Tóm tắt Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam

Các DNSX cần nhận thức được lợi ích của phân quyền quản trị

trong DNSX để thực hiện phân quyền mạnh mẽ giúp cho các NQT cấp cao

dành nhiều thời gian và tâm huyết để xây dựng và phát triển chiến lược, các

NQT cấp thấp hơn được trực tiếp điều hành hoạt động của DNSX. Phân quyền

quản trị mạnh mẽ trong doanh nghiệp cũng là cơ hội để các nhà quản trị cấp

dưới được tham gia vào quản trị doanh nghiệp.

- Trong môi trường kinh doanh bất ổn, cấu trúc linh hoạt của doanh

nghiệp có nhiều ưu điểm hơn so với cấu trúc chặt chẽ. Do vậy, để phát huy được

ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của mỗi loại cấu trúc, các doanh nghiệp

nên áp dụng cấu trúc hỗn hợp để vừa dễ dàng thích ứng với môi trường kinh

doanh bất ổn, vừa duy trì được khuôn khổ hoạt động của doanh nghiệp

pdf13 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dixon và cộng sự (1990) - Mô hình Lăng kính hiệu quả của Neely (2001) - Mô hình Bảng điểm cân bằng của Kaplan và Norton (1992) Đặc điểm chung của các mô hình này là đều có sự kết hợp giữa các chỉ tiêu tài chính với các chỉ tiêu phi tài chính và gắn với chiến lược. Nổi bật trong số các mô hình trên là mô hình Bảng điểm cân bằng (Balance Scorecard) đánh giá hiệu quả dưới nhiều khía cạnh khác nhau của Kaplan và Norton (Bourne, 2003).Bảng điểm cân bằng đã thoát khỏi khuôn khổ các chỉ tiêu tài chính truyền thống, sử dụng cân bằng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để đánh giá 5 nguyên nhân dẫn đến sự thành công của chiến lược. Kể từ khi được giới thiệu đến nay, bảng điểm cân bằng đã được nhiều doanh nghiệp đón nhận, áp dụng và đã đem lại thành công cho các doanh nghiệp. 2.2. Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp 2.2.1. Các công trình nghiên cứu về mức độ sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động Mặc dù không có nhiều công trình nghiên cứu riêng mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ,nhưng các nghiên cứu liên quan đến mức độ sử dụng và tầm quan trọng của các thước đo HQHĐ như là một thành phần của KTQT lại khá phổ biến. Nghiên cứu của Chenhall và Langfield-Smith (1998), phát triển từ mô hình nghiên cứu của De Meyer (1989) và Miller (1992). Trong nghiên cứu này, hệ thống đo lường HQHĐ là một trong 5 thành phần của hệ thống KTQT: hạch toán chi phí (product costing), lập kế hoạch (Planning practices), hỗ trợ ra quyết định (decision support), đo lường HQHĐ (Perfomance evaluation practices), và hỗ trợ chiến lược (Strategically-focused techniques). Nghiên cứu chỉ ra được mức độ áp dụng cũng như những lợi ích thu được từ việc áp dụng các thước đo HQHĐ của các DN quy mô lớn của Úc nhưng Chenhall và Langfield-Smith (1998) không chỉ ra được những nhân tố nào có ảnh hưởng đến mức độ áp dụng các thước đo HQHĐ cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ áp dụng các thước đo HQHĐ trong các DN. Ngoài ra còn cái các nghiên cứu vềmức độ sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động của các tác giả:Abdel- Kader và Luther (2006; 2008), Ahmad và Mohamed Zabri (2012), Ahmad và cộng sự (2015), Pierce và O’Dea (1998), Hoque (2004), Kennerley và Neely (2002), Abdel-Maksoud et al. (2005; 2008), Tymon et al. (1998), Speckbacher (2003), Abernethy et al. (2004), Abernethy & Bouwens (2005), Ismail (2007), Trần Quốc Việt (2013), Vũ Thị Sen (2018). Xiao và các cộng sự (2006), Nishimura (2003), Sulaiman và cộng sự (2004), Hyvonen (2005),Abdel- Maksoud và Abdel-Kader (2005; 2007), Gosselin (2005), Gomes và cộng sự (2011), Bhimani và Langfield-Smith (2007), Abdel-Maksoud và Abdel-Kader (2007), 2.2.2. Các công trình nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động Một trong những công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến ảnh hưởng 6 của các nhân tố đến việc sử dụng các thước đo HQHĐ là của Zaman và cộng sự (2016). Đóng góp lớn của nghiên cứu này là tổng hợp được các công trình nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng các thước đo HQHĐ. Ngoài ra, các nghiên cứu đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các chỉ tiêu đo lường HQHĐ như nghiên cứu của các tác giả: Amat và cộng sự (1994), Halma và Laats (2002), Sulaiman (2003), Anderson và Larnen (1999), Wu, Boateng và Drury (2007), Abdel-Kader và Luther (2008), Subasinghe và A. T. Fonseka (2010), Abdel và cộng sự (2011), Ahmad Amah (2012), Lee, C, L. & Yang, H. J. (2011), Doan Ngoc Phi Anh (2012), Chen và cộng sự (2014), Sulaiman và cộng sự (2015), Blau (1970), Chenhall and Langfield-Smith (1998), Pierce và O’Dea (1998), Mohamed Basheikh và Abdel-Maksoud (2005), Lillis và van Veen-Dirks (2008), Trần Ngọc Hùng (2016), Thái Anh Tuấn (2019). 2.2.3. Kết luận rút ra từ các công trình nghiên cứu Thứ nhất, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu để tìm nguyên nhân và lý giải sự khác nhau về việc sử dụng các công cụ KTQT. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này phần lớn được thực hiện ở các nước phát triển. Tại các nước đang phát triển như Malaysia, Thái Lan, Banglades, Jordani, Sri Lanca, v.v..., cũng có nhiều nghiên cứu về tình hình áp dụng các phương pháp KTQT và các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các công cụ KTQT đã được thực hiện. Ở Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về sử dụng các thước đo HQHĐ và ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng các thước đo HQHĐtrong các doanh nghiệp Việt Nam. Thứ hai, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nhân tố với việc sử dụng các thước đo HQHĐ trên thế giới rất hạn chế và thường là một phần của nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTQT. Thứ ba, mặc dù đã chỉ ra được ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến sự thay đổi của các kỹ thuật KTQT và việc sử dụng KTQT trong các doanh nghiệp nhưng các nghiên cứu này không đề cập nhiều đến ảnh hưởng của các nhân tố đến sự thay đổi và việc sử dụng các thước đo HQHĐ. 7 Thứ tư, tại Việt Nam, mặc dù đã có 2 nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến áp dụng KTQT của Trần Ngọc Hùng và Thái Anh Tuấn nhưng chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng các thước đo HQHĐ trong các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, đây là khoảng trống để luận án nghiên cứu mối quan hệ của các nhân tố đến việc sử dụng các thước đo HQHĐ trong các doanh nghiệp Việt Nam. 2.3. Các lý thuyết nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng thước đo hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp 2.3.1. Lý thuyết ngẫu nhiên Mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm riêng về môi trường hoạt động, mục tiêu kinh doanh, văn hóa tổ chức và chiến lược hoạt động, v.v. Do vậy, để phù hợp với mục tiêu, văn hóa và các yếu tố thành công, mỗi doanh nghiệp cần có hệ thống KTQT riêng cũng như hệ thống đo lường HQHĐ riêng phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. Do đó tác giả sử dụng lý thuyết ngẫu nhiên là nền tảng cho nghiên cứu của mình 2.3.2. Lý thuyết về sự phát tán đổi mới Lý thuyết về sự phát tán đổi mới là một trong những lý thuyết khoa học xã hội lâu đời nhất. Lý thuyết này giải thích cách thức một ý tưởng hoặc sản phẩm có được sức mạnh phát tán hoặc được một cộng đồng cụ thể hay hệ thống xã hội chấp nhận theo thời gian. 2.3.3. Lý thuyết các bên liên quan Hoạt động của doanh nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến chủ sở hữu, người lao động mà còn ảnh hưởng và gắn liền với lợi ích của nhiều đối tượng. lý thuyết các bên liên quan được coi như một cơ sở để giải thích việc việc sử dụng/không sử dụng một thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Lý thuyết này cũng là cơ sở để giải thích việc đưa sự ủng hộ của nhà quản trị cao nhất đối với đo lường hiệu quả hoạt động là một biến độc lập vào mô hình nghiên cứu. 8 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế nghiên cứu Theo Hair và cộng sự (2007), thiết kế nghiên cứu cung cấp thông tin phù hợp nhất để giải quyết các câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu. Để trả lời các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu, cần phải có ba thiết kế nghiên cứu riêng biệt: nghiên cứu khám phá; nghiên cứu mô tả; và nghiên cứu quan hệ nhân quả (Hair và cộng sự, 2014). Nghiên cứu khám phá sử dụng phương pháp định tính để khám phá các nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ trong các DN. Nghiên cứu mô tả dùng để trả lời câu hỏi về thực trạng sử dụng các thước đo HQHĐ trong các DN. Để trả lời câu hỏi về ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ trong các DN, các dữ liệu mô tả cũng được thu thập phục vụ cho phân tích và nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố trong mô hình với mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ. 3.1.1. Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia để lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng chỉ tiêu đánh giá trong mô hình nghiên cứu. Tóm tắt kết quả thảo luận với các chuyên gia về các biến độc lập được lựa chọn trong mô hình như sau: Bảng 3.1. Tóm tắt kết quả thảo luận lựa chọn biến độc lập Mô hình dự kiến Kết quả thảo luận với chuyên gia Biến độc lập Nghiên cứu gốc Quy mô doanh nghiệp Piercer & O’Dea (1998), Williams và Seaman (2001), Xiao (2006), Abdel-Kader và Luther (2008), Ahmad (2012), Halbouni (2014), Al- Omiri và Drury (2007), Karanja (2013), v.v Chấp nhận Áp lực cạnh tranh Bruns và Kaplan (1991), Wijewardena, H. và De Zoysa, A. (1999), Luther và Longden (2001), Chenhall (2003), của Doan Ngoc Phi Anh (2012), Chấp nhận 9 Mô hình dự kiến Kết quả thảo luận với chuyên gia Biến độc lập Nghiên cứu gốc Ahmad (2012) Mức độ phân quyền Doan Ngoc Phi Anh (2012), Ahmad (2012) Điều chỉnh thành Sự phân quyền Cấu trúc doanh nghiệp Grover (1993), Lee & Yang (2011) Chấp nhận Thời gian hoạt động Doan Ngoc Phi Anh (2012), Karanja (2013) Loại bỏ Sự tham gia của NQT cao nhất vào đo lường HQHĐ Premkumar, (1995), Brown (2004), Ahmad (2012) Điều chỉnh thành sự ủng hộ của NQT cao nhất với đo lường HQHĐ Bằng cấp chuyên môn của nhân viên kế toán Halma và Laats (2002); Al-Omiri (2003) và Ismail và King (2007), Allahyari và Ramazani (2011), Ahmad (2012), Doan Ngoc Phi Anh (2102), Halbouni (2014) Đổi thành sự hiểu biết của nhân viên kế toán về đo lường HQHĐ 3.1.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu Quy mô DN có thể ảnh hưởng quan trọng đến cách thức tổ chức và sử dụng các thước đo HQHĐ Giả thuyết H1-1. Quy mô công ty có ảnh hưởng tích cực đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ. Cạnh tranh trên thị trường buộc các DN phải chú ý đến HQHĐ để duy trì lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ Giả thuyết H1-2: Áp lực cạnh tranh có ảnh hưởng tích cực đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ Phân quyền ra quyết định làm phát sinh nhu cầu về thông tin để ra quyết định và đánh giá HQHĐ. Mối quan hệ giữa phân quyền và việc sử dụng các thước đo HQHĐ đã được một số học giả nghiên cứu trước đó và cho ra kết quả nghiên cứu cũng rất khác nhau. 10 Giả thuyết H1-3: Sự phân quyền trong các doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ. Các nghiên cứu của Abernethy et al., (2004); Langfield-Smith (1997); Luft và Shields (2003) cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa cấu trúc doanh nghiệp và mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ. Giả thuyết H1-4. Cấu trúc doanh nghiệp khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ. Sự hiểu biết của NQT cao nhất về đo lường HQHĐ có thể là một nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ. Các NQT cần thông tin để đánh giá, khen thưởng và ra quyết định làm phát sinh nhu cầu phải sử dụng các thước đo HQHĐ để đáp ứng được nhu cầu này. Giả thuyết H1-5. Sự ủng hộ của NQT cao nhất có ảnh hưởng tích cực đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ. Sự hiểu biết của nhân viên kế toán về đo lường HQHĐ có thể là một nhân tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các thước đo HQHĐ. Các nhân viên kế toán được đào tạo tốt, có hiểu biết đầy đủ về đo lường HQHĐ, hiểu biết về vai trò và ảnh hưởng của mỗi thước đo đến hành vi của các nhà quản trị và sự thành công của doanh nghiệp. Giả thuyết H1-6. Sự hiểu biết của nhân viên kế toán về đo lường HQHĐ có ảnh hưởng tích cực đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ. 3.1.3. Mô hình nghiên cứu Vận dụng lý thuyết ngẫu nhiên, lý thuyết về sự phát tán đổi mới và lý thuyết các bên liên quan, luận án đưa ra mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ trong các DNSXVN như sau: 11 Tác giả phát triển từ Ahmad, 2012, Doan, 2012 Trong mô hình nghiên cứu này, biến phụ thuộc là mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ trong các DN. Biến độc lập trong mô hình này là các yếu tố có thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ trong các DN. Các biến độc lập bao gồm: • Áp lực cạnh tranh • Phân quyền • Cấu trúc doanh nghiệp • Sự ủng hộ của NQT cao nhất đối với đo lường HQHĐ • Sự hiểu biết của nhân viên kế toán về đo lường HQHĐ • Quy mô DN (biến kiểm soát) Phương trình phản ánh mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc dự kiến như sau: Yi =β0 + β1X1 + β2X2 +... βnXn+ ɛ Trong đó: Y: Mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ β0: Hằng số βi: Hệ số ảnh hưởng của biến độc lập i vào biến phụ thuộc i. Xi: Mức độ ảnh hưởng của biến độc lập i vào biến phụ thuộc i. ɛ: Ảnh hưởng của các nhân tố không được nghiên cứu 12 3.2. Phương pháp chọn mẫu 3.2.1. Đối tượng chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu Đối tượng chọn mẫu là các DNSXVN. Do hạn chế về thời gian và nguồn lực, các doanh nghiệp được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, xung quanh Hà Nội Phiếu khảo sát được sử dụng để thu thập các dữ liệu phục vụ cho mô tả và kiểm định các giả thuyết. Các phiếu khảo sát được đưa đến trực tiếp tại công ty, gửi qua bưu điện hoặc khảo sát online thông qua website tại địa chỉ https://docs.google.com/forms. Để tiện cho thu thập và xử lý dữ liệu, các phiếu khảo sát bằng giấy sau khi được trả lời cũng được điều tra viên nhập vào form trên ứng dụng tại địa chỉ https://docs.google.com/forms 3.2.2. Cỡ mẫu Luận án đặt mục tiêu thu thập được từ 140-160 phiếu khảo sát. Mẫu khảo sát sẽ bao gồm các DN khác nhau về quy mô, hình thức tổ chức và thành phần sở hữu. Để thu thập đủ số mẫu cần thiết cho nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Với số lượng khoảng 450 phiếu gửi đi, tác giả hy vọng nhận được từ 150 đến 200 phiếu trả lời 3.3. Trình tự nghiên cứu Nghiên cứu sẽ được thực hiện theo trình tự sau: Bước 1 Nghiên cứu tài liệu Bước 2 Xác định các biến độc lập và xây dựng phiếu khảo sát Bước 3 Gửi phiếu khảo sát kiểm định thử Bước 4 Điều chỉnh phiếu khảo sát, tiến hành khảo sát chính thức Bước 5 Làm sạch dữ liệu Bước 6 Phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20 và SmartPLS 3 13 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC THƯỚC ĐO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DNSXVN 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Số phiếu phát ra và gửi qua bưu điện, email (link và bản mềm phiếu khảo sát), thông qua các điều tra viên đến doanh nghiệp gặp kế toán trưởng, trưởng phòng hoặc nhân viên kế toán để phỏng vấn và điền vào phiếu khảo sát là gần 450 phiếu. Số phiếu thu về là 171 phiếu, số phiếu sử dụng được sau khi làm sạch là 153 phiếu. Tỷ lệ hồi đáp đạt gần 38,0%. Tỷ lệ phiếu sử dụng được trên tổng số phiếu thu về là 89,4%. 4.2. Kết quả khảo sát tình hình và mức độ sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam Sử dụng chức năng phân tích tần suất của phần mềm SPSS20 để thực hiện thống kê mô tả thực trạng áp dụng các thước đo HQHĐ trong các DNSXVN. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp sản xuất quan tâm nhiều hơn đến năng suất lao động, thời gian sản xuất, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận nhưng ít chú ý đến số lượng sản phẩm bị trả lại, số lần hỏng máy, tỷ lệ nhân viên bỏ việc và các thông tin liên quan đến tai nạn lao động 4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các biến độc lập đến mức độ sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam Kiểm tra các tiêu chí của mô hình cho thấy các mô hình đều đạt độ tin cậy đồng nhất nội bộ, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt cần thiết để đánh giá ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Chạy Boostrap cho từng mô hình bằng phần mềm SmartPSL 3 cho kết quả như sau: Mô hình 1 Mô hình này đánh giá ảnh hưởng của các biến ngẫu nhiên với mức độ sử dụng các thước đo tài chính gồm Tỷ lệ tăng doanh thu; Dòng tiền; Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận; Lợi nhuận thực tế/dự toán; Lợi tức đầu tư (ROI); Lợi nhuận trên tài sản (ROA) và Lợi nhuận trên vốn CSH (ROE). 14 Bảng 4.20. Hệ số Beta và P-value của mô hình 1 Giả thuyết Mối quan hệ Hệ số Beta P Values Kết quả H1-1 Quy mô -> Tài chính -0,013 0,827 Bác bỏ H1-2 Cạnh tranh -> Tài chính 0,146 0,046 Chấp nhận H1-3 Phân quyền -> Tài chính 0,272 0,010 Chấp nhận H1-4 Chặt chẽ -> Tài chính 0,076 0,356 Bác bỏ H1-5 Linh hoạt -> Tài chính 0,256 0,009 Chấp nhận H1-6 HB & UH -> Tài chính 0,405 0,000 Chấp nhận Mô hình lý thuyết PLS-SEM về ảnh hưởng của các biến độc lập đến mức độ sử dụng các thước đo tài chính trong các DNSXVN: F1 = 0,405X6 + 0,272X3 + 0,226X5+ 0,146X2 Trong đó: F1: Mức độ sử dụng các thước đo tài chính X2: Cạnh tranh X3: Phân quyền X5: Cấu trúc linh hoạt X6: Sự hiểu biết và ủng hộ Mô hình 2 Mô hình 2 kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến độc lập với mức độ sử dụng các thước đo khía cạnh khách hàng gồm: Tỷ lệ hài lòng của khách hàng; Số lượng khiếu nại của khách hàng; Tỷ lệ giao hàng đúng hạn; Số lượng khách hàng mới và Tỷ lệ doanh thu từ khách hàng mới Bảng 4.21. Hệ số Beta và P-value của mô hình 2 Giả thuyết Mối quan hệ Hệ số Beta P Values Kết quả H1-7 Quy mô -> Khách hàng -0,157 0,116 Bác bỏ H1-8 Cạnh tranh -> Khách hàng 0,263 0,001 Chấp nhận H1-9 Phân quyền -> Khách hàng 0,138 0,138 Bác bỏ H1-10 Chặt chẽ -> Khách hàng 0,192 0,023 Chấp nhận H1-11 Linh hoạt -> Khách hàng 0,176 0,069 Bác bỏ H1-12 HB & UH -> Khách hàng 0,418 0,000 Chấp nhận Nguồn: Phân tích của tác giả bằng phần mềm SmartPLS 3 15 Mô hình lý thuyết PLS-SEM về ảnh hưởng của các biến độc lập đến mức độ sử dụng các thước đo khía cạnh khách hàng trong các DNSXVN là: F2 = 0,418X6 + 0,263X2 + 0,192X4 Trong đó: F2: Mức độ sử dụng các thước đo khía cạnh khách hàng X2: Cạnh tranh X4: Cấu trúc chặt chẽ X6: Sự hiểu biết và ủng hộ Mô hình 3 Mô hình 3 kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến độc lập với mức độ sử dụng các thước đo khía cạnh nhân viên gồm: Tỷ lệ nhân viên bỏ việc; Chi phí đào tạo nhân viên và Sự hài lòng của nhân viên Bảng 4.22. Hệ số Beta và P-value của mô hình 3 Giả thuyết Mối quan hệ Hệ số Beta P Values Kết quả H1-13 Quy mô -> Nhân viên -0,021 0,742 Bác bỏ H1-14 Cạnh tranh -> Nhân viên 0,123 0,190 Bác bỏ H1-15 Phân quyền -> Nhân viên 0,178 0,019 Chấp nhận H1-16 Chặt chẽ -> Nhân viên 0,254 0,003 Chấp nhận H1-17 Linh hoạt -> Nhân viên 0,215 0,024 Chấp nhận H1-18 HB &UH -> Nhân viên 0,332 0,004 Chấp nhận Nguồn: Phân tích của tác giả bằng phần mềm SmartPLS 3 Mô hình lý thuyết PLS-SEM về ảnh hưởng của cấu trúc doanh nghiệp chặt chẽ đến mức độ sử dụng các thước đo khía cạnh nhân viên trong các DNSXVN là: F3 = 0,332X6 + 0,254X4 + 0,215X5+ 0,178X3 Trong đó: F3: Mức độ sử dụng các thước đo khía cạnh nhân viên X3: Phân quyền 16 X4: Cấu trúc chặt chẽ X5: Cấu trúc linh hoạt X6: Sự hiểu biết và ủng hộ Mô hình 4 Mô hình này kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến độc lập với mức độ sử dụng các thước đo khía cạnh quy trình nội bộ gồm: Số vụ tai nạn; Số tiền bồi thường, chữa trị tai nạn; Tỷ lệ phế liệu; Năng suất lao động; Thời gian sản xuất; Thời gian ngừng việc và Số giờ/số lần hỏng máy. Bảng 4.23. Hệ số Beta và P-value của mô hình 4 Giả thuyết Mối quan hệ Hệ số Beta P Values Kết quả H1-19 Quy mô -> Nội bộ -0,024 0,670 Bác bỏ H1-20 Cạnh tranh -> Nội bộ 0,246 0,020 Chấp nhận H1-21 Phân quyền -> Nội bộ 0,244 0,017 Chấp nhận H1-22 Chặt chẽ -> Nội bộ 0,228 0,007 Chấp nhận H1-23 Linh hoạt -> Nội bộ 0,221 0,033 Chấp nhận H1-24 HB & UH -> Nội bộ 0,164 0,241 Bác bỏ Nguồn: Phân tích của tác giả bằng phần mềm SmartPLS 3 Mô hình lý thuyết PLS-SEM về ảnh hưởng của các biến độc lập đến mức độ sử dụng các thước đo nội bộ trong các DNSXVN: F4 = 0,246X2 + 0,244X3 + 0,228X4+ 0,221X5 Trong đó: F4: Mức độ sử dụng các thước đo nội bộ X2: Cạnh tranh X3: Phân quyền X4: Cấu trúc chặt chẽ X5: Cấu trúc linh hoạt 17 Mô hình 5 Mô hình 5 kiểm định giả thuyết về mối quan hệ ảnh hưởng của các biến độc lập đến mức độ sử dụng các thước đo chất lượng sản phẩm như: Tỷ lệ sản phẩm hỏng; Tỷ lệ sản phẩm bị trả lại; Chi phí chất lượng và Chi phí sửa chữa, bảo hành. Bảng 4.24. Hệ số Beta và P-value của mô hình 5 Giả thuyết Mối quan hệ Hệ số Beta P Values Kết quả H1-25 Quy mô -> Chất lượng SP -0,012 0,875 Bác bỏ H1-26 Cạnh tranh -> Chất lượng SP 0,260 0,002 Chấp nhận H1-27 Phân quyền -> Chất lượng SP 0,226 0,006 Chấp nhận H1-28 Chặt chẽ -> Chất lượng SP 0,224 0,004 Chấp nhận H1-29 Linh hoạt -> Chất lượng SP 0,228 0,007 Chấp nhận H1-30 HB & UH -> Chất lượng SP 0,264 0,000 Chấp nhận Nguồn: Phân tích của tác giả bằng phần mềm SmartPLS 3 F5 = 0,260X2 + 0,226X3+ 0,224X4 + 0,228X5 + 0,264X6 Trong đó: F5: Mức độ sử dụng các thước đo chất lượng X2: Cạnh tranh X3: Phân quyền X4: Cấu trúc chặt chẽ X5: Cấu trúc linh hoạt X6: Sự hiểu biết và ủng hộ Mô hình 6 Mô hình 6 kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến độc lập với mức độ sử dụng các thước đo đổi mới sản phẩm. Các thước đo được lựa chọn đại diện cho đổi mới sản phẩm là: Số lượng sản phẩm mới ra thị trường; Thời gian sản phẩm mới ra thị trường và Tỷ lệ doanh thu từ sản phẩm mới. 18 Bảng 4.25. Hệ số Beta và P-value của mô hình 6 Giả thuyết Mối quan hệ Hệ số Beta P Values Kết quả H1-31 Quy mô -> Đổi mới sản phẩm 0,037 0,554 Bác bỏ H1-32 Cạnh tranh -> Đổi mới sản phẩm 0,164 0,028 Chấp nhận H1-33 Phân quyền -> Đổi mới sản phẩm 0,134 0,205 Bác bỏ H1-34 Chặt chẽ -> Đổi mới sản phẩm 0,233 0,007 Chấp nhận H1-35 Linh hoạt -> Đổi mới sản phẩm 0,218 0,031 Chấp nhận H1-36 HB & UH -> Đổi mới sản phẩm 0,353 0,001 Chấp nhận Nguồn: Phân tích của tác giả bằng phần mềm SmartPLS 3 Mô hình lý thuyết PLS-SEM về ảnh hưởng của các biến độc lập đến mức độ sử dụng các thước đo đổi mới sản phẩm trong các DNSXVN: F6 = 0,164X2 + 0,233X4+ 0,218X5 + 0,353X6 Trong đó: F6: Mức độ sử dụng các thước đo đổi mới sản phẩm X2: Cạnh tranh X4: Cấu trúc chặt chẽ X5: Cấu trúc linh hoạt X6: Sự hiểu biết và ủng hộ 19 CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 5.1. Các vấn đề nghiên cứu và kết luận Để trả lời câu hỏi “Ảnh hưởng của một số yếu tố đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ trong các DNSXVN” luận án đã cụ thể 7 giả thuyết ban đầu thành 36 giả thuyết phản ánh mối quan hệ giữa các nhân tố và các nhóm thước đo HQHĐ. Căn cứ kết quả phân tích PLS-SEM để kiểm định các giả thuyết phản ánh mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập đã cho phép bác bỏ 11 giả thuyết khẳng định. Từ 25 giả thuyết khẳng định được chấp nhận và kết quả phân tích mô hình PLS-SEM cho phép đưa ra các kết luận sau: - Sự hiểu biết của nhân viên kế toán và sự ủng hộ của NQT cao nhất đối với đo lường HQHĐ, cạnh tranh, phân quyền quản trị trong doanh nghiệp và cấu trúc doanh nghiệp chặt chẽ có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến mức độ sử dụng các thước đo tài chính của các DNSXVN. - Áp lực cạnh tranh, cấu trúc doanh nghiệp chặt chẽ và sự hiểu biết của nhân viên kế toán và sự ủng hộ của NQT cao nhất đối với đo lường HQHĐ có ảnh hưởng tích cực và cùng chiều đến mức độ sử dụng các thước đo khía cạnh khách hàng của các DNSXVN - Phân quyền quản trị trong doanh nghiệp, cấu trúc doanh nghiệp chặt chẽ, cấu trúc doanh nghiệp linh hoạt và sự hiểu biết của nhân viên kế toán và sự ủng hộ của NQT cao nhất đối với đo lường HQHĐ có ảnh hưởng tích cực và cùng chiều đến mức độ sử dụng các thước đo khía cạnh nhân viên - Áp lực cạnh tranh trên thị trường, phân quyền quản trị trong doanh nghiệp; cấu trúc doanh nghiệp chặt chẽ và cấu trúc doanh nghiệp linh hoạt có ảnh hưởng tích cực và cùng chiều đến mức độ sử dụng các thước đo khía cạnh quy trình nội bộ của các DNSXVN - Áp lực cạnh tranh trên thị trường; phân quyền quản trị trong doanh nghiệp, cấu trúc doanh nghiệp chặt chẽ; cấu trúc doanh nghiệp linh hoạt và sự hiểu biết của nhân viên kế toán và sự ủng hộ của NQT cao nhất đối với đo lường HQHĐ có ảnh hưởng tích cực và cùng chiều đến mức độ sử dụng các thước đo chất lượng sản phẩm của các DNSXVN 20 - Áp lực cạnh tranh trên thị trường, cấu trúc doanh nghiệp chặt chẽ, cấu trúc doanh nghiệp linh hoạt và sự hiểu biết của nhân viên kế toán và sự ủng hộ của NQT cao nhất đối với đo lường HQHĐ có ảnh hưởng tích cực và cùng chiều đến mức độ sử dụng các thước đo đổi mới sản phẩm của các DNSXVN 5.2. Các hàm ý, ý nghĩa rút ra từ nghiên cứu Từ kết quả phân tích trên, các hàm ý, ý nghĩa và khuyến nghị được rút ra như sau: - Các DNSX cần phải nhận thức được sự gia tăng áp lực cạnh tranh ngày cao trên thị trường và vai trò của hệ thống đo lường HQHĐ trong việc cung cấp thông tin cho việc ra quyết định, tác động đến hành vi của người được đánh giá để chủ động đi trước một bước xây dựng hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_cac_nhan_to_anh_huong_den_viec_su_dung_cac_t.pdf
Tài liệu liên quan