7 Thang đo Sự hài lòng của người dùng hệ thống ERP
Thang đo sự hài lòng của người dùng hệ thống ERP trong luận án được kế thừa từ thang đo của Bradford và Florin (2003).
3.6.8 Thang đo biến kiểm soát Những tiến bộ công nghệ thông tin DN áp dụng
Theo sự tìm hiểu của tác giả, thì thang đo cho nhân tố này chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đây. Vì vậy, tác giả đề xuất thang đo cho nhân tố Những tiến bộ công nghệ thông tin DN áp dụng gồm ba biến quan sát.
3.6.9 Tổng hợp thang đo các khái niệm nghiên cứu
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.1. Giới thiệu
4.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ
4.2.1 Kết quả nghiên cứu định tính
4.2.1.1 Đánh giá về mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu mà tác giả đề xuất, 7/9 chuyên gia đồng ý với mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu này, chiếm tỷ lệ 77,78%. 2 chuyên gia còn lại không đưa ra ý kiến về vấn đề này. Như vậy, thông qua kết quả nghiên cứu định tính, mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu theo ý kiến chuyên gia được xem là phù hợp với đặc thù các DN Việt Nam.
4.2.1.2 Đánh giá về thang đo các khái niệm nghiên cứu
Bảng 4.1 Kết quả tổng hợp thang đo sau khi thảo luận nhóm chuyên gia
Thang đo
Số biến thang đo gốc
Thang đo sau khi thực hiện nghiên cứu định tính
Số lượng
Thay đổi
LI kế toán trong
hệ thống ERP
17
18
Loại 1 biến quan sát, điều chỉnh 5 biến quan sát, thêm vào 2 biến quan sát.
chất lượng thông tin kế toán
9
7
Loại 2 biến quan sát, điều chỉnh 1 biến quan sát.
chất lượng hệ thống ERP
12
10
Loại 2 biến quan sát.
chất lượng dịch vụ của DN cung cấp giải pháp ERP
5
5
Không điều chỉnh.
Sự tiếp tục hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao
3
3
Điều chỉnh 1 biến quan sát.
Sự hoàn thiện quy trình kinh doanh tại DN
4
4
Điều chỉnh 1 biến quan sát.
Sự hài lòng của người dùng trong hệ thống ERP
1
3
Thêm vào 2 biến quan sát.
Những tiến bộ công nghệ thông tin DN áp dụng
3
3
Không điều chỉnh.
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Để tăng độ tin cậy cho thang đo các khái niệm nghiên cứu, sau khi có được thang đo điều chỉnh theo ý kiến chuyên gia, tác giả sẽ thực hiện phỏng vấn tay đôi với kế toán trưởng các DN đã vận hành hệ thống ERP từ 1 đến 3 năm dựa trên thang đo đã điều chỉnh này với kỹ thuật đánh giá sự thích hợp nội dung trong quy trình phát triển thang đo của MacKenzie, Podsakoff và Fetter (1991). Luận án thực hiện phỏng vấn tay đôi với 10 đối tượng nghiên cứu. Kết quả 80% người được phỏng vấn phân loại chính xác các biến quan sát vào đúng khái niệm nghiên cứu. Do đó, thang đo nháp cuối này được chấp nhận và chuyển qua bước nghiên cứu định lượng sơ bộ.
4.2.2 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ
4.2.2.1 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha
4.2.2.2 Kết quả kiểm định EFA
Sau khi thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ, thang đo các khái niệm nghiên cứu đều đạt độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Không có biến quan sát nào bị loại hay cần điều chỉnh gì thêm.
4.3 Mô hình nghiên cứu và thang đo các khái niệm nghiên cứu chính thức
4.3.1 Mô hình nghiên cứu chính thức
Theo kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ đã trình bày, mô hình nghiên cứu (Sơ đồ 3.3) của luận án vẫn được giữ nguyên như đã trình bày ở chương 3, không có sự điều chỉnh gì thêm.
4.3.2 Thang đo các khái niệm nghiên cứu chính thức
Về thang đo các khái niệm nghiên cứu và nhân tố kiểm soát, kết quả phỏng vấn nhóm các chuyên gia đã đề xuất một số sự thay đổi như điều chỉnh cách diễn giải biến quan sát trong thang đo, loại các biến quan sát không cần thiết hay thêm vào biến quan sát mới... nhằm làm cho thang đo các khái niệm nghiên cứu phù hợp với đặc điểm các DN Việt Nam. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ không thay đổi gì thang đo đã được điều chỉnh trong nghiên cứu định tính.
4.4 Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức
Tổng cộng 300 phiếu khảo sát đã được gởi đi, sau khi thu thập và kiểm tra thì 18 phiếu bị loại do cung cấp thông tin không đồng nhất, DN không phù hợp để tham gia khảo sát hoặc trả lời không đủ số câu hỏi. Như vậy, mẫu khảo sát cuối cùng là 282 đơn vị, thỏa mãn lớn hơn 250 mẫu cần thiết cho mô hình nghiên cứu của luận án để chạy SEM.
4.4.1 Thống kê mô tả
4.4.2 Kiểm định thang đo
Theo Hair J. và cộng sự (2016), quy trình phân tích mô hình SEM bao gồm 4 bước: Bước 1: Kiểm định chất lượng thang đo (Scale test); Bước 2: phân tích nhân tố khám phá (EFA); Bước 3: phân tích nhân tố khẳng định (CFA); Bước 4: phân tích cấu trúc tuyến tính để kiểm định giả thuyết.
4.4.2.1 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha
Kết quả cho thấy thang đo chất lượng thông tin kế toán có hệ số Cronbach’s Alpha 0,875 > 0,6, tuy nhiên biến quan sát Thông tin kế toán do hệ thống ERP cung cấp là thông dụng với DN tôi có hệ số tương quan biến - tổng là 0,127 < 0,3. Nên biến quan sát này sẽ bị loại ra khỏi thang đo chất lượng thông tin kế toán. Thực hiện kiểm định lại sau khi đã loại biến này, hệ số Cronbach’s Alpha là 0,922 và các hệ số tương quan biến - tổng đều đạt yêu cầu lớn hơn 0,3.
Thang đo chất lượng hệ thống ERP có hệ số Cronbach’s Alpha 0,827 > 0,6, tuy nhiên 3 biến quan sát là Việc sử dụng hệ thống ERP đơn giản; Việc học hỏi hệ thống ERP đơn giản; Khi DN tôi cần, HT ERP có thể dễ dàng thay đổi hay cải tiến có hệ số tương quan biến - tổng lần lượt là 0,232; 0,219; 0,050 < 0,3. Nên ba biến quan sát này sẽ bị loại ra khỏi thang đo chất lượng hệ thống ERP. Thực hiện kiểm định lại sau khi đã loại ba biến này, hệ số Cronbach’s Alpha là 0,897 và các hệ số tương quan biến - tổng đều đạt yêu cầu lớn hơn 0,3.
Các thang đo còn lại đều đạt độ tin cậy. Các hệ số tương quan biến - tổng đều đạt yêu cầu lớn hơn 0,3. Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo này đều lớn hơn 0,6. Vì vậy, tất cả các biến quan sát của các thang đo này sẽ được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Thực hiện trao đổi với các chuyên gia về việc loại các biến quan sát này. Các chuyên gia giải thích rằng, vì mẫu của luận án đa số là các DN có quy mô vừa, với nhân viên tại các DN ở quy mô này, trình độ chuyên môn chưa cao, chỉ mới được tiếp cận với hệ thống ERP, nên nhiều thông tin kế toán do hệ thống ERP còn phức tạp, chưa thông dụng với họ. Tương tự như vậy, hệ thống ERP không hề dễ sử dụng và học hỏi với họ, mà các nhân viên này thường cần nhiều thời gian để làm quen và nắm được cách sử dụng hệ thống. Đồng thời, các chuyên gia cũng đồng ý việc hệ thống ERP không hề dễ dàng tùy chỉnh hoặc cải tiến theo yêu cầu của các công ty, vì nó liên quan đến các quy trình kinh doanh và có sự tích hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong toàn DN, nên một sự thay đổi dù là nhỏ nhất cũng cần điều chỉnh lại toàn bộ quy trình kinh doanh trong DN. Vì vậy, các chuyên gia đồng ý việc loại bốn biến quan sát này.
4.4.2.2 Kết quả kiểm định EFA
Dựa vào ma trận xoay nhân tố Rotated Component Matrix, có thể thấy các biến quan sát trong hai thang đo LI kế toán về mặt hoạt động (thời gian) và thang đo LI kế toán về mặt hoạt động (chi phí) đã hội tụ về thành một thang đo duy nhất. Các thang đo còn lại đều có các biến quan sát hội tụ về đúng như cơ sở lý thuyết tác giả đã đề xuất, vì vậy sẽ được giữ nguyên.
Thực hiện trao đổi với các chuyên gia về việc 3 biến LI-TG1, LI-TG2, và LI-CP1 hội tụ về cùng nhóm, các chuyên gia giải thích rằng vì đối tượng trả lời khảo sát là lãnh đạo (kế toán trưởng hoặc giám đốc) tại DN nên khi thấy LI về việc giảm thời gian các hoạt động, họ nhận diện điều này sẽ dẫn tới giảm nhân sự nên họ có xu hướng chọn các biến quan sát này chung nhóm. Điều này cũng không mâu thuẫn lý thuyết vì chúng đều là LI kế toán về mặt hoạt động. Vì vậy, thang đo bậc hai LI kế toán trong hệ thống ERP từ 6 thang đo đơn hướng ban đầu, sẽ còn 5 thang đo. Trong đó, các biến quan sát trong hai thang đo LI kế toán về mặt hoạt động (thời gian) và thang đo LI kế toán về mặt hoạt động (chi phí) sẽ được gộp chung và được đặt tên là LI kế toán về mặt hoạt động. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo mới này là 0,803, hệ số tương quan biến - tổng đều lớn hơn 0,3.
4.4.2.3 Kết quả kiểm định CFA
P-value 5, các điều kiện khác thỏa mãn, mô hình vẫn chấp nhận. Kết luận, qua phân tích nhân tố khẳng định, mô hình đo lường phù hợp tốt với dữ liệu thực tế.
4.4.3 Tổng kết về thang đo các khái niệm nghiên cứu
Về thang đo các khái niệm nghiên cứu, trong bước nghiên cứu định tính các chuyên gia đã có một số sự điều chỉnh, thêm bớt các thang đo này cho phù hợp với đặc thù các DN Việt Nam, sau đó phỏng vấn tay đôi với các đối tượng nghiên cứu đã xác nhận những sự thay đổi này là phù hợp. Đồng thời thông qua nghiên cứu định lượng sơ bộ và chính thức, thang đo các khái niệm nghiên cứu cũng có một số sự thay đổi.
4.4.4 Kiểm định mô hình nghiên cứu
4.4.4.1 Kiểm định phù hợp mô hình tích hợp
Mặc dù P-value = 0,000 < 0,05 vì cỡ mẫu nhỏ, còn các thước đo khác đều phù hợp. Do đó, mô hình tích hợp phù hợp với dữ liệu thực tế.
4.4.4.2 Kiểm định quan hệ tương tác của các nhân tố
Biến HT (chất lượng hệ thống ERP), TT (chất lượng thông tin kế toán), DV (chất lượng dịch vụ của DN cung cấp giải pháp ERP) tác động đến HL (Sự hài lòng của người dùng trong hệ thống ERP) cùng chiều, có ý nghĩa thống kê (P - value <=0,05).
Biến KD (Sự hoàn thiện quy trình kinh doanh tại DN), QL (Sự tiếp tục hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao), HT (chất lượng hệ thống ERP), HL (Sự hài lòng của người dùng trong hệ thống ERP), TT (chất lượng thông tin kế toán) tác động đến LI (LI kế toán trong hệ thống ERP) cùng chiều, có ý nghĩa thống kê (P - value <=0,05).
Bác bỏ giả thuyết H7 (P - value > 0,05). DV (chất lượng dịch vụ của DN cung cấp giải pháp ERP) không tác động đến LI kế toán (LI kế toán trong hệ thống ERP).
Kết luận: Ngoại trừ giả thuyết H7, tám giả thuyết còn lại đều phù hợp.
Mức độ tác động trực tiếp của các yếu tố đến LI kế toán có thứ tự ảnh hưởng từ cao đến thấp: KD, QL, HL, HT, TT.
Mức độ tác động của các yếu tố đến HL có thứ tự ảnh hưởng từ cao đến thấp: DV, HT, TT.
4.4.4.3 Kiểm tra vai trò của biến trung gian
Qua kiểm định và phân tích, có thể thấy nhân tố Sự hài lòng của người dùng trong hệ thống ERP đóng vai trò là nhân tố trung gian cho tác động của các nhân tố giai đoạn sau
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_cac_nhan_to_anh_huong_den_loi_ich_ke_toan_tr.docx