Trong số 100 phiếu điều tra thu về, có 84 phiếu có thể sử dụng, đạt 84%. 16
phiếu còn lại không sử dụng được do thiếu thông tin. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo
Các thang đo có hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6 có độ tin cậy và được sử dụng
trong nghiên cứu định lượng chính thức.
Các biến quan sát của thang Tiếp cận tài chiinhs như AF3, AF4, AF5 có hệ số
tương quan biến thành phần – biến tổng nhỏ hơn 0,3. Thang đo Khả năng kết nối mạng
lưới có biến quan sát CN6 có hệ số tương quan biến thành phần – biến tổng nhỏ hơn
0.3. Do vậy, biến quan sát này không đảm bảo độ tin cậy của thang đo. Trong nghiên
cứu định tính biến quan sát này cũng có ý nghĩa trùng lắp với biến quan sát khác. Vì
vậy tác giả loại bỏ biến quan sát này khỏi thang đo
13 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Các yếu tố tác động tới KSKD thành công của nữ doanh nhân tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uận
hoặc thu nhập cá nhân của doanh nhân; và chỉ số phi tài chính bao gồm các biện pháp
tiếp thị, sản xuất, nghiên cứu và phát triển của DN. Biện pháp đánh giá hiệu suất khách
quan và chủ quan. Biện pháp hiệu suất khách quan đo lường kết quả khách quan liên
quan đến các phép đo tài chính và phi tài chính. hiệu suất chủ quan thông qua thành
công cá nhân đo lường bằng sự hài lòng của doanh nhân hoặc so sánh với đối thủ cạnh
tranh.
1.2.2. Các lý thuyết nghiên cứu về KSKD thành công của doanh nhân
- Lý thuyết tâm lý: Xác định các đặc điểm cá nhân của nữ doanh nhân. Những
đặc điểm được đề cập nhiều nhất là nhu cầu cao về thành tích, nhu cầu cao về quyền
lực hoặc địa vị kiểm soát nội bộ và nhu cầu liên kết cao. Các nghiên cứu về đặc điểm
tính cách cá nhân bị phê phán bởi độ giải thích thấp. Những đặc điểm này thường sử
dụng để dự đoán một cá nhân trở thành doanh nhân hơn là yếu tố dự báo cho KSKD
thành công.
- Lý thuyết nguồn lực cơ bản: Lý thuyết NL cơ bản liên quan đến vốn nhân lực và
vốn tài chính cho quá trình KSKD và thành công. Vốn nhân lực có liên quan đến trình
độ học vấn, kinh nghiệm làm việc trước đây Vốn tài chính liên quan tới khả năng
tài chính và mức độ huy động vốn tài chính cho KSKD.
- Lý thuyết vốn xã hội (Social capital theory): Vốn XH của doanh nhân được định
nghĩa là giá trị được gắn với mạng lưới XH của họ hoặc mối quan hệ với những doanh
nhân khác. Vốn XH bao gồm mạng lưới XH và các NL có thể huy động được thông
qua đó.
- Lý thuyết về môi trường KSKD: Môi trường KSKD bao gồm các NL sẵn có,
các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu gần đó, can thiệp của chính phủ và thái
độ của mọi người đối với các hoạt động KSKD.
Mỗi lý thuyết sẽ giải thích một số yếu tố tác động đến KSKD thành công của
doanh nhân. Sự giải thích về các yếu tố tác động KSKD thành công từ các lý thuyết
nghiên cứu cũng gặp phải nhiều bất đồng về kết quả nghiên cứu ở các bối cảnh nghiên
cứu và đối tượng nghiên cứu khác nhau. Kết quả nghiên cứu ở đối tượng và bối cảnh
nghiên cứu này không thể áp dụng cho một đối tượng và bối cảnh nghiên cứu khác.
1.3. Tổng quan nghiên cứu về KSKD thành công của nữ doanh nhân
1.3.1. KSKD của nữ doanh nhân
- Nữ doanh nhân: Nữ KSKD được gọi là nữ doanh nhân khi họ thực hiện KSKD
tức là họ thành lập và vận hành một DN mới. Về cơ bản, hoạt động này liên quan đến
việc nhận diện cơ hội, huy động NL để phát triển một DN mới, tiếp tục hoạt động tạo
ra sự tăng trưởng và phát triển thành công các DN này.
- Lý do KSKD của nữ doanh nhân: Mô hình của Orhan và Scott (2001) giải thích
lý do KSKD của nữ doanh nhân xuất phát từ yếu tố “đẩy” và yếu tố “kéo”. Theo lý
thuyết này, sự tác động từ hoàn cảnh môi trường và nhận thức cá nhân tạo ra các yếu
tố thúc đẩy phụ nữ trở thành doanh nhân xét trên cả diện tích cực và tiêu cực. Lý do
thúc đẩy KSKD của nữ doanh nhân khác nhau dẫn đến mục đích kinh doanh và quan
điểm thành công của nữ doanh nhân sẽ khác nhau ở từng bối cảnh nghiên cứu. Từ đó
dẫn đến kết quả tác động của các yếu tố đến KSKD thành công cũng khác nhau ở các
bối cảnh nghiên cứu khác nhau.
- Khác biệt về KSKD giữa nữ doanh nhân và nam doanh nhân: Qua phân tích cho
thấy sự khác biệt giữa nam doanh nhân và nữ doanh nhân về hành vi KSKD, vốn tài
chính, khác biệt về hoàn cảnh xã hội và khác biệt về sự tự tin. Vì vậy các DN của nữ
doanh nhân là DNNVV trong lĩnh vực truyền thống. Nữ doanh nhân có hạn chế trong
việc tiếp cận và xây dựng mạng lưới KD.
- KSKD của nữ doanh nhân đối với loại hình DNNVV: Từ phân tích đặc điểm
KSKD của nữ doanh nhân, DN của nữ doanh nhân thường là DN nhỏ hoạt động trong
lĩnh vực truyền thống. Vì quy mô và lĩnh vực KD này phù hợp với NL của nữ doanh
nhân, mang lại sự linh hoạt thời gian, giúp nữ doanh nhân đạt được sự cân bằng về
công việc và trách nhiệm gia đình. Phạm vi nghiên cứu của luận án sẽ tập trung vào
nghiên cứu về KSKD thành công của nữ doanh nhân đối với loại hình DNNVV vì loại
hình DN này là đặc trưng cho KSKD của nữ doanh nhân.
- Vai trò KSKD của nữ doanh nhân đối với phát triển kinh tế: Họ sử dụng chủ
yếu nguyên liệu sẵn có tại địa phương và các công cụ đơn giản, máy móc và thiết bị sử
dụng ít vốn, họ tạo việc làm và tham gia vào việc đào tạo nghề. Về mặt XH, việc tạo ra
các DNNVV có thể tạo cho nữ doanh nhân khả năng cân bằng giữa công việc và trách
nhiệm gia đình, do đó đóng góp cho gia đình và cải thiện sự gắn kết XH.
- Vai trò của nữ doanh nhân đối với nền kinh tế Việt Nam: Nữ doanh nhân tại
Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế XH ở Việt Nam.
Đóng góp của nữ doanh nhân Việt Nam là tạo việc làm, sử dụng nhiều lao động nữ,
đóng góp vào ngân sách nhà nước.
1.3.2. Nghiên cứu các yếu tố tác động đến KSKD thành công của nữ doanh nhân
- Các yếu tố về đặc điểm của nữ doanh nhân: gồm có đặc điểm nhân khẩu và
đặc điểm tính cách. Các nghiên cứu về đặc điểm của cá nhân phù hợp giải thích một cá
nhân trở thành doanh nhân hơn là một doanh nhân thành công.
- Các yếu tố nguồn lực của doanh nhân gồm vốn nhân lực và vốn tài chính và vốn
xã hội: Vốn nhân lực có vai trò quan trọng đến KSKD thành công của nữ doanh nhân.
Tuy nhiên ở bối cảnh nghiên cứu khác nhau thì kết luận của từng yếu tố Vốn nhân lực
tác động đến KSKD thành công là khác nhau. Vốn tài chính của nữ doanh nhân chủ
yếu là từ cá nhân, gia đình và bạn bè. Tiếp cận tài chính đối với nữ doanh nhân là trở
ngại lớn. Nghiên cứu về vốn XH đối với KSKD thành công của doanh nhân chưa đạt
được sự thống nhất. Các nghiên cứu chưa khẳng định rõ xu hướng tác động từ các yếu
tố thuộc vốn XH đến KSKD thành công của nữ doanh nhân. Đây cũng là khoảng trống
đối với nghiên cứu về nữ doanh nhân ở các nước đang phát triển.
- Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp gồm định hướng KSKD và cấu trúc tổ chức.
Nghiên cứu về tác động của định hướng KSKD tới KSKD thành công cho các đối
tượng DN khác nhau có kết quả khác nhau. Đối với DNNVV, thường thống nhất xu
hướng tác động tích cực đến KSKD thành công của doanh nhân. Tuy nhiên các nghiên
cứu định hướng KSKD chưa quan tâm đến đối tượng là nữ doanh nhân. Cấu trúc tổ
chức được ghi nhận là chưa nghiên cứu trên đối tượng là nữ doanh nhân.
Kết quả nghiên cứu về tác động của các yếu tố đến KSKD thành công không
thống nhất, khác nhau ở từng bối cảnh nghiên cứu khác nhau. Vì vậy nghiên cứu các
yếu tố này đến đối tượng nữ doanh nhân vẫn là khoảng trống cho các nghiên cứu tiếp
theo. Đặc biệt là nghiên cứu trong bối cảnh các nước có nền kinh tế chuyển đổi và
đang phát triển.
1.3.3 Nghiên cứu về KSKD thành công của nữ doanh nhân tại Việt Nam
Các kết quả nghiên cứu về KSKD của nữ doanh nhân tại Việt Nam xác định được
những yếu tố thúc đẩy quyết định KSKD, yếu tố thành công, yếu tố cản trở KD của nữ
doanh nhân Việt Nam. Các nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính. Hạn chế của các nghiên cứu tại Việt Nam là mẫu nhỏ, chủ yếu nghiên cứu nữ
doanh nhân ở khu vực nông thôn, nơi mà được xác định động lực thúc đẩy nữ doanh
nhân KSKD là các yếu tố “đẩy” xuất phát từ sự cần thiết buộc nữ doanh nhân tham gia
vào KD. Các kết quả nghiên cứu này chưa đại diện cho nữ doanh nhân tại Việt Nam.
Các nghiên cứu tiếp theo cần phải tập trung vào đối tượng ở cả khu vực thành thị và
nông thôn. Các yếu tố từ kết quả nghiên cứu này cũng cần được thẩm định lại thông
qua các nghiên cứu định lượng để đảm bảo cơ sở vững chắc.
1.3.4. Khoảng trống nghiên cứu về KSKD thành công của nữ doanh nhân trong bối
cảnh nền kinh tế Việt Nam
- Bối cảnh nghiên cứu
Các nhà nghiên cứu KSKD thường quan sát ảnh hưởng của các quá trình theo
bối cảnh nghiên cứu khác nhau. Với sự thay đổi bối cảnh từ các nước phát triển sang
các nước đang phát triển, quan niệm KSKD thành công của nữ doanh nhân thay đổi
(Bamberger, 2008; Calas và cộng sự, 2009) tùy thuộc vào lý do quyết định KSKD của
nữ doanh nhân.
Biện pháp xác định KSKD thành công cũng không có sự thống nhất trong các
nghiên cứu trước đây. Sự không thống nhất được biểu hiện ở đối tượng doanh nhân
khác nhau, quy mô DN và bối cảnh nghiên cứu khác nhau.
Lý thuyết áp dụng phân tích về KSKD thành công của doanh nhân cũng được
xác định có sự không thống nhất ở các nghiên cứu trước. Sự giải thích về các yếu tố
tác động KSKD thành công từ các lý thuyết nghiên cứu cũng gặp phải nhiều bất đồng
về kết quả nghiên cứu ở các bối cảnh nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu khác nhau.
- Mô hình nghiên cứu về KSKD của nữ doanh nhân
Một số nghiên cứu nhận định rằng mô hình nghiên cứu về KSKD thành công
của nữ doanh nhân khác với mô hình của nam doanh nhân (Bird và Brush, 2002). Mô
hình nghiên cứu về KSKD thành công của nữ doanh nhân chưa có sự thống nhất giữa
các nghiên cứu trước. Các nghiên cứu trước tập trung nhiều vào việc giải thích các yếu
tố đặc điểm của doanh nhân. Những yếu tố này phù hợp để giải thích một cá nhân trở
thành doanh nhân hơn là một doanh nhân thành công.
- Khoảng trống thực tiễn trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam
Từ các nghiên cứu về KSKD và KSKD thành công của nữ doanh nhân Việt
Nam chủ yếu tập trung vào DN nhỏ thuộc khu vực nông thôn Việt Nam. Các nhận
định về lý do KSKD của nữ doanh nhân khá giống nhau xuất phát từ mong muốn thu
nhập và sự hài lòng - tự do cá nhân. Việc tham gia vào các mạng lưới XH của doanh
nhân giúp cho nữ doanh nhân hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó các nghiên cứu
cũng nhận định sự hỗ trợ từ đào tạo kiến thức hoặc hỗ trợ về tài chính giúp nữ doanh
nhân phát triển hoạt động KD của mình. Tuy nhiên nữ doanh nhân Việt Nam gặp cản
trở như tiếp cận các chương trình hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức đào tạo, vốn và cơ
hội kết nối với mạng lưới doanh nhân. Nữ doanh nhân còn phải đối mặt với áp lực
cạnh tranh, nhân viên không đáng tin cậy.
Các nghiên cứu về nữ doanh nhân tại Việt Nam có hạn chế chưa đầy đủ, chưa
đại diện cho nữ doanh nhân Việt Nam vì tập trung nghiên cứu nhiều ở khu vực nông
thôn. Kết quả nghiên cứu được xác định thông qua phương pháp nghiên cứu định tính.
Các kết quả nghiên cứu trên trên cần được kiểm chứng bằng phương pháp định lượng
trong các nghiên cứu tiếp theo. Như vậy nghiên cứu về KSKD thành công của nữ
doanh nhân Việt Nam vẫn là khoảng trống thực tiễn và cần được nghiên cứu toàn diện.
Do đó, luận án tập trung KSKD thành công của nữ doanh nhân Việt Nam.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ
KSKD THÀNH CÔNG CỦA NỮ DOANH NHÂN TẠI VIỆT NAM
2.1. Cơ sở lý thuyết về KSKD thành công của nữ doanh nhân
2.1.1. Khái niệm và xác định KSKD thành công của nữ doanh nhân
- Khái niệm DNNVV: Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, DNNVV được tác
giả xác định theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV.
- DNNVV của nữ doanh nhân: DN của nữ doanh nhân Việt Nam là DN do phụ
nữ làm chủ đã thành lập và hoạt động được từ 3 đến 7 năm. Luận án xác định khoảng
thời gian từ 3 đến 7. Đây là khoảng thời gian được xác định là DN của nữ doanh nhân
có thể tồn tại thành công trong giai đoạn KSKD.
- Xác định KSKD thành công của nữ doanh nhân đối với DNNVV: Phương pháp
xác định KSKD thành công của nữ doanh nhân được xác định là DN mới thành lập
đang hoạt động và đạt được mục tiêu về hiệu suất hoạt động của DNNVV. Hiệu suất
hoạt động của DNNVV được xác định bằng các chỉ số tài chính – phi tài chính, tập
trung vào các chỉ số tăng trưởng cơ bản như thị phần, doanh số, lợi nhuận, khách hàng,
và nhân viên.
- Lý thuyết nghiên cứu về KSKD thành công của nữ doanh nhân: Mục tiêu của
luận án là tập trung vào nghiên cứu các yếu tố NL của nữ doanh nhân và DN đối với
KSKD thành công của nữ doanh nhân tại Việt Nam. Vì vậy lý thuyết nghiên cứu chính
của luận án là lý thuyết NL cơ bản, kết hợp với các lý thuyết nghiên cứu khác như lý
thuyết vốn XH, lý thuyết môi trường KSKD để xác định một tập hợp các yếu tố tác
động đến KSKD thành công của nữ doanh nhân tại Việt Nam.
Lý thuyết NL cơ bản và lý thuyết môi trường KSKD xác định các yếu tố về Vốn
nhân lực, Vốn tài chính và Tiếp cận tài chính. Lý thuyết NL cơ bản và lý thuyết vốn
XH xác định yếu tố Khả năng kết nối mạng lưới. Lý thuyết NL cơ bản xác định nguồn
lực của DN do nữ doanh nhân tạo ra như Định hướng KSKD và Cấu trúc tổ chức. Các
yếu tố này sẽ được phân tích cụ thể hơn ở các phần sau của luận án.
- Mô hình nghiên cứu về KSKD thành công của nữ doanh nhân: Tác giả sử
dụng mô hình của Bosma làm nền tảng để xây dựng mô hình về KSKD thành công
của nữ doanh nhân ở Việt Nam loại hình DNNVV, lựa chọn hai nhóm yếu tố thuộc
về doanh nhân và DN trong nghiên cứu về KSKD thành công của nữ doanh nhân.
Vì mô hình của Bosma phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án. Tuy nhiên,
dựa trên tổng quan nghiên cứu, tác giả sẽ lựa chọn các yếu tố nghiên cứu phù hợp
với hiện tại và bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam.
2.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu về các yếu tố tác
động đến KSKD thành công của nữ doanh nhân ở Việt Nam
2.2.1. Mô hình nghiên cứu
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu của luận án
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Vốn nhân lực
(Human capital)
Vốn tài chính
(Financial capital)
Tiếp cận tài chính
(Access to finance)
Khả năng kết nối mạng lưới
(Networking capability)
Cấu trúc tổ chức
(Organizational structure)
Chiến lược KSKD
(Entrepreneurial Orientation)
Khởi sự kinh
doanh thành công
(Entrepreneurial
success)
Biến kiểm soát
- Tuổi
- Nền tảng gia đình
- Tình trạng hôn nhân
- Trình độ giáo dục
- Lĩnh vực kinh doanh
- Địa bàn hoạt động
2.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu
Bảng 2.2. Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết Nội dung
H1 Vốn nhân lực có tác động cùng chiều đến KSKD thành công của nữ
doanh nhân tại Việt Nam
H2 Vốn tài chính có tác động cùng chiều đến KSKD thành công của nữ
doanh nhân tại Việt Nam
H3 Tiếp cận tài chính thuận lợi có tác động cùng chiều đến KSKD thành
công của nữ doanh nhân tại Việt Nam
H4 Khả năng kết nối mạng lưới có tác động cùng chiều đến KSKD thành
công của nữ doanh nhân tại Việt Nam
H5 Định hướng KSKD có tác động cùng chiều đến KSKD thành công của
nữ doanh nhân tại Việt Nam
H6 Cấu trúc tổ chức hữu cơ có tác động cùng đến KSKD thành công của
nữ doanh nhân tại Việt Nam chiều
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua ba bước là nghiên cứu định tính, nghiên
cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức.
Bảng 3.1. Phương pháp nghiên cứu
Bước Phương pháp Kỹ thuật Thời gian
1 Định tính Phỏng vấn sâu
02 tháng (tháng 10 và tháng 12
năm 2017)
2 Định lượng sơ bộ
Thu thập dữ liệu
qua bảng hỏi
02 tháng (tháng 01 và tháng 02
năm 2018
3 Định lượng chính thức
Thu thập dữ liệu
qua bảng hỏi
05 tháng (tháng 03 đến tháng
07 năm 2018)
3.1.2 Quy trình xây dựng bảng hỏi
- Xác định khái niệm lý thuyết của các biến và cách đo lường các biến trong mô
hình lý thuyết dựa trên các nghiên cứu được thực hiện trước đây.
- Xây dựng phiên bản tiếng Việt của bảng hỏi bằng cách biên dịch các thang đo
từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
- Dịch lại phiên bản tiếng Việt sang tiếng Anh để so sánh và chỉnh sửa bản
tiếng Việt.
- Bảng hỏi tiếng Việt được đưa cho 12 đối tượng gồm 10 đối tượng là nữ doanh
nhân, 02 đối tượng là chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực KSKD đánh giá, nhận xét
để đảm bảo không có sự hiểu lầm về ngôn từ và nội dung của các câu hỏi. Kết quả
được sử dụng để chỉnh sửa các câu, ý trong bảng hỏi được rõ ràng và đúng nghĩa hơn.
3.1.3. Mẫu nghiên cứu
- Tổng thể nghiên cứu: Tổng thể nghiên cứu của luận án là nữ doanh nhân Việt
Nam nhưng giới hạn đối với loại hình DNNVV.
- Chọn mẫu nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu lớn hơn hoặc bằng 230 quan sát. Tác
giả xây dựng mẫu ban đầu 800 quan sát. Tác giả lập danh sách các DNNVV đang hoạt
động của nữ doanh nhân (DNNVV do phụ nữ làm chủ hoạt động trong khoảng thời
gian từ 3 đến 7 năm) dựa trên tài liệu về DN của Bộ Kế hoạch đầu tư, sau đó kiểm tra
tình hình hoạt động của các DN này tại các cơ quan thuế ở địa phương. Các khu vực
được định mức số lượng người được phỏng vấn là: Hà Nội 200 nữ doanh nhân, Thành
phố Hồ Chí Minh 200, Hải Phòng 100, Nam Định 30, Bắc Ninh 20, Hưng Yên 20, Hải
Dương 30, Vĩnh Phúc 20, Hòa Bình 20, Đà Nẵng 100, Cần Thơ 30, Bình Dương 30.
Để thu thập dữ liệu đạt được tỷ lệ thành công cao, tác giả sử dụng mối quan hệ là bạn
bè và người thân phát bảng hỏi trực tiếp. Một số bảng hỏi sẽ phát qua email đối với
những nơi không có sự trợ giúp khảo sát trực tiếp.
3.1.4 Thang đo của các biến nghiên cứu
3.1.4.1. Biến phụ thuộc – KSKD thành công (Entrepreneurial success hoặc
performance)
Thang đo KSKD thành công bao gồm 05 biến quan sát được xây dựng từ sự tham
khảo của công trình nghiên cứu của Calontone và cộng sự, (2002), Keskin (2006); Lin
và cộng sự (2008), Suliynato và Rahab (2012). Tác giả đã chỉnh sửa các thang đo này
để phù hợp với chủ đề nghiên cứu.
3.1.4.2 Các biến độc lập – Các nhân tố tác động tới KSKD thành công
(1) Vốn nhân lực (Human capital)
Thang đo vốn nhân lực bao gồm 04 biến quan sát được xây dựng từ sự tham khảo
của công trình nghiên cứu của Huang (2014). Tác giả đã chỉnh sửa các thang đo này để
phù hợp với chủ đề nghiên cứu.
(2) Vốn tài chính (financial capital)
Thang đo vốn tài chính bao gồm 04 biến quan sát được xây dựng dựa từ sự tham
khảo công trình nghiên cứu Winborg & Landstrom (2000), Chen và cộng sự (2009).
Tác giả đã chỉnh sửa các thang đo này để phù hợp với chủ đề nghiên cứu.
(3) Tiếp cận tài chính (Access to finance)
Thang đo tiếp cận tài chính bao gồm 10 biến quan sát được xây dựng dựa từ sự
tham khảo công trình nghiên cứu Claessens (2006); Beck và cộng sự (2008), Ardic và
cộng sự (2011). Tác giả đã chỉnh sửa các thang đo này để phù hợp với nghiên cứu.
(4) Khả năng kết nối mạng lưới (Networking capability)
Thang đo Khả năng kết nối mạng lưới bao gồm 07 biến quan sát được xây dựng
dựa từ sự tham khảo công trình nghiên cứu của Ostgaard và Birley (1994) Baron và
Markman (2000), Lee và cộng sự (2001), và Chen và cộng sự (2009). Tác giả chỉnh
sửa các thang đo cho phù hợp với chủ đề nghiên cứu
(5) Định hướng KSKD (Entrepreneurial strategy hoặc Entrepreneurial
Orientation)
Thang đo định hướng KSKD bao gồm 09 biến quan sát được xây dựng dựa trên
tham khảo công trình nghiên cứu Covin và Slevin (1988). Tác giả đã chỉnh sửa các
thang đo này để phù hợp với chủ đề nghiên cứu.
(6) Cấu trúc tổ chức (Organizational structure)
Thang đo cấu trúc tổ chức bao gồm 08 biến quan sát được xây dựng dựa từ sự
tham khảo công trình nghiên cứu Covin và Slevin (1988). Tác giả đã chỉnh sửa các
thang đo này phù hợp với chủ đề nghiên cứu.
3.2. Nghiên cứu định tính
3.2.1. Mục tiêu của phỏng vấn sâu
Mục tiêu của phỏng vấn sâu là kiểm tra và sàng lọc các biến độc lập và xác định
sơ bộ mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Tiếp theo của phỏng vấn
sâu là kiểm tra sự hợp lý của thang đo phù hợp với điều kiện Việt Nam.
3.2.2. Phương pháp thực hiện phỏng vấn sâu
3.2.2.1. Đối tượng phỏng vấn sâu
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với các đối tượng sau:
- 10 doanh nhân nữ đối với DNNVV trong khu vực Hà Nội được lựa chọn theo
phương pháp phi xác suất.
- 02 chuyên gia uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo về KSKD.
3.2.2.2. Thu thập và xử lý thông tin
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu định tính, tác giả thiết kế một dàn bài thảo luận bao
gồm nhiều câu hỏi mở với nội dung liên quan đến mô hình nghiên cứu và thang đo.
Các cuộc phỏng vấn được thực hiện tại nhà riêng hoặc DN của đối tượng được
phỏng vấn. Mỗi cuộc phỏng vấn trung bình dài 45 phút cho tất cả các câu hỏi trong
bảng hỏi. Kỹ thuật thực hiện là quan sát và thảo luận tay đôi.
Nội dung các cuộc phỏng vấn được ghi âm, được lưu trữ và mã hóa trong máy
tính. Nội dung này được gỡ băng và phân tích để đưa ra kết luận. Kết luận được đưa ra
dựa trên sự tổng hợp quan điểm chung của các đối tượng phỏng vấn có cách nhìn
tương tự nhau. Kết quả tìm được sẽ được so sánh với mô hình lý thuyết ban đầu để xác
định mô hình chính thức cho nghiên cứu.
3.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính
* Các biến nghiên cứu
Qua nghiên cứu định tính, các biến độc lập đã được sàng lọc và kiểm tra mối
quan hệ với biến phụ thuộc, các biến độc lập được giữ nguyên và tiếp tục nghiên cứu.
* Thang đo các biến:
Qua nghiên cứu định tính, một số biến quan sát của thang biến Tiếp cận tài chính
và khả năng kết nối mạng lưới có ý nghĩa tương tự với các biến quan sát khác. Với các
biến quan sát trùng về ý nghĩa với biến quan sát khác, tác giả sẽ cân nhắc, và nghiên
cứu cứu định lượng sơ bộ trước khi loại ra khỏi thang đo. Nếu trong nghiên cứu định
lượng sơ bộ không đảm bảo độ tin cậy, tác giả sẽ loại biến quan sát khỏi thang đo.
3.2.4. Diễn đạt và mã hóa thang đo
3.3. Nghiên cứu định lượng
3.3.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ
3.3.1.1. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ
- Mục tiêu nghiên cứu sơ bộ: Nghiên cứu sơ bộ nhằm đánh giá thử độ tin cậy
của thang đo và loại bỏ những biến quan sát không phù hợp.
- Phương pháp thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ: Điều tra thử 100 đối
tượng điều tra được chọn ra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Kết quả nghiên
cứu sơ bộ sẽ được làm dữ liệu để đánh giá thử độ tin cậy các biến quan sát của các yếu
tố ảnh hưởng tới KSKD thành công của nữ doanh nhân.
3.3.1.2. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ
Trong số 100 phiếu điều tra thu về, có 84 phiếu có thể sử dụng, đạt 84%. 16
phiếu còn lại không sử dụng được do thiếu thông tin. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo
Các thang đo có hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6 có độ tin cậy và được sử dụng
trong nghiên cứu định lượng chính thức.
Các biến quan sát của thang Tiếp cận tài chiinhs như AF3, AF4, AF5 có hệ số
tương quan biến thành phần – biến tổng nhỏ hơn 0,3. Thang đo Khả năng kết nối mạng
lưới có biến quan sát CN6 có hệ số tương quan biến thành phần – biến tổng nhỏ hơn
0.3. Do vậy, biến quan sát này không đảm bảo độ tin cậy của thang đo. Trong nghiên
cứu định tính biến quan sát này cũng có ý nghĩa trùng lắp với biến quan sát khác. Vì
vậy tác giả loại bỏ biến quan sát này khỏi thang đo.
Thang đo tiếp cận vốn tài chính được kiểm định lại độ tin cậy sau khi đã loại các
biến AF3, AF4 và AF5 và thang đo khả năng kết nối mạng lưới được kiểm định lại độ
tin cậy sau khi đã loại biến CN6. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach Alpha
của thang đo đều tăng lên so với thang đo trước khi loại biến. Như vậy sau kiểm định
sơ bộ, tất cả các thang đo của mô hình đều có hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,7 và
các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Có thể kết luận là thang đo được lựa
chọn đủ độ tin cậy.
3.3.2. Nghiên cứu định lượng chính thức
3.3.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chính thức
- Kiểm định giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA.
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha.
- Phân tích hồi quy bội để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và đánh giá mức
độ ảnh hưởng của các biến độc lập tới biến phụ thuộc.
- Kiểm định so sánh nhóm bằng Anova và T test
3.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu chính thức
Sau khi thu thập được bảng câu hỏi trả lời, tác giả tiến hành lọc bảng câu hỏi, làm
sạch dữ liệu, mã hóa những thông tin cần thiết trong bảng câu hỏi, nhập liệu và phân
tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 22.
Tiếp theo, dữ liệu đã được làm sạch và nhập vào phần mềm sẽ được phân tích
theo các bước sau:
(1) Thống kê mô tả dữ liệu thu thập bằng cách so sánh tần suất giữa các nhóm
khác nhau theo biến kiểm soát.
(2) Kiểm định giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA
(3) Đánh giá độ tin cậy của thang đo
(4) Phân tích mô hình hồi quy bội
Phương trình hồi quy bội cho nghiên cứu đề xuất ban đầu như sau:
ES = β0 + β1*HC + β2*FC + β3*AF + β4*CN + β5*EO + β6*OS +
(5) Thực hiện so sánh nhóm bằng kiểm định Anova và T test giữa các nhóm đối
tượng khác nhau với các thành phần của mô hình cấu trúc nhằm tìm ra sự khác biệt có
ý nghĩa của một vài nhóm cụ thể.
3.3.2.3. Thống kê phiếu điều tra
Tác giả đã thực hiện quá trình thu thập dữ liệu thông qua bảng hỏi theo phương
pháp được trình bày ở các phần trên. Kết quả thu thập phiếu điều tra được thể hiện
trong bảng 3.16. Tổng số phiếu phát ra là 800 phiếu, tổng số phiếu thu về là 425 phiếu
chiếm tỷ lệ là 53,1%. Trong tổng số 425 bảng hỏi thu thập được, sau khi kiểm tra, tác
giả đã loại bỏ 61 bản không sử dụng được, 364 bản còn lại được đưa vào xử lý (chiếm
85.6%).
3.3.2.4 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo biến kiểm soát
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đánh giá thang đo
4.1.1 Thống kê mô tả biến độc lập và kiểm định dạng phân phối của các thang đo
biến độc lập
Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập cho thấy ý kiến
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_cac_yeu_to_tac_dong_toi_kskd_thanh_cong_cua.pdf