Tóm tắt Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội - Phạm Thị Mỹ Linh

Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn

thành phố Hà Nội từ số liệu của cơ quan thuế

Nhìn chung, từ số liệu của cơ quan thuế, thực trạng tuân thủ thuế của các doanh

nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm thực trạng tuân thủ kê khai,

tuân thủ báo cáo và tuân thủ thanh toán thuế của người nộp thuế là khá tốt tại Hà Nội.

Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn

thành phố Hà Nội từ đánh giá của các doanh nghiệp nộp thuế.

Để tìm hiểu về đánh giá chung của các doanh nghiệp về thực trạng tuân thủ

thuế, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp 20 doanh nghiệp là những người đang nộp

thuế để tìm hiểu. Theo ghi nhận của tác giả về tình trạng tuân thủ thuế người nộp thuế

của doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội từ phỏng vấn 20 doanh

nghiệp tác giả nhận thấy, đa số các doanh nghiệp được phỏng vấn đều tuân thủ tốt kê

khai thuế và thanh toán tiền thuế theo tờ khai thuế đúng thời hạn. Tuy nhiên, khi tiến

hành phỏng vấn sâu hơn về tuân thủ báo cáo thuế, tác giả nhận thấy hiện tượng phần

lớn các doanh nghiệp được phỏng vấn cho biết họ đồng tình với việc báo cáo thuế

không đúng, khiến cho số thuế phải nộp giảm đi hay tỏ ra đồng tình với việc “hợp lý

hóa” chứng từ. Điều này không hẳn xuất phát từ lý do người nộp thuế không nắm

được các quy định về thuế mà do nhiều yếu tố tác động như: Tham khảo ý kiến của

các doanh nghiệp tương tự, mất nhiều chi phí không chính thức .Bên cạnh đó, tác

giả ghi nhận mức độ hài lòng của các doanh nghiệp được phỏng vấn với cơ quan thuế

còn chưa cao.

pdf12 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội - Phạm Thị Mỹ Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t cách đơn giản nhất, tuân thủ thuế được hiểu là việc báo cáo chính xác các khoản thu nhập chi phí theo đúng quy định của luật thuế. Tác giả nhận thấy, khái niệm của (Alm và cộng sự, 1992a) đã bao quát được hết hàm ý của hành vi tuân thủ thuế và phù hợp với các quy định về pháp luật thuế ở Việt Nam nên tác giả sẽ sử dụng định nghĩa của (Alm và cộng sự, 1992a) trong nghiên cứu của mình. Trốn thuế là khái niệm được nghiên cứu kết hợp giữa yếu tố khoa học xã hội và kinh tế tội phạm, được định nghĩa là việc sử dụng các phương thức mà luật pháp không cho phép để làm giảm số thuế phải nộp. (Surtees và Millord, 2004) cho rằng trốn thuế là hành vi cố ý, hành động không trung thực khi người nộp thuế khai giảm thu nhập hoặc tăng chi phí để giảm gánh nặng thuế. (Elffers và cộng sự, 1987) đưa ra định nghĩa trốn thuế là hành vi chủ động giảm gánh nặng thuế một cách bất hợp pháp. Về mặt pháp lý, trốn thuế cũng có nghĩa là không tuân thủ thuế. Tránh thuế: Không giống như trốn thuế, vốn được coi là một hành vi vi phạm pháp luật, tránh thuế lại được coi là một nghệ thuật không phải trả thuế mà không vi phạm bất cứ luật thuế và không làm giảm gánh nặng thuế (Paulauskas, 2006). (Slemrod và Yitzhaki, 2002) cho rằng dù thực hiện cố ý hay không, nếu một hành động của một người nộp thuế gây ra việc giảm tiền thuế phải nộp, nó phải được coi là trốn thuế. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, tránh thuế xét trên khía cạnh nào đó là hợp pháp và không đồng nghĩa với không tuân thủ thuế. 2.2. Phân loại tuân thủ thuế (Brown và Mazur, 2003) chia tuân thủ thuế thành ba loại tuân thủ đó là tuân thủ thanh toán, tuân thủ kê khai và tuân thủ báo cáo. Tuân thủ kê khai là loại tuân thủ liên quan đến tỷ lệ người nộp thuế kê khai thuế. Khi tính toán tỷ lệ kê khai thuế, mẫu số luôn là số người nộp thuế đã đăng ký thuế nhưng trên thực tế, mẫu số này phải lớn hơn vì có một bộ phận người kinh doanh đã không thực hiện đăng ký với cơ quan thuế. Tác giả nhận thấy phân loại thuế theo ba loại như (Brown và Mazur, 2003) là phù hợp với thực trạng tuân thủ thuế ở Việt nam hiện nay. Bởi vậy, tác giả lựa chọn cách phân loại của (Brown và Mazur, 2003) để phân tích bối cảnh nghiên cứu trong nghiên cứu này. 7 2.3. Các lý thuyết được sử dụng trong các nghiên cứu tuân thủ thuế 2.3.1. Lý thuyết về độ thỏa dụng kỳ vọng Lý thuyết này giả định các cá nhân hành xử hợp lý tức là con người kinh tế là “lý trí” và các hành vi không hợp lý sẽ bị loại bỏ hoặc sẽ không có vai trò quan trọng hay tác động lớn do trong ngắn hạn chúng sẽ bị các áp lực của thị trường loại bỏ. Áp dụng vào hành vi tuân thủ thuế, lý thuyết về độ thỏa dụng cho rằng người nộp thuế sẽ tự quyết định giữa rủi ro và các điều kiện không chắc chắn bằng cách so sánh các giá trị thỏa dụng kỳ vọng của họ. Người nộp thuế sẽ cân nhắc một cách thận trọng các lựa chọn cho việc trốn thuế và sẽ lựa chọn trường hợp nào thu được lợi ích cao nhất và ít bị phát hiện nhất. 2.3.2. Lý thuyết triển vọng Nội dung chính của lý thuyết triển vọng như sau: Hành vi của con người thường được thực hiện bằng cách chú ý vào cái được và cái mất. Lý thuyết triển vọng đã được áp dụng trong nhiều nghiên cứu về tuân thủ thuế. Lý thuyết này cho rằng các biện pháp trừng phạt, bao gồm cả hình phạt và điều tra, là cách tốt nhất để xử lý các hành vi không tuân thủ thuế. 2.3.3. Thuyết kỳ vọng Lý thuyết này cho rằng con người quyết định hành động theo một hướng cụ thể, hành động này dựa trên hành động khác mà việc lựa chọn đó dựa trên mong muốn trong nhận thức của cá nhân đó về kết quả của hành vi được lựa chọn. 2.3.4. Lý thuyết răn đe Lý thuyết răn đe cho rằng mọi người sẽ lựa chọn chấp hành hoặc vi phạm pháp luật sau khi tính toán lợi ích và hậu quả của các hành động của họ. Có hai loại răn đe cơ bản là răn đe chung và răn đe cụ thể. Có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về tuân thủ thuế chứng minh rằng các biện pháp trừng phạt có ảnh hưởng tích cực đến thái độ người nộp thuế và có thể định hướng hành vi người nộp thuế. Các nghiên cứu chỉ ra rằng lý thuyết răn đe sẽ có tác động tích cực đến hành vi tuân thủ thuế nếu có sự chắc chắn rằng người vi phạm sẽ bị trừng phạt. Khi các biện pháp trừng phạt được thực hiện lỏng lẻo sẽ làm tăng cơ hội không tuân thủ thuế của người nộp thuế. 2.3.5. Lý thuyết hành động hợp lý Lý thuyết này xem xét các mối quan hệ giữa niềm tin, thái độ, động cơ, ý định và hành vi. Trong đó ý định là nhân tố có trước và sẽ dẫn tới hành vi. Lý thuyết này cho rằng trước khi quyết định một hành vi nào đó mọi người sẽ cân nhắc và xem xét 8 những kết quả và hậu quả có thể xảy ra nếu thực hiện các hành vi đó và mọi người sẽ lựa chọn thực hiện những hành vi nào có khả năng mang lại kết quả như mong muốn. 2.3.6. Lý thuyết thể chế thiếu quy tắc (Institutional Anomie Theory (IAT)) Lý thuyết này cho rằng các cá nhân đưa ra quyết định dựa trên các giá trị xã hội, mà nếu xét riêng biệt có thể là mâu thuẫn nhưng cùng nhau, cân bằng lẫn nhau, tạo ra hành vi được coi là "bình thường" bởi xã hội. Khi một người nắm giữ bộ giá trị mất cân bằng các quyết định được tạo ra từ những giá trị này có thể gây nên những hành vi lệch lạc ví dụ như hành vi phạm tội hàng ngày (Itashiki, 2011). Cũng chính vì các giá trị đạo đức của xã hội suy giảm nên khả năng xảy ra những hành vi lệch lạc, như trốn thuế, có thể tăng. Tình trạng này đặc biệt tăng cao khi giá trị văn hóa hiện có nhấn mạnh tăng vật chất và phần thưởng kinh tế và thiết lập cân nhắc bỏ đạo đức trong xã hội, tổ chức. 3.3.7. Lý thuyết Người đại diện Lý thuyết người đại diện giải thích mối quan hệ bản chất giữa ông chủ, người đại diện và bên thứ ba. (Jackson và Milliron, 1986a) cho rằng có mối quan hệ đặc biệt với các nghiên cứu về tuân thủ thuế và khẳng định vai trò của người kê khai thuế chính là đại diện cho người nộp thuế. Phần lớn các nghiên cứu về tuân thủ thuế đều cho rằng, người quản lý doanh nghiệp là đại diện cho các cổ đông luôn được khuyến khích các biện pháp để tối đa hóa lợi ích của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, (Weber, 1978) cũng cho rằng hành vi của con người có những logic riêng và nhiều khi không chỉ là vì những lợi ích kinh tế 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất Tác giả tổng hợp lựa chọn các nhân tố và đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất sau: Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất Khả năng bị kiểm tra thuế Chuẩn mực xã hội Danh tiếng doanh nghiệp Đạo đức thuế Tuân thủ bắt buộc Tuân thủ tự nguyện Tuân thủ thuế Xử phạt 9 2.5. Các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam Bảng 2.2: Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu Ký hiệu Nội dung Chiều tác động mong muốn H1a: Khả năng bị kiểm tra thuế có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế tự nguyện + H1b: Khả năng bị kiểm tra thuế có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế bắt buộc + H2 Xử phạt có mối quan hệ với tuân thủ thuế bắt buộc + H3a Chuẩn mực xã hội có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế tự nguyện + H3b Chuẩn mực xã hội có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế bắt buộc + H4a Danh tiếng của doanh nghiệp có mối quan hệ với tuân thủ thuế tự nguyện + H4b Danh tiếng của doanh nghiệp có mối quan hệ với tuân thủ thuế bắt buộc + H5 Đạo đức thuế có mối quan hệ với tuân thủ thuế tự nguyện + H6a Tuân thủ thuế tự nguyện có mối quan hệ với tuân thủ thuế + H6b Tuân thủ thuế bắt buộc có mối quan hệ với tuân thủ thuế + H7 Tuân thủ thuế tự nguyện và tuân thủ thuế bắt buộc có mối quan hệ với nhau + 10 CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. Nghiên cứu định tính Mục tiêu của nghiên cứu định tính là tìm hiểu thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay hướng đến các việc đánh giá các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Việc lấy ý kiến về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế trong mô hình được thực hiện ở nhiều đối tượng đang tham gia vào việc thực thi thuế như các chuyên gia hoạch định chính sách thuế, nhân viên cơ quan thuế và các doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện nghĩa vụ thuế. Tiến hành phỏng vấn để đánh giá về các khái niệm, nhân tố, mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình. Từ phỏng vấn sâu, tác giả phát hiện thêm nhân tố sở hữu là nhân tố đặc trưng của Việt Nam. Tiếp tục phỏng vấn sâu về nhân tố sở hữu và tìm kiếm thông tin trong tổng quan, tác giả tiếp tục đưa nhân tố sở hữu vào mô hình nghiên cứu. Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu sau nghiên cứu định tính Khả năng bị kiểm tra thuế Chuẩn mực xã hội Danh tiếng doanh nghiệp Đạo đức thuế Tuân thủ bắt buộc Tuân thủ tự nguyện Tuân thủ thuế Xử phạt Sở hữu 11 Bảng 3.1: Các giả thuyết nghiên cứu sau nghiên cứu định tính Ký hiệu Nội dung Chiều tác động mong muốn H1a: Khả năng bị kiểm tra thuế có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế tự nguyện + H1b: Khả năng bị kiểm tra thuế có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế bắt buộc + H2 Xử phạt có mối quan hệ với tuân thủ thuế bắt buộc + H3a Chuẩn mực xã hội có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế tự nguyện + H3b Chuẩn mực xã hội có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế bắt buộc + H4a Danh tiếng của doanh nghiệp có mối quan hệ với tuân thủ thuế tự nguyện + H4b Danh tiếng của doanh nghiệp có mối quan hệ với tuân thủ thuế bắt buộc + H5 Đạo đức thuế có mối quan hệ với tuân thủ thuế tự nguyện + H6a Tuân thủ thuế tự nguyện có mối quan hệ với tuân thủ thuế + H6b Tuân thủ thuế bắt buộc có mối quan hệ với tuân thủ thuế + H7 Sở hữu có quan hệ với tuân thủ thuế tự nguyện + 3.2. Nghiên cứu định lượng Trình tự các bước thực hiện trong nghiên cứu định lượng được thực hiện như bảng sau: Bảng 3.2: Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng Các bước Nội dung thực hiện 1. Xây dựng bộ thang đo - Từ tổng quan và từ nghiên cứu định tính lựa chọn bộ thang đo phù hợp với mô hình nghiên cứu - Các thang đo bằng tiếng Anh sẽ được dịch sang tiếng Việt bởi hai chuyên gia tiếng Anh độc lập để đảm bảo nội dung và không bỏ sót nội dung của thang đo 2. Đánh giá thang đo - Đảm bảo tính giá trị (Validity) của thang đo - Đảm bảo tính tin cậy (Realibility) của thang đo + Sau khi đảm bảo tính giá trị của thang đo, tác giả tiến hành phát bảng hỏi để nghiên cứu thử nghiệm + Với mỗi biến cần đảm bảo chỉ số Cronbach alpha >0.7 để đảm bảo thang đo là ổn định và tin cậy qua các lần đo + Nếu không đảm bảo, tác giả sẽ xem lại tổng quan, xem xét yếu tố dịch thuật, thảo luận với chuyên gia 3. Nghiên cứu chính thức - Hoàn thiện bảng hỏi để phát phiếu nghiên cứu trên diện rộng - Thu thập số liệu 4. Phân tích số liệu - Sự dụng phần mềm SPSS, AMOS để thực hiện phân tích hồi quy và SEM cho mô hình đã đề xuất. 12 CHƯƠNG 4: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 4.1. Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội từ số liệu của cơ quan thuế Nhìn chung, từ số liệu của cơ quan thuế, thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm thực trạng tuân thủ kê khai, tuân thủ báo cáo và tuân thủ thanh toán thuế của người nộp thuế là khá tốt tại Hà Nội. 4.2. Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội từ đánh giá của các doanh nghiệp nộp thuế. Để tìm hiểu về đánh giá chung của các doanh nghiệp về thực trạng tuân thủ thuế, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp 20 doanh nghiệp là những người đang nộp thuế để tìm hiểu. Theo ghi nhận của tác giả về tình trạng tuân thủ thuế người nộp thuế của doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội từ phỏng vấn 20 doanh nghiệp tác giả nhận thấy, đa số các doanh nghiệp được phỏng vấn đều tuân thủ tốt kê khai thuế và thanh toán tiền thuế theo tờ khai thuế đúng thời hạn. Tuy nhiên, khi tiến hành phỏng vấn sâu hơn về tuân thủ báo cáo thuế, tác giả nhận thấy hiện tượng phần lớn các doanh nghiệp được phỏng vấn cho biết họ đồng tình với việc báo cáo thuế không đúng, khiến cho số thuế phải nộp giảm đi hay tỏ ra đồng tình với việc “hợp lý hóa” chứng từ. Điều này không hẳn xuất phát từ lý do người nộp thuế không nắm được các quy định về thuế mà do nhiều yếu tố tác động như: Tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp tương tự, mất nhiều chi phí không chính thức.Bên cạnh đó, tác giả ghi nhận mức độ hài lòng của các doanh nghiệp được phỏng vấn với cơ quan thuế còn chưa cao. 4.3. Kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 4.3.1. Đánh giá độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s alpha Kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo cho thấy tất cả các thang đo được đo lường bởi các biến quan sát độc lập với độ tin cậy Cronbach’s alpha lớn hơn mức yêu cầu là 0,7, các biến quan sát có tương quan mật thiết với nhau, hệ số tương quan riêng phần với biến tổng đạt giá trị yêu cầu lớn hơn hoặc xấp xỉ 0.5, đồng nhất đo các khái niệm cho nhân tố tổng, có ý nghĩa thống kê và ý nghĩa phân tích tổng hợp. 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Tác giả chạy EFA cho đồng thời tất cả các biến quan sát. Kết quả như sau: 13 Bảng 4.23: Kết quả phân tích nhân tố khám phá đồng thời các biến KMO = 758 Bartlett’s Test. Sig = 0.000 Thành phần Eigen – Value Tổng số % Phương sai % Cộng dồn 1 4.614 23.069 23.069 2 3.099 15.496 38.565 3 2.614 13.072 51.637 4 2.081 10.406 62.043 5 1.859 9.294 71.337 6 .797 3.985 75.323 7 .630 3.150 78.473 8 .575 2.875 81.348 9 .524 2.619 83.967 10 .425 2.127 86.094 11 .392 1.959 88.052 12 .381 1.906 89.958 13 .370 1.848 91.806 14 .351 1.755 93.561 15 .342 1.708 95.269 16 .269 1.346 96.616 17 .238 1.192 97.808 18 .186 .929 98.737 19 .183 .916 99.653 20 .069 .347 100.000 Extraction Method: Principal Axis Factoring Kết quả cho thấy cả 20 items của 5 nhân tố đã tải về cùng năm nhân tố với Eigen-Value > 1, kết quả kiểm đinh KMO= 0,758> 0,5. Kiểm định Barlett có ý nghĩa ở mức p= 0,000≤ 5% cho biến dữ liệu đo lường 5 nhân tố: Danh Tiếng, xử phạt, chuẩn mực xã hội, đạo đức thuế và khả năng bị kiểm tra là hoàn toàn phù hợp. Các biến quan sát của các nhân tố có mối tương quan chặt chẽ với nhau. 20 biến quan sát của thang đo tuân thủ thuế bắt buộc và tuân thủ thuế tự nguyện đều đạt yêu cầu và đưa vào kiểm định tiếp theo với phân tích CFA. 4.3.3. Mô hình hồi quy đa biến đánh giá tác động các nhân tố tới hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế * Phân tích hệ số hồi quy (Coefficients) 14 Bảng 4.25: Bảng phân tích hồi quy các biến độc lập với biến tuân thủ thuế bắt buộc Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa T Sig. B Sai số chuần Beta 1 1 (Constant) 2.035 .387 5.253 .000 MKT .092 .045 .140 2.062 .041 MCM .125 .054 .156 2.313 .022 MXP .248 .056 .298 4.441 .000 MDT .077 .070 .077 1.103 .271 MDDT -.064 .055 -.082 -1.173 .242 Biến phụ thuộc Tuân thủ thuế bắt buộc (TTBB). Từ bảng kết quả trên chỉ ra, Sig của những biến MDDT, MDT > 0,05 nên loại bỏ khỏi mô hình. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất thì giả thuyết nghiên cứu “H4a: Danh tiếng của doanh nghiệp có mối quan hệ với tuân thủ thuế bắt buộc” có Sig = 0.271> 0.05 nên không có ý nghĩa thống kê và không được ủng hộ trong nghiên cứu này. Sig của biến MCM, MKT, MXP < 0,05 được giữ lại vì các biến này có mức độ tương quan với biến TTBB trong đó biến Xử phạt có mối tương quan mạnh nhất với Tuân thủ bắt buộc với mức ý nghĩa thống kê < 0.01 Tiếp tục phân tích hồi quy tác động các biến độc lập đối với biến tuân thủ tự nguyện thu được kết quả như sau: Bảng 4.26: Bảng phân tích hồi quy các biến độc lập với biến tuân thủ thuế tự nguyện Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa T Sig. B Sai số chuần Beta 1 1 (Constant) 1.184 .430 2.753 .006 MKT .117 .050 .152 2.358 .019 MCM -.008 .060 -.009 -.139 .890 MXP .065 .062 .067 1.045 .297 MDT .426 .077 .367 5.510 .000 MDDT .101 .061 .111 1.654 .100 Biến phụ thuộc Tuân thủ thuế tự nguyên (TTTN). Từ bảng kết quả trên chỉ ra, Sig của những biến MXP, MCM, MDDT > 0,05 nên loại khỏi mô hình. Hệ số beta thể hiện mối liên hệ giữa biến MCM và biến tuân thủ thuế tự nguyện rất thấp -0.09 cho thấy biến chuẩn mực xã hội gần như không có 15 tương quan đến biến tuân thủ thuế tự nguyện trong khuôn khổ nghiên cứu. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất thì giả thuyết nghiên cứu “H3a: Chuẩn mực xã hội có mối quan hệ với hành vi tuân thủ thuế tự nguyện” có Sig = 0.890> 0.05 nên không có ý nghĩa thống kê và không được ủng hộ trong nghiên cứu này. Riêng Sig của biến MDDT là 0.1 xấp xỉ mức ý nghĩa thống kê 10% nên tác giả vẫn tiếp tục giữ lại và đưa vào phân tích SEM. Khi có bằng chứng vững chắc thì quyết định loại hay không. Tiếp tục phân tích mức độ tương quan giữa biến TTBB, TTTN với biến phụ thuộc TTT, thu được kết quả sau: Bảng 4.27: Bảng phân tích hồi quy biến tuân thủ thuế với biến tuân thủ thuế tự nguyện Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa T Sig. B Sai số chuần Beta 1 (Constant) 1.125 .256 4.390 .000 TTTN .407 .068 .391 5.963 .000 Biến phụ thuộc Tuân thủ thuế (TTT). Bảng 4.28: Bảng phân tích hồi quy biến tuân thủ thuế với biến tuân thủ thuế bắt buộc Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa T Sig. B Sai số chuần Beta 1 (Constant) 1.912 .324 5.907 .000 TTBB .196 .087 .158 2.241 .026 Biến phụ thuộc Tuân thủ thuế (TTT). Từ bảng phân tích trên chỉ ra rằng hai biến độc lập là biến tuân thủ thuế tự nguyện và tuân thủ thuế bắt buộc đều có tác động tới biến phụ thuộc là biến tuân thủ thuế vì Sig đều nhỏ hơn 0,05. 4.3.4. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) của các biến độc lập Kết quả ước lượng hồi quy giữa các biến quan sát trong từng biến tiềm ẩn sau khi móc nối các sai số như sau: 16 Bảng 4.49: Bảng kết quả sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực tế sau khi móc nối e2 và e4 Chi square Df Chi-square/df GFI TLI CFI RMSEA P 265.132 158 1.678 0.887 0.939 0.949 0.059 .000 Chỉ số TLI (Chỉ số tính phù hợp của thị trường), Chỉ số CFI (Chỉ số so sánh) đều cho kết quả tốt >0.9. Riêng chỉ số GFI (Chỉ số mức độ tốt của sự phù hợp) = 0.887 dù đã cải thiện tốt hơn nhưng vẫn chưa đạt đươc > 0.9. Tuy nhiên GFI ở mức 0.887 vẫn có thể chấp nhận được. Chỉ số Dmin/Df = 1.678 <3, chỉ số RMSEA = 0.059 <0.08 là đạt. 4.3.5. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu như sau: Hình 4.5: Các giả thuyết đã được kiểm định Mức độ tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc: Theo bảng hệ số hồi quy chuẩn hóa ta cảm nhận được: Với biến tuân thủ thuế tự nguyện: Mức độ tác động biến khả năng bị kiểm tra đến tuân thủ thuế tự nguyện là lớn nhất và đây cũng là ước lượng lớn nhất của toàn mô hình với ước lượng là 0.973. Với biến tuân thủ thuế bắt buộc, mức độ tác động của biến xử phạt là lớn nhất. Tiếp đó là tác động của biến khả năng bị kiểm tra với ước lượng của tác động lần lượt là 0.681 và 0.666. + + + + + + + + Khả năng bị kiểm tra Chuẩn mực xã hội Danh tiếng doanh nghiệp Tuân thủ bắt buộc Tuân thủ tự nguyện Tuân thủ thuế Xử phạt 17 Với biến tuân thủ thuế, hai biến tuân thủ thuế tự nguyện và tuân thủ thuế bắt buộc đều tác động đến biến tuân thủ thuế. Tuy nhiên, biến tuân thủ thuế tự nguyện có tác động mạnh hơn với ước lượng là 0.608. Để tiếp tục kiểm định xem biến Sở Hữu có tác động như thế nào đến mô hình, tác giả tiến hành phân tích hồi quy. Trước tiên, là kiểm định hệ số hồi quy, thu được kết quả sau: Bảng 4.57: Bảng phân tích hồi quy các biến độc lập với biến tuân thủ thuế bắt buộc Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa T Sig. B Sai số chuần Beta 1 (Constant) 2.122 .435 4.881 .000 MDDT -.062 .055 -.079 -1.117 .265 MCM .125 .054 .155 2.300 .023 MDT .071 .071 .071 .991 .323 MKT .090 .045 .137 2.015 .045 MXP .251 .056 .302 4.451 .000 SH -.041 .093 -.031 -.445 .657 Biến phụ thuộc Tuân thủ thuế bắt buộc (TTBB). Bảng 4.58: Bảng phân tích hồi quy các biến độc lập với biến tuân thủ thuế tự nguyện Cơ sở pháp lý đánh giá hoạt động tuân thủ thuế của người nộp thuếMô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa T Sig. B Sai số chuần Beta 1 (Constant) .649 .484 1.341 .182 MDDT .126 .062 .135 2.041 .043 MCM -.093 .060 -.097 -1.540 .125 MDT .337 .079 .284 4.254 .000 MKT .185 .050 .236 3.703 .000 MXP .068 .063 .068 1.079 .282 SH .412 .104 .258 3.978 .000 Biến phụ thuộc Tuân thủ thuế tự nguyện (TTTN). 18 Từ bảng phân tích hồi quy giữa các biến Tuân thủ thuế tự nguyện, tuân thủ thuế bắt buộc với biến sở hữu cho thấy biến sở hữu có tác động mạnh đến tuân thủ thuế tự nguyện. Tuy nhiên lại không tác động đến Tuân thủ thuế bắt buộc vì p-value =0.657. Phân tích hồi quy giữa các biến độc lập bao gồm cả biến SH với biến MTTBB, không tìm thấy sự khác biệt giữa nhóm các doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm trên 50% và nhóm các doanh nghiệp Việt Nam khác. Điều này chứng tỏ biến Sở hữu không có tác động đến Tuân thủ thuế bắt buộc. Tác giả tiếp tục đưa biến Sở hữu vào để phân tích bằng phương pháp SEM, kết quả thu được như sau: Hình 4.5: Mô hình kiểm định giả thuyết nghiên cứu có thêm biến sở hữu Kết quả chạy SEM của toàn bộ mô hình này thì độ phù hợp của mô hình kiểm định cũng được thỏa mãn. Kết quả của kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được thể hiện qua bảng “Bảng các trọng số hồi quy chuẩn hóa – Standart RegressionWeight) 19 Bảng 4.64: Bảng các trọng số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Regression Weights) Ước lượng Estimate Sai lệch chuẩn S.E. Giá trị tới hạn C.R. Mức ý nghĩa P TTTN <--- DT .227 .120 1.885 .059 TTTN <--- DDT .069 .136 .504 .614 TTTN <--- KT 1.954 .479 4.076 *** TTBB <--- XP .263 .060 4.367 *** TTBB <--- CM .124 .047 2.630 .009 TTBB <--- KT .467 .163 2.866 .004 TTBB <--- SH -.028 .066 -.415 .678 TTTN <--- SH .366 .097 3.768 *** TTT <--- TTTN .246 .075 3.299 *** TTT <--- TTBB .411 .189 2.180 .029 TTT <--- SH .162 .078 2.075 .038 Từ bảng trọng số hồi quy chỉ ra rằng, hệ số của SH đối với TTTN, TTT có ý nghĩa thống kê dưới mức 5%, nhưng, hệ số của SH đối với TTBB không có ý nghĩa thống kê với mức xác suất 10%. Hơn nữa, hệ số của SH đối với TTTN và TTT đều dương, tức là những doanh nghiệp sở hữu nhà nước cao thì khả năng TTTN và TTT sẽ cao. Như vậy, kiểm định phù hợp với giả thuyết nghiên cứu H7 “ Sở hữu có quan hệ thuận chiều với tuân thủ tự nguyện” CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ TỔNG KẾT 5.1. Một số kiến nghị 5.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế Hòan thiện khung pháp lý cần đảm bảo theo hướng tăng cường tiềm lực tài chính cho doanh nghiệp thông qua việc giảm bớt nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế, tạo thêm nguồn lực cho doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và đảm bảo sự công bằng cho doanh nghiệp. Văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn chính sách thuế nên sử dụng những câu đơn, những từ ngữ dể hiểu, để hạn chế tối đa việc người nộp thuế lợi dụng các quy định không rõ ràng nhằm gian lận thuế. Chuẩn mực kế toán và luật thuế cần điều chỉnh cho không có quá nhiều khác biệt như hiện nay. Quy định rõ ràng hơn những nội dung pháp luật về thuế đặc thù đối với lĩnh vực kinh doanh đặc thù 20 Để tăng cường ý thức tuân thủ thuế, các nhà hoạch định chính sách thuế có thể phối hợp với các đơn vị liên quan như bộ giáo dục và đào tạo, các tổ chức giáo dục khác đưa vào chương trình đào tạo bậc cao đẳng, đại học, cao học những môn học liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên trong đó có hành vi tuân thủ thuế. 5.1.2. Hoàn thiện công tác quản lý thuế 5.1.2.1. Hoàn thiện hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, nâng cao ý thức của xã hội về tuân thủ thuế. Cơ quan thuế có thể có thực hiện các giải pháp sau: * Căn cứ vào mức độ tuân thủ thuế của các doanh nghiệp. Cơ quan thuế có thế xây dựng các các chương trình mục tiêu tuyên truyền hỗ trợ cho các nhóm doanh nghiệp thuộc các cấp độ tuân thủ thuế khác nhau, cụ thể: Nhóm các doanh nghiệp luôn sẵn sàng tự nguyện tuân thủ thuế: Các chương trình tuyên truyền hỗ trợ là những chương trình chủ yếu biểu dương nhằm nâng cao danh tiếng, vai trò của các doanh nghiệp luôn tuân thủ thuế tốt trên địa bàn. Những biện pháp này cần cân nhắc lợi ích kinh tế của các bên và việc tuyên truyền hỗ trợ này nên được xem xét theo hướng tác động tâm lý tích cực khiến người nộp thuế tự nguyện tuân thủ thuế. Với nhóm các doanh nghiệp thuộc cấp độ “chấp nhận tuân thủ”, cơ quan thuế cần tuyên truyền để các doanh nghiệp thấy được lợi ích của việc tích cực tuân thủ thuế. Xâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_cac_nhan_to_anh_huong_den_tuan_thu_thue_cua.pdf
Tài liệu liên quan