Kết quả phân tích lần đầu cho thấy mặc dù các kết quả Model Fit đều tốt nhưng do biến KSH2 có trọng số hồi quy đã
chuẩn hóa là 0,428 thấp hơn 0,5 nên được loại bỏ khỏi thang đo và tiến hành phân tích lại CFA.
Kết quả Model Fit trong phân tích CFA lần cuối cho thấy: chỉ số CMIN/DF = 4,05 < 5, các chỉ số GFI, CFI và
TLI đều lớn hơn 0,9; giá trị RMSEA = 0,048 < 0,08, do đó mô hình nghiên cứu đề xuất là đáng tin cậy, phù hợp với dữ
liệu khảo sát.
Kết quả phân tích cho thấy các trọng số đã chuẩn hóa đều cao hơn 0,5, đồng thời các trọng số chưa chuẩn hóa đều có ý
nghĩa thống kê nên các thang đo khái niệm đạt giá trị hội tụ. Kết quả ở các bảng hiệp phương sai, hệ số tương quan giữa các
biến và phương sai của các biến cho thấy các trị số đều đảm bảo, P-value rất thấp, hệ số tương quan của từng cặp khái niệm
khá thấp do đó các khái niệm đạt được giá trị phân biệt.
Kết quả tính toán Độ tin cậy tổng hợp, và Tổng Phương sai trích cho thấy: Các thang đo đều có độ tin cậy tổng hợp từ
0,74 đến 8,5 (lớn hơn 0,6); đa số các thang đo có tổng phương sai trích > 0,5. Do đó, về cơ bản các thang đo đã đạt giá trị
phân biệt (Fornell và Lacker, 1981; Bagozzi &Yi, 1998; Hair, 1998).
Như vậy, việc kiểm định mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu thông qua các chỉ số và các kiểm định về độ tin cậy
của thang đo, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt cho phép khẳng định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu điều tra.
Đồng thời, các khái niệm có thể sử dụng tốt trong phân tích mô hình cấu trúc ở phần sau.
4.2.3 Phân tích thống kê mô tả các thang đo trong mô hình
Để xem xét các yếu tố trong mô hình nghiên cứu được đánh giá ở mức độ nào, tác giả sử dụng các thống kê mô tả để
đánh giá quan điểm của TN với các biến quan sát của thang đo yếu tố trong mô hình. Kết quả cho thấy trong hầu hết các yếu
tố, các đối tượng trả lời đều thể hiện mức độ đồng ý tương đối cao; trừ yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi (KSH) có xu
hướng đồng ý ở mức trung bình (3,02). Như vậy, TN trong mẫu khảo sát có xu hướng thể hiện sự đồng tình tương đối cao với
các phát biểu về Thái độ đối với KSKD, Thái độ với tiền bạc, Chuẩn chủ quan, Giáo dục KSKD, Nhu cầu thành tích. Và trong
các yếu tố này, yếu tố Nhu cầu về thành tích nhận được xu hướng đồng tình cao nhất (3,87).
Kết quả thống kê mô tả dự định KSKD cho thấy mong muốn KSKD của TN nhìn chung ở mức trung bình (3,38). Kết
quả cũng chỉ ra trong khi mức độ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để trở thành một doanh nhân và quyết định thành lập công ty
trong tương lai chỉ thể hiện ở mức trung bình (3,16) thì dự định sẽ cố gắng hết sức để bắt đầu và điều hành công việc kinh
doanh của mình lại nhận được sự đồng tình của TN khá cao (3,7)
7 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Các yếu tố tác động tới dự định KSKD của thanh niên Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận điểm cần kiểm định cụ thể trong điều kiện Việt Nam. Nội dung các phát biểu về mối quan hệ và sự tác động
giữa các biến trong mô hình nghiên cứu được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Các giả thuyết nghiên cứu
Giả
thuyết Nội dung
H1 Thái độ đối với tiền bạc có ảnh hưởng tích cực đến dự định KSKD của TNVN
H2 Thái độ đối với KSKD ảnh hưởng tích cực đến dự định KSKD của TNVN
H3 Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi của của TNVN
H4 Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến dự định KSKD
của TNVN
H5 Nhu cầu thành tích có ảnh hưởng tích cực đến dự định KSKD của TNVN
H6 Kinh nghiệm có ảnh hưởng tích cực đến dự định KSKD của TNVN
H7 Thái độ có thể là biến trung gian của mối quan hệ giữa kinh nghiệm và dự
định KSKD của TNVN
Nhóm các yếu tố thuộc bản thân
Thái độ đối với
tiền bạc
Kinh nghiệm
khởi sự
Chuẩn chủ quan
Thái độ với
KSKD
Nhu cầu thành tích
Nhận thức kiểm soát
hành vi
Yếu tố môi trường bên ngoài
Giáo dục
KSKD
Hỗ trợ Chính
phủ
Dự định Khởi sự kinh
doah của thanh niên
Việt Nam
Biến kiểm soát:
- Giới tính
- Nghề nghiệp
- Trình độ học vấn
- Kinh nghiệm
- Nghề nghiệp bố mẹ
5
H8 Giáo dục khởi nghiệp kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến dự định KSKD của TNVN
H9 Thái độ đối với KSKD là biến trung gian mối quan hệ giữa giáo dục KSKD và dự định KSKD của TNVN
H10 Hỗ trợ của chính phủ có tác động tích cực đến dự định KSKD của TNVN
***
6
CHƯƠNG 3:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của luận án bao gồm 2 bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức, được khái quát hóa
qua sơ đồ dưới đây:
Hình 3.1: Khái quát hóa quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả đề xuất dựa theo quy trình nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, 2007
- Nghiên cứu sơ bộ: tác giả tiến hành thu thập tài liệu, thông tin, tổng quan nghiên cứu liên quan đến dự định KSKD
của TN và các kết quả nghiên cứu trước để từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo. Sau khi phác thảo mô hình nghiên
cứu ban đầu, tác giả kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để chuẩn hóa mô hình và thang đo
trong bảng hỏi. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2017.
(i) Nghiên cứu định tính: Sau khi xây dựng báo cáo sơ bộ kết quả tổng quan nghiên cứu và thiết kế phương pháp
nghiên cứu đề tài, tác giả tiến hành xin ý kiến của 2 nhà khoa học chuyên ngành quản trị kinh doanh và khoa học quản lý về
mô hình nghiên cứu và bảng hỏi để hoàn chỉnh phiếu điều tra trước khi tiến hành khảo sát thu thập thông tin.
(ii) Nghiên cứu định lượng: Sau khi có ý kiến phản hồi, trao đổi từ các nhà khoa học đã được lựa chọn để xin ý kiến, tác
giả hoàn thiện mô hình nghiên cứu và bảng hỏi khảo sát, sau đó tiến hành khảo sát thử. Tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát thử
50 đơn vị mẫu đại diện các nhóm đối tượng khảo sát. Mục đích của cuộc điều tra này nhằm kiểm tra câu hỏi, thuật ngữ nào chưa
rõ nghĩa và khó lựa chọn phương án trả lời, đồng thời xem xét sự phù hợp của thang đo, các biến số được đề xuất trong mô hình
nghiên cứu. Kết quả từ điều tra thử là cơ sở để tác giả điều chỉnh thang đo phù hợp trước khi tiến hành khảo sát chính thức. Hình
thức thu thập thông tin được đa dạng hóa để thuận tiện cho tác giả trong quá trình tiến hành điều tra bao gồm điều tra bằng
phỏng vấn, phát vấn trực tiếp và trưng cầu ý kiến qua biểu mẫu của Google (Google forms). Kết quả điều tra thử cho thấy phiếu
điều tra cơ bản được chấp nhận, chỉ điều chỉnh một số vấn đề liên quan đến thuật ngữ và thiết kế.
- Nghiên cứu chính thức: tác giả tiếp tục kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng trong
việc thu thập thông tin và làm rõ các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu.
Trong nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành:
(1) Tổng hợp, phân tích tài liệu sơ cấp và thứ cấp. Dựa trên việc tổng hợp các kết quả nghiên cứu tác giả đặt ra một số
câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu; đồng thời xác định nguồn và nội dung của các thang đo trong
mô hình đề xuất, sau đó dịch tiếng Việt mô hình và phiếu điều tra dự kiến.
(2) Xin ý kiến chuyên gia: tác giả đã xin ý kiến của 3 nhà khoa học để từ đó hoàn thiện về thuật ngữ sử dụng cũng như
hoàn thiện mô hình và phiếu điều tra.
(3) Trong quá trình thu thập thông tin tại các địa bàn nghiên cứu, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 20 người để tìm hiểu
nhu cầu khởi nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến dự định KSKD của họ.
Về phương pháp nghiên cứu định lượng:
(1) Mẫu nghiên cứu
Việc thu thập dữ liệu được thực hiện bằng phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi. Trên cơ sở tính toán lượng
mẫu phù hợp, tác giả tiến hành điều tra 1500 TN bao gồm sinh viên và TN đã có việc làm trong độ tuổi từ 16-30. Số lượng
mẫu hợp lệ đủ điều kiện để phân tích là 1298 đơn vị mẫu, đạt tỉ lệ 86,5%, đảm bảo đủ dung lượng và tính đại diện mẫu theo
khu vực và đối tượng.
Cơ sở lý thuyết về Dự định KSKD và kết quả các
nghiên cứu trước Đề xuất
mô hình và
thang đo
Nghiên cứu định tính
Điều tra, khảo sát thử (n=50)
Nghiên cứu định lượng (n=1500)
Cronbach Alpha, EFA, CFA, SEM
Đánh giá độ thích hợp của mô hình
Kiểm định giả thuyết
Kiểm tra
mô hình và thang đo
Hoàn thiện
mô hình và
thang đo
7
(2) Phân tích dữ liệu
Các dữ liệu thông tin được thu thập từ phiếu điều tra được làm sạch, nhập liệu bằng phần mềm Epidata và xuất dữ liệu
xử lý qua chương trình SPSS 20 và Amos 22. Phương pháp phân tích dữ liệu dựa trên các bước cơ bản: kiểm định độ tin cậy
của thang đo, phân tích độ phù hợp của thang đo (EFA và CFA), phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), phân tích sự
khác biệt đa nhóm bằng các phép toán thống kê mô tả, suy luận logic.
***
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỰC TRẠNG DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH
CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM
4.1. Thực trạng KSKD của thanh niên Việt Nam
Số liệu khảo sát về tinh thần KSKD trong Báo cáo khởi nghiệp toàn cầu của Amway cho thấy Việt Nam thuộc nhóm các
quốc gia có quan điểm rất tích cực đối với hoạt động khởi nghiệp. Chỉ số tinh thần khởi nghiệp (AESI) của Việt Nam liên tục
tăng từ mức 77% (2015) lên 81% (2016) và 84% (2018). Sự sẵn sàng KSKD ở Việt Nam ở mức cao với xấp xỉ trên dưới 90% số
người được khảo sát cho rằng bắt đầu hoạt động kinh doanh riêng là một cơ hội nghề nghiệp đáng mong ước. Sự tự tin ở người
Việt cũng ở mức khá cao khi đánh giá về tiềm năng KSKD với khoảng 80% số người được phỏng vấn cho rằng bản thân họ có
đủ kỹ năng và nguồn lực cần thiết để bắt đầu hoạt động kinh doanh riêng, tỉ lệ này tăng qua các năm khảo sát, trong khi đó, con
số trung bình toàn cầu là dưới 50%.
Theo số liệu điều tra của VCCI và USAID năm 2016, phần lớn chủ DN khởi nghiệp trong độ tuổi 30 với tỉ lệ 72% chủ
DN có độ tuổi từ 30 trở lên. Trong khi đó, tỉ lệ người trẻ dưới 30 khởi nghiệp chỉ chiếm 28%. Về trình độ học vấn, đa phần
các chủ DN khởi nghiệp trong vòng 3 năm đều có bằng đại học với tỉ lệ đạt 84%. Khát vọng làm chủ là động lực KSKD lớn
nhất của người Việt, trong đó có 59% muốn độc lập tài chính và 41% muốn tự làm chủ.
Những con số nêu trên cho thấy TN khởi nghiệp chủ yếu khi đã ở độ tuổi trưởng thành. Đồng thời, những người khởi
nghiệp đa phần đã tốt nghiệp đại học, nghĩa là họ ở ngưỡng tuổi từ khoảng 21-22 tuổi trở lên và đã trải qua ít nhất một công
việc khác trong khoảng hơn 5 năm. Như vậy, mặc dù có góc nhìn tích cực đối với hoạt động khởi nghiệp, tình hình khởi
nghiệp của giới trẻ ở nước ta trong thời gian qua còn khá thấp.
4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến KSKD của TNVN
4.2.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Với 1500 phiếu hỏi được gửi đến đối tượng khảo sát, sau khi thu lại và tiến hành xử lý dữ liệu, 1298 phiếu được xác
định là hợp lệ, trả lời đầy đủ các nội dung thông tin và có thể sử dụng vào phân tích định lượng.
Xét về giới tính thì tỷ trọng nam và nữ không chênh lệch quá nhiều, với tỉ lệ nam TN là 54% và nữ là 46%. Về nghề
nghiệp, tỉ lệ đã đi làm chiếm gần 2/3. Về trình độ học vấn, chủ yếu có trình độ từ đại học trở lên (chiếm khoảng 61,1%). Về
kinh nghiệm làm việc, do ở độ tuổi TN nên TN được chọn trong mẫu khảo sát này chủ yếu là những người còn ít kinh nghiệm
làm việc (dưới 1 năm kinh nghiệm hoặc 1 – 3 năm kinh nghiệm). Về nghề nghiệp của bố/mẹ, tỉ lệ những người có bố/mẹ tự
kinh doanh là 13,3% - 14%; làm nhân viên kinh doanh trong DN là 4,0% - 5,9%; làm quản lý DN là 0,9%; đa số người trả lời
có bố/mẹ hoạt động trong lĩnh vực khác (79,8% - 81%).
Về địa bàn khảo sát, mẫu khảo sát gồm TN hiện đang sinh sống, làm việc ở 10 tỉnh/thành phố (phân bố ở cả 3 miền
Bắc, Trung, Nam); trong đó 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng cao nhất trong mẫu khảo sát. Về
khu vực, tỉ lệ TN sinh sống tại khu vực nông thôn là 46,1% và ở đô thị là 53,9%.
Với quy mô và đặc trưng của mẫu khảo sát được phân tích ở trên, mẫu nghiên cứu này đủ điều kiện để thực hiện các
phân tích định lượng tiếp theo.
4.2.2. Kiểm định thang đo
4.2.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo các yếu tố trong mô hình
Các thang đo trong nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha của từng nhóm biến quan sát thuộc các
nhân tố đạt từ 0,6 trở lên, hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,4. Mô hình ban đầu gồm 9 nhóm nhân tố với 41 biến quan sát.
Sau khi kiểm tra thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, tác giả đã loại bỏ đi các biến quan sát DDK3, KSH5, KNK1, CSC3,
CSC4 để thang đo đảm bảo độ tin cậy cao, có khả năng đo lường tốt.
4.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
a. Phân tích EFA với biến phụ thuộc
Kết quả phân tích EFA với tập biến quan sát “Dự định KSKD” cho thấy: hệ số KMO là 0,733 và tổng phương sai trích
đạt tỉ lệ 61,10%, đồng thời các biến quan sát của biến DDK đều hội tụ về 1 nhân tố.
b. Phân tích EFA với các thang đo biến độc lập
Tác giả sử dụng phân tích EFA đối với các biến số độc lập với ngưỡng giá trị đặc trưng của ma trận (Eigen value) = 1
và hệ số tải nhân tố (factor loading) = 0,5. Kết quả phân tích EFA lần 1 cho các biến độc lập cho thấy 7 nhân tố được trích tại
Eigen value = 1,085, KMO-Meyer là 0,925 và tổng phương sai trích của 7 nhóm nhân tố giải thích 61,66% sự biến thiên của
dữ liệu. Tuy nhiên, các biến quan sát CSC1, CSC2 và KSH6 đều có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 và phân tán ở hai nhóm
nhân tố khác nhau. Do đó, thủ tục EFA được lặp lại sau khi bỏ dần các biến quan sát CSC2, KSH6, CSC1. Sau khi chạy EFA
lần cuối, kết quả cho thấy hệ số KMO đạt 0,919 và tổng phương sai trích của 7 nhóm nhân tố giải thích 64,26% sự biến thiên
của dữ liệu.
8
Kết quả phân tích EFA cuối cùng với tập biến quan sát cho thấy các biến quan sát hội tụ về 7 nhân tố lần lượt như sau:
Nhu cầu thành tích (NCT), Thái độ với KSKD (TDK), Giáo dục KSKD (GDK), Nhận thức kiểm soát hành vi (KSH), Chuẩn
chủ quan (CCQ), Thái độ với tiền bạc (TDT) và Kinh nghiệm KSKD (KNK). Như vậy sau khi phân tích EFA, các biến quan
sát của thang đo Chính sách hỗ trợ của Chính phủ (CSC) bị loại bỏ do không đảm bảo hệ số tải nhân tố theo yêu cầu. Vì vậy,
yếu tố này sẽ không đưa vào xem xét trong mô hình, đồng thời sẽ không xuất hiện ở các thủ tục chạy phân tích CFA và SEM
tiếp theo.
4.2.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
Tập biến quan sát của thang đo DDK được đưa vào cùng tập biến quan sát của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến dự
định KSKD trong mô hình để thực hiện EFA trước khi thực hiện thủ tục CFA. Phương pháp trích nhân tố được sử dụng là
Principal Axis Factoring với phép xoay Promax, hệ số tải nhân tố là 0,5. Kết quả EFA lần đầu cho thấy 2 biến quan sát TDK1 và
GDK5 có hệ số tải nhân tố thấp hơn 0,5 nên được loại lần lượt ra khỏi mô hình trước khi thực hiện CFA. Sau khi loại bỏ hai biến
quan sát không phù hợp, kết quả EFA lần cuối cho hệ số KMO = 0,923, đồng thời hệ số Sig của kiểm định Barlett rất nhỏ cho
thấy các biến quan sát tương quan với nhau có ý nghĩa thống kê, tổng phương sai trích có giá trị bằng 54,86% và các hệ số tải
nhân tố lớn hơn 0,5 chứng tỏ các biến quan sát đạt độ tin cậy cho phân tích nhân tố. Như vậy, tập biến trong mô hình nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD còn lại 30 biến quan sát hội tụ tại 8 nhân tố, bao gồm các nhân tố: NCT (6 biến quan
sát), TDK (4 biến quan sát), KSH (4 biến quan sát), GDK (4 biến quan sát), CCQ (3 biến quan sát), TDT (3 biến quan sát),
KNK (2 biến quan sát) và DDK (4 biến quan sát). Các nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khẳng định (CFA) trước
khi thực hiện phân tích mô hình.
Kết quả phân tích lần đầu cho thấy mặc dù các kết quả Model Fit đều tốt nhưng do biến KSH2 có trọng số hồi quy đã
chuẩn hóa là 0,428 thấp hơn 0,5 nên được loại bỏ khỏi thang đo và tiến hành phân tích lại CFA.
Kết quả Model Fit trong phân tích CFA lần cuối cho thấy: chỉ số CMIN/DF = 4,05 < 5, các chỉ số GFI, CFI và
TLI đều lớn hơn 0,9; giá trị RMSEA = 0,048 < 0,08, do đó mô hình nghiên cứu đề xuất là đáng tin cậy, phù hợp với dữ
liệu khảo sát.
Kết quả phân tích cho thấy các trọng số đã chuẩn hóa đều cao hơn 0,5, đồng thời các trọng số chưa chuẩn hóa đều có ý
nghĩa thống kê nên các thang đo khái niệm đạt giá trị hội tụ. Kết quả ở các bảng hiệp phương sai, hệ số tương quan giữa các
biến và phương sai của các biến cho thấy các trị số đều đảm bảo, P-value rất thấp, hệ số tương quan của từng cặp khái niệm
khá thấp do đó các khái niệm đạt được giá trị phân biệt.
Kết quả tính toán Độ tin cậy tổng hợp, và Tổng Phương sai trích cho thấy: Các thang đo đều có độ tin cậy tổng hợp từ
0,74 đến 8,5 (lớn hơn 0,6); đa số các thang đo có tổng phương sai trích > 0,5. Do đó, về cơ bản các thang đo đã đạt giá trị
phân biệt (Fornell và Lacker, 1981; Bagozzi &Yi, 1998; Hair, 1998).
Như vậy, việc kiểm định mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu thông qua các chỉ số và các kiểm định về độ tin cậy
của thang đo, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt cho phép khẳng định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu điều tra.
Đồng thời, các khái niệm có thể sử dụng tốt trong phân tích mô hình cấu trúc ở phần sau.
4.2.3 Phân tích thống kê mô tả các thang đo trong mô hình
Để xem xét các yếu tố trong mô hình nghiên cứu được đánh giá ở mức độ nào, tác giả sử dụng các thống kê mô tả để
đánh giá quan điểm của TN với các biến quan sát của thang đo yếu tố trong mô hình. Kết quả cho thấy trong hầu hết các yếu
tố, các đối tượng trả lời đều thể hiện mức độ đồng ý tương đối cao; trừ yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi (KSH) có xu
hướng đồng ý ở mức trung bình (3,02). Như vậy, TN trong mẫu khảo sát có xu hướng thể hiện sự đồng tình tương đối cao với
các phát biểu về Thái độ đối với KSKD, Thái độ với tiền bạc, Chuẩn chủ quan, Giáo dục KSKD, Nhu cầu thành tích. Và trong
các yếu tố này, yếu tố Nhu cầu về thành tích nhận được xu hướng đồng tình cao nhất (3,87).
Kết quả thống kê mô tả dự định KSKD cho thấy mong muốn KSKD của TN nhìn chung ở mức trung bình (3,38). Kết
quả cũng chỉ ra trong khi mức độ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để trở thành một doanh nhân và quyết định thành lập công ty
trong tương lai chỉ thể hiện ở mức trung bình (3,16) thì dự định sẽ cố gắng hết sức để bắt đầu và điều hành công việc kinh
doanh của mình lại nhận được sự đồng tình của TN khá cao (3,7).
4.2.4. Phân tích sự khác biệt về dự định KSKD theo một số đặc điểm cơ bản của TN Việt Nam
4.2.4.1. Theo giới tính
Kết quả phân tích cho thấy, nam TN có dự định KSKD khác so với nữ giới. Thống kê trung bình biến DDKchung của
nhóm nam cao hơn so với nữ (Nam=3,46; Nữ=3,29; sig.=0,001). Trong các phát biểu liên quan đến dự định KSKD: “Tôi sẽ
cố gắng hết sức để bắt đầu và điều hành công việc kinh doanh của mình”, “Tôi đã quyết định sẽ thành lập công ty trong
tương lai”, “Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành một doanh nhân”, “Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì để trở thành một
doanh nhân”, điểm trung bình mức độ đồng tình của nam đều cao hơn so với nữ. Kết quả kiểm định sự khác biệt cho thấy
điểm trung bình mức độ đồng tình của nhóm TN nam và nữ là có sự khác nhau rõ rệt ở tất cả các biến quan sát trong thang đo
DDK.
4.2.4.2 Về trạng thái nghề nghiệp của TN
Kết quả phân tích chỉ ra có sự khác biệt (có ý nghĩa) về giá trị trung bình dự định KSKD giữa 2 nhóm TN là sinh viên
và nhóm TN đang đi làm, trong đó những người đi làm có dự định KSKD cao hơn (NĐL=3,42; SV=3,31; sig.=0,032).
Sự khác biệt trên cũng thể hiện trong các phát biểu về việc “sẵn sàng làm bất cứ điều gì để trở thành một doanh
nhân”-DDK1, “sẽ cố gắng hết sức để bắt đầu và điều hành công việc kinh doanh của mình”-DDK2, “quyết định sẽ thành
lập công ty trong tương lai”-DDK4 của sinh viên đều thấp hơn so với người đã đi làm. Điều đó cũng cho thấy tư tưởng, thái
độ đối với KSKD của những người đã đi làm thực tế có sự khác biệt khá rõ so với các đối tượng sinh viên.
9
4.2.4.3. Theo trình độ chuyên môn
Kết quả so sánh trung bình giữa các nhóm trình độ cho thấy có sự khác biệt (có ý nghĩa) về dự định KSKD nói chung giữa
các nhóm trình độ và rõ nhất là khác biệt giữa nhóm có trình độ sau đại học với các nhóm trình độ cao đẳng. Thống kê mô tả cũng
cho thấy nhìn chung mức độ đồng tình về dự định KSKD của nhóm TN có trình độ đại học và trên đại học cao hơn so với TN có
trình độ trung cấp và cao đẳng.
4.2.4.4 Theo kinh nghiệm làm việc
Kết quả phân tích ANOVA cho thấy dường như dự định KSKD nói chung của TN không có mối liên hệ phụ thuộc với
số năm kinh nghiệm làm việc thực tế của họ. Phát biểu về dự định KSKD chỉ có sự khác biệt giữa các nhóm năm kinh
nghiệm ở biến “Quyết định thành lập công ty trong tương lai” – DDK4.
4.2.4.5 Theo vùng miền
Nhìn chung TN ở khu vực miền Trung có mức độ đồng tình với ý định KSKD nói chung cao hơn so với miền Bắc và
miền Nam. Sự quyết tâm trở thành doanh nhân và nỗ lực để bắt đầu và điều hành công việc kinh doanh của mình ở nhóm
miền Trung cao hơn so với miền Nam và miền Bắc. Tuy nhiên, việc quyết định thành lập công ty (DDK4) và định hình mình
là một doanh nhân trong tương lai (DDK5) thì cả 3 nhóm không có sự khác biệt nhiều.
Dự định KSKD có sự khác biệt (có ý nghĩa thống kê) giữa các vùng miền. Cụ thể, TN ở khu vực miền Bắc và miền
Trung có Dự định KSKD khác nhau; và Dự định KSKD của TN ở miền Nam có sự khác biệt với TN ở miền Trung; còn giữa
2 nhóm miền Bắc và Miền Nam thì chưa thấy rõ sự khác biệt này.
4.2.4.6 Theo nghề nghiệp của bố, mẹ
Dự định KSKD của TN có thể phụ thuộc vào nghề nghiệp của bố, mẹ; hay nói một cách khác thì truyền thống gia
đình có thể tác động đến ý định KSKD của TN. Để làm rõ sự khác biệt này, tác giả sử dụng phân tích ANOVA với các
biến trong thang đo DDK theo các nhóm nghề nghiệp của bố/ mẹ. Nghề nghiệp của bố mẹ có tác động đến dự định
KSKD của các TN. Cụ thể, TN có bố, mẹ làm kinh doanh tự do và làm nhân viên Kinh doanh hoặc quản lý trong các
DN có mức độ đồng tình với dự định KSKD cao hơn đáng kể so với nhóm bố mẹ có ngành nghề khác. Điều này hàm ý
tư duy, thái độ và hành vi KSKD của TN cũng phụ thuộc vào đặc điểm nghề nghiệp của bố mẹ và truyền thống gia đình
họ.
4.2.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp của TN Việt Nam
4.2.5.1 Kết quả phân tích mô hình cấu trúc các nhân tố tác động đến dự định KSKD của TN Việt Nam
Để phân tích các mối liên hệ tác động trong mô hình nghiên cứu và khẳng định về các giả thuyết nghiên cứu đặt ra, tác
giả đã sử dụng mô hình cấu trúc (SEM) và xử lý dữ liệu bằng phần mềm AMOS. Kết quả phân tích cho thấy, mặc dù mô hình
phù hợp với dữ liệu nghiên cứu nhưng có một số mối quan hệ không có ý nghĩa thống kê. Cụ thể là mối quan hệ giữa giáo
dục KSKD với Dự định KSKD không có ý nghĩa thống kê (giá trị p là 0,897); tương tự, Chuẩn chủ quan (CCQ) và Thái độ
với tiền bạc (TDT) cũng không có mối quan hệ với Dự định KSKD (với giá trị p lần lượt là 0,266 và 0,840). Các mối liên hệ
giữa Kinh nghiệm KSKD (KNK), Nhu cầu thành tích (NCT), Thái độ với KSKD (TDK) và Nhận thức kiểm soát hành vi
(KSH) với Dự định KSKD (DDK) đều có ý nghĩa. Bên cạnh đó, Kinh nghiệm KSKD (KNK) và giáo dục KSKD (GDK) có
quan hệ dương với Thái độ với KSKD (TDK) ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Như vậy, kết quả phân tích mô hình SEM ban đầu
chưa cho thấy tác động 3 nhân tố TDT, GDK và CCQ đến DDK; biến GDK không tác động trực tiếp đến DDK nhưng nó có
tác động đến TDK nên biến này sẽ được giữ lại trong mô hình điều chỉnh dưới đây (để xem xét tác động trung gian của biến
TDK).
Để có kết quả ước lượng chính xác hơn, mô hình được điều chỉnh loại bỏ tất các mối quan hệ không có ý nghĩa thống
kê và thực hiện phân tích lại. Kết quả các chỉ số xác định độ phù hợp của mô hình: CMIN/DF = 5,258; các GFI, CFI và TLI đều
lớn hơn 0,9; giá trị RMSEA = 0,057 < 0,08, do đó mô hình nghiên cứu sau khi được điều chỉnh vẫn phù hợp với dữ liệu khảo sát
(Hình 4.1).
Hình 4.1. Kết quả phân tích mô hình SEM (điều chỉnh) đã chuẩn hóa
Trong mô hình cấu trúc điều chỉnh, biến GDK và KNK đều có ảnh hưởng đến TDK. Các biến KNK, NCT, KSH và
TDK đều có tác động đến DDK và có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Mặc dù GDK không tác động trực tiếp đến DDK, nhưng nó
10
tác động đến TDK (tác động trung gian qua TDK). Các trọng số chưa chuẩn hóa đều mang dấu dương cho thấy các biến
KNK, NCT, KSH và TDK ảnh hưởng tích cực tới DDK.
Kết quả hệ số hồi quy chuẩn hóa cho thấy giáo dục KSKD (GDK) có tác động rất mạnh đến Thái độ với KSKD
(TDK). Đồng thời, trong các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến dự định KSKD của TN thì Thái độ với KSKD (TDK) và Nhận
thức kiểm soát hành vi (KSH) có tác động mạnh nhất đến Dự định KSKD (DDK). Yếu tố Kinh nghiệm KSKD (KNK) có tác
động yếu nhất đến Dự định KSKD (hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,152).
4.2.5.2. Phân tích mô hình cấu trúc đa nhóm
Nghiên cứu đã sử dụng kĩ thuật phân tích mô hình cấu trúc đa nhóm với tiêu chuẩn Chi-square để kết luận về sự
khác biệt về dự định KSKD của TN theo các biến kiểm soát: giới tính, trình độ, trạng thái nghề nghiệp, nghề nghiệp của
bố, mẹ. Theo đó, với mỗi biến kiểm soát, tổng thể mẫu sẽ được chia làm nhiều nhóm phân loại tùy thuộc vào số lượng các
biểu hiện của biến kiểm soát đó. Tác giả xây dựng 2 mô hình cấu trúc: mô hình khả biến (các hệ số tác động có sự khác
nhau theo các nhóm) và mô hình bất biến (các hệ số tác động không có sự khác nhau theo các nhóm). Sau khi có kết quả 2
mô hình này, sai biệt giữa 2 mô hình sẽ được xác định và thông qua thống kê Chi-square sẽ kết luận về sự khác biệt. Giả
thuyết H0 trong kiểm định này là: Không có sự khác biệt giữa 2 mô hình bất biến và khả biến (dùng kết quả mô hình bất
biến). Các kết quả phân tích mô hình cấu trúc đa nhóm như sau:
(i) Mối liên hệ tác động của các nhân tố trong mô hình đến dự định KSKD của TN không có sự khác biệt giữa nhóm
nam và nữ. Các yếu tố KNK, NCT, TDK, KSH đều có ảnh hưởng trực tiếp đến dự định KSKD của nam và nữ TN và yếu tố
GDK có ảnh hưởng gián tiếp đến dự định KSKD qua yếu tố TDK. Đối với cả 2 nhóm giới tính, Nhận thức kiểm soát hành vi
(KSH) và Thái độ với KSKD (TDK) là 2 yếu tố tác động mạnh nhất đến dự định KSKD của TN.
(ii) Ảnh hưởng giữa các nhân tố đến dự định KSKD có sự khác nhau giữa nhóm sinh viên và nhóm đã đi làm. Kết quả trọng
số hồi quy trong mô hình cấu trúc của nhóm sinh viên và nhóm đã đi làm cho thấy sự khác biệt như sau: Đối với sinh viên, nhân tố
Nhu cầu về tiền bạc không ảnh hưởng đến dự định KSKD (p=0,602) và Thái độ với KSKD có tác động tích cực nhất đến dự định
KSKD của họ. Mặt khác, đối với nhóm đã đi làm, tất cả các nhân tố trong mô hình đều có ảnh hưởng đến dự định KSKD và Nhận
thức kiểm soát hành vi là yếu tố tác động mạnh nhất đến dự định KSKD của họ.
(iii) Dù ở trình độ chuyên môn nào thì dự định KSKD của TN đều chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các nhân tố Nhu cầu
thành tích, Kinh nghiệm KSKD, Thái độ với KSKD, Nhận thức kiểm soát hành vi và bị ảnh hưởng gián tiếp từ nhân tố Giáo
dục KSKD.
(iv) Mối liên hệ tác động của các nhân tố trong mô hình đến dự định KSKD không có sự khác nhau giữa các nhóm
nghề nghiệp của bố và mẹ. Hay nói cách khác, những TN xuất phát từ gia đình có bố/mẹ làm kinh doanh hoặc hoạt động
trong lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau đều chịu ảnh hưởng của tất cả các yếu tố trong mô hình đến dự định KSKD của họ.
***
CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THANH NIÊN
VIỆT NAM KHỞI SỰ KINH DOANH
5.1. Bình luận kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của Luận án đã làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về thúc đẩy khởi sự kinh
doanh nói chung và đối với thanh niên Việt Nam về vấn đề này nói riêng. Trong đó:
Một số giả thuyết ban đầu đặt ra chưa được kiểm định qua dữ liệu nghiên cứu của Luận án bao gồm:
GT1: Thái độ đối với tiền bạc có ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu mới chỉ ra rằng, mặc dù có thái độ tích cực về tiền bạc, nhưng thanh niên Việt Nam lại không chọn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_cac_yeu_to_tac_dong_toi_du_dinh_kskd_cua_tha.pdf